-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chủ nghĩa lãng mạn - giới thiệu sơ lược về các đặc điểm của văn học lãng mạn | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chủ nghĩa lãng mạn - giới thiệu sơ lược về các đặc điểm của văn học lãng mạn | Trường Đại học Sư phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào
Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn 131 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Chủ nghĩa lãng mạn - giới thiệu sơ lược về các đặc điểm của văn học lãng mạn | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chủ nghĩa lãng mạn - giới thiệu sơ lược về các đặc điểm của văn học lãng mạn | Trường Đại học Sư phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào
Môn: Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn 131 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư Phạm Hà Nội
Preview text:
Chủ nghĩa lãng mạn
Chủ nghĩa lãng mạn là một trào lưu văn học, một phương thức sáng tạo, mang nội
dung xã hội cụ thể, điển hình là ở Tây Âu sau cuộc Đại cách mạng tư sản Pháp năm 1789.
Và chủ nghĩa lãng mạn tồn tại hai xu hướng tích cực và tiêu cực, có quan hệ rất chặt chẽ
nhưng phức tạp với nhau.
I. Cơ sở xã hội và ý thức a) Cơ sở xã hội
Cuộc Đại Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã đánh đổ chế độ phong kiến. Mở ra một
bước ngoặt vĩ đại không chỉ đối với Pháp mà còn đối với cả Châu Âu. Chính sự sụp đổ
của chế độ phong kiến và sự hình thành quan hệ xã hội mới đã tác động sâu sắc đến tư
tưởng tình cảm của mọi tầng lớp trong xã hội.
Dẫn: Một mặt đưa lại sự bất mãn cho lớp người này muốn bảo vệ hay còn luyến tiếc cái
cũ, mặt khác không đáp ứng được sự chờ đợi của lớp người kia mà hiện thực tư sản đã
làm tan vỡ những hi vọng mà họ đặt vào cánh mạng trước đây.
Chủ nghĩa lãng mạn ra đời và dựa trên ý thức hệ giai cấp mà phân thành 2 khuynh hướng:
Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực: Là sự phản kháng của những người quý tộc trước cánh
mạng Pháp, bất bình với trật tự xã hội mới, lo sợ trước phong trào quần chúng, hoang
mang dao động vì tương lai mờ mịt, luyến tiếc cái thời anh liệt nay không còn nữa.
Chủ nghĩa lãng mạn tích cực thì “phản ánh sự chống đối của tầng lớp dân chủ tư sản cấp
tiến”, thể hiện sự “bất bình với những thành quả thực tế của cách mạng. Bởi vì “ những
cơ cấu mới tưởng hợp lí hơn so với trước kia, không hợp lí… Phương châm bác ái thực
hiện bằng sự lừa bịp và đố kị trong cạnh tranh… thay cho thanh kiếm, đồng tiền đã trở
thành đòn bẩy quan trọng của xã hội” b) Cơ sở ý thức
Chủ nghĩa lãng mạn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng và triết học duy tâm cổ điển Đức
Về chủ nghĩa xã hội không tưởng có tác động đến chủ nghĩa lãng mạn với hai nguồn khác nhau:
- Chủ nghĩa xã hội tiến bộ và chủ nghĩa xã hội không tưởng của Owen và Phurie “nhìn
vào hướng phát triển thực tế, và thực tế là họ đi trước sự phát triển đó”.
- Simondi “không dự đoán tương lai mà phục hồi quá khứ; ông ta không nhìn ra phía
trước, nhưng nhìn lại, mơ ước đình chỉ mọi sự chuyển biến.”
=> Cả hai xu hướng đều lấy lí tưởng đối lập với thực tại, nhưng nội dung và tính chất của
lí tưởng hoàn toàn khác nhau.
- Đồng thời triết học duy tâm cổ điển đức với chủ nghĩa lãng mạn, có mối liên hệ mật
thiết. Những quan điểm triết học và mĩ học đề cao con người đã phản ánh sự phát triển
mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong xã hội tư sản cận đại, nâng cao sự tôn nghiêm,
khẳng định ý thức tự chủ ở con người.
=> Mối tương quan chằng chịt phức tạp, các nhà văn lãng mạn tích cực và tiêu cực sẽ
khai thác theo những khía cạnh thích hợp với quan niệm của mình
II). Nhân vật trung tâm
Chủ nghĩa lãng mạn tích cực:
- Con người lí tưởng của chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực thoát li thực tế, quay về với
quá khứ, hoặc đi vào mộng, hoặc thu mình trong cái tôi nhỏ bé.
- Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực tìm cách làm cho con người thỏa hiệp với thực tại
bằng cách tô vẽ thực tại, hay là trốn tránh thực tại để đi sâu vào thế giới nội tâm
với những tư tưởng về những bí ẩn thiên định của cuộc đời, về ái tình và cái chết.
Ví dụ 1 : Nhân vật trữ tình của Lamáctin ca ngợi cái chết, mà nếu sống thì với một tâm trạng cô đơn não nuột:
“Khi lá rừng xa rời về đồng cỏ
Để gió chiều hôm cuốn vội thung sâu
Và thân tôi như tấm lá úa màu
Gió hỡi gió, cuốn ta đi cùng lá”
(Trầm tư đầu tiên: “Hiu quạnh”)
Ví dụ2: Nhân vật Rơnê trong tác phẩm cùng tên của Satôbriăng bỏ tổ quốc pháp ra đi
sang sống với người da đỏ châu Mĩ, không phải chỉ là câu chuyện di chuyển về thời gian,
mà còn là việc quay ngược lại thời gian – từ bỏ văn minh châu Âu quay về sống với những bộ tộc bán khai.
Điều đó thể hiện lí tưởng xã hội thoát li hiện thực của chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực.
Rơnê không chỉ bỏ gia đình mà còn từ tổ quốc bởi vì nước Pháp sau cách mạng không
còn là tổ quốc của những thành niên quý tộc như Rơnê nữa.
Điều thể hiện đúng nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực ở Pháp, đó là sự
phản ứng chống lại Đại cách mạng tư sản Pháp. Rơnê chán chường, buồn, bất lực, cô liêu
với một trạng thái tâm hồn mông lung ảo não. Đó là cái tình chung của các nhân vật lãng mạn tiêu cực.
Chủ nghĩa lãng mạn tích cực:
- Chủ nghĩa lãng mạn tích cực tăng cường ý chí con người đối với cuộc sống, thực
tỉnh lòng bất phục tùng đối với thực tại, đối với con người áp bức.
- Nhân vật trung tâm của chủ nghĩa lãng mạn tích cực là những con người phản
kháng, những chiến sĩ đấu tranh đòi giải phóng nhân loại bị áp bực, hướng về một
tương lai tốt đẹp nhưng còn mơ hồ, theo đuổi một lí tưởng tích cực mặt dù rất không tưởng.
Ví dụ : Giăng Vangiăng trong “Những người khốn khổ” của Víchto Huygô chỉ vì đánh
cắp một mẩu bánh mì để nuôi một đàn cháu nhỏ mà bị tất cả 9 năm tù khổ sai. Ông luôn
tìm cách vượt ngục, cuối cùng ra tù và trở thành một người đạo đức cao cả. Trong xưởng
may, ông rất quan tâm đến đời sống của cô thợ Phăngtin xấu số. Ngoài xã hội, ông tìm
cách chuộc tội cho người bị bắt oan. Cách mạng bùng lên, ông chiến đấu ngoài chiến lũy
bên cạnh những chiến sĩ cộng hòa.. cuộc đời và tính cách của ông với những nét riêng
của nó có tính chất tiêu biểu cho nhân vật lãng mạn tích cực, tương trưng cho lí tưởng “
lấy điều thiện để chống lại điều ác”. Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng,
qua nhân vật Giăng Vangiăng, Víchto Huygô muốn nêu lên rằng việc tu dưỡng đạo đức,
lòng yêu thương con người có thể cải tạo được xã hội.
III). Nguyên tắc khắc họa tính cách.
- Nếu chủ nghĩa cổ điển xây dựng tính cách rất ý đến cái chung, ý nghĩa khái quát, mà
coi nhẹ cái riêng, cá tính, thì ngược lại, chủ nghĩa lãng mạn lại coi trọng vẻ riêng, cái độc
đáo, thấm chí nhận mạnh đến mức cực đoạn, phi thường, ngoại lệ.
- Chủ nghĩa lãng mạn tích cực thường đem những nhân vật có tình cảm mạnh mẽ và lí
tưởng đẹp đẽ để đối lập với thực tế nghèo nàn và thù địch chung quanh.
