-
Thông tin
-
Quiz
Chùa Vĩnh Tràng-Mỹ Tho-Tiền Giang
Chùa Vĩnh Tràng-Mỹ Tho-Tiền Giang
Quản trị lữ hành (QTLH - 01) 12 tài liệu
Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn 32 tài liệu
Chùa Vĩnh Tràng-Mỹ Tho-Tiền Giang
Chùa Vĩnh Tràng-Mỹ Tho-Tiền Giang
Môn: Quản trị lữ hành (QTLH - 01) 12 tài liệu
Trường: Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn 32 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn
Preview text:
CHÙA VĨNH TRÀNG – MỸ THO – TIỀN GIANG VỊ TRÍ:
Nằm trên đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Ban đầu là một ngôi chùa nhỏ do vợ chồng ông bà Bùi Công Đạt làm quan ở thành
dưới triều vua Minh Mạng. Sau khi về hưu, ông mua lại mảnh vườn của người bạn để xây
cất am tranh tu hành, an dưỡng tinh thần nên người dân gọi là “Chùa Ông Huyện”, là tiền
tân của chùa Vĩnh Tràng từ năm 1840 đến 1849.
Năm 1849, Hòa Thượng Huệ Đăng về trụ trì chùa, đã vận động quyên góp xây cất
chùa thành ngôi đại tự dựa theo kiến trúc chùa Giác Lâm nhưng to hơn với 5 lớp nhà, 2 sân
thiên tĩnh, 178 cột (trong khi chùa Giác Lâm chỉ có 1 lớp nhà, 98 cột). Lấy tên là Vĩnh
Trường dựa theo 2 câu đối:
Vĩnh cửu đối sơn hà – Trường tồn tề thiên địa.
Qua thời gian, người dân quen gọi là chùa Vĩnh Tràng.
Năm 1907, Hòa Thượng Chánh Hậu cho sửa chữa phần chánh điện, pha trộn cả nét
kiến trúc Á – Âu. Năm 1930, Hòa Thượng Minh Đằng cho trùng tu toàn diện để chùa có
diện mạo như ngày hôm nay. KIẾN TRÚC
Có lối kiến trúc độc đáo
nhất Nam Bộ. Ngôi chùa có diện
tích 14.000m2, dài 70m, rộng 20m.
Trước chùa có hai cổng tam quan
kiểu võ khá quy mô, tráng lệ, xây
theo kiểu cổ lầu, do những nghệ
nhân xứ Huế thực hiện vào năm
1933, với sự tài trợ về kinh phí của
hai ông Huỳnh Trí Phú và Lý Văn
Quang. Nét độc đáo của cổng tam
quan này thể hiện ở nghệ thuật
ghép mảnh sành sứ có giá trị (sứ
Trung Hoa, Việt Nam) minh họa
lịch sử nhà Phật, in hình long, lân,
quy, phượng, canh, mục, ngư, tiều
…Các bức thủ quyển mềm mại ghi
những câu Phật hiệu bằng nét chữ
điêu luyện: Trấn tịnh sơn môn, Quảng đại nguyện môn, Tịnh độ huyền môn…
Trên lầu của 2 cổng Tam quan có tượng của Hòa thượng Chánh Hậu và Hòa thượng
Minh Đàn. Tuy nhiên năm 2005, Giáo hội Phật giáo Tiền Giang đã cho thay đổi 2 tượng
này. Tượng Phật Di Đà thay thế tượng Hoà thượng Chánh Hậu, Tượng Phật Thích Ca thay
thế cho tượng Hoà thượng Minh Đàn. Khi bước chân qua cổng, du khách sẽ phải trầm trồ ca
ngợi vẻ đẹp kiến trúc đẹp mắt kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây.
Chùa được xây cất do công trình kiến trúc của nhiều người, trong nhiều năm, được thiết kế
khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hượp Á – Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm).
Những cây cột trụ và dọc hành lang phía bên tay trái chùa sẽ cho bạn cảm giác và khung
cảnh như đang ở một hành lang Châu Âu. Tuy nhiên chùa vẫn mang đậm nét kiến trúc điêu
khắc truyền thống Việt Nam.
Trên cổng phía đông có bức hoành phi được điêu khắc tinh xảo với bốn chữ “Tịnh
độ huyền môn” và hai câu đối ghi nhớ công lao ngài Chánh Hậu:
“Chánh đạo vĩnh khai truyền thế thế hòa quang triêm pháp vũ.
Hậu ân trường phổ độ niên niên thượng ngưỡng nhuận từ phong”.
Cổng phía tây cũng có bức hoành phi được cẩn sành sứ với bốn chữ “Phương tiện pháp
môn” và hai câu đối:
“An tâm hòa bỉnh công tâm tự tổ thiệu tông tăng vĩnh hữu.
Lạc đạo thượng hành chơn đạo độ sanh tế chúng ích trường lưu”.
