-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chính sách văn hoá đối ngoại - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Chính sách văn hoá đối ngoại - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (VH)
Trường: Đại học Văn hóa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHÍNH SÁCH VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI Học liệu -
Lê Thị Hiền, Lương Hồng Quang, Phạm Thị Bích Tuyền, Nguyễn Lâm Anh Tuấn (2012),
Chính sách văn hoá, NXB Lao động, Hà Nội -
Phạm Bình Minh (chủ biên) (2011), Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến năm
2020, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Học liệu tham khảo - Tiến trình lịch sử VN -
Giáo trình nhập môn quan hệ quốc tế - Ngoại giao Đại Việt -
Giáo trình các tổ chức quốc tế Cấu trúc môn học: -
Chương 1: Khái quát chính sách văn hoá đối ngoại -
Chương 2: Chính sách đối ngoại văn hoá Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử -
Chương 3: Chính sách văn hoá đối ngoại thời kỳ đổi mới
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI
1.1. Những khái niệm cơ bản về chính sách văn hoá đối ngoại
Định nghĩa chính sách: là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết định và
đạt được các kết quả hơp lý. Một chính sách là một tuyên bố về ý định, và thực hiện như một
thủ tục hoặc giao thức -
Các chính sách thường được cơ quan quản trị thông qua trong một tổ chức -
Chính sách có thể hỗ trợ cả việc đưa ra quyết định chủ quan và khách quan
Chính sách là chuơng trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết
một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình -
Theo cuốn “Việt Nam từ điển” (1954), “chính sách” được hiểu tương đối hẹp theo nghĩa
ám chỉ “những sách về chính trị” – tức là những phương sách về “việc thi hành chủ quyền
trong một nước”. Cách hiểu này hẹp ở chỗ chỉ gắn với các chủ thể công quyền mà không
coi chính sách là việc thực thi những chủ trương, đường lối, quan điểm của các chủ thể tư
nhân (như trong các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, thậm chí là của từng gia đình hay mỗi cá nhân) -
Dựa trên nền tảng đó, các luận bàn và giải nghĩa chính thức sau này về khái niệm “chính
sách” cũng đều coi đó là công việc thuộc đặc quyền của các chủ thể nắm giữ quyền lực
nhà nước (Theo “Từ điển Việt Nam” – 1970) -
Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên (2003), “chính sách” được xem
là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối
chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”. Điều này có nghĩa là các chủ thể không
nắm quyền chính trị vẫn có thể dựa trên đường lối chính trị chung mà đề ra chính sách.
Không những thế, một số chủ thể đặc biệt trong xã hội lại càng cần khuếch trương chính
sách riêng, bao gồm cả những chủ trường và đường lối có mục đích kiềm chế sự lạm
quyền của nhà nước (như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam)
Định nghĩa văn hoá: -
Văn hoá là tất cả các giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự
nhiên. Văn hoá là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên
quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hoá bao gồm tất cả
những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hoá bao gồm cả 2 khía cạnh, khía cạnh
phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà
cửa, quần áo, các phương tiện,… Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần văn hoá -
Trong cuộc sống hằng ngày, văn hó thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca,
mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh,… Một cách hiểu thông thường khác, văn hoá là cách sống
bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận.
Định nghĩa chính sách văn hoá: -
Chính sách văn hoá là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các mục
tiêu, các giải pháp và các công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên lĩnh vực văn hoá
nhằm bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước + Được thể hiện trong:
Đề cương văn hoá của Đảng
Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc
Nghị quyết hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Hiến pháp - Luật cơ bản của Nhà nước
Chính sách văn hoá là một bộ phận hợp thành của chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và có một ý nghãi vô cùng to lớn nhằm sử dụng có hiệu quả nhất mọi nguồn lực về con
người để phát triển đất nước
Mục của chính sách văn hoá là trạng thái mong đợi, cần có của nhà nước đối với lĩnh vực văn
hoá trong các chặng đường phát triển của đất nước
Định nghĩa chính sách văn hoá đối ngoại - Văn hoá đối ngoại
+ Ngày 8/2/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 210 QĐTTg phê
duyệt Chiến lược văn hoá đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030, trong đó nhấn mạnh: “Văn hoá đối ngoại là một bộ phận quan trọng đặc biệt của
nền văn hoá quốc gia, thể hiện sức mạnh nội sinh của dân tộc, có vai trò tích cực trong
việc nâng cao vị thế của đất nước, con người và văn hoá Việt Nam trên trường quốc tế tạo
điều kiện thuận lợi cho công cuộc hội nhập quốc tế của đất nước.
