Chủ nghĩa xã hội học tín ngưỡng phồn thực - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Chủ nghĩa xã hội học tín ngưỡng phồn thực - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học(CN01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TÍN NGƯỠNG BẢN ĐỊA
Mở đầu (Yến) (SLIDE 1): Chào mọi người đã đến với bài thuyết trinhg hnay của nhóm mình…. Dắt vô phần của Khoa
Tín ngưỡng (SLIDE 2)
Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống như một phần cấp thấp của tôn giáo mà con người tin vào để giải
thích thế giới và vũ trụ mà để mang lại sự thịnh vương bình yên và thanh cao hạnh phúc cho bản thân và mọi người.
Tùy theo hoàn cảnh, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi dân tộc, địa phương, quốc gia mà niềm tin
vào "cái thiêng" thể hiện ra các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng cụ thể khác nhau. Chẳng hạn như niềm tin
vào Đức Chúa Trời, của Kitô giáo, niềm tin vào Đức Phật của Phật giáo, niềm tin vào Thánh, Thần của tín
ngưỡng dân gian, tín ngưỡng Thành Hoàng, Đạo Mẫu... Các hình thức tôn giáo tín ngưỡng này dù rộng
hẹp khác nhau, dù phổ quát toàn thế giới hay là đặc thù cho mỗi dân tộc... thì cũng đều là một thực thể
biểu hiện niềm tin vào cái thiêng chung của con người.
(SLIDE 3)Cơ sở của mọi tôn giáo, tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào những cái
"siêu nhiên" hay gọi là "cái thiêng" cái đối lập với cái "trần tục", cái hiện hữu mà con người có thể sờ mó,
quan sát được. Niềm tin vào "cái thiêng" thuộc về bản chất con người, nó ra đời và tồn tại, phát triển cùng
với con người và loài người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống
như đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm...
Tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian. Tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến
tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm
chung còn tôn giáo thì thường là không mang tính dân gian. Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành
và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một
mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo.
Hiện tại, có nhiều ý kiến khác nhau khi sử dụng khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng. Theo quan điểm truyền
thống, người ta có ý thức phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng, thường coi tín ngưỡng ở trình độ phát triển
thấp hơn so với tôn giáo. Loại quan điểm thứ hai là đồng nhất giữa tôn giáo và tín ngưỡng và đều gọi
chung là tôn giáo, tuy có phân biệt tôn giáo dân tộc, tôn giáo nguyên thủy, tôn giáo địa phương, tôn giáo thế giới (phổ quát).
Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng thể hiện ở một số điểm như: Tôn giáo có hệ thống giáo lý, kinh
điển... được truyền thụ qua giảng dạy và học tập ở các tu viện, thánh đường, học viện... có hệ thống thần
điện, có tổ chức giáo hội, hội đoàn chặt chẽ, có nơi thờ cúng riêng như nhà thờ, chùa, thánh đường...,
nghi lễ thờ cúng chặt chẽ, có sự tách biệt giữa thế giới thần linh và con người. Còn tín ngưỡng thì chưa có
hệ thống giáo lý mà chỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết. Tín ngưỡng mang tính chất dân gian,
gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian. Trong tín ngưỡng có sự hòa nhập giữa thế giới thần linh và con
người, nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán, chưa thành quy ước chặt chẽ... Bản địa (SLIDE 4 ) Đặc điểm
Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên tương đối phong phú, đa dạng. Thời
xa xưa, người Việt sống chủ yếu dựa vào việc khai thác tự nhiên. Vì vậy, việc thờ cúng các vị thần tự
nhiên (nhiên thần) đã sớm gần gũi với họ. Hơn nữa, Việt Nam lại là ngã ba đường nơi giao lưu của nhiều
tộc người, của nhiều luồng văn minh. Hai yếu tố đó làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng
Tính đa thần ấy không chỉ biểu hiện ở số lượng lớn các vị thần mà điều đáng nói là, các vị thần ấy cùng
đồng hành trong tâm thức một người Việt. Điều đó dẫn đến một đặc điểm của đời sống tín ngưỡng – tôn
giáo của người Việt đó là tính hỗn dung tôn giáo. Trước sự du nhập của các tôn giáo ngoại lai, người Việt
không tiếp nhận một cách thụ động mà luôn có sự cải biến cho gần gũi với tư tưởng, tôn giáo bản địa. Vì
vậy, ở nước ta, trong khi các tôn giáo vẫn phát triển thì các tín ngưỡng dân gian vẫn giữ vai trò quan trọng
trong đời sống tâm linh của người dân.