Cổng giữa của cổng tam quan làm bằng sắt theo kiểu Pháp tạo nên một kiến trúc đa
màu sắc và nhiều góc cạnh. Khác với các ngôi chùa khác ở Việt Nam cổng tam quan giữa
thường lớn và đồ sộ hơn hai cổng bên nhưng cổng này rất nhỏ và chỉ mở vào những dịp lễ
lớn của chùa và giáo hội nên ít được chú ý đến.
Chùa được xây dựng theo
hình dáng chữ Quốc của Hán Tự
gồm 4 gian nối tiếp nhau là Tiền
đường, Chánh điện, nhà Tổ và
nhà Hậu. Các gian nhà được xây
dựng bằng xi măng và gỗ quý,
nền đúc cao và rất vững chắc.
Từ phía trước nhà tổ nhìn về
phía sau chánh điện ta sẽ thấy
một lối kiến trúc mang đậm nét Rôma châu Âu với những cột uy nghi với những vòm cong
và hoa văn của Pháp đầy màu sắc sặc sở với chất liệu bằng bê tông nhưng vẫn nhẹ nhàng
uyển chuyển tạo nên một kiến trúc đa dạng.
Chánh điện nâng cao lên theo kiểu Tứ trụ Stupa với truyền thống Phật giáo Nam Bộ,
kết hợp với những ngọn tháp hai bên hình dáng giống như năm tháp Angkor. Chánh điện
được gắn liền với nhà tổ bằng 1 sân Thiên Tĩnh, Nhà Tổ gắn liền với nhà ăn cũng bằng 1 sân Thiên Tĩnh.
Riêng tại phần trước bên ngoài Chánh điện, du khách sẽ thấy có những hoa văn theo
kiểu thời Pháp Hưng hay vòm cửa theo kiểu La Mã. Bông sắt của Pháp, gạch men Nhật.
Phần trên đỉnh của hai bên hông chánh điện được đặt dòng chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” viết theo lối Gothic.
Khu vực sân Thiên Tĩnh mang đậm lối
kiến trúc Pháp và Roma. Khu nhà Tổ là
chánh điện cũ của chùa Vĩnh Tràng thời
Hòa Thượng Huệ Đăng. Khu vực này là
nơi tôn thờ các vị tổ trụ trì chùa Vĩnh
Tràng qua các đời và cũng là nơi thờ các
hương linh nam nữ Phật tử quá cố của
chùa. Nhà hậu tổ là nơi thờ chư vị tiền
bối và cũng là nơi trai đường, phòng tiếp khách và nhà Tăng chúng ở hai bên. Có kiến trúc
cổ Việt Nam với cột kèo bằng gỗ và mái ngói.
Bên trong chùa sở hữu hơn 60
tượng phật bằng xi măng, gỗ và đất
nung. Đặc biệt còn có bộ tượng 18 vị
La Hán nằm 2 bên tường Chánh điện.
Điều đáng chú ý nhất là sự bày trí:
chín vị La Hán bên trái đối xứng với
chín vị La Hán bên phải được chia
thành sáu án thờ, mỗi bên ba án: án
thứ nhất có hai vị, án thứ hai có ba vị
và án thứ tư có bốn vị được đặt hai bên điện Phật. Các tượng La Hán này được tạo hình cân
đối, sinh động, cưỡi trên những con thú như: trâu, bò, ngựa, lạc đà,… Bên trong chùa có
nhiều bao lam, hoành phi và câu đối cẩn bằng miếng chai nổi mầu sắc óng ánh trông rất đẹp.
Các bao lam được chạm trổ công phu, tinh tế, điển hình là bộ bao lam Bát tiên kỵ thú đặt ở gian giữa. Chánh điện được bài
trí trang nghiêm. Trên bàn
thờ có nhiều pho tượng như
Phật Trung Tôn được làm
bằng gỗ mít (có người cho
rằng đó là tượng Đức Phật Thích Ca nhưng trên hào
quang lại có ghi dòng chữ Nam mô A Di Đà Phật)
được ngự giữa chánh điện,
đây là tượng Phật chính của ngôi chùa, hai bên Phật
Trung Tôn còn có tượng hai
vị Hộ Pháp như để bảo vệ chánh pháp. Lớp dưới có bộ tượng Di Đà Tam tôn (Đức Phật A
Di Đà cao 98cm, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí cao 93cm ), đây là bộ tượng
cổ nhất ở chùa được đức bằng đồng vào giữa thế kỷ XIX. Tiếc rằng tượng Quan Âm đã bị thất lạc từ lâu.
Sau này, hòa thượng Chánh Hậu phải thuê thợ làm tượng khác bằng gỗ thế vào cho
đủ bộ. Lớp dưới có tượng Phật đản sanh, tượng Di Lặc và tượng Thất Phật Dược Sư được tôn trí ở án giữa.
Bên trái án giữa điện Phật còn có tượng chân dung hòa thượng Chánh Hậu và bên
phải là tượng chân dung của hòa thượng Minh Đàng như đang đứng chầu Phật. Phía bên trái
điện Phật là án thờ ngài Tiêu Diện cầm cờ đối xứng với ngài Tiêu Diện là án thờ Hộ Pháp
tay phải chống chày kim cang.
