Chủ Đề 10: Cái bi kịch trong hình tượng nhân vật chị Dậu trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Chủ Đề 10: Cái bi kịch trong hình tượng nhân vật chị Dậu trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố | Trường Đại học Sư phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào

Trường:

Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu

Thông tin:
21 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Chủ Đề 10: Cái bi kịch trong hình tượng nhân vật chị Dậu trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Chủ Đề 10: Cái bi kịch trong hình tượng nhân vật chị Dậu trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố | Trường Đại học Sư phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào

194 97 lượt tải Tải xuống
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
Học phần: Mỹ Học Đại Cương
Chủ Đề 10: Cái bi kịch trong hình tượng nhân
vật chị Dậu trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố
Thực hiện: Nhóm 6 Đinh Thị Giang (NT), Ngô Thị Hà
Nguyễn Thu Hoài, Cao Thị Hoài
Ngô Mạnh Hiên
MỤC LỤC
A. Mở đầu
……………………………………………………………………………………………….
B. Nội dung
Chương 1: Những vấn đề chung
1.1: Bi kịch và nhân vật bi kịch..............................................................................................1
1.2: Tác giả Ngô Tất
Tố..........................................................................................................2
1.2.1: Cuộc
đời.......................................................................................................................2
1.2.1: Sự nghiệp sáng
tác........................................................................................................3
1.3: Tác phẩm Tắt
Đèn............................................................................................................5
1.3.1: Bối cảnh lịch
sử............................................................................................................5
1.3.2: Tóm tắt tác phẩm Tắt
Đèn............................................................................................8
1.3.3: Giá trị hiện thực và Giá trị nhân
đạo...........................................................................9
1.3.4: Nghệ
thuật....................................................................................................................9
1.3.5: Mở
rộng......................................................................................................................10
Chương 2: Bi kịch của chị Dậu trong tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố.
2.1: Vẻ đẹp của chị
Dậu........................................................................................................10
2.2: Những bi kịch của chị
Dậu.............................................................................................11
2.3: Mở rộng.........................................................................................................................14
Chương 3: Liên hệ thực tế và Bài học .............................................................................15
C. Kết luận
...............................................................................................................................................
A. Mở đầu
Con người chúng ta thường: mất đi mới biết trân trọng, đi tìm cái cao sang mà bỏ lỡ những
vẻ đẹp giản dị mà đáng quý... Và đôi khi, chìa khoá mà bạn đang tìm, lời giải mà bạn
muốn ở ngay chỗ bạn. Không lí gì, tự nhiên ông bà ta hay các thế hệ đi trước lại nói với
chúng ta của ngày nay rằng: “Bọn trẻ bây giờ sướng hơn chúng ta bội phần!” hay như “
Ngày trước ông bà lo không có cái mà ăn, quần áo mà mặc thì giờ chúng mày lại lo không
biết hôm nay ăn món gì cho ngon, mặc gì cho đẹp”. Bi kịch từ hình tượng nhân vật chị
Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố sẽ là lời giải đáp, chìa khoá cho vấn đề trên.
Tác phẩm “Tắt đèn” được viết trước cách mạng tháng tám trong xã hội phong kiến đương
thời và thời kì Pháp thuộc. Hoàn cảnh đó khiến nhân dân phải chịu “một cổ hai tròng”.
Song, chính xã hội bất công, tàn ác ấy đã làm sáng nên những vẻ đẹp đáng quý của người
nông dân thời xưa. Và chị Dậu là một nhân vật điển hình như vậy. Dù bị bi kịch cuộc đời
xô đẩy vào bế tắc chị vẫn vẹn nguyên những phẩm chất quý giá của người nông dân. Qua
đó giúp chúng ta thêm yêu, thêm thương, thêm đồng cảm, trân trọng những người phụ nữ
xưa nói riêng và người nông dân nói chung. Điều đó, thôi thúc chúng ta ở hiện tại hãy sống
và trở thành những con người tử tế. Hãy trân trọng mọi thứ xung quanh chúng ta bởi tất cả
những gì chúng ta có được ngày hôm nay là cả bao mồ hôi nước mắt của biết bao người đi
trước, là công lao của biết bao anh hùng đã đổ máu đổi lấy độc lập, tự do, hoà bình.
Để đạt được mục đích trên chúng em xin được làm sáng tỏ qua chủ đề “Phân tích cái bi
kịch từ hình tượng nhân vật chị Dậu”. Cụ thể, chủ đề đó sẽ được phân tích, chứng minh
qua các phần:
Chương 1: Những vấn đề chung
1.1. Những nét cơ bản về cái bi kịch.
1.2. Tác giả Ngô Tất Tố.
1.3. Tác phẩm “Tắt đèn”
Chương 2: Bi kịch của chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố
2.1 Vẻ đẹp của chị Dậu
2.2 Tác giả Ngô Tất Tố.
2.3 Tác phẩm “Tắt đèn”
Chương 3: Liên hệ thực tế, bài học.
B. Nội dung
Chương 1 : Những vấn đề chung.
1.1. Những nét chung về bi kịch
*Khái niệm về cái bi kịch.
Cái bi kịch gắn liền với quan niệm về một cuộc đấu tranh căng thẳng và đầy gian
nguy vì những mục đích chân chính và dẫn tới kết quả là con người tiến hành cuộc đấu
tranh đó phải chết hoặc thất bại.
Cái bi kịch thích ứng với những mâu thuẫn và xung đột gay gắt, quằn quại trong đời
sống xã hội và cá nhân, và một phần lớn, trong những hoàn cảnh nhất định, tỏ ra không
giải quyết được. Theo Ph. Ăngghen, cái bi kịch biểu hiện sự mâu thuẫn “giữa yêu cầu tất
yếu về mặt lịch sử và tình trạng không thể thực hiện nó đượctrong thực tiễn”.
*Phân loại bi kịch: 2 loại
- Bi kịch lịch sử: Những câu chuyện oai hùng về các nhân vật giữ các vị trí quan trọng đối
với cộng đồng, dân tộc, đất nước có lí tưởng, tài năng, đức độ nhưng vì nhược điểm nào đó
mà phải chết, thất bại khi sự nghiệp còn dở dang. VD: An Dương Vương, Hàm Nghi…
- Bi kịch của con người đời thường: Câu chuyện bi thương, bất hạnh về những con người
bình thường mà tốt bụng, tử tế trong cuộc sống: VD: Chị Dậu, Chí Phèo, Lão Hạc…
*Nhân vật bi kịch.
1. Bi kịch của những nhân vật chết trong đêm trường đen tối.
Đây là dạng thức bi kịch lịch sử điển hình - bi kịch của cái mới, cái tiến bộ, cái cách
mạng nhưng còn trong thế yếu, một hoàn cảnh đã nảy sinh nhu cầu tất yếu thay đổi
lịch sử hiện hành nhưng điều kiện để thực hiện nó lại chưa chín muồi. Nhân vật bi kịch
trong đây không đại diện cho cá nhân, cho một bộ phận người nhỏ bé, mà đại diện cho giai
cấp, dân tộc, cộng đồng, cho những trào lưuý nghĩa xã hội rộng lớn. Do vậy, cái chết
của họ cái chết đại, có tác dụng thúc đẩy mọi người lao vào cuộc đấu tranh cho lẽ
phải, cho sự công bằng và tiến bộ xã hội.
2. Bi kịch của các nhân vật chết trước bình minh.
Đây cũng một dạng thức bi kịch lịch sử - bi kịch của cái mới, cái tiến bộ, cách
mạng đã ở thể thắng toàn cục, nhưng một bộ phận nào đó lâm vào hoàn cảnh lâm nguy và
người anh hùng bị tiêu vong. Sự hi sinh của nhân vật bi kịch trong đây là sự hi sinh ở một
thời điểm quan trọng trước ngưỡng cửa chiến thắng. Sự hi sinh đó ý nghĩa làm bật
tung cánh cửa, đưa mọi người tràn ra ánh sáng từ bóng tối. Bi kịch này có khi còn được gọi
là bi hùng kịch.
