Chính sách tiền tệ - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Học viện Hàng Không Việt Nam
Chính sách tiền tệ - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (0101000747)
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NGUYỄN THỊ NGỌC HÂN 2331310009
1. Chính sách tiền tệ là gì ?
Chính sách tiền tệ được thực hiện bởi Ngân hàng Trung ương (NHTW) của một
quốc gia, sử dụng các công cụ như lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc… nhằm kiểm soát
tổng cung tiền trong nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Thông qua điều chỉnh lãi suất và thay đổi mức dự trữ bắt buộc của ngân hàng,
chính sách tiền tệ kiểm soát lượng cung tiền trong nền kinh tế và các kênh cung
ứng tiền khác. Tại Việt Nam, cơ quan chịu trách nhiệm ban hành và thực hiện
chính sách này là Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước (NHNN).
Chính sách tiền tệ được chia thành 2 loại, bao gồm chính sách tiền tệ mở rộng
và chính sách tiền tệ thắt chặt. Nội dung cụ thể 2 chính sách này như sau:
+ Chính sách tiền tệ mở rộng:
- Chính sách tiền tệ mở rộng (hay chính sách nới lỏng tiền tệ) được thực hiện nhằm
tăng lượng cung tiền trong nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Một số biện
pháp được áp dụng như giảm lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nâng hạn mức tín dụng…
Bằng cách này, lượng tiền trong nền kinh tế tăng lên, người dân có tiền sẽ chi tiêu
nhiều hơn, doanh nghiệp có tiền để mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ đó, tạo tiền
đề thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chính sách này được sử dụng khi nền kinh tế suy thoái.
+ Chính sách tiền tệ thắt chặt:
- Chính sách tiền tệ thắt chặt thường được sử dụng khi lạm phát tăng cao, nhằm
giảm lượng cung tiền trong nền kinh tế, từ đó kiềm chế lạm phát. Một số biện pháp
được thực hiện như tăng lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thu hẹp hạn mức tín dụng….
Khi cung tiền giảm, mọi người tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu, tình hình lạm phát
được cải thiện. Tuy nhiên, chính sách này có thể khiến nền kinh tế tăng trưởng
chậm lại. Đây là bài toán mà các NHTW cần giải quyết để cân bằng giữa kiềm chế
lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
2. Mục tiêu chính sách tiền tệ
Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là
kiềm chế lạm phát và kích thích tăng
trưởng kinh tế. Để đạt được điều này, cần có những mục tiêu nhỏ hơn, cụ thể như sau: + Tạo việc làm
Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ được NHNN sử dụng để điều chỉnh
tỷ lệ thất nghiệp. Khi lượng cung tiền tăng, doanh nghiệp có tiền mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh, số lượng việc làm tăng và ngược lại.
Cung tiền tăng có thể làm tăng tỷ lệ lạm phát. Chính phủ cần có các biện pháp phù
hợp để vừa giữ sự ổn định và tăng trưởng kinh tế, vừa giữ tỷ lệ thất nghiệp thấp
hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, đồng thời giữ tình trạng lạm phát trong tầm kiểm soát.
+ Ổn định thị trường tài chính
Thị trường tài chính giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia.
Nó cung cấp nguồn vốn cho toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, biến động của thị trường
tài chính có ảnh hưởng lớn tới toàn bộ nền kinh tế. Để kiểm soát và điều tiết thị
trường này, Chính phủ sử dụng công cụ lãi suất.
Khi lãi suất tăng, người dân có xu hướng gửi tiết kiệm, doanh nghiệp khó khăn hơn
trong việc vay vốn. Các hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên ảm đạm hơn, thị
trường tài chính cũng giảm nhiệt. Ngược lại, khi lãi suất giảm, mọi người dễ dàng
vay vốn hơn, nhờ đó mà hoạt động tài chính trở nên sôi động hơn.
