-
Thông tin
-
Quiz
Chủ đề 7 | Bài giảng PowerPoint môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 | Chân trời sáng tạo
Giáo án PowerPoint Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 Chân trời sáng tạo - Bản 1 bao gồm toàn bộ các bài giảng của cả năm học và trình tự dạy học của giáo viên. Trong đó các nội dung và thông tin giảng dạy được thiết kế, lưu trữ trên máy tính và có những yếu tố hình ảnh, video, ô số, đồ họa đẹp mắt.
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 19 tài liệu
HĐ trải nghiệm - hướng nghiệp 10 226 tài liệu
Chủ đề 7 | Bài giảng PowerPoint môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 | Chân trời sáng tạo
Giáo án PowerPoint Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 Chân trời sáng tạo - Bản 1 bao gồm toàn bộ các bài giảng của cả năm học và trình tự dạy học của giáo viên. Trong đó các nội dung và thông tin giảng dạy được thiết kế, lưu trữ trên máy tính và có những yếu tố hình ảnh, video, ô số, đồ họa đẹp mắt.
Chủ đề: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 19 tài liệu
Môn: HĐ trải nghiệm - hướng nghiệp 10 226 tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của HĐ trải nghiệm - hướng nghiệp 10
- Chủ đề 1: Thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người học sinh (CTST) (9)
- Chủ đề 2: Xây dựng quan điểm sống (CTST) (7)
- Chủ đề 3: Giữ gìn truyền thống nhà trường (CTST) (8)
- Chủ đề 4: Thực hiện trách nhiệm với gia đình (CTST) (7)
- Chủ đề 5: Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân và phát triển kinh tế gia đình (CTST) (6)
- Chủ đề 6: Vận động cộng đồng cùng tham gia các hoạt động xã hội (CTST) (7)
- Chủ đề 7: Tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương (CTST) (7)
- Chủ đề 8: Định hướng học tập và rèn luyện theo nhóm nghề lựa chọn (CTST) (8)
- Chủ đề 9: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường tự nhiên (CTST) (6)
- Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghệm 10 (18)
Preview text:
KHỞI ĐỘNG
TRÒ CHƠI “TÔI TÊN – TÊN NGHỀ”
Cách chơi: Cả lớp đứng thành vòng tròn. Quản trò tung cho bạn chơi đầu tiên quả bóng giấy.
Trong vòng 10 giây, bạn đó phải nói được tên một nghề mà nghề đó có chữ cái đứng trước tên
nghề trùng với chữ cái đứng ở đầu tên của mình. Ví dụ, tôi tên Lan – tôi biết nghề Lái xe
tải,…Nói xong tên nghề, bạn đó tung quả bóng giấy cho bất kì bạn nào khác. Người nhận
được quả bóng giấy nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ của mình như bạn trước. Trong 10 giây,
bạn nào không nói được tên nghề, bạn đó phải rời khỏi vị trí và đứng vào giữa vòng tròn.
Bóng được tung cho bạn tiếp theo. Những bạn không trả lời được, đứng ở giữa vòng tròn sẽ
thực hiện một hoạt động nào đó theo yêu cầu của các bạn trong lớp, ví dụ: hát và múa phụ họa, nhảy lò cò,…
Luật chơi: Những bạn kể tên nghề sau không được trùng với tên nghề bạn trước đã kể. Chữ
cái đầu tên nghề phải trùng với chữ cái đầu của tên mình. Mỗi người chỉ có thời gian 10 giây
để trả lời. Ai vi phạm những quy định trên là phạm luật và phải dừng cuộc chơi. Người nào
chơi đến khi kết thúc là người thắng cuộc.
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT,
KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 1: Xác định các cách tìm hiểu thông tin về nhóm nghề ở địa phương.
Hoạt động 2: Thực hành tìm hiểu thông tin về các nhóm nghề sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ của địa phương và nhóm nghề em quan tâm.
Hoạt động 3: Sắp xếp theo nhóm các nghề thuộc hoạt động sản xuất,
kinh doanh và dịch vụ của địa phương
Hoạt động 4: Trao đổi về những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe
nghề nghiệp trong các lĩnh vực nghề nghiệp ở địa phương.
Hoạt động 5: Trải nghiệm thực tế nghề nghiệp
Hoạt động 6: Thuyết trình về nghề em mong muốn được làm và cách mang
lại lợi ích cho địa phương.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – KHẢO SÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 1: Xác định các cách tìm hiểu thông tin về nhóm nghề ở địa phương.
