-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chính sách tôn giáo tại Việt Nam - Lịch sử văn minh thế giới 2 | Trường Đại Học Duy Tân
Chính sách tôn giáo tại Việt Nam - Lịch sử văn minh thế giới 2 | Trường Đại Học Duy Tân được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử văn minh thế giới 2 (HIS 222) 163 tài liệu
Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Chính sách tôn giáo tại Việt Nam - Lịch sử văn minh thế giới 2 | Trường Đại Học Duy Tân
Chính sách tôn giáo tại Việt Nam - Lịch sử văn minh thế giới 2 | Trường Đại Học Duy Tân được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử văn minh thế giới 2 (HIS 222) 163 tài liệu
Trường: Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Duy Tân
Preview text:
23:53 10/8/24
3. Chính sách tôn giáo tại vn
3. Chính sách tôn giáo tại Việt Nam 3.1.Thành tựu
Thứ nhất, đã làm chuyển biến căn bản nhận thức của xã hội, nhất là nhận thức của đội ngũ
cán bộ trong hệ thống chính trị ở các cấp về tôn giáo và công tác tôn giáo.
Nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; coi trọng
những giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo tốt đẹp; thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và
đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Tâm lý mặc cảm, định kiến với tôn
giáo giảm dần; coi đồng bào có tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, coi sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo cũng là sinh hoạt văn hóa bình thường của nhân
dân, quần chúng có đạo.
Thứ hai, diện mạo tôn giáo khởi sắc, tăng thêm tiềm lực cho tôn giáo và cho đất nước.
Nhờ hệ thống chính sách, pháp luật và những hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể, có thể nói, chưa
bao giờ sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân được thuận lợi như hiện nay. Năm
2003, cả nước có khoảng 17,4 triệu tín đồ chiếm 21,8% dân số, 15 tổ chức tôn giáo được
Nhà nước công nhận thuộc 6 tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo
Hòa hảo, Hồi giáo). Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW (khóa IX) và Luật tín
ngưỡng, tôn giáo đã có thêm 25 tổ chức đủ điều kiện được cơ quan Nhà nước công nhận
và cấp đăng ký hoạt động, nâng tổng số các tổ chức tôn giáo được công nhận lên 41 tổ
chức, thuộc 16 tôn giáo, có 29.801 cơ sở thờ tự với 26.548.509 tín đồ, chiếm 27% dân số
cả nước[1]. Các tôn giáo ở Việt Nam đều có sự phát triển về tín đồ, chức sắc, nhà tu hành,
cơ sở thờ tự được xây dựng mới, tu bổ khang trang, các lớp đào tạo, bồi dưỡng chức sắc,
in ấn kinh sách, các lễ hội tôn giáo ngày càng phong phú.
Thứ ba, ý thức chính trị của tổ chức, chức sắc/chức việc, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo
ngày càng được nâng cao, đồng bào các tôn giáo thực hiện tốt trách nhiệm của tín đồ và
nghĩa vụ công dân đối với đất nước.
Các hoạt động tôn giáo từng bước đi vào nề nếp, ổn định theo đúng Hiến chương, Điều lệ
đã được phê duyệt, hoạt động thuần túy tôn giáo đảm bảo tuân thủ chính sách, pháp luật
của Nhà nước; các giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được phát huy, các yếu tố
tiêu cực từng bước bị đẩy lùi. Vì vậy, hoạt động của các tổ chức tôn giáo trong mối quan hệ
với Nhà nước cũng theo chiều hướng tích cực thể hiện ở phương châm hành đạo, gắn bó
đồng hành với dân tộc. Nhiều thư chung, thông bạch, văn bản của các chức sắc cao cấp,
các tôn giáo gửi chức sắc, tín đồ khuyến khích tính thần đoàn kết và tham gia các hoạt động
xã hội, phát triển kinh tế… để họ có dịp thể hiện lòng yêu nước. Chức sắc, tín đồ các tôn
giáo đều có ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân của mình, hoạt động tôn giáo tuân thủ
pháp luật diễn ra không những góp phần tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi để đồng bào các
tôn giáo phát huy được tính tích cực trong cộng đồng các dân tộc, đóng góp công sức của
mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn giúp các tôn giáo chủ động đấu
tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo chia rẽ đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo.