+ Ổn định thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối là thị trường mà đồng tiền các quốc gia được trao đổi, buôn
bán với nhau. Thị trường này đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
Thông qua thị trường ngoại hối, nhà nước có thể điều tiết sự ổn định của tỷ giá hối
đoái. Điều này tác động tới quyết định của nhà đầu tư nước ngoài vào một quốc
gia. Từ đó, tác động tùy mức độ vào nền kinh tế chung.
+ Ổn định giá cả
Ổn định giá cả giúp nhà nước hoạch định chính sách phát triển hiệu quả hơn vì loại
bỏ được sự ảnh hưởng của giá. Đồng thời, giá cả ổn định, môi trường kinh doanh
cũng ổn định hơn. Mọi nguồn lực trong xã hội được phân bổ hợp lý, tạo điều kiện
cho kinh tế tăng trưởng.
Ví dụ: Khi giá cả một mặt hàng tăng cao, nhà nước thông qua chính sách tiền tệ để
bình ổn giá. Đối với mặt hàng xăng dầu, nhà nước bình ổn giá bằng việc trích lập quỹ bình ổn giá.
+ Ổn định lãi suất và kiềm chế lạm phát
Lạm phát khiến giá cả leo thang, toàn bộ nền kinh tế rơi vào tình cảnh khó khăn, có
thể dẫn tới suy thoái. Ổn định lãi suất là cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát.
Khi lãi suất tăng, người dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn (chẳng hạn gửi tiết
kiệm ngân hàng với lãi suất cao hơn), chi tiêu giảm. Từ đó, lượng tiền trong nền
kinh tế giảm, lạm phát giảm. Ngược lại, khi lãi suất giảm, doanh nghiệp vay tiền dễ
dàng hơn, cung tiền tăng, lạm phát tăng.
+ Tăng trưởng kinh tế
Mục đích cuối cùng của chính sách tiền tệ là tăng trưởng kinh tế. Cung tiền trong
nền kinh tế dù tăng hay giảm đều tác động tới việc đầu tư sản xuất, cuối cùng là
tổng sản lượng quốc gia, tức là sự tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ sử dụng
các công cụ của mình để điều tiết cung tiền, hướng tới đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
3. Chính sách tiền tệ ở Việt Nam
Sau nhiều biến động năm 2022, nền kinh tế Việt Nam và thế giới phải đối mặt với
lạm phát và suy thoái kinh tế trong năm 2023. NHNN phải đối mặt với áp lực từ
trong và ngoài nước. Lúc này, chính sách tiền tệ trở thành công cụ vô cùng quan
trọng để điều hành kinh tế vĩ mô. Một số hướng thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN trong 2023 như sau:
Áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt, hạn chế sử dụng dự trữ ngoại hối vào
thời điểm quan trọng như đầu và cuối năm. Có thể đánh đổi một phần lạm
phát để tăng phục hồi và trưởng kinh tế vì tỷ lệ lạm phát của nước ta vẫn ở
mức thấp so với thế giới.
Chính sách lãi suất phụ thuộc vào tỷ giá. Khi tỷ giá chịu áp lực lớn, biện
pháp tăng lãi suất được sử dụng để hỗ trợ tỷ giá. Tuy nhiên, có thể áp dụng
lãi suất chiết khấu cho doanh nghiệp vì cần ưu tiên phát triển kinh tế. Đồng
thời, cần giám sát chặt chẽ tình trạng đầu cơ ngoại tệ của cả cá nhân và doanh nghiệp.
NHNN, Bộ Tài chính và các ban ngành liên quan cần phối hợp chặt chẽ với
nhau để xử lý dứt khoát những vấn đề tồn đọng trong hệ thống tài chính
càng sớm càng tốt. Đặc biệt, nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp cần phải xử lý
ngay để tạo điều kiện phát triển hệ thống tài chính những năm tới.
Thực hiện các gói hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ tiêu dùng cần thiết để hỗ trợ các
doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp bị ảnh
hưởng sau đại dịch, những gói hỗ trợ này sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua
thời gian khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất. Đây chính là tiền đề quan
trọng để phục hồi và ổn định nền kinh tế.