Yêu cầu: HS nghiên cứu thông tin sgk trang 61, Hoạt động nhóm 5
phút hoàn thành phiếu nhiệm vụ số 1 (4 nhóm)
PHIẾU NHIỆM VỤ SỐ 1
1. Em có thể tìm hiểu thông tin về nhóm nghề mà em quan tâm ở địa phương
từ các kênh thông tin nào?
2. Chia sẻ các cách thức em tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp mà em quan tâm ở địa phương.
3. Những thông tin nào em quan tâm khi tìm hiểu về nhóm nghề em yêu thích?
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 1: Xác định các cách tìm hiểu thông tin về nhóm nghề ở địa phương.
1. Các kênh tìm hiểu thông tin về nhóm nghề: Các kênh tuyển sinh sinh viên;
Các website giới thiệu về các nhóm ngành nghề; Trên các trang mạng xã hội;
Từ người thân, gia đình, bạn bè. Fixi.vn
website myfuture.edu.eu. JobHop
https://huongnghieptuyensinh.com/
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 1: Xác định các cách tìm hiểu thông tin về nhóm nghề ở địa phương.
2. Cách tìm hiểu thông tin về nhóm nghề: Theo dõi và học hỏi từ người làm
nghề; Tìm hiểu công việc của người làm nghề; Xin ý kiến của bạn bè thầy cô và người thân.
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 1: Xác định các cách tìm hiểu thông tin về nhóm nghề ở địa phương.
3. Những vấn đề cần quan tâm khi tìm hiểu về nhóm nghề:
- Tuổi đời và sự phát triển của nghề
- Cơ hội việc làm và sự phát triển trong tương lai của nghề.
- Môi trường làm việc của nghề.
- Đặc điểm cơ bản của nghề; Yêu cầu về phẩm chất, năng lực; Những điều kiện
đảm bảo an toàn, sức khỏe nghề nghiệp.
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 1: Xác định các cách tìm hiểu thông tin về nhóm nghề ở địa phương. KẾT LUẬN
- Có nhiều cách để tìm hiểu, thu thập các thông tin nghề đang có ở địa phương
như quan sát, tìm đọc tư liệu, sách báo, tra cứu trên internet, phỏng vấn người
lao động, tham quan tìm hiểu, tham gia thực hiện một số hoạt động của nghề,…
- Mỗi cách đều đem đến cho chúng ta những thông tin của nghề ở khía cạnh
nhất định. Vì vậy, cần kết hợp sử dụng nhiều cách tìm kiếm khi tìm hiểu nghề.
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 2: Thực hành tìm hiểu thông tin về các nhóm nghề sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ của địa phương và nhóm nghề em quan tâm.
Yêu cầu: HS nghiên cứu thông tin sgk trang 62, 63, Hoạt động nhóm 5
phút hoàn thành phiếu nhiệm vụ số 2 (3 nhóm)
PHIẾU NHIỆM VỤ SỐ 2
1. Tìm hiểu thông tin về các nhóm nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa
phương theo các nội dung bảng sau: Nhóm
Công việc/Hoạt động đặc Yêu cầu về NL Yêu cầu về PC nghề trưng
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 2: Thực hành tìm hiểu thông tin về các nhóm nghề sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ của địa phương và nhóm nghề em quan tâm.
1. Thông tin về các nhóm nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương:
2. Tìm hiểu thông tin và yêu cầu cơ bản của nhóm nghề em quan tâm.
Stt Các TT cần tìm hiểu Ví dụ 1 Nhóm nghề, nghề.
- Nhóm nghề: Hoạt động dịch vụ.
- Nghề cụ thể: Hướng dẫn viên du lịch 2
Tìm hiểu hoạt động đặc - Dẫn và giới thiệu khách du lịch tham quan tại các địa điểm trưng của nhóm nghề. du lịch.
- Hỗ trợ khách du lịch trong một số trường hợp phát sinh trong hành trình,... 3
Phẩm chất và năng lực - Năng lực: Tự tin giao tiếp bằng ngôn ngữ nước ngoài; thể
của người lao động đối hiện sự hiểu biết lịch sử, địa lí và văn hóa đất nước; thể hiện với nhóm nghề đó
khả năng tổ chức, truyền tải thông tin tốt.
- Phẩm chất: Yêu nước, tự trọng,... 4
Yêu cầu về an toàn và - Đảm bảo an tòan giao thông trên đường.
sức khỏe của nhóm - Tuân thủ kỉ luật của các hành trình du lịch. nghề em quan tâm - An toàn thông tin.