Cũng chính vì tính hỗn dung tôn giáo ấy mà người Việt thể hiện sự bàng bạc[1] trong niềm tin tôn giáo. Đa
số người Việt đều có nhu cầu tôn giáo, tuy nhiên, phần đông trong số đó không là tín đồ thành kính của
riêng một tôn giáo nào. Một người vừa có thể đến chùa, vừa có thể đến phủ miễn là việc làm ấy mang lại
sự thanh thản về tinh thần cho họ, có thể thoả mãn điều họ cầu xin. Vì thế, nhiều nhà nghiên cứu cho
rằng, một đặc điểm trong đời sống tín ngưỡng - tôn giáo của người Việt là tính dụng. Tôn giáo là để phục
vụ nhu cầu cần thiết, trực tiếp của họ trong cuộc sống.
Tín ngưỡng là cội nguồn của lễ hội. Trong lễ hội thường diễn ra các trò chơi và các hoạt động ca múa dân
gian. Lễ hội vừa là dịp tiến hành các nghi lễ có tính ma thuật để cầu xin thần linh giúp đỡ, xua đuổi tà ma,
vừa là dịp để người dân vui chơi giải trí. Tín ngưỡng và các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian luôn gắn
với cuộc sống của cư dân nông nghiệp, phản ánh sâu sắc nhịp điệu lao động và đời sống tinh thần phong
phú của người dân. Tín ngưỡng bản địa và các lễ hội đã trở thành một nhân tố văn hoá đặc sắc gắn bó
với các giá trị văn hoá nông nghiệp – nông thôn cổ truyền phương Đông.
Dẫn (Yến) (SLIDE 5)Vậy tín ngưỡng của bạn là gì? (SLIDE 6)Mn hãy dùng tgian khoảng 3s chọn 1 tụ bài hãy….
Bâyh không để mn chờ lâu .. (Vẫn slide 6, click chọn tụ 1) Lật lát bài đầu tiên dừng tầm 5s
(SLIDE 8)Tín ngưỡng phồn thực (Quỳnh)
Thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh sống bằng nghề nông cần phải có mùa
màng tươi tốt và con người được sinh sôi nảy nở. Để làm được hai điều trên, những trí tuệ sắc sảo sẽ tìm
các quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ đã xây dựng được triết lý âm dương, còn những trí tuệ
bình dân thì xây dựng tín ngưỡng phồn thực (phồn nghĩa là nhiều, thực nghĩa là nảy nở). Tín ngưỡng
phồn thực ở Việt Nam được thể hiện ở hai dạng: thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ (như linga,
yoni) và thờ hành vi giao phối, khác biệt với một số nền văn hóa khác như Ấn Độ chẳng hạn, chỉ thờ sinh
thực khí của nam mà thôi.