Như vậy, chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quan trọng nhất của nhà
nước trong việc quản lý nền kinh tế quốc gia. Đặc biệt trong việc kiềm chế lạm
phát, ổn định tỷ giá ổn định giá cả và thị trường trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái như hiện nay.
4. Công cụ chính tiền tệ Việt Nam
Fed có ba công cụ riêng biệt về chính sách tiền tệ: mua và bán chứng khoán thông
qua hoạt động Thị trường mở, quyền thiết lập các yêu cầu dự trữ cho các định chế
tài chính, và lãi suất chiết khấu được thanh toán bởi các ngân hàng và những định
chế tài chính, khi họ vay từ một trong các Ngân hàng Dự trữ Liên bang của khu vực.
Chính sách tiền tệ gồm 6 công cụ chính sau:
4.1 Công cụ tái cấp vốn
Là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng
thương mại, Khi cấp khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung
ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo ra cơ sở của Ngân hàng thương
mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.
4.2 Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động,
nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các Ngân hàng thương mại.
4.3 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị
trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng
dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín
dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.
4.4 Công cụ lãi suất tín dụng
Đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay
đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông,
mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là 1 công cụ rất lợi hại. Cơ chế
điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp
cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín
dụng trong từng thời kỳ nhất định.
4.5 Công cụ hạn mức tín dụng
Là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương
để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín
dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương
mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. 4.6 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa
phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ
giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến
xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.
Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập
khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn
đầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính
sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở
nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công
cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.
5. Các vấn đề của chính sách tiền tệ Việt Nam
•Mục tiêu không rõ ràng và chịu nhiều ràng buộc
• Công cụ chính sách tiền tệ thiên về hành chính, ít sử dụng công cụ mang tính thị trường
• Dư địa của một số công cụ chính sách không lớn
• Bị méo mó bởi một số chính sách hành chính (trần lãi suất, trần tín dụng...)
• Thiếu khuôn khổ thực thi các công cụ chính sách tiền tệ hiện đại
• Thiếu độc lập trong thực thi chính sách và cũng thiếu năng động
6. Khuyến khích các Ngân hàng cho vay
• Cho vay trực tiếp ngân hàng
• Fed đã giảm lãi suất tính phí các ngân hàng đối với các khoản vay từ thời hạn
chiết khấu xuống 2 điểm phần trăm, từ 2,25% xuống 0,25%, thấp hơn so với thời kỳ Đại suy thoái.
• Các khoản vay này thường qua đêm - nghĩa là được thực hiện vào cuối một ngày
và hoàn trả vào sáng hôm sau - nhưng Fed đã kéo dài thời hạn lên 90 ngày.
• Các ngân hàng cầm cố nhiều loại tài sản thế chấp (chứng khoán, các khoản vay,
v.v.) cho Fed để đổi lấy tiền mặt, vì vậy Fed không phải chịu nhiều rủi ro khi thực hiện các khoản vay này.
• Tiền mặt cho phép các ngân hàng tiếp tục hoạt động: người gửi tiền có thể tiếp
tục rút tiền và các ngân hàng có thể cho vay mới.
• Tạm thời nới lỏng các quy định
• Fed cho phép các ngân hàng nới lỏng các quy định về tiêu chuẩn an toàn vốn, các
bô } đê }m rủi ro... để nâng cao khả năng cho vay.
• Fed cũng loại bỏ yêu cầu dự trữ của các ngân hàng (điều này hầu như không ý
nghĩa vì các ngân hàng đang giữ nhiều hơn lượng dự trữ bắt buộc.
• Fed đã hạn chế việc chia cổ tức và mua lại cổ phần của các công ty nắm giữ ngân
hàng trong suốt đại dịch, những hạn chế này sẽ được dỡ bỏ vào ngày 30/6/2021 đối
với hầu hết các công ty dựa trên kết quả kiểm tra căng thẳng (stress test).