Chương 1 Phần II Tổng quan về ngành hàng không Việt Nam - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam

Chương 1 Phần II Tổng quan về ngành hàng không Việt Nam - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Tổng quan về ngành hàng không Việt Nam
2.1, Lịch sử hình thành và phát triển ngành HKVN
A. Khởi nguyên của ngành hàng không Việt Nam
Ngày 15 tháng 1 năm 1956, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 666/TTg thành lập Cục Hàng không Dân dụng
Việt Nam tiếp theo sau sự quốc hữu hóa sân bay Gia Lâm. Đây được xem là ngày
thành lập chính thức của Hàng không Việt Nam hiện tại. Lúc này đội bay của hãng chỉ
bao gồm 5 chiếc (Ilyushin Il-14, Antonov An-2, Aero Ae-45,...).Chuyến bay nội địa đầu
tiên được khai trương vào tháng 9/1956.
Năm 1976, đổi tên thành Tổng cục Hàng không Dân dụng Việt Nam
(TCHKDDVN). Ngày 11 tháng 2 năm 1976, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 28-CP
về việc thành lập Tổng cục HKDD Việt Nam.
Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều
tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái
Lan, Philippines, Malaysia và Singapore. Vào cuối giai đoạn này, HKDD Việt Nam trở
thành thành viên của ICAO(12/4/1981)
B. Ngành hàng không Việt Nam đổi mới và phát triển
Ngày 29 tháng 8 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng, ban hành Nghị định số 112-
HĐBT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Tổng cục HKDD
Việt Nam.
Nghị định có nêu: HKDD là ngành kinh tế kỹ thuật của Nhà nước; Tổng cục
HKDD là cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng
Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines)
chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có
quy mô lớn của Nhà nước. Vào ngày 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt
Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch
vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt..
Ngày 30/7/1992, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 242/HĐBT, thành lập
Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, trực thuộc Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện.
Cục Hàng không dân dụng Việt nam là cơ quan quản lý nhà nước về hàng không dân
dụng, có tư cách pháp nhân, có con dấu và ngân sách riêng, được mở tài khoản tại
Kho Bạc Nhà nước. Ngành Hàng không Việt Nam chính thức chuyển từ hoạch toán
tập trung toàn ngành sang cơ chế hoạch toán độc lập.
Ngày 26/3/1993, Văn phòng Chính phủ đã có công văn 86/TB thông báo kết
luận của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển của Ngành Hàng không
Việt Nam trong thời gian từ 1993 - 2000 phải tập trung xây dựng và phát triển Ngành
Hàng không dân dụng Việt Nam thành một nền kinh tế kỹ thuật quan trọng, đủ sức
phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước cũng như tranh thủ mọi
khả năng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với nước ngoài; đồng thời đảm bảo các
yêu cầu phát triển văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.
Ngày 22 tháng 5 năm 1995, Chính phủ đã có Nghị Quyết số 32-CP về việc
chuyển Cục HKDD Việt Nam trực thuộc Chính phủ
Ngày 19 tháng 09 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định
số121/2002/QĐ-TTg Về việc chuyển Cục HKDD Việt Nam vào Bộ Giao thông vận tải
Ngày 16 tháng 7 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số
94/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Cục Hàng không Việt Nam.
2.2, Lịch sử phát triển Vietnam Airlines
Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines)
chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có
quy mô lớn của Nhà nước. Vào ngày 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt
Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch
vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt.
2003: Tiếp nhận đưa vào khai thác tàu bay hiện đại Boeing 777 đầu tiên, khởi
đầu chương trình hiện đại hóa đội bay.
2006: Trở thành thành viên chính thức của IATA.
2010: Chính thức là thành viên thứ 10 của Liên minh hàng không Skyteam.
07/2016: Chính thức được công nhận là Hãng hàng không quốc tế 4 sao theo
tiêu chuẩn của Skytrax.
2018:
- Nằm trong top những Hãng hàng không lớn được yêu thích nhất châu Á năm 2018
(Traveler’ Choice Major Airlines – Asia 2018) do Tripadvisor bình chọn.