Thứ tư, chức sắc/chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo tích cực tham gia các phong trào
thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hóa. about:blank 1/5 23:53 10/8/24
3. Chính sách tôn giáo tại vn
Quán triệt Nghị quyết 25-NQ/TW, nhận thức về trách nhiệm của hệ thống chính trị về đẩy
mạnh các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời đẹp đạo” trong quần
chúng chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ có bước chuyển biến rõ rệt nhằm phát huy
các giá trị đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong khi đề ra các chủ
trương và hoạt động của mình đã có ý thức, quan tâm hơn đến công tác tôn giáo, vấn đề
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Nội dung và phương thức hoạt động của Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từng bước đổi mới, phát huy dân chủ, mở
rộng, đa dạng hoá các hình thức tập hợp quần chúng có đạo.
Trong những năm qua các tổ chức tôn giáo đã tích cực tham gia các cuộc vận động, phong
trào thi đua yêu nước ở các địa phương, đóng góp sức người, sức của chung tay cùng nhân
dân cả nước làm cho đời sống của người dân, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi: hệ thống
ngõ xóm, kênh mương từng bước được bê tông hóa, nhiều cây cầu bê tông được xây dựng,
an ninh trật tự trên địa bàn được bảo đảm. Nhiều mô hình vận động quần chúng có hiệu quả
thiết thực được sự đồng tình, ủng hộ của các tổ chức, chức sắc, tín đồ các tôn giáo. Tiêu
biểu như các cuộc vận động “vì người nghèo”, phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá ở khu dân cư”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “phụ nữ tích cực học tập,
lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “xây dựng nhà tình thương”, các cuộc vận
động từ thiện, nhân đạo… Nhiều địa phương có những mô hình vận động hiệu quả như
“hiến đất làm đường mở hẻm”, “tình nguyện vì cộng đồng”, mô hình “vận động giải quyết
việc khiếu kiện đông người”; vận động “phát huy giá trị đạo đức tôn giáo vào thực tiễn xây
dựng khu dân cư”, “xây dựng cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo văn minh”; mô hình xây dựng
“chùa cảnh tinh tiến”, “Chùa Khơ - me văn hoá”, các mô hình làng, xã văn hóa “sống tốt đời
đẹp đạo”, “xứ họ đạo bình yên, gia đình công giáo gương mẫu”vận động “đóng góp xây
dựng đường liên thôn, liên sóc, xoá cầu khỉ”;... Thông qua đó, đã lựa chọn được những
nhân tố điển hình, tiêu biểu để xây dựng lực lượng nòng cốt, với 11.585 người tham gia Ban
Chấp hành và cán bộ, công chức các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, cụ thể (cấp tỉnh:
253; cấp huyện: 1.092; cấp xã: 10.240), coi đó là những nhân tố cốt cán của tổ chức.
Nhìn chung, các phong trào thi đua yêu nước đã thu hút đông đảo tín đồ tôn giáo tích cực tham
gia và đã mang lại hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội sâu sắc.
Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào tôn giáo không ngừng được cải thiện, góp phần đẩy
lùi các tệ nạn xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Khối đại đoàn kết toàn dân được củng
cố và tăng cường, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước.
Thứ năm, các tổ chức, cá nhân chức sắc/chức việc, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo tích cực tham
gia hoạt động an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng công tác bảo đảm an sinh xã
hội, đặt nhiệm vụ phát triển dân sinh trong mối tương quan hài hòa và gắn kết chặt chẽ với phát
triển kinh tế, giữa đầu tư phát triển kinh tế với đầu tư bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội.
Quan tâm đầu tư cho vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hải đảo. Xây dựng hệ thống an
sinh xã hội đa dạng, toàn diện, từng bước mở rộng diện bao phủ, có tính chia sẻ giữa Nhà
nước, xã hội, trong đó có các tổ chức tôn giáo và người dân.
Đối với tôn giáo, tham gia vào công tác an sinh xã hội vừa là đạo lý, vừa là chức năng xã hội
quan trọng gắn với quá trình truyền giáo, phát triển đạo. Công tác an sinh xã hội được thực hiện
đa dạng ở nhiều lĩnh vực với nhiều tổ chức và cá nhân tham gia. Hoạt động an sinh xã hội của
các tôn giáo, không chỉ mang lại hiệu quả trong hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất, mà cao hơn là về about:blank 2/5 23:53 10/8/24
3. Chính sách tôn giáo tại vn
mặt tinh thần. Sự chăm sóc tận tình, thái độ tôn trọng và cảm thông không ranh giới với người
bệnh, người nghèo của các tu sĩ chính là nguồn động viên, khích lệ người có hoàn cảnh khó
khăn vươn lên, góp phần làm giảm tải gánh nặng ngân sách nhà nước, đóng góp vào phát triển bền vững đất nước.