3. Bi kịch của cái cũ những chưa cũ hẳn.
Điều kiện của bi kịch này là cái cũ chưa trở thành cái phản động mà ít nhiều vẫn còn
mang sứ mệnh lịch sử. Bản thân cái cũ còn tin vào tính chất hợp lí của nó. Bi kịch này ch
yếu không phải do xung đột giữa cái cũ và cái mới sinh ra, mà là bi kịch của những người
chưa nhận ra được tính tất yếu của quá trình đang chết dần của cáinên vẫn ra sức bảo
vệ nó nên không tránh khỏi sự thất bại, tiêu vong.
4. Bi kịch của sự nhầm lẫn, kém hiểu biết hoặc ngu dốt .
Về cơ bản, nhân vật bi kịch trong đây đều là những người tốt,nhân cách hoặc
động cơ sống tử tế. Bi kịch của sự nhầm lẫn được nêu ra như một bài học xương máu nhắc
nhở con người. Trong đời sống, sự kém hiểu biết, ngu dốt của con người cũng có thể gây
ra những bi kịch. Bi kịch này không do lực lượng hội nào gây nên, thường do
nhân tự chuốc lấy, mắc phải do chưa biết được giới hạn của mình.
5. Bi kịch của những khát vọng của con người trong những điều kiện ngặt nghèo không thể
thực hiện được.
Dạng bi kịch này thể hiện những đau khổ, dằn vặt của cá nhân song lại chạm đến lẽ
sống, tình yêu, bổn phận của con người nên thường day dứt lòng người. Nhân vật bi
kịch trong đây không phải người anh hùng xuất chúng song những người có phẩm
chất, đáng yêu, đáng trọng. Do vậy, bi kịch của họ có ý nghĩa tố cáo gay gắt những thế lực
xấu xa và bản chất đen tối của xã hội.
thể nói, ở các trạng huống khác nhau, các dạng thức của cái bi kịch rất đa dạng, thể
hiện sự phức tạp của chính cuộc đời. Song trạng thái nào thì tình huống của cái bi
kịch cũng thuộc về những vấn đề có ý nghĩahội rộng lớn, ảnh hưởng đến lẽ sống, tình
yêu và thân phận của con người. Xung đột giữa cái cách mạng và cái phản động trong đây
phải được xem là trung tâm của cái bi kịch thời đại.
1.2. Tác giả Ngô Tất Tố.
1.2.1. Cuộc đời.
Nhà văn hiện thực phê phán Ngô Tất Tố sinh năm 1893 sinh ra trong một nhà nho
nghèo làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ,phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Giang. Ngô Tất Tố được coi là nhà
văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu
biểu như "Tắt đèn", "Việc làng", "Tập án cái đình". Ông nội Ngô Tất Tố bảy lần thi
hương,nhưng chỉ đỗ tú tài.Còn bố cũng sáu lần lều chõng nhưng cũng không đỗ đạt gì.Còn
bản thân ông, lúc ông 22 tuổi đã đỗ đầu trong kì thi hai hạch ở địa phương nên được người
ta gọi là ông Đầu xứ Tố.Sau đó, ông cùng ông Đỗ Ngọc Toại theo khóa thi Ất Mão, khoa
cuối cùng của của Nho học tại trường thi Hà Nam, nhưng đều bị hỏng.
Ngô Tất Tố xuất thân ttrong một nhà nho nghèo nhưng cả ông nội bố đều
những người học. Gia đình ông cũng chỉ gia đình nông dân nghèo, còn phải chịu
thêm ruộng làng để cày cấy và trả nợ lãi khủng khiếp của bọn quan lại. Chính những hiện
thực đó nên những tác phẩm ông viết chủ yếu hướng về những người nông dân lao
động ,có sức phản kháng mạnh mẽ.
lẽ thời xưa nam nhi phải “năm thê bảy thiếp” mới được gọi là giàuđó
điều hiển nhiên của mỗi gia đình. Nhưng đối với ông, thì lại cảm thấy không thích về
chuyện này, dường như duyên số đã đẩy ông vào hai cô vợ xinh đẹp, mà hai người vợ lại là
hai chị em ruột.
Ngô Tất Tố xuất thân nho học nhưng đã sớm bỏ bút lông, cầm bút sắt, hăng hái bước
vào làng văn cương Việt Nam, ông tự tạo cho mình một ít riêng biệt không giống ai. Ông
bắt đầu con đường hoạt động văn học với những bản dịch chữ Hán “Cẩm hương đình” năm
1923. Cho đến năm 1926, Tản Đà mở “An Nam tạp chí” Ngô Tất Tố được mời ra
Nội công tác thế là ông đã làm nghề báo từ đó. Chính sự tình cờ đó mà ông có cơ hội viết
lên những áng văn của riêng mình phản ánh và đi sâu vào từng ngóc ngách của xã hội thối
tha, đểu trá, người nông dân sống trong thời đại khổ cực, những lối sống phè phỡn của bọn
thống trị.
Sau khi ra được 10 số, “An Nam tạp chí” bị đình bản, lúc này Ngô Tất Tố trở về quê.
Năm sau, ông vào Sài Gòn tiếp tục viết cho các tờ báo: “Đông Pháp thời báo”, “Thần
Chung” đén năm 1930. Đến 1935, ông mở tại Nội hiệu thuốc bắc “Thọ dân y quán”,
đồng thời dịch sách y học cho “Nhật Nam thư quán” viết phóng sự: “Dao cầu thuyền
tán” đăng trên báo “Công dân”. Sau đó ông b chính phủ thực dân cấm không cho viết tờ
“Hải Phòng tuần báo”, bắt đầu dời hiệu thuốc về quê b trục xuất khỏi các thành phố
lớn.
Ông dành dụm tiền mua lại của ông anh họ tuần phủ mảnh đất và ngôi nhà cũ để làm
chỗ ở riêng cho bà Hai. Ngôi nhà ấy hiện còn lưu giữ hầu như nguyên vẹn tại làng Lộc Hà.
Trong thời gian này, một loạt các tác phẩm của Ngô Tất Tố ra đời như: Tắt đèn, Lều chõng,
Việc làng. Rồi phê bình “Nho giáo” của Trần Trọng Kim, Đường thi (dịch), sau đó lầ Lão
Tử, Mặc Tử, rồi văn học đời Lý, văn học đời Trần, Hoàng nhất thống chí (dịch). Khi
cách mạng thành công thì ông đã mở lòng ra chào đón ông đã thực sự hòa nhập cùng
cách mạng. quê Lộc Hà, ông đã tham gia Ủy ban giải phóng xã. Năm 1946, ông gia
nhập Hội văn hóa cứu quốc nhà văn cao tuổi nhất lên chiến khu Việt Bắc tham gia
kháng chiến tại vùng Yên Thế, Bắc Giang.
Ngày 1/5/1948, ông được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương cùng với Văn
Cao Kim Lân. Trong Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất, ông được bầu vào Ban
chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam. Tại Yên Thế, Bắc Giang,sau một thời gian bị đau
nặng, Ngô Tất Tố đã từ trần vào ngày 20/4/1954(tức 18/3 năm Giáp Ngọ) trước ngày
kháng chiến chống pháp thắng lợi, mộ của ông được đặt tại nghĩa trang liệt sĩ xã Mai Lâm.
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác.
*Vị trí trong nền văn học.
Ngô Tất Tố một cây bút hiện thực xuất xắc của nền văn học Việt Nam. Các tác
phẩm ông viết được nhiều người biết đến và thay đổi được nhận thức của họ. Ngô Tất Tố
được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thật năm 1996.
*Nội dung và nghệ thuật.
Về nội dung, thời kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ, cuộc sống bị đẩy xuống
thảm hại đến mức phải tự kết liễu đời mình.Chính vì thế nhà văn dùng ngòi bút của mình
để viết lên những áng văn phản ánh đúng hiện thực phũ phàng đó. Qua cuộc đời và số phận
của nhân vật, Ngô Tất Tố muốn tố cáo và lên án chế độ sưu thuế, đánh đập con người một
cách tàn bạo, không cho con người được tự do sống với chính mình. Cái sân đình để vui
chơi giờ đây đã trở thành trại giam, nơi hành hạ con người đổ máu. Không chỉ vậy, tình vợ
chồng, tình mẹ con, tình nghĩa xóm làng giữa con người cùng khổ nói đến một cách chân
thực, số phận người phụ nữ, những em bé, những người cùng đinh được tác giả nêu lên với
bao xót thương đau lòng.
