Chính Cương Đảng Lao Động Việt Nam | Ôn tập môn Lịch sử đảng | Đại học Sư phạm Hà Nội
Chính Cương Đảng Lao Động Việt Nam. Tài liệu Ôn tập môn Lịch sử đảng của Đại học Sư phạm Hà Nội giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1.1. Tình hình thế giới
Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, hệ thống các nước xã hội chủ
nghĩa ra đời, với trụ cột là Liên Xô. Đây là một nhân tố mới, làm thay đổi tương quan
lực lượng toàn cầu, có lợi cho phong trào cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng
Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm mới hình thành, Liên Xô và các nước xã hội
chủ nghĩa Đông Âu tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh và tiến hành các nhiệm
vụ cách mạng của nước mình nên chưa quan tâm nhiều tới khu vực Đông Nam Á nói
chung và Việt Nam nói riêng.
Đến năm 1950, tình hình kinh tế- xã hội của Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa Đông Âu đã dần đi vào ổn định và phát triển. Liên Xô đã đi vào thực hiện kế
hoạch 5 năm 1946-1950 và chế tạo thành công vũ khí nguyên tử (1949), phá thế độc
tôn của Mỹ về loại vũ khí này. Sự vững mạnh của Liên Xô là chỗ dựa vững chắc cho
hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, nguồn cổ vũ lớn lao cho các dân tộc đang bị áp
bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
Bên cạnh đó, tháng 10-1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Trung Hoa ra đời đã giáng một đòn mạnh vào chủ nghĩa đế quốc,
đánh đổ một bộ phận quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chúng, góp phần cổ vũ
cho phong trào giải phóng dân tộc toàn thế giới và tăng cường sức mạnh của hệ thống
xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc và sự ra đời
của nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo đường lối xã hội chủ nghĩa đã làm
cho hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được mở rộng từ Tây sang Đông, một hậu
phương bao la ở phía Bắc đã mở ra đối với nước ta. Đó là điều kiện vô cùng thuận lợi
đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
1.2. Tình hình trong nước
Sau 5 năm thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ dựa
vào sức mình là chính, dưới sự lãnh đạo của Đảng sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc
của Nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Trên lĩnh vực quân sự, thắng lợi của cuộc phản công lớn ở Việt Bắc là thắng lợi
có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến, làm
phá sản chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp; giữ vững căn cứ
địa kháng chiến của cả nước; bảo toàn và phát triển lực lượng kháng chiến. Qua chiến
dịch phản công đầu tiên này, Đảng ta có thêm nhiều kinh nghiệm chỉ đạo chiến tranh.
Nhìn toàn cục, chiến thắng Việt Bắc tạo ra sự biến đổi đáng kể trong so sánh lực
lượng giữa ta và địch, tạo ra thế chiến lược mới có lợi cho ta. Thực dân Pháp buộc
phải chuyển hướng sang “đánh lâu dài” với âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh,
dùng người Việt trị người Việt”.
Để đập tan âm mưu của địch và xuất phát từ yêu cầu phát triển lực lượng, mở
rộng chiến tranh nhân dân, xây dựng ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh
giặc, từ giữa năm 1948, Trung ương Đảng đã đề ra chủ trương phân tán hai phần ba bộ
đội chủ lực thành các đại đội độc lập, kết hợp tác chiến với vận động quần chúng đẩy
mạnh phong trào chiến tranh du kích phá tề, trừ gian; kết hợp chiến tranh du kích với
nổi dậy của quần chúng phá tề, xây dựng chính quyền cách mạng ở nông thôn, xây
dựng làng chiến đấu và các căn cứ du kích là một chủ trương quan trọng trong hai năm 1948-1949.
Thực hiện chủ trương của Đảng, hàng nghìn cán bộ, hàng trăm đại đội độc lập và
đội xung phong công tác, đội vũ trang tuyên truyền đã được tăng cường vào vùng tạm
bị chiếm. Phong trào chống thuế, chống bắt phu, bắt lính, trừ gian. . nổi dậy đồng loạt
ở nhiều nơi vùng sau lưng địch phát triển thành phong trào tổng phá tề rầm rộ. Chính
quyền bù nhìn bị tan vỡ từng mảng.
Chính quyền cách mạng được lập lại ở nhiều nơi với những hình thức thích hợp.
Nhiều làng chiến đấu được thành lập và đương đầu có hiệu quả với các cuộc càn phá
ác liệt của địch. Để tăng cường xây dựng bộ đội chủ lực, tháng 11-1949, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ra sắc lệnh về nghĩa vụ quân sự. Hàng vạn thanh niên náo nức tòng quân,
đưa quân số lên 23 vạn. Đầu năm 1950, hai đại đoàn chủ lực và nhiều trung đoàn chủ
lực của Bộ Tổng Tư lệnh và của các quân khu ra đời. Dân quân tự vệ phát triển lên tới ba triệu người.
