Chủ đề: phân tích mối quan hệ giữa dân tộc với tôn giáo ở Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Chủ đề: phân tích mối quan hệ giữa dân tộc với tôn giáo ở Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học(CN01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIAO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN ---o0o--- MÔN HỌC
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Chủ đề:
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN TỘC VỚI TÔN
GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ
ĐÓ ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA ĐẤT
NƯỚC, ĐẾN ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN CỦA TỔ QUỐC
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thúy Vi
Thực hiện: NHÓM 7 (Thứ 5 ca 2)
TPHCM, ngày… tháng 05 năm 2022
DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT HỌ VÀ TÊN MSSV
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 1 Phan Hồ Kim Ngân*
22115259 Nhóm trưởng, phân chia công việc, tổng hợp, chỉnh sửa 2 Phạm Vũ Yến Nhi
22103664 Tìm kiếm thông tin (chương 2) 3 Nguyễn Thị Kim Ngân
22104164 Tìm kiếm thông tin (chương 2) 4 Nguyễn Thị Ngọc Ngân
22111741 Tổng hợp, chắc lọc thông tin cho Power point 5 Nguyễn Đông Ngân
22113034 Làm phần Power point 6 Trương Quốc Khánh
22100107 Tìm kiếm thông tin (chương 1) + phần I, III
Tổng hợp, chỉnh sửa thông tin và hoàn thành bài Word Thuyết trình 7 Lê Thị Hồng Ngân
22114879 Tìm kiếm thông tin (chương 2) Thuyết trình 8 Võ Thị Kim Ngân
22113944 Tạo trò chơi mini game 9 Trần Thanh Ngân
22105768 Tìm kiếm thông tin (chương 2) Thuyết trình 10 Hoàng Thị Hiếu Ngân
22122731 Tìm kiếm và bổ sung thông tin + Ví dụ (chương 2) 11 Nguyễn Hoàng Minh
22108436 Tìm kiếm thông tin (chương 3) MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................... ...... ......... ....1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................... ...... ...... ......... ......1
2. Ý nghĩa của bài thuyết trình.......................................................................... ...... .....1
II. PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: Giới thiệu về đặc điểm dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam.........................2
1. Đặc điểm của dân tộc ở Việt Nam:... ............... ..................................................2
2. Đặc điểm của tôn giáo ở Việt Nam:............................................................. ......2
CHƯƠNG 2: Phân tích mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay...2
1. Đặc điểm quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam........................ ....................2
2. Định hướng giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. .5
CHƯƠNG 3: Ảnh hưởng của mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo đến sự ổn định
chính trị - xã hội của đất nước, đến độc lập, chủ quyền của Tổ quốc....... ....................6
1. Về mặt tiêu cực:................................................................................................ .6
2. Về mặt tích cực:................................................................................................ .6
3. Để giữ mối quan hệ giữa dân tộc với tôn giáo ở Việt Nam đến sự ổn định chính
trị - xã hội của đất nước đến độc lập, chủ quyền của Tổ quốc...............................7
III. KẾT LUẬN............................................................................................................. .....8
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ ...... ......8
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... ...9 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ nghĩa khoa học xã hội là một trong ba bộ phận cấu thành nên Chủ
nghĩa Mác-Lênin. Nó trực tiếp luận giải con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trên con đường đó c ó rất nhiều vấn đề chúng ta cần giải quyết như: vấn đề dân
tộc, giai cấp; vấn đề văn hóa, con người… Trong đó vấn đề dân tộc và tôn giáo
là những vấn đề nhạy cảm hơn cả.
Việt Na m là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Theo số liệu thống kê
có khoảng 80% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có
gần 20 triệu tín đồ c ủa 6 tôn giáo lớn. Các tôn giáo có mối quan hệ rộng rãi. Vì
vậy, mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở nước ta khác là phức tạp, đòi hỏi chúng
ta phải có chính sách, chủ trương trong bối cảnh mở cửa, hội nhập quốc tế và
vấn đề dân tộc và tôn giáo thế lực thù địch vẫn tìm mọi c ách để lợi dụng chống
lại ý nghĩa của một đất nước xã hội chủ nghĩa. C hính vì điều đó mà chúng ta
cần phải hiểu biết tường tận và chính xác về dân tộc và tôn giáo để giữ vững
lập trường tránh xa vào vòng quay của những kẻ gian muốn lợi dụng chúng ta
vào những mục đích xấu.