Về nghệ thuật, thông qua nhưng bi kịch đau đơn của nhân vật, Ngô Tất Tố đã thể hiện
được những giá trị nhân đạo cao cả, vừa bộc lộ nỗi xót thương vô hạn cho thân phận những
con người bất hạnh trong hội cũ. Với lối hành văn chân thực, chi tiết đan cài chặt chẽ,
ấn tượng với đọc giả đã làm cho các nhân vật được thể hiện chân thực, những vẻ đẹp từ
nhân vật chị Dậu. Những xung đột, những tình huống đẫ cho người phụ nữ ấy thể hiện
đúng bản chất của người phụ nữ thương chồng yêu con, dù có khó khăn đến mấy chị cũng
chịu được. Đặc biệt hơn, ngôn ngữ trong tác phẩm gần gũi với người dân nông thôn chất
phác, giúp họ tiếp thu nhanh với tác phẩm.
*Phong cách sáng tác.
Ngô Tất Tố nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam thời kì kháng
chiến chống Pháp , ông chuyên viết về đề tài người nông dân, người lao động trước cách
mạng. Ông được coi là nhà văn hàng đầu của phong trào hiện thực phê phán, ông luôn khai
thác và khám phá những thứ bên trong phẩm chất con người . Không chỉ vậy, với ngòi bút
tài hoa này ông đã thắp lên ngọn lửa thù hận, cổ nhân dân kháng chiến chống Pháp,
muốn cho người nông dân thoát khỏi kiếp lệ đày, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nổi
bật trên hiện thực đó ông đã viết lên tác phẩm “Tắt đèn” trong đoạn trích “Tức nước vỡ
bờ” là một trong số những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán kể về cuộc
sống lầm than của nhân dân dưới ánh đô hộ của thực dân Pháp. Sự thành công của tác
phẩm được thể hiện rõ nhất qua nhân vật Chị Dậu, chính nhân vật đã làm cho con người
thời đó có thêm sức mạnh, sự can đảm, tình yêu thương,...
Nhân vật chị Dậu đã toát lên những vẻ đẹp cần có của người phụ nữ. Chị là một người
tình yêu thương gia đình cùng, hiếu thảo với mẹ,...Dù người phụ nữ đó tình yêu
đến mấy, đại đến mấy nhưng vẫn phải chịu cuộc sống khổ cực, bị rơi vào hoàn cảnh
nghiệt ngã, phải lựa chọn giữa tình mẫu tử với tiền bạc. lẽ, nhân vật này một nhân
vật bi đáp nhất là bởi dùmạnh mẽ đến đâu nhưng vẫn phải chịu đựng bọn quan lại,
yêu con đến đâu cũng phải bỏ con để lấy mấy đồng trả nợ, sống qua ngày… Tất cả
nhằm tố cáo sự thối nát của hội phong kiến, cướp nước ức hiếp dân nghèo, đẩy họ
vào con đường cùng.
Ông rất thành công ở nhiều lĩnh vc khác nhau như: khảo cứu, dịch thuật, viết báo, đặc
biệt là viết văn. Về phương diện học thuật, ông là tác giả nhiều công trình nghiên cứu triết
học, văn học cổ, lịch sử có giá trị. Cuốn ký sự lịch sử “Vua Hàm Nghi với việc kinh thành
thất thủ” (1935) đã biểu lộ một tinh thần yêu nước, thái độ căm ghét bọn tướng giặc và bọn
Việt gian bán nước. Tuy xuất thân một người cựu học như Ngô Tất Tố không phải
một người bảo thủ luôn luôn cố gắng vươn tới những tưởng tiến bộ của thời
đại.Trong cuốn phê bình “Nho giáo” của Trần Trọng Kim (1940), ông phê phán nhắm mắt
đề cao, xuyên tạc đối với Nho giáo của Trần Trọng Kim. Trong bộ Văn học Việt Nam, Ngô
Tất Tố đã thiết tha mong muốn được giữ những bản sắc dân tộc, nét đẹp văn hóa dân gian.
ông đặc biệt đề cao tưởng độc lập tự cường của văn chương thời Trần và phê phán
tinh thần lệ bạc nhược, “bị trói buộc trong xiềng xích của nghề từ chương” đầy rẫy
những văn chương học thuật phong kiến.
Về dịch thuật, bản dịch ‘Đường thi” (1940) và “Hoàng Lê nhất thống chí” (1942) là
những công trình nhiều giá trị.
Trên lĩnh vực báo chí, ông Một tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà nho”
(nhận xét của Vũ Trọng Phụng). Từ những năm 20, ông thường xuyên có mặt trên nhiều tờ
báo ở Trung, Nam, Bắc: An Nam tạp chí, Thần chung, Thực nghiệp, Đông phương, Công
dân, Tương lai… với nhiều bút danh: Lộc Hà, Lộc Đĩnh, Phó Chi, Thôn dân, Hy Cừ… Đặc
biệt trong thời mặt trận dân chủ, do ảnh hưởng của phong trào đang dâng lên sôi sục,
ngòi bút sắc bén của ông tỏ ra xông xáo, tung hoành. Với tấm lòng ưu ái trước thời thế,
luôn luôn băn khoan về số mệnh đất nước, nhân dân. Ông đã đứng khá vững trên lập
trường dân chủ, dõng dạc kết án tội ác của bọn thống trị và lên tiếng ủng hộ nhân dân đứng
lên chống lại. Ông đã nhiều lần tố cáo những thủ đoạn cho vay nặng lãi cắt cổ của bọn nhà
giàu viết lên với các bài viết: “Rõ thật rắc rối cái con đường quan báo”, “Về cách làm
giàu của nhiều quan lại An Nam” và viết một phóng sự vạch mặt bọn thâm ô bip bợm trên
bài viết: “Dao cầu thuyền tán”. Ngô Tất Tố còn vạch trần tính giàu và viết các bài viết:”Rõ
thật rắc rối cái con đường quan báo”, “Về cách làm giàu của nhiều quan lại An Nam”. Ông
đã viết nhiều về cuộc sống nêu lên tình cảnh thê thảm bị áp bức bóc lột, bị thiên tai phá
hoại mùa màng như: “Mời ông Gô đa thăm mới nơi này”, “Bắc Ninh cấp cứu”… Tuy chưa
có được nhận thức cách mạng và vượt khỏi tư tưởng chính trị cải lương nên có những lệch
lạc không tránh khỏi, nhưng ngòi bút của ông vẫn đầy tính chiến đấu rất gần gũi với
cách mạng.
Về sáng tác văn học, những sáng tác của Ngô Tất Tố trước cách mạng là “Tắt đèn”
(1939), “Lều chõng” (1939), “Việc làng” (1939). Ngoài ra còn một số tác phẩm tiêu biểu
khác được đăng ở các bài báo. Với sự ra đời của tác phẩm “Tắt đèn” đã đánh dấu được
bước chuyển nghệ thuật viết văn của Ngô Tất Tố và ông được mọi người biết đến. Tuy
xuất thân từ một nhà Nho được học tập ở nền giáo dục cũ nhưng ông vẫn tỏ ra là người
biết kịp thời đại. Có lẽ trong cuộc đời của ông, chỉ có sáng tác văn học mới làm ông thỏa
mãn nhất, chỉ có con mắt của ông mới nhìn thấu được nổi khổ của nhân dân lao động.
*Những tác phẩm tiêu biểu.
Tắt đèn, Lều chõng, Thơ và Tình, Địa dư Việt Nam, Kinh dich, Suói thép, Trước lửa
chiến đấu, Lão Tử, Đường Thi, Đề Thám, Trời hửng, Duyên máu, Việc làng, Địa dư các
nước Châu Âu, Văn học đời Lý và văn học đời Trần,.....Tất cả tác phẩm của ông đều
hướng tới con người và số phận con người.
1.3: Tác phẩm Tắt Đèn.
1.3.1: Bối cảnh lịch sử.