Khúc này nghe để chuyển qua SLIDE 9 NHA NỘI DUNG KHÔNG ĐC TÌM THẤY TRONG NÀY =))
Trong cuộc sống lấy nghề nông làm vi bản, người dân không có mong muốn gì hơn là mùa màng tươi tốt,
gia súc đầy đàn, gia đình, con cái đông đúc đề huề. Để phát triển, theo qui luật tự nhiên cần có sự kết hợp
giữa hai yếu tố khác loại là mẹ và cha, trời và đất. Bắt đầu từ thực tế cuộc sống, con người nông nghiệp
phương Đông đã nâng tư duy phồn thực trở thành một tín ngưỡng quan trọng, gắn nó với hàng loạt nghi
thức và lễ hội đa dạng, sống động. Những tín ngưỡng và lễ hội này vừa mang tính chất nguyên sơ, chân
thực và thiêng liêng trong tâm thức vừa phản ánh tính chất đặc trưng chung của văn hoá nông nghiệp phương Đông.
Tín ngưỡng và lễ hội phồn thực được biểu hiện ở hai khía cạnh chủ yếu: thờ sinh thực khí và thờ hành vi giao phối.
(SLIDE 10)Thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ) là hình thái đơn giản
của tín ngưỡng phồn thực. Nó phổ biến ở hầu hết các nền văn hóa nông nghiệp trên thế giới. Nhưng khác
với hầu hết các nền văn hóa khác là chỉ thời sinh thực khí nam, tín ngưỡng phồn thực Việt Nam thờ sinh
thực khí của nam lẫn nữ. Việc thờ sinh thực khí được tìm thấy ở trên các cột đá có niên đại hàng ngàn năm trước Công nguyên.
Ngoài ra nó còn được đưa vào các lễ hội,(SLIDE 11) lễ hội ở làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) có tục rước cặp
sinh thực khí bằng gỗ vào ngày 6 tháng giêng, sau đó chúng được đốt đi, lấy tro than chia cho mọi người
để lấy may. Nhiều tượng, tháp, hình trụ,… được tạc, đắp theo hình các sinh thực khí nam nữ.. Cũng có khi
người ta lại lấy ngay những vật có sẵn hình sinh thực khí trong tự nhiên để thờ cúng. Chẳng hạn, cột đá
hình sinh thực khí nam thờ ông Đùng ở Nhân Nghĩa, Lạc Sơn, Hoà Bình hay kẽ nứt Lỗ Lường hình sinh
thực khí nữ được thờ ở Sở Đầm, Hòn Đỏ, Khánh Hoà…Tượng đá, hình nam nữ với bộ phận sinh dục
phóng to có niên đại hàng nghìn năm trước CN tìm thấy được ở Văn Điển ( Hà Nội ), Sa Pa ( Lào Cai) Một
số nhạc cụ như chiêng, trống, dùi trống,… cũng mang ý nghĩa biểu tượng của các sinh thực khí. Ở Ấn Độ
và hàng loạt nước Đông Nam Á, người ta đều tìm thấy rất nhiều linga (sinh thực khí nam). Ngay ở thủ đô
Seoul hiện đại ngày nay, ở nhiều nơi, kể cả trước cửa khách sạn cao sao, người ta cũng có thể trưng bày
các hình sinh thực khí được đắp rất to. Thờ việc sinh đẻ
Ngoài việc thờ sinh thực khí, tín ngưỡng Việt Nam còn thờ hành vi giao phối, đó là một đặc điểm thể hiện
việc chú trọng đến các mối quan hệ của văn hóa nông nghiệp, nó đặc biệt phổ biến ở vùng Đông Nam Á.
Các hình nam nữ đang giao phối được khắc trên mặt trống đồng tìm được ở làng Đào Thịnh (Yên Bái), có
niên đại 500 trước Công nguyên. Ngoài hình tượng người, cả các loài động vật như cá sấu, gà, cóc,...
cũng được khắc trên mặt trống đồng Hoàng Hạ (Hòa Bình).