Đây cũng chính là lý do chúng em lựa chọn đề tài “Mối quan hệ giữa
dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam, ảnh hưởng của mối quan hệ đó đế n sự ổn định
chính trị-xã hội c ủa đất nước đến độc lập, chủ quyền của Tổ quốc” làm chủ đề thuyết trình của nhóm.
2. Ý nghĩa của bài thuyết trình
Qua bài thuyết trình này nhóm chúng mình mong muốn sẽ đưa ra cho
các bạn những kiến thức về tôn giáo, dân tộc và mối quan hệ giữa dân tộc và
tôn giáo và ảnh hưởng của mối quan hệ đó đến Việt Nam hiện nay. Cùng với đó
là các chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề dân tộc-tôn
giáo. Như là chính sách dân tộc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh-
quốc phòng. Còn về chính sách tôn giáo như là đại đoàn kết dân tộc, công tác
vận động quần chúng, vấn đề theo đạo và truyền đạo,… Giúp các bạn hiểu rõ
hơn về các chính sách và chủ trương của Nhà nước và để tránh được các tổ
chức xấu lợi dụng vấn đề này để xuyê n tạc chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa ta. 1 II. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Giới thiệu về đặc điểm dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam
1. Đặc điểm của dân tộc ở Việt Nam:
Việt Nam là một quốc gia đa tộc người có những đặc điểm nổi bật sau đây:
Có sự chênh lệch về dân số giữa các tộc người
Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng
Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển không đồng đều
Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời trong
cộng đồng dân tộc - quốc gia thống nhất
Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên s ự phong phú,
đa dạng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất
2. Đặc điểm của tôn giáo ở Việt Nam:
Việt nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo
Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hòa bình và không
có xung đột, chiến tranh tôn giáo
Tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lòng
yêu nước, tinh thần dân tộc
Hàng ngũ chức sắc các tôn giáo có vai trò, vị trí quan trọng trong giáo
hội, có uy tín, ảnh hưởng với tín đồ
Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài
Tôn giáo Việt Nam thường bị các thế lực phản động lợi dụng
CHƯƠNG 2: Phân tích mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
1. Đặc điểm quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam
Quan hệ dân tộc và tôn giáo là sự liên kết, tác động qua lại, chi phối lẫn
nhau giữa các dân tộc với tôn giáo trong nội bộ một quốc gia, hoặc giữa các
quốc gia với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc giải quyết mối
quan hệ này như thế nào có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định chính trị và phát
triển bền vững của mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo.
Quan hệ dân tộc và tôn giáo được hiểu hiện dưới nhiều cấp độ, hình thức
và phạm vi khác nhau. Ở nước ta hiện nay, mối quan hệ này có những đặc điểm
mang tính đặc thù cơ bản sau:
- Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; quan hệ
dân tộc và tôn giáo được thiết lập và củng cố trên cơ sở cộng đồng quốc gia -
dân tộc thống nhất. Từ lịch sử đến hiện tại, các tôn giáo luôn đồng hành cùng
dân tộc, đều có ý thức rất rõ về cội nguồn quốc gia dân tộc.
VD: Thời chiến: Nhiều nhà thờ Công giáo cùng với những ngôi chùa
của đạo Phật, thánh thất của đạo Cao Đài đã là nơi nuôi giấu cán bộ, bộ đội.
Không ít chức sắc và bà con giáo dân quên mình hy sinh cho sự sống còn của 2
đất nước, của dân tộc, nhiều vị đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng.
