Chủ nghĩa Mác về vấn đề dân tộc - Chủ Nghĩa Xã hội khoa học | Đại học Tôn Đức Thắng
Xu hướng thứ nhất: Do sự thức tỉnh của ý thức dân tộc về quyền sống, các dân tộc đấu tranh chống áp bức dân tộc để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa, ở các quốc gia gồm nhiều cộng đồng dân cư có nguồn gốc tộc người khác nhau. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (TĐT02)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề dân tộc
Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc -
Xu hướng thứ nhất: Do sự thức tỉnh của ý thức dân tộc về quyền sống, các dân tộc
đấu tranh chống áp bức dân tộc để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Trong
thời kỳ tư bản chủ nghĩa, ở các quốc gia gồm nhiều cộng đồng dân cư có nguồn
gốc tộc người khác nhau. Khi mà các dân tộc có sự trưởng thành về ý thức dân tộc,
ý thức về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư đó muốn tách ra thành lập
các dân tộc độc lập. Vì họ hiểu rằng, chỉ trong cộng đồng độc lập, họ mới có quyền
quyết định vận mệnh của mình mà quyền cao nhất là quyền tự do lựa chọn chế độ
chính trị và con đường phát triển. Trong thực tế, xu hướng này đã biểu hiện thành
phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc, thành lập các quốc gia dân tộc độc lập.
Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn đầu tư của chủ nghĩa tư bản và vẫn còn tác
động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng đồng dân tộc độc lập -
Xu hướng thứ hai: các dân tộc trong cùng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều
quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Xu hướng này phát huy tác động trong giai
đoạn đế quốc chủ nghĩa. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học
và công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hoá trong xã hội tư bản đã xuất hiện nhu
cầu xoá bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, tạo nên mối liên hệ quốc gia và
quốc tế rộng lớn giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần với nhau vì lợi
ích chung. (Ví dụ sự hình thành của các liên miên khu vực: ASEAN, EU,…)
Các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin Cơ sở
+ Lý luận: Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc
và vấn đề giai cấp; mối quan hệ giữa hai xu hướng của sự phát triển dân tộc,... Thực tiễn
+ Dựa vào phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX; thực tiễn phong trào cách
mạng của nước Nga cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20… Nội dung
Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng:
+ Là quyền thiêng liêng của các dân tộc, các dân tộc không phụ thuộc và số lượng,
trình độ phát triển có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, các dân tộc không có đặc quyền,
dặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, ngôn ngữ,… với dân tộc khác.
+ Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được pháp
luật bảo vệ và được thực hiện trong thực tế, trong đó việc khắc phục sự chênh lệch về
trình độ phát triển kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản.
+ Giữa các quốc gia dân tộc: Quyền bình đẳng dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh chủ
nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền nước lớn; chống sự áo bức, bóc lột của
các nước tư bản phát triển đối với các nước lạc hậu chậm phát triển.
Các dân tộc được quyền tự quyết
+ là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyèn tự quyết định con đường phát triển kinh tế,
chính trị - xã hội của dân tộc mình.
+ Quyền tách ra thành một quốc gia độc lập đồng thời có quyền tự nguyện liên hiệp
với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng
+ Khi xem xét giải quyết tự quyết của dân tộc cần đứng vững trên lập trường của
GCCN: ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống lai mưu
toan lợi dụng quyền dân tộc tự quyết làm chiêu bài để can thiệp vào công việc nội bộ
các nước, đòi ly khai chia rẽ dân tộc,..
Liên hiệp công nhân tất cả dân tộc
+ Đây là tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh dân của của V.I.Lênin, thể hiện bản chất
quốc tế của GCCN, PTCN và phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân
tộc với giải phóng giai cấp
+ Lêin hiệp công nhân tất cả các dân tộc có vai trò quyết định đến việc xem xét, thực
hiện quyền bình đẳng dân tộc và quyền dân tộc tự quyết
+ Là yếu tố tạo nên sức mạnh của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trong
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Ý nghĩa -
Cương lĩnh dân tộc là cơ sở lý luận khoa học để giai câp công nhân, ĐCS trên thế
giới xem xét, giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc,… -
Cương lĩnh dân tộc là cơ sở lý luận để ĐCS và Nhà nước Việt Nam đề ra đường
lối, chính sách, pháp luật trong giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc,…
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nội dung nào không thuộc Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin?
A. Các dân tộc có quyền bình đẳng
B. Các dân tộc có quyền tự quyết
C. Liên hiệp tất cả dân tộc
D. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Câu 2: Nội dung nào là quan trọng nhất trong Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin?
A. Các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại
B. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
C. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
D. Các dân tộc được quyền tự quyết
Câu 3: V.I. Lênin chủ trương “liên hiệp giai cấp công nhân các dân tộc” trên cơ sở nào?
A. Lợi ích của giai cấp công nhân các dân tộc
B. Sự ra đời của giai cấp công nhân các dân tộc
C. Nguồn gốc xã hội của giai cấp công nhân các dân tộc
D. Ý thức đoàn kết của giai cấp công nhân các dân tộc
Câu 4: Trong chủ nghĩa xã hội, quan hệ dân tộc có xu hướng như thế nào?
A. Ngày càng bình đẳng B. Ngày càng bình đẳng
C. Xung đột giữa các dân tộc sâu sắc hơn
D. Khác biệt giữa các dân tộc sẽ bị triệt tiêu
Câu 5: Một trong những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết
vấn đề dân tộc là các dân tộc:
A. Hoàn toàn bình đẳng với nhau B. Mâu thuẫn với nhau C. Lệ thuộc vào nhau
D. Tách ra thành lậpq uốc gia dân tộc độc lập
Câu 6: “Quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập” là một trong những
nội dung của nguyên tắc nào trong cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin?
A. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
B. Các dân tộc được quyền tự quyết
C. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc D. Cả A, B, C đều sai
Câu 7: “Quyền tự quyết con đường phát triển kinh tế, chính trị - xã hội” là một trong những
nội dung của nguyên tắc nào trong cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin?
A. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
B. Các dân tộc được quyền tự quyết
C. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc D. Cả A, B, C đều sai
Câu 8: Đặc trưng nào không thuộc về đặc trung của dân tộc - tộc người?
A. Cộng đồng về ngôn ngữ B. Có lãnh thổ chung
C. Các đặc điểm chung thuộc bản sắc văn hoá
D. Ý thức tự giác tộc người
Câu 9: Tiêu chí cơ bản nào để phân biệt sự khác nhau giữa các dân tộc - tộc người?
A. Địa bàn cư trú của dân tộc
B. Trình độ phát triển của dân tộc
C. Bản sắc văn hoá của dân tộc
D. Chế độ chính trị của dân tộc
Câu 10: Sự khác nhau của dân tộc - quốc gia và dân tộc - tộc người biểu hiện ở yếu tố nào? A. Lãnh thổ B. Kinh tế C. Văn hoá D. Xã hội