*Bối cảnh chung:
a) Bức tranh nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng 8:
Nhắc đến Ngô Tất Tố, người ta không thể không nghĩ đến cái làng quê nghèo Việt
Nam thời Pháp thuộc tiếng trống thúc thuế hằng năm đe dọa người nông dân như một
tai họa khủng khiếp, đồng thời cũng là xứ sở của những nhiều hủ tục nặng nề được duy trì
từ ngàn xưa cùng với chế độ phong kiến.
Trước Cách mạng tháng Tám 1945, nước ta dân số nông dân chiếm tới trên 90%
dân số cả nước. Người nông dân bị hai tròng áp bức là: thực dân phong kiến. Phần lớn
ruộng đất đều nằm trong tay địa chủchủ đồn điền của thực dân,tới gần 60% số hộ
dân không có ruộng đất, phải làm thuê, nộp tô nộp tức, sưu cao thuế nặng, quanh năm lam
lũ, quanh năm đói rách. Cơ sở vật chất - kỹ thuật nông nghiệp còn hạn chế không đáng kể
đến. Hệ thống đê điều được hình thành từ mấy trăm năm trước, hàng năm không được tu
bổ đầy đủ, nên chỉ trong 40 năm (tính từ năm 1900) đã tới 16 lần vỡ đê lớn. Hệ thống
thủy nông chỉ tưới được cho phần nhỏ diện tích (15%), còn phần lớn phải dựa vào các trận
mưa, vì vậy thường gặp phải cảnh "chiêm khê, mùa thối". Hầu hết diện tích chỉ cấy được
một vụ lúa với năng suất rất thấp. Lương thực hàng năm không đủ dùng trong nước, nhưng
bọn thực dân vẫn vơ vét để xuất khẩu, làm cho người dân sống trong cảnh năm nào cũng
người chết đói. Đặc biệt năm 1945 nước ta vừa gặp thiên tai, vừa bị phát xít Nhật bắt
phá lúa trồng đay, đốt thóc làm nhiên liệu, nên có đến 2 triệu người chết đói,...
"Tàu cười, Tây khóc, Nhật lo,
Việt Nam hết gạo chết co đầy đường."
"Đất này đất tổ đất tiên
Đất này chồng vợ bỏ tiền ra mua
Bây giờ Nhật, Pháp kéo hùa
Chiếm trồng đay lạc, ức chưa hỡi trời."
b) Đường lối chính sách của Đảng đối với đời sống của người nông dân trước Cách mạng
tháng 8:
Giai cấp nông dân là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng,
của dân tộc ta. Lịch sử hơn 80 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng đã khẳng định những đóng
góp to lớn của nông dân đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộcxây dựng, bảo
vệ Tổ Quốc.
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nông dân nước ta chiếm hơn 90% dân số, là
nạn nhân chủ yếu của chế độ thực dân. Giải phóng dân tộc, chủ yếu nông dân
nhiệm vụ quan trọng số một của cách mạng. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái
Quốc - chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định cần phải thu hút đại bộ phận giai cấp nông dân
vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo.
Năm 1927, Trong tác phẩm "Đường cách mệnh", Nguyễn Ái Quốc đã xác định khái
niệm lực lượng cách mạng một cách đúng đắn, khoa học dựa vào tiêu chí "bị áp bức"; "Ai
mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết".
Theo tiêu chí đó, Người xếp giai cấp công nông "gốc cách mệnh", không chỉ họ
chiếm số đông trong dân chúng bảnhọ bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất, tàn bạo
nhất. Nguyễn Ái Quốc coi "học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ""bầu bạn cách mệnh
của công nông". Những chỉ dẫn bản này chính nền tảng luận để hình thành khối
liên minh công nông và Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng giải phóng dân tộc ở
Việt Nam sau này.
Đến năm 1930, trong "Cương lĩnh đầu tiên" chủ trương của Đảng "thu phục cho
được đại bộ phận dân cày phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng
đánh úp bọn đại địa chủ và phong kiến". Đảng ta cũng chủ trương xây dựng khối đoàn kết
rộng rãi các giai cấp, tầng lớp nhân dân yêu nước các tổ chức cách mạng, chỉ đánh đổ
những lực lượng và đảng phái phản cách mạng: "Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản,
trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt,...để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp . Còn đối
với bọn phú nông, trung tiểu địa chủ sản An Nam mà chưa mặt phản cách mạng
thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách
mạng (Đảng Lappj Hiến,...) thì phải đánh đổ". Trong khi liên lạc với các giai cấp, không
được nhân nhượng lợi ích của công nông mà đi vào con đường thỏa hiệp.
Chủ trương trên cho thấy, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nắm chắc tình hình
thực tiễn Việt Nam, đánh giá đầy đủđúng đắn vị trí, vai trò, khả năng của các giai cấp,
tầng lớp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam một cách triệt để.
Nắm vững lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, "Đảng ta vừa mới ra đời
đã nắm ngay quyền lãnh đạo cách mạng, bởi vì Đảng ta sớm đã vây dựng được “Khối liên
minh công nông”. Uy tín chính trị và quyền lãnh đạo cách mạng của Đảng ta sở dĩ là tuyệt
đối, không ai tranh chấp nổi, bởi bắt nguồn từ sức mạnh của Đảng, của quần chúng
công nông. Cách mạng sự nghiệp của quần chúng, nhưng trong điều kiện như nước ta,
một nước thuộc địa, phong trào cách mạng thực sự phải một phong trào dân tộc
trong đó đội quân chủ lực phải bao gồm hai lực lượng bản là công nhân nông dân.
dựa trên lực lượng bản vững chắc đó, đảng ta mới khả năng mở rộng đội ngũ
cách mạng tới các giai cấp và tầng lớp khác có tinh thần yêu nước trong dân tộc. Xuất phát
từ đặc điểm nông dân nước ta, đảng đã quan tâm giáo dục nông dân, lãnh đạo họ đi theo
cách mạng, từng bước đem lại quyền lợi thiết dân cho nông dân, xây dựng cũng cố khối
liên minh công nông thành đạo quân chủ lực của cách mạng. Trong "Luận cương chính trị"
năm 1930, Đảng ta xác định: "Trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp và
nông dân hai động lực chính, nhưng sản cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới
thắng lợi được".
Những điều đó đã nói lên tính chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác -Lênin vào
những thập niên đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, một đường lối Cách mạng đúng đắn của chủ
tịch Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện nét sự trưởng thành của giai cấp nông dân Việt
Nam về mặt giác ngộ dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là nguồn sức mạnhbản làm nên
những thắng lợi vẻ vang của cách mạng nước ta từ khi có Đảng.
*Bối cảnh riêng: Hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Tắt đèn”
Nhà văn Ngô Tất Tố viết tác phẩm Tắt Đèn vào năm 1930. Năm đó mưa nhiều, lũ lụt
triền miên dẫn đến mất mùa đói kém, nhân dân ta lâm vào cảnh lầm than, đặc biệt là tầng
lớp nông dân. Cái đói hoành hành cộng thêm các chính sách sưu cao - thuế nặng khiến
người dân rơi vào đường cùng. Họ đã đứng lên chống lại các chính sách bất công của bọn
thực dân, quan lại, địa chủ, cường hào, đòi cải thiện đời sống cho dân cày. Đó cũng là một
đề tài lớn, phổ biến của văn học, nơi để lại những thành tựu nghệ thuật đáng giá cho
những nhà văn lớn như: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan,... Tuy vậy nhưng không
một cây bút nào đề cập đến vấn đề nông dân một cách tha thiết, tập trung như Ngô Tất Tố.
Một lòng yêu nước, thương dân, tình cảm gắnvới số phận người nông dân lao động
vốn động lực trong ngòi bút của Ngô Tất Tố.
1.3.2: Tóm tắt tác phẩm Tắt Đèn.
1.3.3: Giá trị hiện thực và Giá trị nhân đạo.