Hình chùa Ngọc Đới nơi nuôi dưỡng cán bộ Cách mạng
Thời bình: Từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 8 Giáo hội Phật giáo Việt
Nam đã ủng hộ 2 tỉ đồng cho Quỹ phòng, chống COVID-19 qua Ủy ban Trung
ương MTTQ Việt Nam; 3, 5 tỉ đồng cho Quỹ vắc xin của C hính phủ; 135 tỉ
đồng cho quỹ vắc xin qua MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố. Ngoài ra, Giáo
hội Phật giáo cũng ủng hộ nhiều thiết bị y tế. Tổng trị giá ước tính 382,5 tỉ đồng.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam ủng hộ 1 tỷ đồng cho quỹ phòng chống Covid-19
- Thứ hai, quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam chịu sự chi phối
mạnh mẽ bởi tín ngưỡng truyền thống. Ở Việt Nam, tín ngưỡng tôn giáo được
biểu hiện ở nhiều cấp độ trên phạm vi cả nước. Ở cấp độ gia đình thì thờ cúng 3
tổ tiên là chủ yếu. Ở cấp độ làng xã thì thờ Thần hoàng làng, những người có
công xây dựng làng hay những người có công với đất nước. Ở cấp độ quốc gia
chính là sự hội tụ đoàn kết c ủa cộng đồng dân tộc, cả nước hướng về cội nguồn
cung là vua Hùng. Như vậy, chính tín ngưỡng truyền thống đã làm nên nét đặc
thù trong quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam, thậm chí nó còn chi phối
mạnh mẽ làm biến đổi nền văn hóa, hay các tôn giáo bên ngoài khi du nhập vào Việt Nam.
VD: Khi Công giáo du nhập vào Việt Nam cũng đã bị chi phối mạnh mẽ bởi tín
ngưỡng truyền thống. Người Công giáo ở Việt Nam thực hiện thờ cúng tổ tiên
vào các dịp như Tết Nguyên đá, lễ các đẳng, đám tang, đám giỗ, cưới xin,…
Người Công giáo thờ chúng tổ tiên
- Thứ ba, các hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh làm
ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
VD: Cuối năm 2017, xuất hiện tôn giáo có tên gọi là “Hội Thánh Đức Chúa
Trời” hay còn gọi là “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ”. Luật Tín ngưỡng, tôn
giáo của Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo
một tôn giáo nào của công dân. Tuy nhiên, “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” lại
chủ ý phát triển nhanh, rộng tôn giáo của họ bằng cách ép buộc, mua chuộc, dụ
dỗ. Về thần quyền, họ dọa dẫm tín đồ nếu không theo, không đi sinh hoạt,
không từ bỏ gia đình, bàn thờ… sẽ không được làm “lễ vượt qua”, khi chết sẽ
bị đày xuống “hồ lửa”.
Buổi sinh hoạt của Hội thánh đức Chúa trời 4
- Thứ tư, các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng vấn đề dân tộc và
vấn đề tôn giáo nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình”, nhất là tập trung ở 4 khu
vực trọng điểm: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền
Trung. Nhằm mục đích tuyên truyền xuyên tạc, kích động tư tưởng tự trị, ly
khai, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi để phá hoại mối quan hệ dân tộc và tôn giáo, từ
đó âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo ở nước ta.
VD: "Tà đạo Hà M òn", "tà đạo Y Gyin" hay "Công giáo Đề-ga" xuất hiện từ
cuối năm 1999 tại các làng thuộc xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.
Những người theo tà đạo Hà Mòn được khuyến khích không tham gia sinh hoạt
với c ô ng đồng và tách ra thành các nhóm riêng biệt, gây ra khoảng cách vô
hình giữa một bộ phận quần chúng nhân dân với cấp ủy, chính quyền địa
phương, gây mâu thuẫn giữa những người theo tà đạo Hà Mòn với bà con theo
đạo Công giáo hoặc không theo tôn giáo; tổ chức đám cưới không đăng ký kết hôn; không chấp hành lê
nh khám tuyển nghĩa vụ quân s ự; hạn chế tiếp xúc với “người lạ”.
Các đối tượng cầm đầu Tà đạo Hà Mòn
2. Định hướng giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
Để giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc và tôn giáo, Đảng C ộng sản Việt
Nam chỉ rõ: “… Nghiêm trị những âm mưu, hành động c hia rẽ, phá hoại khối
đại đoàn kết dân tộc… Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh
với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại
đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật”.