* Về giáo dục: Trong những năm qua các tôn giáo đã tích tham gia phát triển giáo dục mầm non
và đạt được kết quả tốt. Theo báo cáo của các tỉnh/ thành phố, đến nay cả nước có khoảng 300
trường mầm non và hơn 1.000 nhóm, lớp mầm non độc lập do các tôn giáo thành lập, chiếm tỷ
lệ 2% so với tổng số trường mầm non công lập và ngoài công lập, chiếm 15% so với trường
mầm non do cá nhân ngoài công lập trên phạm vi toàn quốc. Đặc biệt, một số tỉnh có tỷ lệ
trường mầm non ngoài công lập do tôn giáo thành lập khá cao như Bà Rịa – Vũng tàu 23,2%
(33/142 trường), Lâm Đồng 11,8% (26/219 trường), Đồng Nai (25/272 trường), TP. Hồ Chí Minh
9,4 (86/912 trường và 40 nhóm lớp),.. Các cơ sở giáo dục mầm non do các tôn giáo thành lập
đã huy động khoảng 130.000 trẻ đến trường/lớp , chiếm tỷ lệ hơn 3,06% so với tổng số trẻ đến
trường mầm non trên toàn quốc (Công lập và ngoài công lập), chiếm 20% so với trẻ đến trường
mầm non ngoài công lập[3].
Các cơ sở giáo dục mầm non do các tổ chức và cá nhân tôn giáo thành lập đều thực hiện
nghiêm túc Chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Thông
tư số 17/2009/TT-BGDĐT, không tuyên truyền các nội dung tôn giáo trong các cơ sở trường/lớp.
Hầu hết các cơ sở giáo dục mầm non đã quan tâm xây dựng được môi trường giáo dục phù hợp
với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi; cơ sở trường lớp được xây dựng kiên cố, trang thiết bị đồ
dùng học tập được đảm bảo yêu cầu, bếp ăn, y tế, công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn.
Về dạy nghề: Cả nước có 12 cơ sở dạy nghề thuộc các tổ chức tôn giáo tập trung chủ yếu ở các
tỉnh phía Nam, bao gồm: 1 cơ sở trường cao đẳng, 02 trường trung cấp nghề và 09 trung tâm
dạy nghề. Hàng năm tuyển sinh đào tạo cho trên 2.000 người, với những ngành nghề mà xã hội
đang cần nên đều đảm bảo đầu ra có công việc cho học viên. Nhìn chung, các cơ sở dạy nghề
của tôn giáo đều có mục đích hoạt động phi lợi nhuận, hướng đến mục tiêu dạy nghề gắn với
giáo dục đạo đức, trách nhiệm và kỹ năng lao động cho người học. Hàng ngàn lao động được
đào tạo có việc việc làm, thu nhập ổn định, góp phần giải quyết khó khăn cho người dân và chia sẻ với Nhà nước.
Về bảo trợ xã hội: Hiện nay, cả nước có 113 cơ sở trợ giúp xã hội đã được cấp có thẩm quyền
đăng ký hoạt động (thành lập theo Nghị định 68/2008/NĐ-CP), chăm sóc, nuôi dưỡng hơn
11.800 đối tượng bảo trợ xã hội với tổng số 2.600 nhân viên, bình quân 1 cơ sở trợ giúp xã hội
thuộc các tổ chức tôn giáo chăm sóc, nuôi dưỡng 104 đối tượng bảo trợ xã hội. Các cơ sở trợ
giúp xã hội cung cấp nhiều nhóm dịch vụ khác nhau như chăm sóc, nôi dưỡng các đối tượng
bảo trợ xã hội; tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất, dạy văn hóa, dạy
nghề, hướng nghiệp; cung cấp các dịch vụ công tác xã hội; hỗ trợ hòa nhập cộng đồng. Bên
cạnh đó, một số cơ sở của Phật giáo, đạo Tin lành tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
đang tổ chức các mô hình tư vấn, hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS và tổ chức cai nghiện ma túy.