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 2: Thực hành tìm hiểu thông tin về các nhóm nghề sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ của địa phương và nhóm nghề em quan tâm. KẾT LUẬN
Mỗi địa phương đều có nhiều nghề thuộc các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ. Mỗi nhóm nghề đều có những đặc điểm, yêu cầu cơ bản đặc
trưng và những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Biết được các thông tin, yêu cầu cơ bản của mỗi nhóm nghề và điều
kiện đảm bảo an toàn, sức khỏe của từng nhóm nghề không chỉ giúp các em
nhận biết được các nghề đang có ở địa phương mà còn giúp các em có cơ sở
để đối chiếu yêu cầu của nghề với đặc điểm của bản thân, từ đó cân nhắc và
đưa ra lựa chọn nghề vừa phù hợp với bản thân, vừa phù hợp với nhu cầu lao động của địa phương.
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 3: Sắp xếp theo nhóm các nghề thuộc hoạt động sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ của địa phương
Yêu cầu: HS nghiên cứu thông tin sgk trang 63, 64, Hoạt động cặp đôi 5 phút
hoàn thành phiếu nhiệm vụ số 3
PHIẾU NHIỆM VỤ SỐ 3
1. Sắp xếp các nghề dưới đây vào 3 nhóm hoạt động nghề nghiệp: Nhóm hoạt
động sản xuất; Nhóm hoạt động kinh doanh; Nhóm hoạt động dịch vụ
Các nghề: Công nghệ thực phẩm, dược phẩm; Sản xuất đường mía; Kế
toán; Lễ tân; Công nghệ da giầy; Thiết kế thời trang; Dịch vụ vận tải; Chăm
sóc sắc đẹp; Hướng dẫn du lịch; Tài chính ngân hàng; Tiếp thị; Công tác xã hội.
2. Chọn các nghề ở địa phương mà em biết để sắp xếp vào 3 nhóm nghề trên.
3. Mô tả một lĩnh vực nghề nghiệp thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động sản
xuất, kinh doanh và dịch vụ ở địa phương em.
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 3: Sắp xếp theo nhóm các nghề thuộc hoạt động sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ của địa phương
PHIẾU NHIỆM VỤ SỐ 3
1. Sắp xếp các nghề:
- Hoạt động sản xuất: Sản xuất
đường mía; Công nghệ thực phẩm,
dược phẩm; Công nghệ da giày; Thiết kế thời trang
- Hoạt động kinh doanh: Tiếp thị;
Tài chính ngân hàng; Dịch vụ vận tải; Chăm sóc sắc đẹp.
- Hoạt động dịch vụ: Kế toán; Lễ
tân; Hướng dẫn du lịch; Thiết kế thời
trang; Công tác xã hội; Chăm sóc sắc đẹp
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 3: Sắp xếp theo nhóm các nghề thuộc hoạt động sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ của địa phương
PHIẾU NHIỆM VỤ SỐ 3
2. Các nghề ở địa phương:
- Hoạt động sản xuất: Sản xuất quần áo; Sản xuất nông nghiệp thực phẩm
- Hoạt động kinh doanh: Kinh doanh xi măng; Kinh doanh tạp hóa
- Hoạt động dịch vụ: Làm tóc; Chăm sóc, dưỡng da
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN X3UẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 3: Sắp xếp theo nhóm các nghề thuộc hoạt động sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ của địa phương
PHIẾU NHIỆM VỤ SỐ 3
3. Một lĩnh vực nghề nghiệp thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động sản
xuất, kinh doanh và dịch vụ ở địa phương: Hàng tiêu dùng gốm sứ
Quy Trình 5 Bước Làm Đồ Gốm:
Bước 1: Thấu Đất – Khâu Làm Đất.
Bước 2: Chuốt Gốm – Bước Tạo Hình Đồ Gốm.
Bước 3: Trang Trí Hoa Văn. Bước 4: Tráng Men.
Bước 5: Nung Sản Phẩm Gốm
Sau đó dản phẩm được đưa ra bán
và tiêu dùng qua các cửa hàng.
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN X3UẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 3: Sắp xếp theo nhóm các nghề thuộc hoạt động sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ của địa phương
Video quy trình làm đồ gốm
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 4: Trao đổi về những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
trong các lĩnh vực nghề nghiệp ở địa phương.
