Chức năng giáo dục, tình cảm - Chủ nghĩa xã hội | Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, giáo dục gia đình là cơ sở của giáo dục xã hộithì ngày nay, giáo dục xã hội bao trùm lên giáo dục gia đình và đưa ra những mục tiêu, yêu cầu của giáo dục xã hội cho giáo dục gia đình.
Môn: Chủ nghĩa xã hội (CNXHKH)
Trường: Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
14:14 10/8/24
7.chức năng giáo dục, tình cảm 7.
c) Chức năng giáo dục ( xã hội hóa)
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, giáo dục gia đình là cơ sở của giáo dục xã hội
thì ngày nay, giáo dục xã hội bao trùm lên giáo dục gia đình và đưa ra những mục
tiêu, yêu cầu của giáo dục xã hội cho giáo dục gia đình. Tiếp tục nhấn mạnh sự hy
sinh của cá nhân cho cộng đồng là điểm tương đồng của giáo dục gia đình truyền
thống và giáo dục xã hội mới.
Giáo dục gia đình hiện nay phát triển theo xu hướng sự đầu tư tài chính của gia
đình cho giáo dục con cái tăng lên.
Sự gia tăng của các hiện tượng tiêu cực trong xã hội và trong nhà trường làm cho
sự kỳ vọng và niềm tin của các bậc cha mẹ vào hệ thống giáo dục xã hội trong việc
rèn luyện đạo đức, nhân cách cho con em của họ đã giảm đi rất nhiều so với trước đây.
Làm giảm sút đáng kể vai trò của gia đình trong thực hiện chức năng xã hội hóa
giáo dục trẻ em ở nước ta thời gian qua.
Hiện tượng trẻ em hư, bỏ học sớm, lang thang,...cũng cho thấy phần nào sự bất lực
của xã hội và sự bế tắc của một số gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Ví dụ: Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ, dó đó, các bậc phụ huynh nên
vì lối sống, cách cư xử của con cái trong tương lai, hãy tự xem xét và ý thức lại
chính bản thân mình. Hãy sửa đổi những hành vi, lời nói chưa phù hợp, hay kiểm
soát bản thân theo những định hướng tốt đẹp để làm tấm gương mẫu mực cho con
cái noi theo ( cho vào bài thuyết trình để nói nha )
d) Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm
Độ bền vững của gia đình không chỉ phụ thuộc vào sự ràng buộc của các mối quan
hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ giữa vợ và chồng; cha mẹ và con cái; sự hy sinh lợi ích
cá nhân cho lợi ích gia đình, mà còn bị chi phối bởi các mối quan hệ hòa hợp tình
cảm giữa chồng và vợ; cha mẹ và con cái, sự đảm bảo hạnh phúc cá nhân.
Trong tương lai gần, khi mà tỷ lệ các gia đình chỉ có một con tăng lên thì đời sống
tâm lý – tình cảm của nhiều trẻ em và kể cả người lớn cũng sẽ kém phong phú
hơn, do thiếu đi tình cảm của anh, chị em trong cuộc sống gia đình. about:blank 1/2 14:14 10/8/24
7.chức năng giáo dục, tình cảm
Vấn đề đặt ra là: Thay đổi tâm lý truyền thống về vai trò của con trai, tạo dựng
quan niệm bình đẳng giữa con trai và con gái trong trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm
sóc cha mẹ già và thờ phụng tổ tiên. Nhà nước cần có những giải pháp, biện pháp
nhằm bảo đảm an toàn tình dục, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho các
thành viên sẽ là chủ gia đình tương lai +
củng cố chức năng xã hội hóa của gia đình, xây dựng nhữ ng chuẩn mực và mô
hình mới về giáo dục gia đình, xây dựng nội dung và phương pháp mới về giáo dục
gia đình, giúp cho các bậc cha mẹ có định hướng trong giáo dục và hình thành nhân cách trẻ em
+ giải quyết thỏa đáng mâu thuẫn giữa nhu cầu tự do, tiến bộ của người phụ nữ
hiện đại với trách nhiệm làm dâu theo quan niệm truyền thống; mâu thuẫn về lợi
ích giữa các thế hệ, giữa cha mẹ và con cái.
Nó đòi hỏi phải hình thành những chuẩn mực mới, bảo đảm sự hài hòa lợi ích giữa
các thành viên trong gia đình cũng như lợi ích giữa gia đình và xã hội.
Ví dụ: Khi người già trong gia đình được chăm sóc tận tình bởi con cháu, họ sẽ vui
vẻ và lạc quan, khi đó sẽ nảy sinh ra một năng lượng tích cực đến các thành viên
khác. Các thành viên sẽ cảm nhận được sự yêu thương, gần gũi, và tin tưởng lẫn
nhau để dễ dàng chia sẻ những tâm sự, nổi buồn, niềm vui,… Tạo nên một liên kết
chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ, xóm làng => cơ sở của tình
yêu quê hương, đất nước, con người, phát triển sự thịnh vượng của gia đình, xã
hội,… Nếu ngược lại, trong gia đình mà không có sự quan tâm, chia sẻ, tôn trọng
lẫn nhau sẽ dẫn đến sự suy sụp, tiêu cực,… ( cho vào bài thuyết trình để nói nha ) about:blank 2/2