Hoạt động y tế, khám chữa bệnh, từ thiện nhân đạo: Những năm qua, các tổ chức tôn giáo tích
cực tham gia các hoạt động xã hội hóa về y tế, giáo dục và từ thiện nhân đạo theo hai hình thức
chủ yếu: hoạt động thường xuyên và hoạt động không thường xuyên. Hầu hết các tôn giáo đều
có phòng khám, tổ chức khám và cấp thuốc miễn phí chăm sóc sức khỏe cho Nhân đan, nhất là
người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, vơi nhiều mô hình, cách làm thiết thực, ý nghĩa. Theo số
liệu tổng hợp từ Báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Tổng số chức sắc/chức việc,
nhà tu hành, tín đồ tôn giáo tham gia khám chữa bệnh: 13.027 người. Tổng số cơ sở khám chữa about:blank 3/5 23:53 10/8/24
3. Chính sách tôn giáo tại vn
bệnh, chăm sóc y tế là 283 cơ sở. Số lượt người được khám, cấp thuốc hàng năm tại các cơ sở
chuyên khoa: 1.512.727 lượt người. Số lượt người được khám, cấp thuốc hàng năm tại các cơ
sở phòng chuẩn trị Y học cổ truyền của tôn giáo khoảng: 14.233.253 lượt người. Số lượt người
được người được khám, cấp thuốc hàng năm tại các cơ sở bệnh xã của tôn giáo: 179.025 lượt
người. Số người được khám, cấp thuốc hàng năm tại các tại các cơ sở khác: 7.577.602 lượt
người. Tổng giá trị các hoạt động hỗ trợ, ủng hộ trong lĩnh vực y tế trong 5 năm (2015 – 2020)
qua của tôn giáo trong lĩnh vực y tế: 6.890.837 tỷ đồng, tham gia ủng hộ các chương trình y tế
của địa phương y tế của địa phương: 3.075.077 tỷ đồng, ủng hộ khám chữa, bệnh, phòng thuốc
lưu động: 2.480.560 tỷ đồng.
Có thể nói, những hoạt động từ thiện, tham gia các hoạt động y tế hiện nay của các tổ chức tôn
giáo đã làm nổi bật tính “thiện” của các tôn giáo, mang lại sự gần gũi về một sự giải thoát ngay
trong đời sống hiện thực của các tôn giáo. Điều này giúp cho các tín đồ - những người được
cứu giúp, được thụ hưởng từ những hoạt động từ thiện của các tôn giáo thấy gần gũi, có thiện
cảm hơn với các tôn giáo. Ngược lại, những tín đồ tôn giáo – là những người đóng vai trò chủ
nhân của những hoạt động này cũng được thỏa mãn, bởi đã được thực hành những giá trị tốt
đẹp của tôn giáo mình, họ đã được “cứu vớt” về mặt linh hồn trong những hành động thực tế
này, từ đó kích thích họ hơn trong những việc “hành thiện” tiếp theo của mình trong đời sống
giác ngộ đức tin tôn giáo.
Thứ sáu, các tổ chức, cá nhân tôn giáo hưởng ứng tích cực chủ trương bảo vệ môi trường và
ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới sự phát triển bền vững đất nước
Biến đổi khí hậu, mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, là một trong
những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm
qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,7o C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm.
Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Theo đánh giá của
Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê Công bị
ngập chìm nặng nhất. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng
trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số
bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới 25%. Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với
Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc
thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.
