Người vô gia cư co ro trong đêm những ngày cận Tết | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hà Nội năm nay rét đến muộn. cái rét lúc sáng sớm và đêm lạnh đến cắt da, cắt thịt. Dưới ánh đèn vàng, những cái bóng hao gầy, co ro trong những góc khuất của các khu phố. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Tác phẩm Báo In
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP NHÓM 3 Trần Thị Ngân Vũ Nhật Anh Phạm Bảo Ngọc
NGƯỜI VÔ GIA CƯ CO RO TRONG ĐÊM NHỮNG NGÀY CẬN TẾT
Hà Nội năm nay rét đến muộn. cái rét lúc sáng sớm và đêm lạnh đến cắt da,
cắt thịt. Dưới ánh đèn vàng, những cái bóng hao gầy, co ro trong những góc
khuất của các khu phố trong chợ Đồng Xuân, gầm Cầu Chương Dương, ga
Hà Nội…. Họ “mong” một lần được trở về quê ăn Tết. Họ là những người vô
gia cư, không nhà cửa, lang thang trên những vỉa hè giữa đêm đông lạnh giá.
Tết Nguyên Đán là dịp lễ truyền thống, vô cùng quan trọng và ý nghĩa của người
Việt. Đây là dịp mà mọi người quay quần bên gia đình, người thân sau những
tháng ngày học tập và làm việc mệt mỏi. Thế nhưng, với những người vô gia cư,
Tết đối với họ là cái gì đó xa xỉ, thậm chí vô cùng trống rỗng, buồn tủi.
Bác Nguyễn Văn Quyền 72 tuổi quê ở Hà Nam. Bác có gia đình đầy đủ, nhưng
con cháu bác đã bán nhà để vào miền Nam sinh sống. Bác lên Hà Nội sống với cáí nghề nhặt ve chai.
Không nhà, cửa, những người vô gia cư thường lấy vỉa hè hoặc những nơi an toàn để nghỉ ngơi
- Ảnh: Trần Thị Ngân
Hằng ngày bác dậy từ 5h30 sáng, lang thang khắp các đường phố nhặt ve chai ở
Hồ Gươm, văn miếu Quốc Tử Giám, Long Biên. Sau 23h00 đêm khi các quán cà
phê vỉa hè thu dọn thì bác về lại vỉa hè của ga Hà Nội để ngủ. Một ngày bác nhặt
vỏ chai bán cũng được 50.000 đến 80.000 đồng. Tuy tạm đủ ăn nhưng bác cảm
thấy thiếu thốn tình cảm. Đã ở Hà Nội được 4 năm đón giao thừa ở nơi đất khách
quê người . Bác Quyền tâm sự; “ Tết với bác chả có ý nghĩa gì, nhìn mọi người về
quê bác cũng mong được đoàn tụ với gia đình con cháu nhưng chắc khó. Thi
thoảng cũng có các cô, chú, các cháu sinh viên đến tặng quà động viên tinh thần
thế là bác vui lắm rồi”.
Dọc trên đường phố Hà Nội, trong tiết trời mùa đông lạnh buốt, chúng ta có thể
bắt gặp những người vô gia cư trên vỉa hè, gầm cầu. Vì miếng cơm manh áo, hoàn
cảnh khó khăn, họ dường như quên đi cảm giác đón một cái Tết đoàn viên. Đối với
họ, tết giống như một ngày bình thường như bao ngày khác, họ vẫn mưu sinh để
sống, kiếm cái ăn cái mặc. Tết với họ còn xa vời lắm. Tối đến, khi những ánh đèn
đường sáng lên, khi người người trờ về nhà, thì những người vô gia cư cũng trở về
nhà của họ, đó là vỉa hè, gầm cầu, trạm xe buýt. Họ trải một chiếc áo mưa, một
chiếc bao tải hoặc một tấm chiếu, ai may mắn thì sẽ có thêm chăn do những đoàn
từ thiện trao tặng. Không mái che, từng cơn gió mùa đông lùa vào giấc ngủ của họ.
Những ngày cận tết, hành trang của họ lại đôi khi lại có thêm vài món quà nho
nhỏ và giá trị đôi khi chỉ bằng một bữa ăn sáng, nhưng chắn chắn món quà ấy sẽ
khiến họ trở nên vui vẻ hơn.
Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh khó khăn đến mấy, người vô gia cư luôn cố gắng
tạo ra niềm vui cho bản thân bằng cách tìm kiếm sự ấm áp từ những mối quan hệ
xã hội, tạo dựng những khoảnh khắc tạm bợ trong cuộc sống hàng ngày.
Vừa trở về vỉa hè khu chợ Đồng Xuân để ngủ sau khi lang thang khắp nơi nhặt
ve chai, bà Phạm Thị Lành 70 tuổi (quê Bắc Giang) cho biết, vài năm trước bà phụ
việc cho quán cơm để có tiền ăn với tiền thuê phòng trọ. Tuy nhiên, 2 năm nay do
tuổi cao sức yếu ốm đau suốt nên bà không làm thuê được nữa. Tiền thuê phòng
trọ không có, nên ban ngày bà đi nhặt ve chai, tối tìm tạm vỉa hè để ngủ. Mùa
đông, mưa lạnh cũng chỉ có tấm chiếu rách với cái chăn mỏng quấn vào nằm cho
đỡ lạnh. Mấy năm rồi bà đón Tết ở khu chợ Đồng Xuân này. Bà chỉ mong muốn
Tết này sẽ có nhiều sức khỏe không ốm”.
Nỗi buồn man mác hiện rõ trên gương mặt - Ảnh: Trần Thị Ngân
Có lẽ khi Tết đến, tất cả những gì người vô gia cư mong muốn là có đủ cơm ba
bữa một ngày và quần áo ấm để mặc. Không cần phải mua những món quá đắt tiền
hay đi mua sắm, ý nghĩa họ nhận được đến từ tình yêu thương và sự quan tâm của
mọi người dành cho nhau. Những ngày cận tết, chỉ cần một ổ bánh mỳ hay một
hôm cơm cũng khiến người khác ấm lòng.
Nguyễn Văn Quý là trưởng nhóm tình nguyện cho biết. Thay vì cuối tuần đi
đâu đó thì tôi muốn làm một việc gì thật ý nghĩa nên đã rủ các bạn trong Công ty
rồi tự quyên góp để thêm nhiều kinh phí hơn mua bánh kẹo, sữa…tìm đến các khu
chợ, gầm cầu, vỉa hè tặng cho người vô gia cư và mong muốn sẽ quyên góp được
nhiều hơn nữa để giúp cho những người vô gia cư có một mùa Xuân - mùa của yêu thương sum vầy”.
Ảnh Trần Thị Ngân