Yêu cầu: HS nghiên cứu thông tin sgk trang 64, 65, thảo luận nhóm 5 phút hoàn thành
phiếu nhiệm vụ số 4 (4 nhóm)
PHIẾU NHIỆM VỤ SỐ 4
Thảo luận về những yêu cầu đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương theo những gợi ý sau:
- Các công việc của nhóm nghề được thực hiện ở trong nhà hay ngoài trời?
- Người làm các công việc của nghề thường phải sử dụng những công cụ, phương tiện lao động
nào và thường phải thực hiện những thao tác nào? Các công cụ và thao tác này có gây nguy
hiểm cho người lao động không? Nếu có, cần phải làm gì để đảm bảo an toàn lao động?
- Người lao động ở nhóm nghề này có thường xuyên tiếp xúc với hóa chất hoặc những chất gây
độc hại không? Đó là những hóa chất/chất gì? Làm thế nào để đảm bảo an toàn khi phải tiếp xúc
với những hóa chất đó?
- Đòi hỏi về sức khỏe của người lao động với nhóm nghề đó như thế nào? (Ví dụ như lái xe
không bị mắc bệnh mù màu; người làm nghề nuôi thủy sản không bị mắc bệnh về xương khớp,…)
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 4: Trao đổi về những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe
nghề nghiệp trong các lĩnh vực nghề nghiệp ở địa phương.
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 4: Trao đổi về những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe
nghề nghiệp trong các lĩnh vực nghề nghiệp ở địa phương. Làm việc ngoài trời
- Bố trí thời gian làm việc vào thời điểm mát mẻ nhất trong ngày như:
sáng sớm hay chiều muộn. Nếu bắt buộc phải làm việc khi nhiệt độ cao
thì định kỳ sau 45 phút đến 1 tiếng nên nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát khoảng 10 - 15 phút.
- Mặc quần áo rộng, thoáng mát, có khả năng thấm mồ hôi. Sử dụng
quần áo bảo hộ lao động, đội mũ/ nón, đeo kính.
- Không sử dụng đồ uống có cồn, uống nước mát đều đặn trong quá trình
làm việc. Người ra nhiều mồ hôi nên uống thêm nước pha Oresol.
- Thực hiện các biện pháp làm thoáng mát nơi làm việc: sử dụng mái
che, tấm phản chiếu nhiệt, vật liệu cách nhiệt, hệ thống phun sương -
phun nước, hệ thống quạt thông gió, điều hòa…
- Khẩu phần ăn hàng ngày cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng,
vitamin và khoáng chất như: thịt, cá, trứng, rau, trái cây, chất bột đường
(loại hấp thu chậm như ngũ cốc)... để giúp tăng sức đề kháng.
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 4: Trao đổi về những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe
nghề nghiệp trong các lĩnh vực nghề nghiệp ở địa phương.
An toàn khi làm việc trên cao
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 4: Trao đổi về những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe
nghề nghiệp trong các lĩnh vực nghề nghiệp ở địa phương.
An toàn khi làm việc với hóa chất
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 4: Trao đổi về những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe
nghề nghiệp trong các lĩnh vực nghề nghiệp ở địa phương.
An toàn máy móc và an toàn điện
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 4: Trao đổi về những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe
nghề nghiệp trong các lĩnh vực nghề nghiệp ở địa phương. KẾT LUẬN
Những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong các
lĩnh vực nghề nghiệp ở địa phương:
- Quy định thời gian và môi trường làm việc ,
- Các dụng cụ sản xuất, xử lí chất thải, khí thải.
- Chính sách đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.
- Các biện pháp, công cụ ngăn ngừa nguy hiểm.
- Bồi dưỡng, tập huấn an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
- Năng lực thực hiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
- Giám sát và đánh giá đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 5: Trải nghiệm thực tế nghề nghiệp
Yêu cầu: HS hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm để lập kế hoạch,
thực hiện kế hoạch trải nghiệm nghề và báo cáo kết quả trải nghiệm nghề
mà HS quan tâm ở địa phương theo các bước sau:
Bước 1. Cá nhân lập kế hoạch trải nghiệm nghề mà em quan tâm ở
địa phương: HS lập kế hoạch trải nghiệm nghề theo những nội dung sau:
+ Xác định mục tiêu trải nghiệm nghề
+ Xác định thời gian, địa điểm trải nghiệm nghề
+ Xác định nội dung, nhiệm vụ, cách thức tiến hành trải nghiệm nghề
+ Xác định phương tiện thực hiện
Bước 2. Lập kế hoạch trải nghiệm nghề ở địa phương theo nhóm
Bước 3: Trình bày kế hoạch trải nghiệm nghề em quan tâm ở địa phương
Bước 4. Thực hiện kế hoạch trải nghiệm nghề/nhóm nghề
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 5: Trải nghiệm thực tế nghề nghiệp
Tiết này: Các nhóm báo cáo việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch
và kết quả trải nghiệm nghề ở địa phương
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 6: Thuyết trình về nghề em mong muốn được làm
và cách mang lại lợi ích cho địa phương.