Văn hoá đối ngoại Việt Nam là nền văn hoá đối ngoại hoà bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát
triển, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng Như vậy: -
Văn hoá đối ngoại: Được hiểu là tổng hợp các hoạt động mà một quốc gia sử dụng trong
chính sách, chiến lược, sách lược đối ngoại của mình trong đó yếu tố văn hoá là nòng cốt
nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại, tạo hình ảnh tốt đẹp về
đất nước, quảng bá văn hoá và ngôn ngữ của mình trên thế giới: thiết lập, duy trì, phát
triển quan hệ với các quốc gia khác, thông qua văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, các nhân tố
liên quan đến văn hoá, nhân bản khác -
Văn hoá đối ngoại là tổng thể các hoạt động đối ngoại vì văn hoá là sản phẩm chung của
chính sách văn hoá và chính sách ngoại giao
Văn hoá đối ngoại là một phận của chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia
Chính sách đối ngoại
Chính sách văn hoá đối ngoại
Chính sách văn hoá đối ngoại là chính
Là tập hợp chiến lược mà một quốc gia sử dụng trong
sách dùng văn hoá, phương pháp liên
quá trình tương tác với các quốc gia khác và các tổ
quan đến văn hoá, sản phẩm văn hoá,
chức quốc tế, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân
hoạt động văn hoá, chiến lược, sách lược
sự, văn hoá – xã hội, nhằm đạt được những mục tiêu
văn hoá,… trong hợp tác quốc tế và trong khác nhau
lĩnh vực đối ngoại của một quốc gia đối với các quốc gia khác
Vậy ngoại giao văn hoá được hiểu như thế nào? -
Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, cùng với khái niệm “sức mạnh mềm”, khái niệm “ngoại giao
văn hoá” (cultural diplomacy) ngày càng được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong quan hệ
quốc tế. Dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng nội hàm của khái niệm này được
thống nhất ở một điểm. Đó là sử dụng văn hoá để phục vụ các mục tiêu quốc gia, thông
qua các hoạt động ngoại giao, đối ngoại -
Khái niệm ngoại giao văn hoá trên thế giới dược hiểu bao gồm ba nội dung chính:
+ Một là, ngoại giao văn hoá thuộc chính sách ngoại giao của một quốc gia
+ Hai là, ngoại giao văn hoá sử dụng văn hoá như là công cụ, phương tiện để đạt được mục tiêu đối ngoại
+ Ba là, ngoại giao văn hoá giúp quảng bá văn hoá đất nước ra thế giới, cải thiện hình
ảnh, uy tín quốc gia, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia -
Cũng cần phân biệt rõ giữa ngoại giao văn hoá và văn hoá ngoại giao. Ngoại giao văn hoá
là dùng văn hoá để làm ngoại giao, trong khi đó văn hoá ngoại giao thiên về những biểu
hiện, cách ứng xử của các cán bộ ngoại giao (phong thái ngoại giao hoặc cách thức giải
quyết vấn đề đối ngoại của một quốc gia dựa trên tư tưởng, chính sách và các ảnh hưởng văn hoá.
Phân biệt “ngoại giao văn hoá” và “văn hoá ngoại giao” Ngoại giao văn hoá Văn hoá ngoại giao
Là việc sử dụng các giá trị văn hoá, hình thức Được hiểu là tổng thể các thành tố cơ bản gồm:
văn hoá, lợi thế văn hoá để thúc đẩy quan hệ văn hoá chính trị, văn hoá tổ chức với đầy đủ các
với các quốc gia khác, đồng thời sử dụng nội tiêu chí của hệ giá trị văn hoá, văn hoá ứng xử,
dung ngoại giao, quan hệ ngoại giao để tôn giao tiếp của chủ thể tiến hành các hoạt động đối
vinh giá trị văn hoá dân tộc, giao lưu, trao đổi ngoại, ngoại giao.