- Skytrax công nhận Vietnam Airlines là Hãng hàng không 4 sao năm thứ 3 liên tiếp.
- Hãng hàng không 4 sao toàn cầu do tổ chức APEX (The Airline Passenger Experience
Association) trao tặng.
- “Hãng hàng không hàng đầu thế giới về hạng Phổ thông đặc biệt” và “Hãng hàng
không hàng đầu thế giới về bản sắc văn hóa” bởi World Travel Awards.
2019:
- Hãng hàng không quốc tế 4 sao năm thứ tư liên tiếp (SKYTRAX).
- "Hãng hàng không hàng đầu Châu Á về thương hiệu”, “Hãng hàng không hàng đầu
Châu Á về hạng Phổ thông và Phổ thông đặc biệt” bởi World Travel Awards.
- “Hãng hàng không hàng đầu thế giới về bản sắc văn hoá” và “Hãng hàng không
hàng đầu thế giới về hạng Phổ thông đặc biệt” bởi World Travel Awards.
2020:
- Chứng chỉ 5 sao cao nhất về an toàn phòng chống dịch Covid-19 (SKYTRAX).
- Nhãn hiệu giữ vị trí số 1 trong Top 10 “Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam” năm 2020 - là
năm thứ 3 liên tiếp nhận giải thưởng này từ Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
- “Hãng hàng không hàng đầu Châu Á về bản sắc văn hoá”, “Hãng hàng không hàng
đầu Châu Á về hạng Phổ thông và Phổ thông đặc biệt” bởi World Travel Awards.
2022:
- Chương trình LotuSmiles là “Chương trình Khách hàng Trung thành tốt nhất”, hạng
mục Du lịch và Nghỉ dưỡng - trao bởi Loyalty & Engagement Awards.
- “Hãng hàng không hàng đầu châu Á về hạng ghế Phổ thông” và “Thương hiệu hàng
không hàng đầu châu Á” bởi World Travel Awards.
- "Hãng hàng không hàng đầu thế giới về bản sắc văn hóa" bởi World Travel Awards.
2.3, Vai trò của ngành hàng không Việt Nam
Là một động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, sự lớn mạnh của ngành
hàng không khu vực giữ một vai trò thiết yếu đối với các thị trường và địa phương
trong khu vực hoạt động. Hàng không khu vực sẽ không chỉ cải thiện kết nối giữa các
thành phố lớn tới các địa điểm có mật độ thấp hơn của Việt Nam mà còn thúc đẩy sự
kết nối quốc tế của Việt Nam tới những nước lân cận như các nước trong khu vực
Đông Nam Á hay Trung Quốc.
Ngành hàng không là một tiềm năng phát triển đem tới thu nhập khủng cho
Việt Nam. Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), ngành vận tải hàng
không bao gồm các hãng hàng không và chuỗi cung ứng đóng góp ước tính 2,6 tỷ
USD vào GDP của Việt Nam. Chi tiêu của du khách quốc tế đóng góp thêm 9,9 tỷ USD,
nâng mức tổng lên 12,5 tỷ USD. Nguồn thu từ lĩnh vực vận tải hàng không và du
khách quốc tế đến bằng đường hàng không chiếm tổng cộng 5,2% trong GDP của cả
nước.
Đem lại số lượng lớn công việc giải quyết nhu cầu việc làm. Theo báo cáo của
IATA, ngành vận tải hàng không đã hỗ trợ cho 2,2 triệu việc làm. Các hãng hàng
không, nhà khai thác sân bay, doanh nghiệp tại sân bay (nhà hàng và cửa hàng bán
lẻ), nhà sản xuất máy bay và nhà cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay sử dụng
42.000 lao động tại Việt Nam. Ngoài ra, thông qua việc mua các sản phẩm và dịch vụ
từ nhà cung cấp tại địa phương, ngành này cũng đã hỗ trợ thêm 174.000 việc làm.
