-
Thông tin
-
Quiz
Chọn sự kiện em có thể tiếp cận để viết một tin báo in | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Quá trình sản xuất. Tìm kiế đề tài. Timeline buổi khai mạc diễ ra theo trình tự. Minh chứng tác nghiệp. Bài làm. Triển lãm Tranh truyện Hàng Trống: Lưu giữ nét văn hóa dân gian. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Tác phẩm Báo In 4 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Chọn sự kiện em có thể tiếp cận để viết một tin báo in | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Quá trình sản xuất. Tìm kiế đề tài. Timeline buổi khai mạc diễ ra theo trình tự. Minh chứng tác nghiệp. Bài làm. Triển lãm Tranh truyện Hàng Trống: Lưu giữ nét văn hóa dân gian. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Tác phẩm Báo In 4 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁ
O CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-------------------------
MÔN: TÁC PHẨM BÁO IN
CHỌN SỰ KIỆN EM CÓ THỂ TIẾP CẬN ĐỂ V ẾT I 1 TIN BÁO IN
Sinh viên: TRẦN K ỀU I HÀ MY
Mã số sinh viên: 2156050040
Lớp: BÁO TRUYỀN HÌNH K41
Hà nội, tháng 3 năm 2024
I. Quá trình sản xuất 1. Tìm kiếm đ ề tài:
- Do thời hạn tìm kiếm và triển khai đề tài giới hạn trong những sự kiện chỉ từ
18-22/3, em đã gặp một vài khó khăn trong quá trình tìm kiếm bởi các sự kiện
lớn, có thể đưa vào bàn luận sâu trong loại hình báo in thường diễn ra vào những ngày cuối tuần.
- Sau khi khảo sát, em quyết định lựa chọn sự k ệ
i n triển lãm Tranh truyện Hàng
Trống, khai mạc diễn ra n à
g y 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, phố Lý Thương Kiệt, à H Nội.
2. Timeline buổi khai mạc diễn r a theo trình tự:
- MC giới thiệu lễ khai mạc và thành phần tham dự lễ khai mạc
- Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết phát biểu
- Họa Sĩ Phan Ngọc Khuê phát biểu
- Họa sĩ Phan Ngọc Khuê trao tặng bộ Chiêu Quân Cống Hồ cho Bảo tàng P ụ h nữ Việt Nam
- Khách mời giao lưu cùng họa sĩ
- Thưởng thức tham quan tự do
3. Minh chứng tác nghiệp:
File phỏng vấn nhân vật: https://drive.google.com/file/d/1K36u-
VyTsTfFqTfnZH6v-vxOT8I7IIhr/view?usp=sharing II. Bài làm
Triển lãm Tranh truyện Hàng Trống:
Lưu giữ nét văn hóa dân gian
Ngày 18/03/2024, lễ khai mạc trong khuôn khổ triển lãm “Tranh truyện Hàng
Trống” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng họa sĩ, nhà nghiên cứu Phan
Ngọc Khuê đã được tổ chức. Triển lãm đã giới thiệu tới đông đảo công chúng về
một dòng tranh nổi tiếng của xứ Kinh kỳ.
Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” là hoạt động ý nghĩa diễn ra trong tháng
tôn vinh những người phụ nữ và mang thông điệp mạnh mẽ về bảo tồn và phát
huy tranh Hàng Trống - một trong những dòng tranh dân gian độc đáo, mang đậm
dấu ấn văn hiến ngàn đời của Thăng Long – Hà Nội, vốn di sản quý báu của dân tộc Việt Nam.
Khắc ghi những giá trị xưa
Tại triển lãm, 40 bức tranh thuộc 10 bộ tứ bình, nằm trong bộ sưu tập Tranh truyện
Hàng Trống đã được trưng bày, với các tích truyện nổi tiếng như Sơn Hậu, Nhị
Độ Mai, Chiêu Quân Cống Hồ, ... Tính đến nay, tuổi đời của mỗi một bức tranh
tại đây đã lên đến con số hơn 100 năm tuổi. Sự tinh tế trong từng đường nét, kỹ
thuật in khắc gỗ tinh xảo và tỉ mỉ là điểm thu hút đặc biệt trong mỗi bức tranh.
Thông qua bộ sưu tập, cái tài của người Hà Nội xưa đã được thể hiện thông qua
kỹ thuật nửa in, nửa vẽ độc đáo, màu sắc pha trộn đậm đà. Cái đẹp được tạo nên
từ chính đôi bàn tay sáng tạo, pha trộn màu sắc một cách uyển chuyển của nghệ
nhân chứ không phải màu in, cái hồn của người nghệ sĩ như được thổi vào trong
hình ảnh, khiến mỗi bức tranh đều toát ra một vẻ rất riêng biệt. Tranh truyện Hàng
Trống được biết đến là dòng tranh lâu đời từ thế kỷ 16. Trải qua thời hưng thịnh,
loại hình này bắt đầu suy tàn bởi ảnh hưởng từ chiến tranh.
Trân trọng vẻ đẹp tranh Hàng Trống, họa sĩ Phan Ngọc Khuê đã dành cả đời
nghiên cứu dòng tranh này. Ông cho biết: “Tôi đã cất giữ và bảo quản 10 bộ tranh truyện cho bà chủ h ệ
i u tranh Thanh An – một hiệu tranh danh tiếng ở Hà Nội vào
những năm đầu thế kỷ 20 tặng. Mỗi bộ tranh gồm 4 bức thể hiện những câu
chuyện Nôm trong kho tàng truyện Nôm Việt Nam”. Nổi bật lên trong bộ sưu tập,
khán giả thưởng thức tranh sẽ cảm nhận được câu chuyện người phụ nữ vượt lên
số phận khắc nghiệt để tạo nên hình tượng mưu trí, trung hiếu.
Lan tỏa và bảo tồn truyền thống Tại sự k ệ
i n đã có phần giao lưu, chia sẻ của các nhà nghiên cứu văn hóa, của đại
diện gia đình họa sĩ Phan Ngọc Khuê và các bạn sinh viên trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy n ữ
h ng vốn quý của dân tộc và đánh thức tình yêu di sản với thế hệ trẻ.
Anh Phan Nguyễn Thanh Lâm, sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng
nhiều sinh viên khác trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có dịp tham gia, gặp gỡ,
giao lưu và thưởng thức bộ sưu tập tranh Hàng Trống: “Mình biết đến tranh Hàng
Trống là một loại hình tranh dân gian của Việt Nam. Để phục vụ cho khóa luận
tốt nghiệp, mình tham dự triển lãm để học hỏi, lắng nghe chia sẻ của những tên
tuổi gạo cội. Mình ấn tượng nhất với màu sắc của dòng tranh này. Tuy màu sắc
không đa dạng, chỉ xoay quanh những sắc chủ đạo nhưng lại đem đến một sự
sống động nhờ nét vẽ mềm mại của người nghệ nhân”.
Thông qua triển lãm, giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của một thể loại tranh
đã mai một một lần nữa được thắp sáng, lan tỏa và bảo tồn bởi thế hệ trẻ của mảnh
đất Thủ đô ngàn năm văn hiến nói riêng và Việt Nam nói chung.