-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chợ nổi Cái Răng - du lịch như người miền Tây?
Tài liệu học tập môn Cơ sở văn hóa tại trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!
Cơ sở văn hóa (3100012) 3 tài liệu
Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh 153 tài liệu
Chợ nổi Cái Răng - du lịch như người miền Tây?
Tài liệu học tập môn Cơ sở văn hóa tại trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!
Môn: Cơ sở văn hóa (3100012) 3 tài liệu
Trường: Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh 153 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD|36477180 CHỢ NỔI CÁI RĂNG
(Du lịch như người miền Tây ) Mục lục
Có gì hay?______________________________________________________________ (phần 1 )
Bán gì?_________________________________________________________________ (phần 2 )
Những điều cần biết___________________________________________________ (phần 3 ) Trích
“Người đi chợ nổi trên sông
Sớm mai đọng lại mảnh trăng hạ tuần
Thuyền ghe ngang dọc quây quần
Trăm quê bẹo dựng cột cần nhấp nhô” Đôi nét về chợ
Nằm trên trục đường sông chiến lược của quận Cái Răng thành phố Cần Thơ tại địa phận
xã Mỹ Phong. Chợ nổi Cái Răng nổi tiếng bậc nhất tại miền Tây về độ sầm uất trong giao
thương, trao đổi hàng hóa và giao lưu văn hóa của các vùng. Đặc biệt, đây là chợ nổi được
xem như hình ảnh đại diện cho nét văn hóa sông nước cùng con người miền Tây đến anh
em và bạn bè quốc tế. Cũng như bao chợ nổi khác, đến nay, chưa một tài liệu nào có thể
xác định được chợ nổi Cái Răng được hình thành vào thời gian nào. Chỉ biết rằng, chợ ra
đời là do nhu cầu thiết yếu của con người khi cuộc sống hàng ngày đều gắn liền với địa
hình sông nước. Do vậy mà trong bức tranh tổng thể văn hóa miền Tây, dấu ấn về nét văn
hóa chợ nổi rất đậm và rất nổi bật. 1. Có gì hay?
“Chợ đã nổi từ đêm về sáng
ta vẫn chìm giữa bữa hoàng hôn.” Giờ họp chợ
Giống như nhiều phiên chợ nổi khác ở miền Tây, chợ nổi Cái Răng họp rất sớm. Từ
lúc 2 – 3 giờ sáng, chợ đã bắt đầu tấp nập ghe thuyền của các thương lái từ khắp
nơi đến lấy hàng phân phối. Nếu có thể dậy sớm thì đây là thời gian khá lý tưởng
để du khách thỏa thích tham quan và tìm hiểu.
Trời về sáng tầm 5 – 6 giờ là thời điểm hoàn hảo để chúng ta đến với chợ nổi Cái
Răng. Mặt trời vừa ló rạng cũng là lúc các thương lái dần tản ra, nhường chỗ cho
ghe đồ ăn, ghe bán trái cây miệt vườn và ghe chở khách du lịch. Tham quan chợ
nổi Cái Răng vào lúc bình minh cũng là dịp để du khách ngắm nhìn những hoạt
động của chợ được diễn ra một cách huyên náo và nhộn nhịp nhất.
Đến khoảng 8h sáng thì chợ vãn, chỉ còn lác đác vài chiếc ghe nhỏ bán cà phê,
khung cảnh cũng không còn tấp nập nữa. Lưu ý với những người không thể thức
dậy thật sớm thì 7h sáng là thời điểm cuối cùng mà chúng ta có thể tham quan chợ.
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180 Nắng mưa đủ mùa
Vì Cần Thơ có 2 mùa mưa và nắng rất rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5- tháng
11, mùa nắng từ tháng 12- tháng 4 năm sau. Bạn có thể đi chợ nổi vào cả 2 mùa
đều được. Nếu bạn thích ăn trái cây thì nên đi vào mùa nắng (mùa hè ) vì đây là
mùa hoa quả tại miền tây. Là lúc những loại quả chín được bày bán rất đẹp mắt trên con sông hiền hòa.
Đi chợ nổi Cái Răng vào mùa nào, lúc nào là đẹp nhất?
Để trải nghiệm không khí nhộn nhịp và tham quan cảnh đẹp tại chợ nổi Cái
Răng, bạn có thể đi bất kỳ mùa nào trong năm theo thời gian rỗi của mình. Tuy
nhiên, khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 là khoảng thời gian lý tưởng nhất.
Ngoài ra, nếu bạn muốn khám phá một mùa đặc sản có một không hai tại miền
Tây thì bạn nên đến đây vào khoảng thời gian giữa tháng 8 đến cuối tháng 11.
Khoảng thời gian này chính là lúc miền Tây đón mùa lũ hay còn gọi là mùa nước
nổi về - Một mùa đặc biệt mà chỉ ở miền Tây mới có. Treo bẹo
“Người đi chợ nổi Cái Răng
Sớm mai còn khuyết mảnh trăng hạ tuần.