Trên mặt trận kinh tế, thực hiện nhiệm vụ xây dựng kinh tế kháng chiến và đấu
tranh kinh tế với địch, Đảng và Chính phủ kháng chiến chủ trương xây dựng nền kinh
tế dân chủ nhân dân, vừa tự cấp, tự túc, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của cuộc
kháng chiến, đồng thời tích cực đấu tranh chống lại những hành động phá hoại của
địch. Về nông nghiệp, tháng 2 năm 1949, Chính phủ ra sắc lệnh tịch thu ruộng đất của
thực dân và Việt gian phản động, tạm chia cho dân cày. Thực hiện xóa nợ cũ, giảm tô,
giảm tức cho nông dân. Đẩy mạnh công tác thủy lợi, hướng dẫn nông dân đi vào làm
ăn tập thể với nhiều hình thức thích hợp, khuyến khích nhân dân khai hoang, phục
hóa. Đến đầu năm 1950, cả nước có 1.562 hợp tác xã và 25.491 tổ đổi công. Sản
lượng lương thực ngày càng tăng.
Năm 1950 từ Liên khu IV trở ra, sản lượng lúa đạt xấp xỉ 2,4 triệu tấn. Lương
thực cho cuộc kháng chiến đã được đáp ứng. Về sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp có những bước phát triển mạnh mẽ. Ngành công nghiệp quốc phòng đến năm
1949 có 130 xưởng sản xuất vũ khí nhằm phục vụ cho quốc phòng và dân sinh. Nhà
máy cơ khí Trần Hưng Đạo và một số xưởng chế tạo đã sản xuất được các loại máy
như: máy in, máy khoan, máy tiện, máy cưa. Các mỏ than trong vùng tự do như Tân
Trào (Tuyên Quang), Quán Triều (Thái Nguyên) được phục hồi và khai thác phục vụ
sản xuất công nghiệp. Nghề làm giấy, dệt vải, làm muối, xà phòng, thuốc lá, đường,
phát triển mạnh tại nhiều nơi trong cả nước.
Trên mặt trận văn hóa, giáo dục, y tế nhân dân ta đã thu được những thắng lợi
quan trọng. Tháng 7 năm 1948, Đại hội Văn hóa toàn quốc lần thứ hai được triệu tập
tại Việt Bắc. Tại Đại hội, Tổng Bí thư Trường Chinh đã đọc báo cáo Chủ nghĩa Mác
và văn hóa Việt Nam, nêu rõ lập trường, tính chất, nhiệm vụ của văn hóa kháng chiến.
Hội Văn hóa Việt Nam được thành lập, các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong vùng
tự do được đẩy mạnh. Đội ngũ văn nghệ sỹ hăng hái hòa nhập vào cuộc sống sôi động
của dân tộc. Đời sống văn hóa kháng chiến được nâng cao, phát triển.
Về giáo dục, phong trào xóa nạn mù chữ và phát triển các loại trường lớp được
đẩy mạnh. Năm 1948 có thêm bốn triệu người biết chữ. Hà Tĩnh là địa phương đầu
tiên xóa nạn mù chữ. Năm 1950, Bộ Giáo dục thực hiện chương trình cải cách giáo
dục. Từ Liên khu IV ra đến Việt Bắc đã có gần 1.000 trường tiểu học và trung học. Ở
Liên khu V, phần lớn các huyện có trường cấp II và tỉnh có trường cấp III. Ở Nam Bộ,
tình hình có khó khăn hơn. Các tỉnh mới lập được trường tiểu học, toàn miền mới có
hai trường trung học là trường Nguyễn Văn Tố và trường Thái Văn Lung. Đến năm
1949, chúng ta cũng đã có các trường đại học Y khoa, Sư phạm, Mỹ thuật tại Việt Bắc.
Về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân đã có những thành công rất cơ bản.
Phong trào “ăn sạch, uống sạch, ở sạch” phát triển rộng rãi trong cả nước. Việc chữa
bệnh đi liền với phòng bệnh. Chúng ta đã xây dựng được một hệ thống cơ sở y tế từ
Trung ương đến liên khu, tỉnh, huyện và xã. Các trường đại học, viện nghiên cứu và
các bệnh viện đã sản xuất được một số loại thuốc cơ bản như Pênixilin, Steptômixin.