Ví dụ: Nhân vật Traiđơ Harôn trong Du kí Traiđơ Harôn của Bairơn từ bỏ đất nước Anh
ra đi không chút luyến tiếc và với một vẻ khinh miệt đối với xã hội đương thời.: “12
Neo được nhổ, buồm rất căng, gió lộng
Đưa tàu Childe rời bến để lên đường.
Con tàu nhỏ khẽ lắc lư theo sóng,
Cây trên bờ nhàn nhạt giữa mù sương.
Có thể chàng đang lưu luyến quê hương,
Đứng tư lự giữa biển trời yên lặng,
Không buồn than như đám khách bình thường,
Chỉ hờ hững bâng khuâng thả hồn theo sóng trắng.”
(Du kí Traiđơ Harôn của Bairơn)
- Chủ nghĩa lãng mạn tích cực không tái hiện được tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
Ví dụ : Giăng Vangiăng một mặt được mô tả như nạn nhân của bất công xã hội, mặt khác
cũng tượng trưng cho sự tu nhân tích đức, cho sự cảm hóa tận thiện mĩ. Điều này cũng
hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa hiện thực.
Cho nên tính cách trong chủ nghĩa lãng mạn tích cực không có lôgíc nội tại khách
quan, mà phát triển chuyển biến theo ảo tưởng chủ quan của nhà văn. IV) Thi Pháp
Sự đối lập giữa chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn tích cực
- Chủ nghĩa cổ điển hạn chế đề tài, thiên về những cái cao cả, phân biệt những đề tài thấp hèn.
Vd: Ở chủ nghĩa cổ điển họ chia ra thể loại “thượng đẳng” gồm bi kịch, sử thi, tụng ca và
thể loại “hạ đẳng” gồm có hài kịch, trào phúng, thơ ngụ ngôn ,..
Dẫn: khác với việc lấy tự nhiên làm đối tượng mô phỏng ở chủ nghĩa cổ điển và tự nhiên
được chủ nghĩa cổ điển lựa chọn là “cái tự nhiên đẹp” thì
- Chủ nghĩa lãng mạn tích cực chủ trương mở rộng đề tài, đưa nhưng cái cao quý lẫn
thấp hèn, cái cao cả lẫn cái kệch cỡm, cái xấu lẫn cái đẹp vào văn học nghệ thuật.
Vd 1: Tựa kịch “ Crômoen” của Vichsto Huygô
“ Nàng thơ hiện đại” “ sẽ cảm thấy trong sự sáng tạo không phải cái gì của con người
cũng đẹp cả, mà cái xấu ở bên cái đẹp, cái dị dạng bên cạch cái duyên dáng, cái thô kệch
ở phía sau cái trác việt, cái xấu đi với cái tốt, bóng tối đi với ánh sáng.
Vd2: Trong “Nhà thờ Đức Bà Paris” Huygô đã miêu nhân vật Quasimodo có “khuôn mặt
người và tay chân súc vật”, “nó giống con vật bò sát tự nhiên” nhưng ẩn sau cái vẻ ngoài
xấu xí dị dạng ấy là một vẻ đẹp và một lòng bác ái phù hợp với kinh Phúc âm và Huygô
đã chọn Quasimodo làm biểu tượng cho Nhà thờ Đức bà
- Chủ nghĩa lãng mạn đề cao chất trữ tình trong sáng tác. Một số nhà phê bình Pháp định
nghĩa chủ nghĩa lãng mạn là “ chủ nghĩa trữ tình”. “Cái tôi đáng ghét” được khôi phục.
Cái tôi ở đây tràn đầy mãnh liệt, vui buồn, yêu thương… . Đề tài tình yêu rất dồi dào với
việc xóa bỏ phân biệt thiếu dân chủ về thể loại của chủ nghĩa cổ điển. Kịch và tiểu thuyết
thấm đượm chất trữ tình: “Hénani” của Víchto Huygô, “Du kí Traiđơ Harôn” của Bairơn…
- Chủ nghĩa lãng mạn coi trọng thiên nhiên, kêu gọi “trở về với thiên nhiên”. Xem thiên
nhiên là nơi ẩn dật, nguồn an ủi để chống lại cái phủ phàng, bất công, nhỏ nhen của xã
hội và cũng là nơi giàu thanh sắc trong tác phẩm của họ.
