-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chính trị học so sánh - Chính Trị Học | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
Chính trị học so sánh - Chính Trị Học | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chính trị học (HVCB) 7 tài liệu
Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh 34 tài liệu
Chính trị học so sánh - Chính Trị Học | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
Chính trị học so sánh - Chính Trị Học | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chính trị học (HVCB) 7 tài liệu
Trường: Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh 34 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Câu 1: Phân tích phương pháp so sánh đồng nhất hoặc dị biệt
Bên cạnh việc sử dụng nhiều phương pháp khác, Chính trị học so sánh có phương pháp khá
đặc thù là phương pháp so sánh. Khi phân loại các phương pháp nghiên cứu thực chứng
trong các nghiên cứu chính trị học có thể thấy có 2 nhóm chính là:
1- các phương pháp thực nghiệm, dựa trên việc thử nghiệm trực tiếp để đưa ra các kết luận
về quan hệ nhân quả và
2 - Các phương pháp logic, dựa trên suy luận logic để kiểm định gián tiếp các giả thuyết nghiên cứu.
Xét từ tiêu chí số lượng mẫu được chọn, các phương pháp logic có thể chia ra thành 3 loại:
i- Phương pháp nghiên cứu trường hợp, chỉ nghiên cứu 1 trường hợp
ii - Phương pháp thống kê, nghiên cứu nhiều trường hợp.
iii - Phương pháp so sánh, là phương pháp trung dung, nằm giữa 2 yếu tố trên vì chỉ
chọn 1 số trường hợp tiêu biểu để nghiên cứu, phải xây dựng một hệ tiêu chí so sánh
mang tính trung lập, khách quan, giúp làm rõ mục đích so sánh. Trong đó so sánh có
thể coi là phương pháp đặc trưng của chính trị học so sánh.
Phương pháp so sánh gồm hai loại so sánh cơ bản:
1. Phương pháp đồng nhất: (So sánh: giống – giống - khác)
Phương pháp này dựa trên quan sát rằng nếu hiện tượng Y (ví dụ như tham nhũng) có
nguyên nhân là X (ví dụ : Lương thấp) chứ không phải do Z (ví dụ: sinh ở Hà Nội), thì trong
thực tế, khi quan sát một số trường hợp khác nhau (ví dụ: các cá nhân) nhưng đều có lương
thấp (X giống) thì cũng phải thấy họ đều tham nhũng(Y giống) dù họ sinh ở các địa phương
khác nhau (Z khác) . Khi đó, do sự cùng xuất hiện của Y và X (Giống - giống) với các Z
khác nhau, theo lô-gic có thể kết luận rằng giả thuyết “X chứ không phải Z dẫn đến Y” là có cơ sở.
Đây là phương pháp so sánh hai chủ thể (ví dụ A và B) có nhiều đặc trưng căn bản giống
nhau và có các kết quả giống nhau. Trên cơ sở đó có thể phân tích, tìm hiểu nguyên nhân, lý
giải những yếu tố nào có tính chi phối (tức X), quyết định trong đời sống chính trị, những
yếu tố nào không có tính chi phối (tức Z).
Hiển nhiên, phương pháp này có độ tin cậy chưa hoàn toàn cao vì nhiều nguyên nhân : do sự
chọn mẫu chưa khách quan, do không kiểm soát được toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng v.v.
Điểm yếu căn bản của phương pháp này là có thể tồn tại 1 yếu tố ẩn H (chưa biết, hoặc bị
loại ra ngoài sự quan sát) là nguyên nhân dẫn tới cả 2 hiện tương Y và Z. Khi đó, kết luận Y là do X sẽ sai.
2.Phương pháp dị biệt: (So sánh: khác - khác - giống)
Phương pháp dị biệt dựa trên logic phản chứng tức nếu Y là do X chứ không phải do Z thì
khi quan sát các trường hợp chúng ta sẽ phải thấy nếu trường hợp không có X (khác) thì
cũng sẽ quan sát thấy không có Y (khác), mặc dù có Z (giống). Trong ví dụ giả thuyết về
nguyên nhân của tham nhũng trên đây, khi so sánh giữa một số người cùng quê (tức Z giống
nhau), có lương cao (X khác) thì cũng sẽ phải quan sát thấy họ không tham nhũng (Y khác).
Phương pháp này được coi là có độ tin cậy cao hơn phương pháp đồng nhất. Tuy nhiên,
phương pháp này cũng có điểm yếu là có thể có các nguyên nhân X’ khác cũng dẫn tới Y.
Khi đó, ngay cả khi không có X, ta vẫn thấy có Y (giống). Trong trường hợp cụ thể của
chúng ta, X’ có thể là “luật pháp không nghiêm”. Lúc đó, ngay cả những người lương cao
vẫn tham nhũng, tức chúng ta không quan sát thấy Khác - Khác - Giống của 3 yếu tố Y-X-Z,
và do vậy có thể dẫn đến kết luận sai rằng X (lương thấp) không phải là yếu tố dẫn đến tham nhũng.
Điểm yếu của các phương pháp so sánh là ở chỗ độ tin cậy và sự nghiêm khắc trong kiểm
định chưa cao. Tuy nhiên, trên thực tế các vấn đề được đem ra so sánh thường không đơn
giản và khó định lượng, do vậy dùng các phương pháp thống kê sẽ rất khó và tốn kém. Các
kết quả của phương pháp so sánh cần được nhìn nhận một cách khách quan với nhận thức rõ
về điểm yếu của chúng, cũng như lập luận chặt chẽ của lý thuyết. là nền tảng bên dưới của
các giả thuyết nghiên cứu này.
Các vấn đề cần lưu ý khi sử dụng phương pháp so sánh
- Phải trừu tượng được, rút ra được cái mình muốn so sánh là cái gì, có tương hợp không
- Vấn đề so sánh có ý nghĩa khoa học và thực tiễn không
- Khi so sánh không nên chỉ đưa ra một giả thuyết duy nhất
- Mặc dù có thể chưa chính xác nhưng các kết luận sẽ không mất tính khoa học vì có thể là
tiền đề dẫn tới các kết quả mới, đáng tin cậy hơn
- Không có lý thuyết nào tuyệt đối đúng
- Khả năng thu thập dữ liệu.
- Điều khó khăn là việc đưa ra và sử dụng các khái niệm là không đơn giản, vì các khái niệm
có ý nghĩa và được hiểu khác nhau đối với các nền văn hóa khác nhau (quan niệm về giá trị,
chuẩn mực cũng khác nhau), trong những trương hợp có thể, cần áp dụng các phương pháp
định lượng để nâng cao độ tin cậy.
Như vậy, so sánh chỉ là một trong nhiều phương pháp, dù có thể chưa có độ tin cậy cao
nhưng chúng tỏ ra có hiệu quả nhất trong việc nghiên cứu các vấn đề lớn, phức tạp như sự vận hành của các HTCT.