Vào dịp hội đền Hùng tại Chu Hóa, Phú Thọ, vùng đất tổ lưu truyền điệu múa "tùng dí", thanh niên nam nữ
cầm trong tay các vật biểu trưng cho sinh thực khí nam và nữ, cứ mối tiếng trống "tùng" thì họ lại "dí" hai
vật đó lại với nhau. Phong tục "giã cối đón dâu" cũng là một biểu hiện cho tín ngưỡng phồn thực, chày và
cối là biểu tượng cho sinh thực khí nam và nữ[cần dẫn nguồn]. Ngoài ra một số nơi còn vừa giã cối (rỗng) vừa hát giao duyên.
Người Mường ở Thanh Sơn, Phú Thọ cũng có tục đâm đuống hay giã gạo. Chày và cối tượng trưng cho
vật giống nam và nữ. Quan niệm về sự sinh sôi, nảy nở, hưng thịnh của mọi vật được thể hiện qua hai
công cụ là Đuống và Chày, hai vật biểu trưng cho âm và dương, sự hài hòa của trời đất.
(SILE 12) Những ngày lễ : ( tìm hình ảnh cho mục này ) ( đọc rõ trong Trần Ngọc Thêm )
Lễ Linh tinh tình phộc: Lễ hội Trò Trám hay còn gọi là "Linh tinh tình phộc" diễn ra vào ngày 11 và 12
tháng Giêng ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Cặp sinh thực khí được thờ ở miếu Trò và được
lấy ra vào đúng đêm làm lễ Trò Trám. Tâm điểm của lễ hội Trò Trám là lễ mật trong đó cặp sinh thực khí,
gọi là nõ nường, được dập vào nhau ba lần.
Lễ hội Ná Nhèm: là lễ hội truyền thống của người Tày ở khu vực cửa đình Làng Mỏ, xã Trấn Yên, huyện
Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng. Lễ hội Ná Nhèm có rất nhiều nội dung
liên quan đến tưởng niệm vua Mạc như: tục rước nước – rước Vua, tục thờ Thái tổ Mạc Đăng Dung, thờ
cây đại đao... Trong số các lễ vật dâng vua có hai vật sinh thực khí là tàng thinh và mặt nguyệt (nam và nữ).
Lễ Ri chà nư cành: là một lễ hội dân gian lâu đời của người Chăm (Bình Thuận, Phan Rang) được tổ
chức vào đầu năm để cầu mưa, cầu bình an. Trong lễ cúng Ri chà nư cành, người Chăm có múa điệu
múa âm dương mang đậm tính phồn thực. Người ta làm ba lễ vật dâng cúng bằng gỗ có hình dáng như
sinh thực khí nam, chọn trong làng một người đàn ông khỏe mạnh, cầm khúc gỗ hình sinh thực khí đó múa cùng bà bóng.
(SLIDE 13) Tại Việt Nam vai trò của tín ngưỡng phồn thực lớn tới mức ngay cả chiếc trống đồng, một biểu
tượng sức mạnh của quyền lực, cũng là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực: ( cách trình bày xem csvh ) •
Hình dáng của trống đồng phát triển từ cối giã gạo •
Cách đánh trống theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt trống mô phỏng động tác giã gạo •
Tâm mặt trống là hình Mặt Trời biểu trưng cho sinh thực khí nam, xung quanh là hình lá có khe rãnh
ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ •
Xung quanh mặt trống đồng có gắn tượng cóc, một biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực (xem thêm
Con cóc là cậu ông trời).
(SLIDE 14) NHỚ NGHE NHA HOÀNG
Yến dẫn và đây là tụ bài thứ 2 ( SLIDE 15)
Tính ngưỡng sùng bái tự nhiên (Ngân)
Dẫn vào bài (Slide 16)
(SLIDE 17)Do là một đất nước nông nghiệp nên việc sùng bái tự nhiên là điều dễ hiểu. Điều đặc biệt của
tín ngưỡng Việt Nam là một tín ngưỡng đa thần và âm tính (trọng tình cảm, trọng nữ giới). Các vị thần ở
Việt Nam chủ yếu là nữ giới, do ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực như đã nói ở trên nên các vị thần
đó không phải là các cô gái trẻ đẹp như trong một số tôn giáo, tín ngưỡng khác mà là các bà mẹ, các Mẫu.