Học sinh hoạt động cá nhân, dựa vào nội dung gợi ý trong sgk trang 66, 67, hoàn thành 2 yêu cầu sau:
1. Thuyết trình về nghề em muốn làm trong tương lai.
2. Trao đổi về cách em có thể mang lại lợi ích cho địa phương từ nghề mà em muốn làm.
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 6: Thuyết trình về nghề em mong muốn được làm
và cách mang lại lợi ích cho địa phương.
1. Ví dụ về nghề em muốn làm trong tương lai. - Nghề em thích: May
- Nghề em có khả năng: May
- Nghề xã hội cần: Người sản xuất
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 6: Thuyết trình về nghề em mong muốn được làm
và cách mang lại lợi ích cho địa phương.
2. Cách em có thể mang lại lợi ích cho địa phương từ nghề em mong muốn
và đưa ra biện pháp đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, tuyên truyền…
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm của nghề bằng quy trình thực hiện và quản lí khoa học.
- Đẩy mạnh truyền thông, quảng bá về sản phẩm trong và ngoài nước.
- Thu hút lao động tại địa phương, tạo việc làm, góp phần ổn định xã hội ,...
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 6: Thuyết trình về nghề em mong muốn được làm
và cách mang lại lợi ích cho địa phương.
Lập nghiệp từ nghề may
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 6: Thuyết trình về nghề em mong muốn được làm
và cách mang lại lợi ích cho địa phương.
Tương lai ngành dệt may Việt Nam
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – KHẢO SÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
HS hoàn thành bảng tự đánh giá: đánh dấu X vào mức độ mình đạt được
BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA HS
Họ và tên HS:…….……………….……..Lớp:……………… Nội dung Tốt Đạt CĐ
1. Em xác định được các cách tìm hiểu thông tin về các nhóm nghề ở địa phương.
2. Em tìm hiểu được thông tin về các nhóm nghề sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở địa phương.
3. Em tìm hiểu được các thông tin và yêu cầu cơ bản về các nhóm nghề em quan tâm;
yêu cầu về năng lực, phẩm chất theo nhóm nghề.
4. Em sắp xếp được các nghề thuộc hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở địa phương.
5. Em chỉ ra được những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong
từng lĩnh vực nghề nghiệp ở địa phương.
6. Em lập và thực hiện được kế hoạch trải nghiệm thực tế nghề nghiệp.
7. Em phân tích được phẩm chất và năng lực cần có của người lao động thông qua một số nghề cụ thể.
8. Em thuyết trình được về nghề em mong muốn làm trong tương lai.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1. Tìm hiểu phẩm chất, năng lực cần có của người lao động và yêu cầu của
nhà tuyển dụng: Gặp gỡ những người làm nhiệm vụ tuyển dụng lao động hoặc
tìm đọc trên các báo (báo Đầu tư, báo Lao động)… tra cứu trên internet để tìm
hiểu năng lực, phẩm chất cần có của người lao động làm nghề mà em quan
tâm. Phân tích phẩm chất, năng lực đó đối chiếu với bản thân để xác định
những phẩm chất, năng lực cần rèn luyện cho phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của người em quan tâm.
2. Rèn luyện bản thân theo yêu cầu của nghề em quan tâm.
Document Outline
- Slide 1
- Slide 2
- Slide 3
- Slide 4
- Slide 5
- Slide 6
- Slide 7
- Slide 8
- Slide 9
- Slide 10
- Slide 11
- Slide 12
- Slide 13
- Slide 14
- Slide 15
- Slide 16
- Slide 17
- Slide 18
- Slide 19
- Slide 20
- Slide 21
- Slide 22
- Slide 23
- Slide 24
- Slide 25
- Slide 26
- Slide 27
- Slide 28
- Slide 29
- Slide 30
- Slide 31
- Slide 32