để các quốc gia, các dân tộc ngày càng hiểu
biết và tôn trọng các giá trị văn hoá và bản sắc văn hoá của nhau
1.2. Chính sách văn hoá đối ngoại trong một số lĩnh vực
a. Chính sách văn hoá đối ngoại trong lĩnh vực hợp tác quốc tế
Văn hoá đối ngoại – thành tố quan trọng trong chính sách ngoại giao tổng thể: -
Theo nghĩa hẹp: là một bộ phận của hoạt động đối ngoại, văn hoá không nằm ngoài sự
phát triển chung của đất nước -
Vị trí và vai trò của VH và VHDN không chỉ trong nghiên cứu mà cả đối với nhà hoạch
định chính sách văn hoá, chính sách phát triển chung ở các quốc gia cũng như trên phạm vi thế giới -
Yếu tố văn hoá ảnh hưởng, tác động không nhờ đến quan hệ quốc tế và nhiều khi mang
tính khai mở, quyết định. Do đó, việc vận dụng các yếu tố văn hoá để nâng cao hiệu quả
thực thi đường lối đối ngoại được các quốc gia ngày càng chú trọng.
Văn hoá đối ngoại – và hình ảnh quốc gia -
Các nhà lãnh đạo từ xa xưa đã cố gắng quảng bá, đặc điểm thuận lợi và cải thiện những
hình ảnh bất kì của mình và nền chính trị mà họ đại diện. Bằng hình thức này hay hình
thức khác, trực tiếp hay gián tiếp, các quốc gia đã cố gắng tạo lập cho mình “một hình
ảnh” hay cộng đồng quốc tế và dân cư của chính mình: nền văn minh sông Hằng, văn hoá
Trung Hoa cổ đại, kiến trúc La Mã,… đều là những hình ảnh riêng biệt mà các quốc gia
Ấn ĐỘ, Trung Quốc, La Mã đã tạo dựng được và ghi dấu ấn trong lịch sử nhân loại -
Xã hội loài người càng phát triển thì các nhà lãnh đạo quốc gia cũng như các chính trị gia
nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng một hình ảnh có lợi, một hình ảnh đẹp cho quốc gia mình -
Hoạt động xây dựng hình ảnh quốc gia hiện nay trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất
cả các nhà nước và chính phủ, đặc biệt là các nước mới phát triển và đang phát triển để
xác định được vị trí và tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia mình trên thế giới -
Hình ảnh quốc gia được thiết lập, củng cố và duy trì qua các hoạt động kinh tế, chính trị
và đặc biệt là vai trò của văn hoá đối ngoại. Văn hoá đối ngoại có sự tác động trực tiếp,
mãnh mẽ với hình ảnh quốc gia.
VD: Hàn Quốc đang là quốc gia đi đầu trong việc quảng bá hình ảnh đất nước ra khắp thế giới như
khi nhắc tới Blackpink - mọi người đều biết là nhóm nhạc Hàn Quốc. Đây là chiến lược phát triển
văn hoá đối ngoại quốc gia.