Với người Việt sống bằng nghề lúa nước thì sự gắn bó với tự nhiên ngày càng lâu và bền chặt.Việc đồng
thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực nhận thức là lối tư
duy tổng hợp và trong lĩnh vực là tín ngưỡng đa thần.
(SLIDE 18)Chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến hậu quả trong quan hệ xã hội là lối sống thiên
về tình cảm, trọng nữ và trong tín ngưỡng là tình trạng các nữ thần chiếm ưu thế.Và vì cái đích mà người
nông nghiệp hướng tới là sự phồn thực,cho nên nữ thần của ta không phải các cô gái trẻ đẹp mà là Mẫu.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam ( Ngân)
là việc tôn thờ nữ thần phải do người nữ thực hiện, tuyệt đối không là người nam, thờ Thánh Mẫu, thờ
Mẫu tam phủ, tứ phủ xuất hiện khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa. Tuy tất cả đều là sự
tôn sùng thần linh nữ tính, nhưng giữa thờ nữ thần, Thánh Mẫu, Mẫu tam phủ, tứ phủ không hoàn toàn
đồng nhất.Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa cùng với những ảnh hưởng ngoại lai
từ đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và
che chở cho con người. Tín ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hoá mang khuôn hình của người Mẹ, là
nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành
kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến. Ngoài ra còn có Thánh Bản mệnh là vị thần đứng đầu
dẫn dắt người tu đạo đi đến với Mẹ (Mẫu) - Đấng Tối cao trong Đạo Mẫu Việt Nam – Hoàng Thiên Tiên
Thánh Giáo trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam.
Trước hết, là các Bà Trời,Bà Đất,Bà Nước – những nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên thân thiết
với cuộc sống trồng lúa . Về sau ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên có thêm Ngọc Hoàng,Thổ Công,Hà Bá
(SIDE 19)Nhưng các bà song song vẫn còn tồn tại : Bà Trời dưới dạng Mẫu Cửu Trùng hay Cửu Thiên
Huyền Nữ , ở Huế là Thiên Mụ,Thiên Yana
(SLIDE 20) Bà Đất tồn tại dưới dạng Địa Mẫu. Ở nhiều vùng Bà Đất và Bà Nước tồn tại dưới dạng thần
như Bà Chúa Xứ,Bà Chúa Sông,Bà Chúa Lạch. Ba bà này được thờ chung dưới dạng tín ngưỡng TAM
PHỦ ( Mẫu Thượng Thiên,Mẫu Thượng Ngàn,Mẫu Thoải )
(SLIDE 21) Bà Mây Mưa Sấm Chớp cai quản hiện tượng tự nhiên hết sức quan trọng ( hệ thống Tứ Pháp :
Pháp Vân, Pháp Vũ , Pháp Diện, Pháp Lôi
Thần không gian : Ngũ Hành Nương Nương
Thần thời gian : Thập nhị hành khiển ( 12 bà mụ ) (Side 22) Hầu đồng
Lời dẫn của Yến tiếp tục là tụ bài thứ 3 (SLIDE 23) dừng khoảng 5s
(SILE 24) Thờ động vật Lời dẫn:
(SLIDE 25) tín ngưỡng dân gian việc thờ cúng tự nhiên đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm
linh của người dân, và trong các tín ngưỡng dân gian đó phải kể đến Tín ngưỡng thờ động vật hay thờ
thú. Người Việt Nam là dân tộc đa dạng trong việc thờ các vị thần có nguồn gốc từ động vật, họ thờ những
con vật mạnh mẽ như thờ hổ, cá voi, thờ voi, thờ ngựa, thờ rắn, thì người Việt còn thờ các con vật hiền
cóc, chó, cá, hạc, dơi, các con vật đó gần gũi với cuộc sống của người dân của một xã hội nông nghiệp.