Trên mặt trận chính trị, công tác xây dựng chính quyền cũng đã thu được nhiều
thắng lợi quan trọng. Uy tín chính trị của Chính phủ kháng chiến ngày càng được
khẳng định. Bộ máy nhà nước từng bước được kiện toàn. Công tác xây dựng Đảng
được chú trọng. Hàng chục vạn cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, nông
dân, trí thức ưu tú qua thử thách được kết nạp vào Đảng. Qua cuộc vận động xây dựng
“chi bộ tự động công tác”, tổ chức cơ sở đảng được tôi luyện, trưởng thành và thực sự
là hạt nhân lãnh đạo kháng chiến ở các địa phương.
Về đối ngoại, đầu năm 1950 cùng với việc Trung Quốc, Liên Xô, Triều Tiên và
các nước dân chủ nhân dân Đông Âu công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính
phủ ta, nhân dân nhiều nước châu Á, châu Phi đã dành cho nhân dân Việt Nam tình
cảm đặc biệt và sự ủng hộ tích cực. Phong trào phản chiến của nhân dân Pháp phát
triển rầm rộ. Mối quan hệ truyền thống, liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương
được tăng cường. Với sự giúp đỡ, phối hợp của quân và dân ta, các khu căn cứ kháng
chiến ở Trung Lào, Hạ Lào được thành lập; Uỷ ban Dân tộc giải phóng Khơme ra đời.
Thế liên minh chiến đấu ba nước Đông Dương càng thêm vững chắc.
Để tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh kháng chiến đến thắng
lợi hoàn toàn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu bức thiết của
cuộc kháng chiến, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã được triệu tập.
Đại hội đã nghiên cứu và thông qua Chính cương Ðảng Lao động Việt Nam do Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ đạo soạn thảo.
Qua đó đã hoạch định ra đường hướng phát triển của cách mạng Việt Nam trong
thời kỳ mới. Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao
động Việt Nam. Có thể nói, Đại hội lần thứ II của Đảng là một cột mốc quan trọng
đánh dấu sự trưởng thành của Đảng về mọi mặt và Chính cương Đảng lao động Việt
Nam đã trở thành một vũ khí lý luận sắc bén, quyết định cho sự thành công của cách
mạng Việt Nam giai đoạn sau này.
2. Tính chất của Cách mạng Việt Nam
Giai đoạn này, Cách mạng Việt Nam có ba tính chất:
Dân chủ, nhân dân và một phần thuộc địa nửa phong kiến. Ba tính chất đó đang
đấu tranh lẫn nhau, nhưng mâu thuẫn chủ yếu lúc này là mâu thuẫn giữa tính chất dân
chủ nhân dân và tính chất thuộc địa. Mâu thuẫn đó đang được giải quyết trong quá
trình kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.
Đảng ta căn cứ vào 3 loại hình cách mạng của Lênin (cách mạng giải phóng dân
tộc, cách mạng tư sản kiểu mới và cách mạng vô sản) gọi cách mạng Việt Nam là cách
mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân. Đồng chí Trường Chinh giải thích:
Gọi là cách mạng dân tộc vì nó đánh đổ đế quốc giành độc lập cho dân tộc.
Gọi là cách mạng dân chủ vì nó đánh đổ giai cấp phong kiến giành lại ruộng đất cho nông dân.
Gọi là cách mạng nhân dân vì nó do nhân dân tiến hành cuộc cách mạng ấy.
Đồng thời, Chính cương còn khẳng định: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một quá trình lâu dài và đại thể trải qua ba giai đoạn:
•Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc.
•Giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa
phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân.
•Giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội,
tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội
Ba giai đoạn ấy không tách rời nhau, mà mật thiết liên hệ, xen kẽ với nhau. Và
đường lối, chính sách của Đảng sẽ được bổ sung, phát triển qua các hội nghị trung
ương tiếp theo dựa trên thực tiễn lịch sử cách mạng.
3. Đối tượng của Cách mạng Việt Nam
Đối tượng chính là chủ nghĩa đế quốc xâm lược cụ thể lúc này là đế quốc được
đánh dấu bằng sự ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tuy nhiên, chúng ta vẫn
phải đương đầu với kẻ thù chính thực dân đế quốc. Tiêu diệt được kẻ thù này chúng ta
mới có được độc lập dân tộc.
Trong nước, tàn dư của chế độ cũ vẫn còn, chúng biến tướng thành tay sai phản
động. Đó là bè lũ phong kiến tay sai sẵn sàng bắt tay với giặc ngoại xâm mà ra sức
chống phá cách mạng. Chính vì thế, chúng ta phải sáng suốt nhận định kẻ thù của cách
mạng để đưa ra được những sách lược phù hợp.
4. Nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam
Trên cơ sở nhận định kẻ thù và mục tiêu của cuộc cách mạng, Đảng ta xác định
rõ ba nhiệm vụ cụ thể như sau:
Thứ nhất: Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất cho quốc gia, dân tộc
Thứ hai: Xoá bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng
Thứ ba: Phát triển chế độ dân chủ nhân dân gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.