Hơn nữa, ngành hàng không ước tính sẽ hỗ trợ thêm 182.000 việc làm thông qua
tiền lương chi trả cho nhân viên. Từ đó, một phần hoặc toàn bộ số tiền lương này sẽ
được chi cho hàng tiêu dùng và dịch vụ. Du khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường
hàng không ước tính sẽ hỗ trợ thêm 1,8 triệu việc làm qua những khoản chi tiêu
đóng góp cho nền kinh tế địa phương.
Còn là cầu nối giữa các ngành kinh tế, du lịch,.. đem lại tiềm năng phát triển
mạnh. Tạo ra giá trị kinh tế nhờ việc tạo ra các cơ hội việc làm yêu cầu kỹ năng và có
giá trị cao, từ đó góp phần vào sự phát triển của quốc gia. Với đóng góp lớn vào nền
kinh tế, ngành hàng không là chất xúc tác của các lĩnh vực bao gồm (nhưng không
giới hạn ở) thương mại, du lịch và phát triển xã hội. Nhờ có sự tác động tích cực của
hàng không, các ngành nghề khác cũng sẽ được thúc đẩy năng suất về lâu dài.
2.4, Tổ chức của ngành HKVN hiện nay
Các hãng hàng không:
-Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
-Jetstar Pacific Airlines
-Hãng hàng không Vietjet Air,
-Hãng hàng không Bamboo Airways
-Vietstar Airlines.
-Hải Âu Aviation.
-Vietravel Airlines.
-Jetstar Airways.
-Sun Air
Các công ty nhiên liệu hàng không
-Petrolimex Aviation: Công ty CP nhiên liệu bay Petrolimex
- Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam( Skypec)
-Công ty CP dịch vụ nhiên liệu hàng không Nội Bài
Các công ty Logistics:
-Công ty CP vận tải hàng không miền Nam( SATSCO)
-Công ty CP Logistics hàng không(ALS)
Các trường học đào tạo
-Học viện Hàng không Việt Nam;
-Đại học bách khoa Hà Nội
-Học viện kỹ thuật quân sự
-Học viện Phòng không- không quân
-Trường sỹ quan không quân
-Đại học bách khoa, đại học quốc gia TP HCM
-Đại học khoa học và công nghệ Hà Nội
Các Tổng công ty Cảng
-Miền Bắc:Cảng hàng không quốc tế Nội Bài,Cát Bi,..
-Miền Trung: Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng,Vinh,..
-Miền Nam:Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất,...
Các công ty dịch vụ hàng không
-Công Ty CP suất ăn hàng không Nội Bài( NCS)
-Tổng công ty trực thăng Việt Nam
-Công ty TNHH thương mại dịch vụ du lịch Thuận Phong
-Công ty TNHH du lịch Tân Toàn Cầu
Các cơ quan nhà nước liên quan:
-Bộ giao thông vận tải.
-Cục hàng không Việt Nam.
-Tổng công ty quản lý bay Việt Nam
-Hải quan cửa khẩu
-Cơ quan kiểm dịch
Các công ty vận chuyển hàng không
-Vietnam Airlines
-Knight Logistics
-Antlog
-Công ty Bưu Vận Quốc Tế Đông Dương IndoChinaPost
-Công ty Liên Minh (AIL)
-DHL
-FedEx
-UPS
-Biển vàng
Các công ty bảo dưỡng sửa chữa
-Công Ty TNHH Sửa Chữa Trực Thăng Biên Hòa. ...
-Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO)
-CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SỬA CHỮA MÁY BAY VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT
HÀNG KHÔNG
-Công ty TNHH dịch vụ bảo dưỡng máy bay cảng hàng không miền Nam SAAM
| 1/4

Preview text:

Tổng quan về ngành hàng không Việt Nam
2.1, Lịch sử hình thành và phát triển ngành HKVN
A. Khởi nguyên của ngành hàng không Việt Nam
Ngày 15 tháng 1 năm 1956, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 666/TTg thành lập Cục Hàng không Dân dụng
Việt Nam tiếp theo sau sự quốc hữu hóa sân bay Gia Lâm. Đây được xem là ngày
thành lập chính thức của Hàng không Việt Nam hiện tại. Lúc này đội bay của hãng chỉ
bao gồm 5 chiếc (Ilyushin Il-14, Antonov An-2, Aero Ae-45,...).Chuyến bay nội địa đầu
tiên được khai trương vào tháng 9/1956.