*Giá trị hiện thực:
Qua cuộc đời và số phận các nhân vật, tác giả đã tố cáo và lên án chế độ sưu thuế
man của thực dân Pháp, đã bần cùng hóa nhân dân ta. Sưu thuế đánh cả vào người chết là
một điều vô lí, một hành động bất nhân - bất nghĩa. Có biết bao người phải bán vợ dợ con
để trang trải "món nợ Nhà nước". Vụ sưu thuế đến, xóm thôn rùng rợn trong tiếng trõng
| 1/21

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN
Học phần: Mỹ Học Đại Cương
Chủ Đề 10: Cái bi kịch trong hình tượng nhân
vật chị Dậu trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố
Thực hiện: Nhóm 6 Đinh Thị Giang (NT), Ngô Thị Hà
Nguyễn Thu Hoài, Cao Thị Hoài Ngô Mạnh Hiên MỤC LỤC A. Mở đầu
………………………………………………………………………………………………. B. Nội dung

Chương 1: Những vấn đề chung
1.1: Bi kịch và nhân vật bi kịch..............................................................................................1 1.2: Tác giả Ngô Tất
Tố..........................................................................................................2 1.2.1: Cuộc
đời.......................................................................................................................2
1.2.1: Sự nghiệp sáng
tác........................................................................................................3
1.3: Tác phẩm Tắt
Đèn............................................................................................................5 1.3.1: Bối cảnh lịch
sử............................................................................................................5

1.3.2: Tóm tắt tác phẩm Tắt
Đèn............................................................................................8

1.3.3: Giá trị hiện thực và Giá trị nhân
đạo...........................................................................9
1.3.4: Nghệ
thuật....................................................................................................................9
1.3.5: Mở
rộng......................................................................................................................10

Chương 2: Bi kịch của chị Dậu trong tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố. 2.1: Vẻ đẹp của chị
Dậu........................................................................................................10 2.2: Những bi kịch của chị
Dậu.............................................................................................11
2.3: Mở rộng.........................................................................................................................14
Chương 3: Liên hệ thực tế và Bài học .............................................................................15 C. Kết luận
............................................................................................................................................... A. Mở đầu
Con người chúng ta thường: mất đi mới biết trân trọng, đi tìm cái cao sang mà bỏ lỡ những
vẻ đẹp giản dị mà đáng quý... Và đôi khi, chìa khoá mà bạn đang tìm, lời giải mà bạn
muốn ở ngay chỗ bạn. Không lí gì, tự nhiên ông bà ta hay các thế hệ đi trước lại nói với
chúng ta của ngày nay rằng: “Bọn trẻ bây giờ sướng hơn chúng ta bội phần!” hay như “
Ngày trước ông bà lo không có cái mà ăn, quần áo mà mặc thì giờ chúng mày lại lo không
biết hôm nay ăn món gì cho ngon, mặc gì cho đẹp”. Bi kịch từ hình tượng nhân vật chị
Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố sẽ là lời giải đáp, chìa khoá cho vấn đề trên.
Tác phẩm “Tắt đèn” được viết trước cách mạng tháng tám trong xã hội phong kiến đương
thời và thời kì Pháp thuộc. Hoàn cảnh đó khiến nhân dân phải chịu “một cổ hai tròng”.
Song, chính xã hội bất công, tàn ác ấy đã làm sáng nên những vẻ đẹp đáng quý của người
nông dân thời xưa. Và chị Dậu là một nhân vật điển hình như vậy. Dù bị bi kịch cuộc đời
xô đẩy vào bế tắc chị vẫn vẹn nguyên những phẩm chất quý giá của người nông dân. Qua
đó giúp chúng ta thêm yêu, thêm thương, thêm đồng cảm, trân trọng những người phụ nữ
xưa nói riêng và người nông dân nói chung. Điều đó, thôi thúc chúng ta ở hiện tại hãy sống
và trở thành những con người tử tế. Hãy trân trọng mọi thứ xung quanh chúng ta bởi tất cả
những gì chúng ta có được ngày hôm nay là cả bao mồ hôi nước mắt của biết bao người đi
trước, là công lao của biết bao anh hùng đã đổ máu đổi lấy độc lập, tự do, hoà bình.
Để đạt được mục đích trên chúng em xin được làm sáng tỏ qua chủ đề “Phân tích cái bi
kịch từ hình tượng nhân vật chị Dậu”. Cụ thể, chủ đề đó sẽ được phân tích, chứng minh qua các phần:
Chương 1: Những vấn đề chung 1.1.
Những nét cơ bản về cái bi kịch. 1.2. Tác giả Ngô Tất Tố. 1.3. Tác phẩm “Tắt đèn”
Chương 2: Bi kịch của chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố
2.1 Vẻ đẹp của chị Dậu
2.2 Tác giả Ngô Tất Tố.
2.3 Tác phẩm “Tắt đèn”
Chương 3: Liên hệ thực tế, bài học. B. Nội dung
Chương 1 : Những vấn đề chung.
1.1. Những nét chung về bi kịch
*Khái niệm về cái bi kịch.
Cái bi kịch gắn liền với quan niệm về một cuộc đấu tranh căng thẳng và đầy gian
nguy vì những mục đích chân chính và dẫn tới kết quả là con người tiến hành cuộc đấu
tranh đó phải chết hoặc thất bại.
Cái bi kịch thích ứng với những mâu thuẫn và xung đột gay gắt, quằn quại trong đời
sống xã hội và cá nhân, và một phần lớn, trong những hoàn cảnh nhất định, tỏ ra không
giải quyết được. Theo Ph. Ăngghen, cái bi kịch biểu hiện sự mâu thuẫn “giữa yêu cầu tất
yếu về mặt lịch sử và tình trạng không thể thực hiện nó đượctrong thực tiễn”.
*Phân loại bi kịch: 2 loại
- Bi kịch lịch sử: Những câu chuyện oai hùng về các nhân vật giữ các vị trí quan trọng đối
với cộng đồng, dân tộc, đất nước có lí tưởng, tài năng, đức độ nhưng vì nhược điểm nào đó
mà phải chết, thất bại khi sự nghiệp còn dở dang. VD: An Dương Vương, Hàm Nghi…
- Bi kịch của con người đời thường: Câu chuyện bi thương, bất hạnh về những con người
bình thường mà tốt bụng, tử tế trong cuộc sống: VD: Chị Dậu, Chí Phèo, Lão Hạc… *Nhân vật bi kịch.
1. Bi kịch của những nhân vật chết trong đêm trường đen tối.
Đây là dạng thức bi kịch lịch sử điển hình - bi kịch của cái mới, cái tiến bộ, cái cách
mạng nhưng còn ở trong thế yếu, ở một hoàn cảnh đã nảy sinh nhu cầu tất yếu thay đổi
lịch sử hiện hành nhưng điều kiện để thực hiện nó lại chưa chín muồi. Nhân vật bi kịch
trong đây không đại diện cho cá nhân, cho một bộ phận người nhỏ bé, mà đại diện cho giai
cấp, dân tộc, cộng đồng, cho những trào lưu có ý nghĩa xã hội rộng lớn. Do vậy, cái chết
của họ là cái chết vĩ đại, có tác dụng thúc đẩy mọi người lao vào cuộc đấu tranh cho lẽ
phải, cho sự công bằng và tiến bộ xã hội.
2. Bi kịch của các nhân vật chết trước bình minh.
Đây cũng là một dạng thức bi kịch lịch sử - bi kịch của cái mới, cái tiến bộ, cách
mạng đã ở thể thắng toàn cục, nhưng một bộ phận nào đó lâm vào hoàn cảnh lâm nguy và
người anh hùng bị tiêu vong. Sự hi sinh của nhân vật bi kịch trong đây là sự hi sinh ở một
thời điểm quan trọng – trước ngưỡng cửa chiến thắng. Sự hi sinh đó có ý nghĩa làm bật
tung cánh cửa, đưa mọi người tràn ra ánh sáng từ bóng tối. Bi kịch này có khi còn được gọi là bi hùng kịch.
3. Bi kịch của cái cũ những chưa cũ hẳn.
Điều kiện của bi kịch này là cái cũ chưa trở thành cái phản động mà ít nhiều vẫn còn
mang sứ mệnh lịch sử. Bản thân cái cũ còn tin vào tính chất hợp lí của nó. Bi kịch này chủ
yếu không phải do xung đột giữa cái cũ và cái mới sinh ra, mà là bi kịch của những người
chưa nhận ra được tính tất yếu của quá trình đang chết dần của cái cũ nên vẫn ra sức bảo
vệ nó nên không tránh khỏi sự thất bại, tiêu vong.