Chim cá sấu được phổ biên ở vùng sông nước, có câu : Nhất điểu,nhì xà, tam ngư, tứ tượng (SILE 26) Thờ hổ (SLIDE 27) Thờ cá voi
(SLIDE 28)Từ đó qua Tiên Rồng ( Phần này có trong csvh )
Người dân còn đẩy các con vật lên thành mức biểu trưng như Tiên, Rồng. Theo truyền thuyết thì tổ tiên
người Việt thuộc "họ Hồng Bàng" (có nghĩa là một loài chim nước lớn), thuộc giống "Rồng Tiên". Con rồng
có đầy đủ đặc tính của lối tư duy nông nghiệp: tổng hợp của cá sấu, rắn; sinh ra ở dưới nước nhưng lại có
thể bay lên trời mà không cần cánh; có thể vừa phun nước vừa phun lửa. Có rất nhiều địa danh Việt Nam
có tên liên quan đến rồng như Thăng Long, Hạ Long, sông Hoàng Long, cầu Hàm Rồng.
(SLIDE 29)Thờ cóc và chó đá
(SLIDE 30)Thờ cây cối- CÂY LÚA THỜ CÂY ĐA (SLIDE 31)
Thực vật được tôn sùng nhất là cây lúa, có Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa,... đôi khi ta thấy còn thờ Thần
Cây Đa, Cây Cau,... Các câu chuyện về ma cây cũng khá phổ biến, nhất là chuyện hồn ma quanh quẩn
bên gốc cây chỗ người chết. (SLIDE 32) Q&A
Yến xinh đẹp sẽ tự dẫn Lật tụ bài ( SLIDE 33, dừng 5s) Thờ người ( SLIDE 34)
(SLIDE 35 )Ngoài phồn thực, tự nhiên, tín ngưỡng Việt Nam rất coi trọng con người. Họ cũng hay thờ con
người, đặc biệt là thờ sống và phong thánh, chẳng hạn như người ta phong Trần Hưng Đạo là Đức Thánh
Trần, Nguyễn Minh Không là Đức Thánh Nguyễn hay thờ những người được mến trọng như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp... (SLIDE 36) Hồn vía
Người Việt xưa cho rằng con người gồm phần thể xác và phần linh hồn. Một số dân tộc Đông Nam Á coi
linh hồn gồm "hồn" và "vía". Vía được hình dung như phần trung gian giữa thể xác và hồn[cần dẫn nguồn].
Người Việt cho rằng người có ba hồn, nam có bảy vía và nữ có chín vía. Ba hồn gồm: Tinh (sự tinh anh
trong nhận thức), Khí (năng lượng làm cho cơ thể hoạt động) và Thần (thần thái của sự sống). Bảy vía ở
đàn ông cai quản hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng. Chín vía ở nữ giới cai quản bảy thứ như ở nam giới
cộng thêm hai vía nữa. Hai vía này có nhiều cách giải thích. Chúng có thể là núm vú có vai trò quan trọng
trong nuôi con. Tuy nhiên có cách giải thích khác (xem thêm chín vía). Người Việt thường có câu nói nam
có "ba hồn bảy vía" còn nữ có "ba hồn chín vía", cũng là từ các quan niệm trên mà ra.
Hồn và vía dùng thể xác làm nơi trú ngụ, trường hợp hôn mê ở các mức độ khác nhau được giả thích là
vía và hồn rời bỏ thể xác ở các mức độ khác nhau. Nếu phần thần của hồn mà rời khỏi thể xác thì người
đó chết. Khi người chết, hồn nhẹ hơn sẽ bay sang kiếp khác còn vía nặng hơn sẽ bay là mặt đất rồi tiêu
tan. Thế nên mới có những câu ngạn ngữ như: "hồn xiêu phách lạc" (phách tức là vía; ở đây muốn nói
trạng thái run sợ, mất chủ động), "sợ đến mức hồn vía lên mây". Khi chết là hồn đi từ cõi dương gian đến
cõi âm ty, cõi đó cũng được tưởng tượng có nhiều sông nước như ở cõi dương gian nên cần phải đi bằng
thuyền nên nhiều nơi chôn người chết trong những chiếc thuyền. ( trong sách )
(SLIDE 37) Người Việt là một trong những dân tộc có tục thờ cúng tổ tiên sâu đậm và sớm nhất, nó gần
như trở thành một tôn giáo: Đạo ông bà.
“Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ.”
— Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên
Người phương tây coi trọng ngày sinh thì người Việt coi trọng ngày mất. Họ cho rằng người đã mất đi về
nơi chín suối. Bàn thờ tổ bao giờ cũng được đặt ở nơi trang trọng nhất. Ngày xưa khi cúng lễ bao giờ
cũng có nước (hoặc rượu) cùng với những đồ tế lễ khác như vàng mã. Sau khi cúng xong thì đem đốt
vàng mã rồi đổ rượu hoặc nước lên đống tro tàn—khói bay lên trời, nước hòa với lửa thấm xuống đất—
theo họ như thế tổ tiên mới nhận được. Hành động đó được cho là sự hòa quyện Nước-Lửa (âm dương)
và Trời - Đất - Nước (tam tài) mang tính triết lý sâu sắc. (slide 38, 39) (slide 40) Q&A
Lời dẫn của Yến tụ bài cuối (SLIDE 41)
THỜ THẦN ( SLIDE 42)
Thờ Thổ Công ( Thảo & L.T) (SLIDE 43)
Thờ Thần và Thờ Tổ (Thảo & L.T ) (SLIDE 44)
Ở phạm vi gia đình, người Việt thờ tổ tiên và Thổ Công, ở phạm vi làng xã, người Việt thờ Thành hoàng.
Giống như Thổ công, Thành hoàng cai quản và quyết định họa phúc của một làng. Không có làng nào ở
Việt Nam mà không có Thành hoàng.
Những người được thờ thường là những người có tên tuổi và địa vị, có công lao đối với làng đó. Tuy nhiên
một số làng còn thờ những người lý lịch không rõ ràng gì như trẻ con, ăn xin, ăn mày, trộm cắp... nhưng
họ chết vào "giờ thiêng" (Giờ xấu theo mê tín dị đoan).
Giỗ Tổ Hùng Vương (SLIDE 45)
Ở phạm vi quốc gia, người Việt thờ Vua tổ, đó là Vua Hùng. Nơi thờ phụng ở Phong Châu, Phú Thọ. Ngày
giỗ tổ là ngày 10 tháng 3 âm lịch. Ngày 6 tháng 12 năm 2012, Tổ chức văn hóa giáo dục Liên Hợp Quốc
đã ra quyết định công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tứ bất tử
Lễ hội đền Vua Đinh Tiên Hoàng
(SLIDE 46)Người Việt còn thờ bốn vị thánh bất tử, đó là Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu
Hạnh. Tản Viên biểu hiện cho ước vọng chiến thắng thiên tai, lụt lội; Thánh Gióng biểu hiện cho tinh thần
chống giặc ngoại xâm; Chử Đồng Tử biểu hiện cho cuộc sống phồn vinh về vật chất; Liễu Hạnh biểu hiện
cho cuộc sống phồn vinh về tinh thần của người dân Việt Nam. Tiền hiền(SLIDE 47)
Ngoài ra, tại Việt Nam có rất nhiều đền thờ các vị danh nhân như vua Đinh Tiên Hoàng, Tô Hiến Thành,
Trần Hưng Đạo (Tín ngưỡng Đức Thánh Trần),....
Lời chúc : Lan Thanh(SLIDE 48)
Tài liệu tham khảo (SLIDE 49)
Lời kết của Yến (SLIDE 50)