Trên cơ sở nhận diện rõ các đặc điểm của quan hệ dân tộc và tôn giáo ở
nước ta hiện nay, quá trình giải quyết mối quan hệ này cần quán triệt một số quan điểm sau:
Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo, củng cố khối đại
đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết tôn giáo vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu
dài và cấp bách của cách mạng Việt Nam
Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đặt trong mối quan hệ với
cộng đồng quốc gia - dân tộc thống nhất theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của nhận dân, quyền các dân tộc thiểu số, đồng thời kiên 5
quyết đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo vào mục đích chính trị.
CHƯƠNG 3: Ảnh hưởng của mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo
đến sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước, đến độc lập, chủ quyền của Tổ quốc.
1. Về mặt tiêu cực:
Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm,
dễ thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Đây cũng là lĩnh vực dễ
bị lợi dụng vào các hoạt động gây c hia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn
định chính trị - xã hội. Việt Nam là quốc gia với chủ trương “tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo”.
Tuy nhiên, với những tác động c ủa tình hình quốc tế, mặt trái của toàn
cầu hóa và cơ chế thị trường, âm mưu “chính trị hóa tôn giáo” của các thế lực
thù địch đã làm cho đời sống tôn giáo bị tác động và không ngừng biến đổi,
tiềm ẩn nhiều “nguy cơ”, nổi lên của các vấn đề như: Lợi dụng hoạt động tôn
giáo vi phạm pháp luật, thậm chí mang “màu sắc chính trị”, lợi dụng một số bất
cập trong quản lý tôn giáo để xuyên tạc chủ trương, đời lối của Đảng, chính
sách, pháp luật c ủa Nhà nước, gây mâu thuẫn nội bộ, tranh giành chức quyền,
hoạt động tôn giáo xa rời chuẩn mực đạo đức và văn hóa truyền thống dân tộc,
… trong một số tổ chức tôn giáo xuất hiện một số hội nhóm mang danh tôn giáo đạo lạ.
Những vấn đề nêu trên không chỉ gây khó khăn cho c ông tác tôn giáo
mà c òn là nguyên nhân và điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành
các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội.
Điển hình như, lợi dụng sự cố môi trường ở các tỉnh miền Trung cho
Formosa gây ra, một số chức sắc cực đoan trong Công giáo thuộc giáo phận
Vinh đã tổ chức, kích động giáo dân biểu tình, tuần hành dưới danh nghĩa “bảo
vệ môi trường”, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự tại các địa phương, gây
bức xúc trong quần chúng nhân dân những người không theo tôn giáo, khiến
cho mối quan hệ đoàn kết lương - giáo c ó nơi, có lúc bị rạn nứt nghiêm trọng.
Ngoài ra còn những vụ việc như: vụ tổ chức “tin lành đấng Christ” ở Tây
Nguyên đã tập hợp lực lượng cho những mưu đồ chống phá Việt Nam, vụ chùa
Ba Vàng “thỉnh vong tiền tỉ” gây nhức nhối xã hội và nhân dân.
“Linh mục Nguyễn Đình Thục cầm loa kêu gọi, kích động người dân”
2. Về mặt tích cực: 6
Mối quan hệ dân tộc và tôn giáo góp phần chế ngự các hành vi phi đạo
đức. Do tuân thủ các điều răn dạy, giáo điều của các tôn giáo (Phật giáo, Công
giáo,…), nhiều tín đồ đã sống và ứng xử đúng đạo lý, góp phần làm cho xã hội
trong sạch hơn, tốt đẹp hơn bài trừ tệ nạn xấu, giúp con người yêu thương đùm
bọc nhau hơn. Như là các buổi thuyết giáo, buổi từ thiện, đóng góp xây nhà
thờ, chùa chiền, giúp đỡ những người kém may mắn trong xã hội.
Đặc biệt là ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần con người. Với
tư cách là một bộ phận của ý thức hệ, tôn giáo đã đem lại cho c ộng đồng xã
hội, cho mỗi khu vực, mỗi dân tộc những biểu hiện độc đáo trong cách cư xử,
lối sống, phong tục, tập quán, trong các yếu tố văn hóa vật chất cũng như là tinh thần.