4. Bi kịch của sự nhầm lẫn, kém hiểu biết hoặc ngu dốt .
Về cơ bản, nhân vật bi kịch trong đây đều là những người tốt, có nhân cách hoặc có
động cơ sống tử tế. Bi kịch của sự nhầm lẫn được nêu ra như một bài học xương máu nhắc
nhở con người. Trong đời sống, sự kém hiểu biết, ngu dốt của con người cũng có thể gây
ra những bi kịch. Bi kịch này không do lực lượng xã hội nào gây nên, mà thường do cá
nhân tự chuốc lấy, mắc phải do chưa biết được giới hạn của mình.
5. Bi kịch của những khát vọng của con người trong những điều kiện ngặt nghèo không thể thực hiện được.
Dạng bi kịch này thể hiện những đau khổ, dằn vặt của cá nhân song lại chạm đến lẽ
sống, tình yêu, bổn phận của con người nên nó thường day dứt lòng người. Nhân vật bi
kịch trong đây không phải là người anh hùng xuất chúng song là những người có phẩm
chất, đáng yêu, đáng trọng. Do vậy, bi kịch của họ có ý nghĩa tố cáo gay gắt những thế lực
xấu xa và bản chất đen tối của xã hội.
Có thể nói, ở các trạng huống khác nhau, các dạng thức của cái bi kịch rất đa dạng, thể
hiện sự phức tạp của chính cuộc đời. Song dù ở trạng thái nào thì tình huống của cái bi
kịch cũng thuộc về những vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn, ảnh hưởng đến lẽ sống, tình
yêu và thân phận của con người. Xung đột giữa cái cách mạng và cái phản động trong đây
phải được xem là trung tâm của cái bi kịch thời đại.
1.2. Tác giả Ngô Tất Tố. 1.2.1. Cuộc đời.
Nhà văn hiện thực phê phán Ngô Tất Tố sinh năm 1893 sinh ra trong một nhà nho
nghèo làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ,phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Giang. Ngô Tất Tố được coi là nhà
văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu
biểu như "Tắt đèn", "Việc làng", "Tập án cái đình". Ông nội Ngô Tất Tố bảy lần thi
hương,nhưng chỉ đỗ tú tài.Còn bố cũng sáu lần lều chõng nhưng cũng không đỗ đạt gì.Còn
bản thân ông, lúc ông 22 tuổi đã đỗ đầu trong kì thi hai hạch ở địa phương nên được người
ta gọi là ông Đầu xứ Tố.Sau đó, ông cùng ông Đỗ Ngọc Toại theo khóa thi Ất Mão, khoa
cuối cùng của của Nho học tại trường thi Hà Nam, nhưng đều bị hỏng.
Ngô Tất Tố xuất thân từ trong một nhà nho nghèo nhưng cả ông nội và bố đều là
những người có học. Gia đình ông cũng chỉ là gia đình nông dân nghèo, còn phải chịu
thêm ruộng làng để cày cấy và trả nợ lãi khủng khiếp của bọn quan lại. Chính những hiện
thực đó nên những tác phẩm ông viết chủ yếu hướng về những người nông dân lao
động ,có sức phản kháng mạnh mẽ.
Có lẽ thời xưa nam nhi phải “năm thê bảy thiếp” mới được gọi là giàu có và đó là
điều hiển nhiên của mỗi gia đình. Nhưng đối với ông, thì lại cảm thấy không thích về
chuyện này, dường như duyên số đã đẩy ông vào hai cô vợ xinh đẹp, mà hai người vợ lại là hai chị em ruột.
Ngô Tất Tố xuất thân nho học nhưng đã sớm bỏ bút lông, cầm bút sắt, hăng hái bước
vào làng văn cương Việt Nam, ông tự tạo cho mình một ít riêng biệt không giống ai. Ông
bắt đầu con đường hoạt động văn học với những bản dịch chữ Hán “Cẩm hương đình” năm
1923. Cho đến năm 1926, Tản Đà mở “An Nam tạp chí” và Ngô Tất Tố được mời ra Hà
Nội công tác thế là ông đã làm nghề báo từ đó. Chính sự tình cờ đó mà ông có cơ hội viết
lên những áng văn của riêng mình phản ánh và đi sâu vào từng ngóc ngách của xã hội thối
tha, đểu trá, người nông dân sống trong thời đại khổ cực, những lối sống phè phỡn của bọn thống trị.
Sau khi ra được 10 số, “An Nam tạp chí” bị đình bản, lúc này Ngô Tất Tố trở về quê.
Năm sau, ông vào Sài Gòn tiếp tục viết cho các tờ báo: “Đông Pháp thời báo”, “Thần
Chung” đén năm 1930. Đến 1935, ông mở tại Hà Nội hiệu thuốc bắc “Thọ dân y quán”,
đồng thời dịch sách y học cho “Nhật Nam thư quán” và viết phóng sự: “Dao cầu thuyền
tán” đăng trên báo “Công dân”. Sau đó ông bị chính phủ thực dân cấm không cho viết tờ
“Hải Phòng tuần báo”, bắt đầu dời hiệu thuốc về quê và bị trục xuất khỏi các thành phố lớn.
Ông dành dụm tiền mua lại của ông anh họ tuần phủ mảnh đất và ngôi nhà cũ để làm
chỗ ở riêng cho bà Hai. Ngôi nhà ấy hiện còn lưu giữ hầu như nguyên vẹn tại làng Lộc Hà.
Trong thời gian này, một loạt các tác phẩm của Ngô Tất Tố ra đời như: Tắt đèn, Lều chõng,
Việc làng. Rồi phê bình “Nho giáo” của Trần Trọng Kim, Đường thi (dịch), sau đó lầ Lão
Tử, Mặc Tử, rồi văn học đời Lý, văn học đời Trần, Hoàng Lê nhất thống chí (dịch). Khi
cách mạng thành công thì ông đã mở lòng ra chào đón và ông đã thực sự hòa nhập cùng
cách mạng. Ở quê Lộc Hà, ông đã tham gia Ủy ban giải phóng xã. Năm 1946, ông gia
nhập Hội văn hóa cứu quốc và là nhà văn cao tuổi nhất lên chiến khu Việt Bắc tham gia
kháng chiến tại vùng Yên Thế, Bắc Giang.
Ngày 1/5/1948, ông được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương cùng với Văn
Cao và Kim Lân. Trong Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất, ông được bầu vào Ban
chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam. Tại Yên Thế, Bắc Giang,sau một thời gian bị đau
nặng, Ngô Tất Tố đã từ trần vào ngày 20/4/1954(tức 18/3 năm Giáp Ngọ) trước ngày
kháng chiến chống pháp thắng lợi, mộ của ông được đặt tại nghĩa trang liệt sĩ xã Mai Lâm.
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác.
*Vị trí trong nền văn học.
Ngô Tất Tố là một cây bút hiện thực xuất xắc của nền văn học Việt Nam. Các tác
phẩm ông viết được nhiều người biết đến và thay đổi được nhận thức của họ. Ngô Tất Tố
được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thật năm 1996.
*Nội dung và nghệ thuật.
Về nội dung, thời kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ, cuộc sống bị đẩy xuống
thảm hại đến mức phải tự kết liễu đời mình.Chính vì thế nhà văn dùng ngòi bút của mình
để viết lên những áng văn phản ánh đúng hiện thực phũ phàng đó. Qua cuộc đời và số phận
của nhân vật, Ngô Tất Tố muốn tố cáo và lên án chế độ sưu thuế, đánh đập con người một
cách tàn bạo, không cho con người được tự do sống với chính mình. Cái sân đình để vui
chơi giờ đây đã trở thành trại giam, nơi hành hạ con người đổ máu. Không chỉ vậy, tình vợ
chồng, tình mẹ con, tình nghĩa xóm làng giữa con người cùng khổ nói đến một cách chân
thực, số phận người phụ nữ, những em bé, những người cùng đinh được tác giả nêu lên với bao xót thương đau lòng.