Năm 1976, đổi tên thành Tổng cục Hàng không Dân dụng Việt Nam
(TCHKDDVN). Ngày 11 tháng 2 năm 1976, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 28-CP
về việc thành lập Tổng cục HKDD Việt Nam.
Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều
tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái
Lan, Philippines, Malaysia và Singapore. Vào cuối giai đoạn này, HKDD Việt Nam trở
thành thành viên của ICAO(12/4/1981)
B. Ngành hàng không Việt Nam đổi mới và phát triển
Ngày 29 tháng 8 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng, ban hành Nghị định số 112-
HĐBT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Tổng cục HKDD Việt Nam.
Nghị định có nêu: HKDD là ngành kinh tế kỹ thuật của Nhà nước; Tổng cục
HKDD là cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng
Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines)
chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có
quy mô lớn của Nhà nước. Vào ngày 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt
Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch
vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt..
Ngày 30/7/1992, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 242/HĐBT, thành lập
Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, trực thuộc Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện.
Cục Hàng không dân dụng Việt nam là cơ quan quản lý nhà nước về hàng không dân
dụng, có tư cách pháp nhân, có con dấu và ngân sách riêng, được mở tài khoản tại
Kho Bạc Nhà nước. Ngành Hàng không Việt Nam chính thức chuyển từ hoạch toán
tập trung toàn ngành sang cơ chế hoạch toán độc lập.
Ngày 26/3/1993, Văn phòng Chính phủ đã có công văn 86/TB thông báo kết
luận của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển của Ngành Hàng không
Việt Nam trong thời gian từ 1993 - 2000 phải tập trung xây dựng và phát triển Ngành
Hàng không dân dụng Việt Nam thành một nền kinh tế kỹ thuật quan trọng, đủ sức
phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước cũng như tranh thủ mọi
khả năng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với nước ngoài; đồng thời đảm bảo các
yêu cầu phát triển văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.
Ngày 22 tháng 5 năm 1995, Chính phủ đã có Nghị Quyết số 32-CP về việc
chuyển Cục HKDD Việt Nam trực thuộc Chính phủ
Ngày 19 tháng 09 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định
số121/2002/QĐ-TTg Về việc chuyển Cục HKDD Việt Nam vào Bộ Giao thông vận tải
Ngày 16 tháng 7 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số
94/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng không Việt Nam.
2.2, Lịch sử phát triển Vietnam Airlines
Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines)
chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có
quy mô lớn của Nhà nước. Vào ngày 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt
Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch
vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt.
2003: Tiếp nhận đưa vào khai thác tàu bay hiện đại Boeing 777 đầu tiên, khởi
đầu chương trình hiện đại hóa đội bay.
2006: Trở thành thành viên chính thức của IATA.
2010: Chính thức là thành viên thứ 10 của Liên minh hàng không Skyteam.
07/2016: Chính thức được công nhận là Hãng hàng không quốc tế 4 sao theo tiêu chuẩn của Skytrax. 2018:
- Nằm trong top những Hãng hàng không lớn được yêu thích nhất châu Á năm 2018
(Traveler’ Choice Major Airlines – Asia 2018) do Tripadvisor bình chọn.
- Skytrax công nhận Vietnam Airlines là Hãng hàng không 4 sao năm thứ 3 liên tiếp.
- Hãng hàng không 4 sao toàn cầu do tổ chức APEX (The Airline Passenger Experience Association) trao tặng.
- “Hãng hàng không hàng đầu thế giới về hạng Phổ thông đặc biệt” và “Hãng hàng
không hàng đầu thế giới về bản sắc văn hóa” bởi World Travel Awards. 2019:
- Hãng hàng không quốc tế 4 sao năm thứ tư liên tiếp (SKYTRAX).
- "Hãng hàng không hàng đầu Châu Á về thương hiệu”, “Hãng hàng không hàng đầu
Châu Á về hạng Phổ thông và Phổ thông đặc biệt” bởi World Travel Awards.