Trong quá trình đổi mới đất nước, chủ trương, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước
Việt Nam ngày càng cởi mở, không chỉ tạo điều kiện cho tôn giáo hoạt động ổn định, phát triển
theo quy định của pháp luật và gần đây trong văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta khẳng định, nhìn
nhận giá trị đạo đức, văn hóa và đóng góp của tôn giáo trong phát triển đất nước. Đây là cơ sở
định hướng trong nhận thức và thực hiện có hiệu quả công tác tôn giáo, tiếp tục phát huy “các
nguồn lực của các tôn giáo” cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
đồng thời cũng là cơ sở quan trọng để các tôn giáo đồng hành cùng dân tộc, tạo mối quan hệ
gắn bó trong hoạt động tôn giáo và hoạt động xã hội. 3.2. Hạn chế
Thời điểm hiện tại, Ban Tôn giáo tỉnh có 14 cán bộ phụ trách công tác tôn giáo với 3 phòng ban,
trong đó chỉ có 6 chuyên viên thuộc 2 phòng nghiệp vụ. Từ khi nhập vào cơ quan nội vụ, ở cấp
tỉnh vẫn còn “dễ thở” bởi có tài khoản và con dấu riêng. Còn ở cấp huyện, bộ phận tôn giáo có 1
phó phòng phụ trách và 1 chuyên viên. Nhưng có huyện chỉ có 1 phó phòng phụ trách, không có
chuyên viên. Có huyện bố trí cán bộ dự án sang làm công tác tôn giáo. Từ khi nhập với Phòng
nội vụ, kinh phí hoạt động được cấp chung với các hoạt động khác trong Phòng nội vụ, trong khi about:blank 4/5 23:53 10/8/24
3. Chính sách tôn giáo tại vn
hoạt động tôn giáo là hoạt động đặc thù. Theo quy định, mỗi xã có 1 cán bộ phụ trách tôn giáo,
nhưng hiện toàn tỉnh chỉ có 103 cán bộ tôn giáo/111 xã, phường, thị trấn. Hầu hết chưa được
đào tạo và thiếu kinh nghiệm nên không tham mưu được với lãnh đạo địa phương trong giải
quyết các vấn đề về tôn giáo.
Một điều bất cập nữa là hệ thống quản lý nhà nước về tôn giáo đã trải rộng từ trung ương đến
địa phương, nhưng cả nước chưa có trường hoặc khoa đào tạo cán bộ làm công tác tôn giáo.
Những cán bộ lãnh đạo cơ quan tôn giáo từ cấp tỉnh đến cấp huyện chưa được đào tạo bài bản,
nếu có cũng chỉ là đào tạo cao cấp, cử nhân chính trị hoặc các chuyên ngành thuộc lĩnh vực
khoa học - xã hội. Trong khi đó, những người đứng đầu các cơ sở tôn giáo thường được trang
bị rất kỹ về lý luận cơ bản. Không chỉ hiểu biết nhiều lĩnh vực, nhất là tâm lý con người, họ còn
tạo được sự thu hút từ ngoại hình, giọng nói. Vì thế, không riêng gì ở Bình Phước đã phổ biến
tình trạng người làm công tác tôn giáo nhưng lại ngại tiếp xúc với những người đứng đầu cơ sở
tôn giáo. Có nơi, vì khó quản lý nên kìm hãm nhu cầu hoạt động tôn giáo chính đáng của người
dân hoặc ngược lại là làm ngơ khi có những biểu hiện hoạt động tôn giáo không đúng quy định
của pháp luật. Trong khi các thế lực phản động, những kẻ cơ hội chính trị thì chỉ rình chờ những
cái cớ rất nhỏ trong lĩnh vực tôn giáo để thực hiện ý đồ chính trị là chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Một số cá nhân lợi dụng hoạt động tín ngưỡng tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan, trục lợi cá
nhân làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng và an ninh trật tự xã hội.
Chính sách, pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo cho phép các tổ chức tôn giáo tham gia các hoạt
động giáo dục và đào tạo; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân và từ thiện nhân đạo. Tuy
nhiên, trong các quy định của hệ thống pháp luật ngành hiện nay chưa có các hướng dẫn cụ thể,
chi tiết nên việc thực thi chính sách còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi chủ trương của Đảng
là khuyến khích đồng bào, chức sắc, tín đồ tôn giáo tham gia vào các hoạt động xã hội.
Là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, mỗi tôn giáo ngay từ khi ra đời đã chứa đựng mục đích
tốt đẹp là mang lại sự công bằng, bác ái, hướng thiện cho con người, là nơi để con người gửi
gắm niềm tin mang tính thiêng. Tôn giáo vừa giúp con người điều chỉnh hành vi, vừa có khả
năng gắn kết cộng đồng và chuyển giao văn hóa. Tuy nhiên, những chức năng tốt đẹp ấy của
tôn giáo đã và đang bị những kẻ cơ hội lợi dụng, biến thành những hoạt động gây khó khăn, bất
ổn cho chính quyền các cấp. Bởi thế, hơn lúc nào hết, sự thận trọng, kỹ càng trong xử lý các vụ
việc có yếu tố tôn giáo cần được chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm, lưu ý. about:blank 5/5