Về nghệ thuật, thông qua nhưng bi kịch đau đơn của nhân vật, Ngô Tất Tố đã thể hiện
được những giá trị nhân đạo cao cả, vừa bộc lộ nỗi xót thương vô hạn cho thân phận những
con người bất hạnh trong xã hội cũ. Với lối hành văn chân thực, chi tiết đan cài chặt chẽ,
ấn tượng với đọc giả đã làm cho các nhân vật được thể hiện chân thực, những vẻ đẹp từ
nhân vật chị Dậu. Những xung đột, những tình huống đẫ cho người phụ nữ ấy thể hiện
đúng bản chất của người phụ nữ thương chồng yêu con, dù có khó khăn đến mấy chị cũng
chịu được. Đặc biệt hơn, ngôn ngữ trong tác phẩm gần gũi với người dân nông thôn chất
phác, giúp họ tiếp thu nhanh với tác phẩm. *Phong cách sáng tác.
Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam thời kì kháng
chiến chống Pháp , ông chuyên viết về đề tài người nông dân, người lao động trước cách
mạng. Ông được coi là nhà văn hàng đầu của phong trào hiện thực phê phán, ông luôn khai
thác và khám phá những thứ bên trong phẩm chất con người . Không chỉ vậy, với ngòi bút
tài hoa này ông đã thắp lên ngọn lửa thù hận, cổ vũ nhân dân kháng chiến chống Pháp,
muốn cho người nông dân thoát khỏi kiếp nô lệ tù đày, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nổi
bật trên hiện thực đó ông đã viết lên tác phẩm “Tắt đèn” trong đoạn trích “Tức nước vỡ
bờ” là một trong số những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán kể về cuộc
sống lầm than của nhân dân dưới ánh đô hộ của thực dân Pháp. Sự thành công của tác
phẩm được thể hiện rõ nhất qua nhân vật Chị Dậu, chính nhân vật đã làm cho con người
thời đó có thêm sức mạnh, sự can đảm, tình yêu thương,...
Nhân vật chị Dậu đã toát lên những vẻ đẹp cần có của người phụ nữ. Chị là một người
có tình yêu thương gia đình vô cùng, hiếu thảo với mẹ,...Dù người phụ nữ đó có tình yêu
đến mấy, vĩ đại đến mấy nhưng vẫn phải chịu cuộc sống khổ cực, bị rơi vào hoàn cảnh
nghiệt ngã, phải lựa chọn giữa tình mẫu tử với tiền bạc. Có lẽ, nhân vật này là một nhân
vật bi đáp nhất là bởi dù có mạnh mẽ đến đâu nhưng vẫn phải chịu đựng bọn quan lại, dù
có yêu con đến đâu cũng phải bỏ con để lấy mấy đồng trả nợ, sống qua ngày… Tất cả
nhằm tố cáo sự thối nát của xã hội phong kiến, lũ cướp nước ức hiếp dân nghèo, đẩy họ vào con đường cùng.
Ông rất thành công ở nhiều lĩnh vc khác nhau như: khảo cứu, dịch thuật, viết báo, đặc
biệt là viết văn. Về phương diện học thuật, ông là tác giả nhiều công trình nghiên cứu triết
học, văn học cổ, lịch sử có giá trị. Cuốn ký sự lịch sử “Vua Hàm Nghi với việc kinh thành
thất thủ” (1935) đã biểu lộ một tinh thần yêu nước, thái độ căm ghét bọn tướng giặc và bọn
Việt gian bán nước. Tuy xuất thân là một người cựu học như Ngô Tất Tố không phải là
một người bảo thủ mà luôn luôn cố gắng vươn tới những tư tưởng tiến bộ của thời
đại.Trong cuốn phê bình “Nho giáo” của Trần Trọng Kim (1940), ông phê phán nhắm mắt
đề cao, xuyên tạc đối với Nho giáo của Trần Trọng Kim. Trong bộ Văn học Việt Nam, Ngô
Tất Tố đã thiết tha mong muốn được giữ những bản sắc dân tộc, nét đẹp văn hóa dân gian.
Và ông đặc biệt đề cao tư tưởng độc lập tự cường của văn chương thời Trần và phê phán
tinh thần nô lệ bạc nhược, “bị trói buộc trong xiềng xích của nghề từ chương” đầy rẫy
những văn chương học thuật phong kiến.
Về dịch thuật, bản dịch ‘Đường thi” (1940) và “Hoàng Lê nhất thống chí” (1942) là
những công trình nhiều giá trị.
Trên lĩnh vực báo chí, ông là “ Một tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà nho”
(nhận xét của Vũ Trọng Phụng). Từ những năm 20, ông thường xuyên có mặt trên nhiều tờ
báo ở Trung, Nam, Bắc: An Nam tạp chí, Thần chung, Thực nghiệp, Đông phương, Công
dân, Tương lai… với nhiều bút danh: Lộc Hà, Lộc Đĩnh, Phó Chi, Thôn dân, Hy Cừ… Đặc
biệt trong thời kì mặt trận dân chủ, do ảnh hưởng của phong trào đang dâng lên sôi sục,
ngòi bút sắc bén của ông tỏ ra xông xáo, tung hoành. Với tấm lòng ưu ái trước thời thế,
luôn luôn băn khoan về số mệnh đất nước, nhân dân. Ông đã đứng khá vững trên lập
trường dân chủ, dõng dạc kết án tội ác của bọn thống trị và lên tiếng ủng hộ nhân dân đứng
lên chống lại. Ông đã nhiều lần tố cáo những thủ đoạn cho vay nặng lãi cắt cổ của bọn nhà
giàu và viết lên với các bài viết: “Rõ thật rắc rối cái con đường quan báo”, “Về cách làm
giàu của nhiều quan lại An Nam” và viết một phóng sự vạch mặt bọn thâm ô bip bợm trên
bài viết: “Dao cầu thuyền tán”. Ngô Tất Tố còn vạch trần tính giàu và viết các bài viết:”Rõ
thật rắc rối cái con đường quan báo”, “Về cách làm giàu của nhiều quan lại An Nam”. Ông
đã viết nhiều về cuộc sống nêu lên tình cảnh thê thảm bị áp bức bóc lột, bị thiên tai phá
hoại mùa màng như: “Mời ông Gô đa thăm mới nơi này”, “Bắc Ninh cấp cứu”… Tuy chưa
có được nhận thức cách mạng và vượt khỏi tư tưởng chính trị cải lương nên có những lệch
lạc không tránh khỏi, nhưng ngòi bút của ông vẫn đầy tính chiến đấu và rất gần gũi với cách mạng.
Về sáng tác văn học, những sáng tác của Ngô Tất Tố trước cách mạng là “Tắt đèn”
(1939), “Lều chõng” (1939), “Việc làng” (1939). Ngoài ra còn một số tác phẩm tiêu biểu
khác được đăng ở các bài báo. Với sự ra đời của tác phẩm “Tắt đèn” đã đánh dấu được
bước chuyển nghệ thuật viết văn của Ngô Tất Tố và ông được mọi người biết đến. Tuy
xuất thân từ một nhà Nho được học tập ở nền giáo dục cũ nhưng ông vẫn tỏ ra là người
biết kịp thời đại. Có lẽ trong cuộc đời của ông, chỉ có sáng tác văn học mới làm ông thỏa
mãn nhất, chỉ có con mắt của ông mới nhìn thấu được nổi khổ của nhân dân lao động.
*Những tác phẩm tiêu biểu.
Tắt đèn, Lều chõng, Thơ và Tình, Địa dư Việt Nam, Kinh dich, Suói thép, Trước lửa
chiến đấu, Lão Tử, Đường Thi, Đề Thám, Trời hửng, Duyên máu, Việc làng, Địa dư các
nước Châu Âu, Văn học đời Lý và văn học đời Trần,.....Tất cả tác phẩm của ông đều
hướng tới con người và số phận con người.
1.3: Tác phẩm Tắt Đèn.