Ba nhiệm vụ đó khăng khít với nhau. Song nhiệm vụ chính trước mắt là hoàn
thành giải phóng dân tộc. Vì có giải phòng dân tộc thì mới chặt đứt được tay sai phong
kiến. Có độc lập dân tộc thì mới có thể đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa đẻ đem alij
cuộc sống ấm no cho nhân dân. Và hơn lúc nào hết, chúng ta phải tập trung lực lượng
vào cuộc kháng chiến để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Động lực cách mạng
Gồm “công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức và tư sản dân tộc;
ngoài ra là những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Những giai cấp, tầng lớp và
phần tử đó họp thành nhân dân. Nền tảng của nhân dân là công, nông và lao động trí thức”
Đặc điểm của cmvn (CMDTDCND)
“Giải quyết những nhiệm vụ cơ bản nói trên do nhân dân lao động làm động lực, công
nông và lao động trí thức làm nền tảng và giai cấp công nhân lãnh đạo, cách mạng
Việt Nam hiện nay là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Cách mạng đó không phải là cách mạng dân chủ tư sản lối cũ cũng không phải là cách
mạng xã hội chủ nghĩa mà là một thứ cách mạng dân chủ tư sản lối mới tiến triển
thành cách mạng xã hội chủ nghĩa”.
Triển vọng của CM (tiến tới chủ nghĩa xh)
“Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam nhất định sẽ đưa Việt Nam tiến tới chủ nghĩa xã hội”.
Con đường đi lên cnxh (3 giai đoạn cần làm rõ vì chúng quan hệ mật thiết
với nhau) so sánh với cương lĩnh chính trị đầu tiên và luận cương chính trị
để làm rõ được sự bổ sung hoàn chỉnh
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội: Đó là một con đường đấu tranh lâu dài, đại thể trải qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc
+ Giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa
phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân
+ Giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên
thực hiện chủ nghĩa xã hội
Kết luận: Ba giai đoạn ấy không tách rời nhau, mà mật thiết liên hệ, xen kẽ với nhau.
Mỗi giai đoạn có nhiệm vụ trung tâm.
So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị, Chính cương Đảng Lao
động Việt Nam (2/1951) đã hoàn chỉnh về đường lối:
+ Thứ nhất, đề ra đường lối đúng đắn và quán triệt sâu rộng đường lối đó cho toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện. Đó là đường lối chiến tranh nhân dân; kháng
chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
+ Thứ hai, kết hợp chặt chẽ, đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống
phong kiến và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa xã
hội, trong đó nhiệm vụ tập trung hàng đầu là chống đế quốc, giải phóng dân tộc, bảo
vệ chính quyền cách mạng.
+ Thứ ba, thực hiện phương châm vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ mới, xây
dựng hậu phương ngày càng vững mạnh để có tiềm lực mọi mặt đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của cuộc kháng chiến.
+ Thứ tư, quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài, đồng thời
tích cực, chủ động đề ra và thực hiện phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật
quân sự sáng tạo, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao, đưa kháng chiến đến thắng lợi.
+ Thứ năm, tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực
lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh.
Bảng tóm tắt Đảng từng bước hoàn chỉnh đường lối: Nội dung Cương lĩnh chính Luận cương chính Chính cương Đảng trị đầu tiên trị Lao động Việt Nam Nhiệm vụ cách
Bao gồm 3 nhiệm vụ: Chống đế quốc và Bao gồm 3 nhiệm vụ: mạng + Đánh đổ đế quốc phong kiến. Hai + Chống đế quốc;
Pháp và phong kiến; nhiệm vụ quan hệ xóa bỏ tàn tích phong lập chính phủ công
khắng khít. Trong đó, kiến nông binh; tổ chức
vấn đề “thổ địa” là + Làm cho người cày quân đội công nông. cốt của cách mạng có ruộng + Tịch thu sản nghiệp + Phát triển chế độ lớn của tư bản đế dân chủ nhân dân. quốc chủ nghĩa Pháp Trong đó, nhiệm vụ + Dân chúng được tự quan trọng nhất là do tổ chức; nam nữ hoàn thành giải bình quyền phóng dân tộc Lực lượng cách Toàn dân tộc Chỉ có những người Toàn nhân dân. Mà mạng
nghèo: giai cấp công nền tảng của nhân nhân, nông dân và dân là công, nông và
phần tử lao khổ (thợ lao động trí thức thủ công, bán hàng rong…)
Phạm vi giải phóng Việt Nam Toàn Đông Dương Việt Nam dân tộc