Thuyền ghe ngang dọc quây quần
Trăm quê bẹo dựng cột cần nhấp nhô.”
Các cửa hàng hay các ghe thuyền thường không có bảng hiệu. Người bán dùng
một cây sào dài chống ngay trước mũi ghe của mình rồi treo tượng trưng lên đấy
những nông sản mà mình muốn bán. Được người dân gọi là cây bẹo. Từ “bẹo”
trong dân gian có nghĩa là chưng ra, chọc tức. Còn với các tiểu thương chợ nổi thì
“bẹo” được hiểu là bày lên, bày ra để mời gọi người mua.
Chẳng hạn như bán cam thì người bán treo lên vài quả cam, bán xoài thì treo trái
xoài, bán chuối thì treo nải chuối, bán mía thì dựng lên bó mía.
Đa phần các tiểu thương ở đây cho biết: nếu treo bảng hiệu mà để quá cao thì sẽ
vướng gió, để quá thấp thì khách hàng sẽ không thấy, còn với cây bẹo thì chỉ cần
đứng từ xa nhìn vào là đã biết trên ghe bán những mặt hàng nào - là một hình
thức quảng cáo vừa thông minh lại vừa độc đáo mà các phiên chợ trên cạn sẽ không bao giờ có được.
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180 Tâm sự mỏng
Nếu đã có cơ hội đến chợ nổi, đừng ngần ngại trò chuyện cùng những người bán
hàng nơi đây. Họ sẽ tâm sự và kể cho bạn nghe những câu chuyện chân thật về
cuộc sống hàng ngày của người dân miền Tây sông nước.
Sẽ không có gì tuyệt vời hơn việc bạn tìm hiểu văn hóa về một vùng đất mới từ
chính người dân bản địa. Bạn sẽ thấy con người miền sông nước họ hiếu khách
đến nhường nào. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, thế nhưng nụ cười không bao giờ tắt. Câu hò trên nước
Tiếng hò, câu hát ở vùng sông nước, chợ nổi cái răng xưa là một phần không thể
thiếu trong nét sinh hoạt văn hóa của người dân Nam Bộ nói chung, người dân
Cần Thơ nói riêng từ thời khai khẩn đất hoang.
Khi đặt chân đến Cần Thơ, các bạn sẽ nhận ra đâu đó có tiếng rao hàng: “ai mua
bánh bò không, ai mua bánh bò hơ”. Tiếng rao ấy có nguồn gốc từ các điệu hò:
hò mái một, hò mái nhì, hò mái ba… là những điệu hò hình thành trên cơ sở địa lý
hết sức đặc biệt của vùng đất Phương Nam.
“chào nhau cúi mặt đôi đường
dứt câu hò hát lo lường bán buôn.”
Tiếng hò ấy làm nên sinh khí văn hóa đậm đà bản sắc của một vùng sông nước mênh mông. Đi ghép cho Tiết kiệm
Chỉ từ 70k, du khách có thể tham khảo tour chợ nổi Cái Răng ghép đoàn. Đến với
tour này, du khách có thể tiết kiệm chi phí khi đi chợ nổi. Tuy nhiên, đoàn được
ghép khá đông và dịch vụ còn hạn chế khi không có hướng dẫn viên. Tham khảo
trước các bài chia sẻ kinh nghiệm đi chợ nổi Cái Răng để tránh mua các đặc sản
với giá thành cao mà không đảm bảo chất lượng.
Bạn nên tìm hiểu các thông tin về thời tiết Cần Thơ từ trước để xác định được thời
gian đi sao cho hợp lý. Khi thuê tàu du lịch, bạn nên tìm hiểu rõ thông tin chính
xác của người cho thuê tàu (hotline của đại lý, số điện thoại người quản lý và tên
người lái tàu chở bạn đi). Tuyệt đối phải thương lượng về giá cả và thống nhất thời
gian, các điểm tham quan. Không đặt cọc bất cứ khoản tiền nào trước, nếu bắt
buộc cọc thì phải có biên lai biên nhận rõ ràng. 2. Bán gì?
Tuy nguyên tắc là “treo gì bán nấy” nhưng vẫn có ba trường hợp ngoại lệ mà
nghe vào thì cực kỳ đặc biệt!
"Cái gì treo mà không bán?" Chính là quần áo. Đối với những người buôn bán ở
chợ nổi thì ghe thuyền chính căn nhà của họ, mọi sinh hoạt đều diễn ra trên sông
kể cả giặt giũ. Vì không gian nhỏ hẹp mà còn chứa rất nhiều hàng hóa nên
những bộ quần áo sau khi giặt xong đều được treo lên cây bẹo để cho nhanh khô.
"Cái gì bán mà không treo?" Đó là mặt hàng ăn uống giải khát. Các ghe thuyền
bán hàng ăn uống thường thay đổi cách thức quảng cáo bằng việc bẹo âm
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
thanh. Có người sẽ bấm kèn bằng tay, có người vừa chèo vừa dùng chân đạp kèn.
Cách này sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng và người dân ở đây thì cũng
mặc định khi nghe tiếng kèn thì biết ngay đây là ghe bán đồ ăn thức uống.