Văn hoá đối ngoại – quảng bá các giá trị văn hoá dân tộc -
Văn hoá đối ngoại góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước -
Hiện nay văn hoá đối ngoại góp phần tạo dựng và quảng bá hình ảnh đất nước -
Ở Việt Nam: các hoạt động văn hoá đối ngoại được đẩy mạnh và đặt trọng tâm trong tổng
thể chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước (sự kiện văn hoá lớn được tổ chức,…)
làm cho thế giới biết đến Việt Nam trước đây chỉ là một quốc gia xảy ra nhiều cuộc chiến
tranh thì nay được thay thế bằng hình ảnh một Việt Nam giàu bản sắc văn hoá, mến
khách, đang nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội và tích cực hội nhập quốc tế
Văn hoá đối ngoại – nâng cao hiệu quả ngoại giao về chính trị, kinh tế, quốc gia -
Văn hoá đối ngoại là phần giao lưu của văn hoá Việt Nam với bên ngoài nhằm tiếp thu
tinh hoa văn hoá thế giới, ngày càng nâng cao giá trị, bản lĩnh của nền văn hoá dân tộc,
phục vụ đắc lực sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây cũng như đường lối công nghiệp,
hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước trong công cuộc hội nhập và phát triển đất nước bền vững -
Văn hoá đối ngoại góp phần bồi dưỡng lòng yêu nước, quyết tâm sẵn sàng chiến đấu bảo
vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc -
Văn hoá đối ngoại sử dụng đúng thời điểm sẽ góp phần thắt chặt quan hệ hợp tác trong
quân sự, an ninh – quốc phòng giữa các quốc gia và có nhiều điểm chung về lợi ích -
Văn hoá đối ngoại là vũ khí mềm dẻo, linh hoạt góp phần thúc đẩy tiến độ và sự thành
công trong thương thuyết, tiếp xúc đối ngoại
1.3. Vai trò cơ bản của chính sách văn hoá đối ngoại
Vai trò của chính sách văn hoá đối ngoại -
Thứ nhất, văn hoá đối ngoại là một bộ phận quan trọng đặc biệt của nền văn hoá quốc gia,
thể hiện sức mạnh nội sinh của dân tộc, có vai trò tích cực trong việc nâng cao vị thế của
đất nước, con người và văn hoá Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho
công cuộc hội nhập quốc tế của đất nước -
Thứ hai, văn hoá đối ngoại Việt Nam là nền văn hoá đối ngoại hoà bình, hữu nghị, hợp
tác. Phát triển, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng -
Thứ ba, phát triển văn hoá đối ngoại Việt Nam là sự nghiệp toàn dân, của cả hệ thống
chính trị được sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, trong đó Nhà nước đóng
vai trò chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ về cơ chế, chính sách và xây dựng thông điệp hình ảnh quốc gia -
Thứ tư, phát triển văn hoá đối ngoại phải đồng bộ, toàn diện, gắn bó chặt chẽ với quá
trình xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
Mục tiêu của chính sách văn hoá đối ngoại -
Mục tiêu chung: Chủ động hội nhập quốc tế về văn hoá để quảng bá các giá trị văn hoá
của Việt Nam ra thế giới, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại nhằm xây dựng nền văn
hoá và con người Việt Nam phát triển toàn diện, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất
nước, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc -
Mục tiêu cụ thể:
+ Quảng bá các giá trị văn hoá của dân tộc ra thế giới, làm cho thế giới hiểu biết hơn về
đất nướcm con người, văn hoá Việt Nam, tạo dựng lòng tin và sự yêu mến đối với Việt
Nam, góp phần thúc đẩy, việc triển khai quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác
+ Tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị
văn hoá truyền thống, góp phần xây dựng nền văn hoá con người Việt Nam phát triển
toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học
+ Phát triển các ngành công nghiệp văn hoá theo hưởng chuyên nghiệp và đồng bộ,
khuyến khích xuất khẩu sản phẩm văn hoá ra thị trường nước ngoại, góp phần đưa thương
hiệu văn hoá Việt Nam ra thế giới, quảg bá văn hoá quốc gia.
1.4. Chính sách văn hoá đối ngoại của một số quốc gia trên thế giới (Mỹ, Trung Quốc, Nhật
bản, Hàn Quốc, Pháp,…) -
CHÍNH SÁCH HIỆN NAY! (LẤY MỐC TỪ CHIẾN TRANH LẠNH/ 1991) - SLIDE -
THUYẾT TRÌNH – 15P
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
2.1. Hoạt động văn hoá đối ngoại ở Việt Nam thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc và thời kỳ Bắc thuộc
2.2. Chính sách văn hoá đối ngoại thời kỳ phong kiến tự chủ (938 – 1858)
2.3. Chính sách văn hoá đối ngoại dưới thời kỳ Pháp đô hộ
2.4. Chính sách văn hoá đối ngoại thời kỳ 1945 – 1986