1.3.1: Bối cảnh lịch sử. *Bối cảnh chung:
a) Bức tranh nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng 8:
Nhắc đến Ngô Tất Tố, người ta không thể không nghĩ đến cái làng quê nghèo Việt
Nam thời Pháp thuộc mà tiếng trống thúc thuế hằng năm đe dọa người nông dân như một
tai họa khủng khiếp, đồng thời cũng là xứ sở của những nhiều hủ tục nặng nề được duy trì
từ ngàn xưa cùng với chế độ phong kiến.
Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ở nước ta dân số nông dân chiếm tới trên 90%
dân số cả nước. Người nông dân bị hai tròng áp bức là: thực dân và phong kiến. Phần lớn
ruộng đất đều nằm trong tay địa chủ và chủ đồn điền của thực dân, có tới gần 60% số hộ
dân không có ruộng đất, phải làm thuê, nộp tô nộp tức, sưu cao thuế nặng, quanh năm lam
lũ, quanh năm đói rách. Cơ sở vật chất - kỹ thuật nông nghiệp còn hạn chế không đáng kể
đến. Hệ thống đê điều được hình thành từ mấy trăm năm trước, hàng năm không được tu
bổ đầy đủ, nên chỉ trong 40 năm (tính từ năm 1900) đã có tới 16 lần vỡ đê lớn. Hệ thống
thủy nông chỉ tưới được cho phần nhỏ diện tích (15%), còn phần lớn phải dựa vào các trận
mưa, vì vậy thường gặp phải cảnh "chiêm khê, mùa thối". Hầu hết diện tích chỉ cấy được
một vụ lúa với năng suất rất thấp. Lương thực hàng năm không đủ dùng trong nước, nhưng
bọn thực dân vẫn vơ vét để xuất khẩu, làm cho người dân sống trong cảnh năm nào cũng
có người chết đói. Đặc biệt năm 1945 nước ta vừa gặp thiên tai, vừa bị phát xít Nhật bắt
phá lúa trồng đay, đốt thóc làm nhiên liệu, nên có đến 2 triệu người chết đói,...
"Tàu cười, Tây khóc, Nhật lo,
Việt Nam hết gạo chết co đầy đường."

"Đất này đất tổ đất tiên
Đất này chồng vợ bỏ tiền ra mua
Bây giờ Nhật, Pháp kéo hùa
Chiếm trồng đay lạc, ức chưa hỡi trời."

b) Đường lối chính sách của Đảng đối với đời sống của người nông dân trước Cách mạng tháng 8:
Giai cấp nông dân là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng,
của dân tộc ta. Lịch sử hơn 80 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng đã khẳng định những đóng
góp to lớn của nông dân đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc.
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nông dân nước ta chiếm hơn 90% dân số, là
nạn nhân chủ yếu của chế độ thực dân. Giải phóng dân tộc, mà chủ yếu là nông dân là
nhiệm vụ quan trọng số một của cách mạng. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái
Quốc - chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định cần phải thu hút đại bộ phận giai cấp nông dân
vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo.
Năm 1927, Trong tác phẩm "Đường cách mệnh", Nguyễn Ái Quốc đã xác định khái
niệm lực lượng cách mạng một cách đúng đắn, khoa học dựa vào tiêu chí "bị áp bức"; "Ai
mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết".
Theo tiêu chí đó, Người xếp giai cấp công nông là "gốc cách mệnh", không chỉ vì họ
chiếm số đông trong dân chúng mà cơ bản là họ bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất, tàn bạo
nhất. Nguyễn Ái Quốc coi "học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ" là "bầu bạn cách mệnh
của công nông". Những chỉ dẫn cơ bản này chính là nền tảng lý luận để hình thành khối
liên minh công nông và Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam sau này.
Đến năm 1930, trong "Cương lĩnh đầu tiên" chủ trương của Đảng là "thu phục cho
được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng
đánh úp bọn đại địa chủ và phong kiến". Đảng ta cũng chủ trương xây dựng khối đoàn kết
rộng rãi các giai cấp, tầng lớp nhân dân yêu nước và các tổ chức cách mạng, chỉ đánh đổ
những lực lượng và đảng phái phản cách mạng: "Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản,
trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt,...để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp . Còn đối
với bọn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng
thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách
mạng (Đảng Lappj Hiến,...) thì phải đánh đổ". Trong khi liên lạc với các giai cấp, không
được nhân nhượng lợi ích của công nông mà đi vào con đường thỏa hiệp.
Chủ trương trên cho thấy, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nắm chắc tình hình
thực tiễn Việt Nam, đánh giá đầy đủ và đúng đắn vị trí, vai trò, khả năng của các giai cấp,
tầng lớp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam một cách triệt để.
Nắm vững lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, "Đảng ta vừa mới ra đời
đã nắm ngay quyền lãnh đạo cách mạng, bởi vì Đảng ta sớm đã vây dựng được “Khối liên
minh công nông”. Uy tín chính trị và quyền lãnh đạo cách mạng của Đảng ta sở dĩ là tuyệt
đối, không ai tranh chấp nổi, bởi vì nó bắt nguồn từ sức mạnh của Đảng, của quần chúng
công nông. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhưng trong điều kiện như nước ta,
một nước thuộc địa, phong trào cách mạng thực sự phải là một phong trào dân tộc mà
trong đó đội quân chủ lực phải bao gồm hai lực lượng cơ bản là công nhân và nông dân.
Có dựa trên lực lượng cơ bản vững chắc đó, đảng ta mới có khả năng mở rộng đội ngũ
cách mạng tới các giai cấp và tầng lớp khác có tinh thần yêu nước trong dân tộc. Xuất phát
từ đặc điểm nông dân nước ta, đảng đã quan tâm giáo dục nông dân, lãnh đạo họ đi theo
cách mạng, từng bước đem lại quyền lợi thiết dân cho nông dân, xây dựng cũng cố khối
liên minh công nông thành đạo quân chủ lực của cách mạng. Trong "Luận cương chính trị"
năm 1930, Đảng ta xác định: "Trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp và
nông dân là hai động lực chính, nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được".
Những điều đó đã nói lên tính chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác -Lênin vào
những thập niên đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, một đường lối Cách mạng đúng đắn của chủ
tịch Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện rõ nét sự trưởng thành của giai cấp nông dân Việt
Nam về mặt giác ngộ dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là nguồn sức mạnh cơ bản làm nên
những thắng lợi vẻ vang của cách mạng nước ta từ khi có Đảng.
*Bối cảnh riêng: Hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Tắt đèn”
Nhà văn Ngô Tất Tố viết tác phẩm Tắt Đèn vào năm 1930. Năm đó mưa nhiều, lũ lụt
triền miên dẫn đến mất mùa đói kém, nhân dân ta lâm vào cảnh lầm than, đặc biệt là tầng
lớp nông dân. Cái đói hoành hành cộng thêm các chính sách sưu cao - thuế nặng khiến
người dân rơi vào đường cùng. Họ đã đứng lên chống lại các chính sách bất công của bọn
thực dân, quan lại, địa chủ, cường hào, đòi cải thiện đời sống cho dân cày. Đó cũng là một
đề tài lớn, phổ biến của văn học, nơi để lại những thành tựu nghệ thuật đáng giá cho
những nhà văn lớn như: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan,... Tuy vậy nhưng không có
một cây bút nào đề cập đến vấn đề nông dân một cách tha thiết, tập trung như Ngô Tất Tố.
Một lòng yêu nước, thương dân, tình cảm gắn bó với số phận người nông dân lao động là
vốn động lực trong ngòi bút của Ngô Tất Tố.
1.3.2: Tóm tắt tác phẩm Tắt Đèn.
1.3.3: Giá trị hiện thực và Giá trị nhân đạo. *Giá trị hiện thực:
Qua cuộc đời và số phận các nhân vật, tác giả đã tố cáo và lên án chế độ sưu thuế dã
man của thực dân Pháp, đã bần cùng hóa nhân dân ta. Sưu thuế đánh cả vào người chết là
một điều vô lí, một hành động bất nhân - bất nghĩa. Có biết bao người phải bán vợ dợ con
để trang trải "món nợ Nhà nước". Vụ sưu thuế đến, xóm thôn rùng rợn trong tiếng trõng