Vd: Du kí Traiđơ Harôn của Bairơn, tuyên truyền rằng khi Du kí Traiđơ Harôn ra đời
người ta đua nhau ca ngợi biển cả và du ngoạn những thắng cảnh ở Vơnidơ nhiều hơn: “ 15
Trước mặt Childe là một miền xinh đẹp,
Với rừng cây cùng thôn xóm, núi đồi
Được thượng đế luôn ra ân ban phép
Cho muôn loài mãi tươi tốt, sinh sôi.
Mảnh đất này rất có thể, than ôi,
Quân Pháp đến, sẽ ra tay tàn phá.
Vậy thì đâu, gươm công lý đâu rồi,
Hãy xua hết lũ người kia xa lạ
Để nơi đây bình yên cảnh đồng quê thôn dã.”
-Chủ nghĩa lãng mạn coi trọng văn học dân gian vốn dồi dào tính nhân dân, tính dân tộc
và chất trữ tình. Khẩu hiệu “ trở về với trung thế kỉ”. Chủ nghĩa lãng mạn cũng bắt nguồn
thu thập văn học dân gian: Truyện cổ Grim…Và không bị chi phối những quy định của
chủ nghĩa cổ điển, văn học dân gian thời trung cổ với tưởng tượng phong phú, tình cảm
chân thật, ngôn ngữ bình dị hợp với chủ nghĩa lãng mạn. Còn chứa đựng truyền thống và ý thức dân tộc:
Ví dụ: Kết thúc câu chuyện “Nhà thờ Đức Bà Paris”, hình ảnh mối tình mà cái chết cũng
không thể chia rẽ (khi người ta muốn kéo gỡ bộ xương Quazimodo ra khỏi bộ xương y
ôm, thì nó vụn ra thành bụi, vừa gần với chuyện tình dân gian Pháp “Tristan và Yseult”
- Quy định ràng buộc của chủ nghĩa cổ điển đều bị chủ nghĩa lãng mạn phá vỡ. Víchto
Huygô nói “Chúng ta dùng chiếc búa lớn đập mạnh vào mọi thứ lí luận thi học và hệ
thống, bóc trần những lớp phấn cũ kĩ trát bên ngoài nghệ thuật. Vô luận là phép tắc hay
mẫu mực đều không có, nói đúng hơn, trừ những phép tắc nói chung của tự nhiên và
những phép tắc cá biệt cố hữu do đề tài đòi hỏi chi phố trong toàn bộ nghệ thuật, thì
không còn phép tắc nào khác nữa” (Tựa kịch “Crômoen”).
- Chủ nghĩa lãng mạn mở rộng phương tiện diễn dạt và ngôn ngữ phong phú. Víchto
Huygô có nói qua một lời thơ:
Trên những tiểu đoàn của đoàn quân Alếchxăngđranh ngay ngắn
Tôi làm cho cơn gió mạnh thổi rít lên
Tôi đội mũ đỏ lên cuốn từ điển cũ…
Tôi gây một cơn bão táp dưới đáy lọ mực.
-Câu văn trong tác phẩm lãng mạn, phóng túng linh hoạt, giàu chất nhạc hoạ. Nó tràn đầy
cảm xúc, kích động, thống thiết bằng những định ngữ, ẩn dụ, ngoa dụ, phản ngữ, nghĩa là
bằng sự huy động cao độ mọi biện pháp tu từ hết sức phong phú.
- Về thi pháp, sự phân biệt giữa nó với chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực càng ít rõ nét hơn.
Tuy vậy, nếu kết hợp với nội dung tư tưởng thì sẽ thấy những đặc trưng và biện pháp
nghệ thuật gần giống nhau ấy được triển khai theo những hướng khác nhau. Cùng dành
ưu tiên cho ước mơ mộng tưởng, nhưng chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực chủ yếu quay về quá
khứ. Chất trữ tình rất nồng đượm trong chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực chủ yếu là bị quan.
Cùng kêu gọi “trở về với thiên nhiên”, nhưng đối với chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực, thì đó
chủ yếu là nhằm trốn tránh xã hội. Và “trở về với trung thế kỉ” đối với nó là hướng về chế
độ phong kiến và đạo Thiên chúa. Tất nhiên, chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực cũng khai thác
văn học dân gian, nhưng chủ yếu là ở những khía cạnh lạc hậu: khuất phục và định mệnh…