Ở Thập Điện Minh Vương không bày trí hai bên tả hữu mỗi bên năm vị của chánh
điện như các chùa thường gặp mà bố trí ba án khác nhau. Bộ tượng cổ nhất ở chùa Vĩnh
Tràng là bộ Tam Tôn cổ (Di đà, Quan âm, Thế chí) bằng đồng to bằng người thật cao 93cm.
Tượng Ngọc Hoàng cũng bằng đồng to bằng người thật, không có Nam Tào, Bắc Đẩu cầm
sổ sinh tử đứng hầu hai bên như các chùa khác, mà thay vào chỗ đó là Ông Thiện và Ông
Ác (còn gọi là hộ pháp). Chùa còn có một chiếc chuông đồng lớn được gọi là Pháp Bảo
Chuông cao 1.2m và nặng khoảng 150kg, trên thân có khắc chữ “Vĩnh Trường Tự” được
đúc vào khoảng giữa thế kỷ 19. Hiện nay Pháp Bảo Chuông không sử dụng được, bị hỏng
do nằm lâu dưới nước sau thời gian thất lạc.
Ngoài ra trong chùa hiện nay còn hơn 20
bức tranh sơn thủy rất giá trị. Tuy ảnh hưởng tranh
vẽ Trung Quốc nhưng những bức vẽ này mang đậm
nét dân gian Việt Nam, in hình "Mai, lan, cúc,
trúc" in hình phong cảnh Việt Nam rất nên thơ. Đó
là công trình của Long Giang cư sĩ phác họa năm
1904. Điều đáng chú ý là những bức hoành, câu đối
trong chùa được điêu khắc chữ nổi thếp vàng như
những chữ "Hoàng kim bửu điện" được khắc từ
năm 1851 đến nay vẫn còn khá đẹp.
CÔNG TRÌNH CỦA CHÙA VĨNH TRÀNG
Tượng Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn
Được bắt đầu khởi công
vào ngày 15-2-2012, hoàn thành
vào ngày 15-2-2013, và khánh
thành vào ngày 26-3-2013. Phần
pho tượng được thiết kế nằm với
tư thế kiết tường, dài 32 m, cao
10 m, nặng khoảng 250 tấn với
sắc thái khuôn mặt rất nhẹ nhàng
và an lạc khiến cho tất cả những
du khách thập phương hành hương đều cảm thấy thư thái, yên bình. Đế Tượng Phật Niết
Bàn bao gồm 1 trệt 1 lầu, được dùng làm chỗ nghỉ ngơi cho hơn 100 chư Tăng trong mùa
An cư Kiết hạ (theo luật của người xuất gia, 3 tháng phải tập trung về một trú xứ thích hợp
và ở đó chuyên tâm tu học trao dồi giới, định và tuệ. Trong mùa an cư rất hạn chế việc đi ra ngoài)
Tượng Phật A Di Đà
Bên ngoài chùa là khu khuôn viên với rất
nhiều cây kiểng, nhiều cây cổ thụ cao lớn, vườn
cây ăn trái luôn rợp bóng mát cùng một hồ nước
tuyệt đẹp. Nổi bật giữa hoa viên chùa là pho tượng
phật A Di Đà cao 24m (bệ 6m, tượng 18m) với ngụ
ý Phật đang đứng trông nom chúng sinh các cõi và
được xem là biểu tượng của ngôi chùa. Ngày
15/01/2008 lễ khánh thành Tôn tượng được tổ chức
một cách trang nghiêm và long trọng. Tượng được
làm bằng bê tông cốt thép, sơn màu trắng rất uy nghiêm.
Tượng Phật Di Lặc
Ngày 7/3/2010, chùa Vĩnh Tràng
đã long trọng làm lễ khánh thành Tôn
tượng Đức Phật Di Lặc. Được tôn trí
ngồi giữa công viên, có chiều dài 27m,
chiều rộng 18m, cao 20m và nặng
khoảng 250 tấn bằng chất liệu bê tông,
cốt thép. Mặt bằng phía dưới Đức Phật
Di Lặc được thiết kế một trệt, một lầu.
Tầng trệt gồm: phòng họp và phòng tiếp
khách của Thường trực Ban Trị Sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang, 5 phòng nghỉ tiện nghi dành
cho khách Tăng, phía trước xây dựng lễ đài. Tầng lầu là nơi dành cho chư tôn đức Tăng,
mỗi tháng bồ tát tụng giới hai ngày 14 và 29 âm lịch.
Bảo Tháp Thất Phật
Được tiến hành xây dựng vào giữa năm 2015
đến tháng 6 năm 2017 thì công trình được hoàn tất.
Cao 35m, gồm 1 trệt và 7 tầng tháp. Tầng trệt thờ
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và các vị Bồ tát. Mỗi
tầng thờ 1 vị Phật và ba vị A La Hán. Riêng tầng thứ
7 tôn trí 15 bộ Kinh Diệu Pháp Liêu Hoa.