"Cái gì mà treo cái này, bán cái khác?" là hình thức quảng cáo cho việc bẹo lá bán
ghe. Nếu nhìn thấy cây bẹo treo một tấm lá lợp nhà hoặc tàu lá dừa thì người ta
hiểu rằng chính chiếc ghe có cắm cây bẹo là thứ mà chủ nhân của nó muốn bán.
Hình ảnh cây bẹo giúp chúng ta phân biệt được ghe mua và ghe bán một cách
dễ dàng. Hơn thế nữa, với tiếng sóng vỗ hòa cùng với âm thanh máy nổ của ghe
xuồng thì việc treo cây bẹo lại trở thành hình thức quảng cáo hữu ích được các
tiểu thương chợ nổi tích cực sử dụng.
NGON: Những mặt hàng chủ lực được bày bán ở chợ nổi Cái Răng là nông sản,
trái cây, thực phẩm tươi sống và hàng tiêu dùng. Chợ nổi Cái Răng là chợ nổi đầu
mối chuyên mua bán rau củ ở trên sông Cửu Long. Hàng trăm ghe thuyền lớn
nhỏ, chiếc nào chiếc nấy chất đầy hàng hóa xuôi ngược trên dòng sông, từ dưa
hấu, thơm cho đến cam, xoài,… tất cả đều là những loại trái cây miệt vườn tươi
ngon được người dân tự tay chăm bón thu hoạch rồi đem ra chợ bán.
BỔ: Ngoài ra tại đây còn có nhiều mặt hàng đặc sắc khác như xăng dầu, quần áo,
mỹ phẩm, thuốc tây, bánh kẹo… Có thể nói hầu như những mặt hàng nào ở phố
chợ trên cạn có thì chợ nổi cũng sẽ có.
RẺ: Ngày nay, chợ nổi Cái Răng không chỉ có các xuồng trái cây hay nông sản
phẩm quen thuộc mà còn có thêm nhiều ghe thuyền bán nước uống, đồ ăn sáng
nhằm phục vụ nhu cầu tham quan vui chơi của khách du lịch như hủ tiếu, bún
riêu, cháo, cơm sườn, bún xào…
3. Những điều cần biết về chợ nổi Cái Răng 1. Người miền tây
Có người từng nói, nếu muốn lắng nghe chất giọng dân dã, bình dị và dễ thương
ở Việt Nam, hãy đến gặp người miền Tây. Có một sự thú vị mà có lẽ bạn vẫn chưa
biết, đó chính là giọng miền Tây chính là sự giao thoa giữa ba ngôn ngữ Kinh –
Khmer – Hoa, tạo thành một đặc điểm mà chỉ riêng miền tây mới có.
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
Du khách sẽ không cảm thấy lạ nếu có cơ hội ghé thăm một gia đình người miền
Tây. Họ sẵn sàng chiêu đãi bạn những món gì ngon nhất mà họ có dù hoàn cảnh
sống có khó khăn đến đâu. Đó chính là một phần nổi bật trong tích cách con
người miền Tây sông nước – cảm nhận một lần khó lòng có thể quên.
2. Vì sao gọi là chợ nổi Cái Răng?
Tên gọi Cái Răng có nguồn gốc từ truyền thuyết nói về con cá sấu với thân hình
rất lớn dạt vào đây, răng của nó cắm vào miệng đất này. Tuy nhiên, trong cuốn “Tự
vị” tiếng nói miền Nam của Vương Hồng Sển cho biết: Cái Răng có nguồn gốc từ
chữ Khmer theo từ “karan” nghĩa là “cà ràng” (ông táo). Người Khmer ở Xà Tón (Tri
Tôn) làm rất nhiều karan đi bán khắp nơi để phục vụ trong việc chế biến món ăn.
Lâu dần, mọi người phát âm karan thành Cái Răng theo ngôn ngữ sinh hoạt của
người Kinh tại đồng bằng.
này mà dù như thế nào, người miền Tây luôn giữ nguyên những nét phong tục,
tập quán sinh hoạt của mình. Một nền văn hóa du nhập, giao hòa của các đồng
bào dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và Chăm vô cùng đặc sắc và thú vị. khi đến du lịch
tại chợ nổi Cái Răng ta mới thấy được. Dù xu hướng hiện đại hóa đang tác động
rất mạnh lên chợ nổi nhưng chợ nổi nhưng chợ vẫn được giữ nguyên bản chất. Bìa sau
Đến với chợ nổi Cái Răng, bạn sẽ được thỏa thích tham quan, khám phá vẻ đẹp
độc đáo của phiên chợ này. Sự nhộn nhịp, vui tươi của bầu không khí nơi đây đem
đến những phút giây vui chơi thư giãn tuyệt vời. Không chỉ vậy, người dân nơi
đây cực kì thân thiện nên khi mua hàng ăn uống trên ghe, bạn còn có thể lắng
nghe họ kể dăm ba câu chuyện đời thường của người dân miền tây sông nước.
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com)