Chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng và tài sản tham nhũng | Pháp luật đại cương | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Trong môn học Pháp Luật Đại Cương tại Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, việc nghiên cứu về chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng và tài sản tham nhũng là một phần quan trọng. Sinh viên sẽ hiểu về các loại chủ thể tham nhũng, từ cá nhân đến tổ chức, và cách thức họ thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng và tài sản tham nhũng. Bằng việc nắm vững khái niệm này, sinh viên có thể hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề tham nhũng và tài sản tham nhũng trong xã hội, từ đó có thể đóng góp vào việc xây dựng và thực thi luật pháp hiệu quả hơn.

- Chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng:
+ Theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì chủ thể tham
nhũng là người có chức vụ quyền hạn, là người lợi dụng chức vụ, quyền hạn được
giao đạt mục đích chính là vụ lợi.
+ Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do
hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương,
được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi
thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ
quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong
khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
+ Nếu họ không có chức vụ hay quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện được
hành vi gây thiệt hại.
+ Kẻ tham nhũng sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một phương tiện để đem
lại lợi ích cho mình, gia đình hoặc cho người khác. Đây là yếu tố cơ bản để xác định
hành vi tham nhũng.
- Tài sản tham nhũng:
+ là loại tài sản có được từ tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng ( theo
quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018).
+ Mục đích chính của tham nhũng là vụ lợi nên hành vi tham nhũng trực tiếp hay
gián tiếp đều hướng tới các lợi ích nhất định và lợi ích tài sản là chủ yếu.
+ Việc chống tham nhũng ngoài việc quản lý tốt các nguồn lực, tài sản công và cơ chế
chuyển đổi vị trí công tác còn quan tâm đặc biệt đến việc kiểm soát tài sản của các
đối tượng có khả năng thực hiện hành vi tham nhũng.
| 1/1

Preview text:


- Chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng:
+ Theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì chủ thể tham
nhũng là người có chức vụ quyền hạn, là người lợi dụng chức vụ, quyền hạn được
giao đạt mục đích chính là vụ lợi.
+ Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do
hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương,
được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi
thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ
quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong
khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
+ Nếu họ không có chức vụ hay quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện được hành vi gây thiệt hại.
+ Kẻ tham nhũng sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một phương tiện để đem
lại lợi ích cho mình, gia đình hoặc cho người khác. Đây là yếu tố cơ bản để xác định hành vi tham nhũng.
- Tài sản tham nhũng:
+ là loại tài sản có được từ tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng ( theo
quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018).
+ Mục đích chính của tham nhũng là vụ lợi nên hành vi tham nhũng trực tiếp hay
gián tiếp đều hướng tới các lợi ích nhất định và lợi ích tài sản là chủ yếu.
+ Việc chống tham nhũng ngoài việc quản lý tốt các nguồn lực, tài sản công và cơ chế
chuyển đổi vị trí công tác còn quan tâm đặc biệt đến việc kiểm soát tài sản của các
đối tượng có khả năng thực hiện hành vi tham nhũng.