3. Để giữ mối quan hệ giữa dân tộc với tôn giáo ở Việt Nam đến sự ổn
định chính trị - xã hội của đất nước đến độc lập, chủ quyền của Tổ quốc.
Thực tiễn cho thấy, các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, vấn đề tôn
giáo để chia rẽ khối đạ i đoàn kết dâ n tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội vì
họ còn có những môi tr ường, điều kiện nhất định. Môi trường, điều kiện đó
xuất phát từ tính chất nhạy của của tôn giáo. Do đó, để làm tốt công tác quản lý
nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những phương pháp hữu hiệu để
tạo lòng tin của giáo dân đối với đường lối, chính sách về tôn giáo của Đảng,
nhà nước, để thu hẹp mưu đồ lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống phá. Để
thực hiện tốt nhiệm vụ trên, thì cần thực hiện 4 giải pháp sau:
- Thứ nhất, nâng cao đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống
văn hóa ở các khu dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội, phê phán và
ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, mê tín, dị đoan.
- Thứ hai, đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là
mục tiêu trong thực thiện c ông tác tôn giáo. Đoàn kết là truyền thống cực kỳ
quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, chính tinh thần đoàn kết để dựng nước
và giữ nước, người có đạo khác nhau, giữa người có đạo và không có đạo ở
Việt Nam luôn có sự tôn trọng, chung sống hòa hợp.
- Thứ ba, Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người.
Đây là sự khái quá t đầy đủ chủ trương nhất quán của Đảng ta đối với vấ n đề tự
do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo. Đảm bảo ở đây là bao
hàm cả sự tôn trọng, quan tâm, tạo điều kiện về mặt pháp lý lẫn thực tế đối với
quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người. Đối tượng đảm bảo ở đây được
mở rộng là “con người”, không những là tổ chức, “nhân dân”, “công nhân” ở
trong nước mà còn là tổ chức, cá nhân nước ngoài có tôn giáo khi học sinh
sống, học tập, làm việc tại Việt Nam cũng như người Việt ở nước ngoài khi về quê hương.
- Thứ tư, sự chủ động trong tiến hành công tác tôn giáo. Chủ động lắng
nghe, giải quyết kịp thời nguyện vọng chính đáng của nhân dân là quan điểm
thực tiễn sinh động khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, vai trò
lãnh đạo đất nước không thể thay thế được của Đảng Cộng sản Việt Nam. Công
tác tôn giáo cũng vậy, cần c ó sự chủ động để kịp thời phát huy những tác động
tích cực, hạn chế, phê phán, đấu tranh, xử lý các biểu hiện tiêu cực liên quan đến tôn giáo. 7 8 III. KẾT LUẬN
Tóm lại, nhậ n diện rõ những đặc điểm của quan hệ dân tộc và tôn giáo ở
nước ta hiện nay để một mặt tiếp tục phát huy hiệu quả và tăng cường mối quan
hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo tạo sự đồng thuận, đoàn kết dâ n tộc, đoàn
kết tôn giáo nhằm xây dựng một nước VIệt Nam dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
Mặt khác, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn mọi tác động tiêu cực và
kiên quyết đấu tranh chống mọi hành động lợi dụng quan hệ dân tộc và tôn
giáo gây mất trật tự an toàn xã hội, gây mất ổn định chính trị và phác họa sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa nước ta hiện nay. LỜI CẢM ƠN
"Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Hoa
Sen đã đưa môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học vào trương trình giảng dạy.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô Nguyễn
Thúy Vi đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời
gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Kỹ năng giao tiếp của
cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả,
nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để e m
có thể vững bước sau này.
Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa
Mac – Lenin, đây là ngành nghiên cứu sự vận động của xã hội, thủ tiêu chủ
nghĩa tư bản, xây dựng xã hội chủ nghĩa, xã hội cộng sản chủ nghĩa. Môn Chủ
nghĩa xã hội khoa học sẽ giúp chúng em có cái nhìn s â u hơn về phân tích, lập
luận và thuyết trình phục vụ cho công việc. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn
nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em
đã c ố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những
thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để
bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!” 9