- “Hãng hàng không hàng đầu thế giới về bản sắc văn hoá” và “Hãng hàng không
hàng đầu thế giới về hạng Phổ thông đặc biệt” bởi World Travel Awards. 2020:
- Chứng chỉ 5 sao cao nhất về an toàn phòng chống dịch Covid-19 (SKYTRAX).
- Nhãn hiệu giữ vị trí số 1 trong Top 10 “Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam” năm 2020 - là
năm thứ 3 liên tiếp nhận giải thưởng này từ Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
- “Hãng hàng không hàng đầu Châu Á về bản sắc văn hoá”, “Hãng hàng không hàng
đầu Châu Á về hạng Phổ thông và Phổ thông đặc biệt” bởi World Travel Awards. 2022:
- Chương trình LotuSmiles là “Chương trình Khách hàng Trung thành tốt nhất”, hạng
mục Du lịch và Nghỉ dưỡng - trao bởi Loyalty & Engagement Awards.
- “Hãng hàng không hàng đầu châu Á về hạng ghế Phổ thông” và “Thương hiệu hàng
không hàng đầu châu Á” bởi World Travel Awards.
- "Hãng hàng không hàng đầu thế giới về bản sắc văn hóa" bởi World Travel Awards.
2.3, Vai trò của ngành hàng không Việt Nam
Là một động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, sự lớn mạnh của ngành
hàng không khu vực giữ một vai trò thiết yếu đối với các thị trường và địa phương
trong khu vực hoạt động. Hàng không khu vực sẽ không chỉ cải thiện kết nối giữa các
thành phố lớn tới các địa điểm có mật độ thấp hơn của Việt Nam mà còn thúc đẩy sự
kết nối quốc tế của Việt Nam tới những nước lân cận như các nước trong khu vực
Đông Nam Á hay Trung Quốc.
Ngành hàng không là một tiềm năng phát triển đem tới thu nhập khủng cho
Việt Nam. Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), ngành vận tải hàng
không bao gồm các hãng hàng không và chuỗi cung ứng đóng góp ước tính 2,6 tỷ
USD vào GDP của Việt Nam. Chi tiêu của du khách quốc tế đóng góp thêm 9,9 tỷ USD,
nâng mức tổng lên 12,5 tỷ USD. Nguồn thu từ lĩnh vực vận tải hàng không và du
khách quốc tế đến bằng đường hàng không chiếm tổng cộng 5,2% trong GDP của cả nước.
Đem lại số lượng lớn công việc giải quyết nhu cầu việc làm. Theo báo cáo của
IATA, ngành vận tải hàng không đã hỗ trợ cho 2,2 triệu việc làm. Các hãng hàng
không, nhà khai thác sân bay, doanh nghiệp tại sân bay (nhà hàng và cửa hàng bán
lẻ), nhà sản xuất máy bay và nhà cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay sử dụng
42.000 lao động tại Việt Nam. Ngoài ra, thông qua việc mua các sản phẩm và dịch vụ
từ nhà cung cấp tại địa phương, ngành này cũng đã hỗ trợ thêm 174.000 việc làm.
Hơn nữa, ngành hàng không ước tính sẽ hỗ trợ thêm 182.000 việc làm thông qua
tiền lương chi trả cho nhân viên. Từ đó, một phần hoặc toàn bộ số tiền lương này sẽ
được chi cho hàng tiêu dùng và dịch vụ. Du khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường
hàng không ước tính sẽ hỗ trợ thêm 1,8 triệu việc làm qua những khoản chi tiêu
đóng góp cho nền kinh tế địa phương.
Còn là cầu nối giữa các ngành kinh tế, du lịch,.. đem lại tiềm năng phát triển
mạnh. Tạo ra giá trị kinh tế nhờ việc tạo ra các cơ hội việc làm yêu cầu kỹ năng và có
giá trị cao, từ đó góp phần vào sự phát triển của quốc gia. Với đóng góp lớn vào nền
kinh tế, ngành hàng không là chất xúc tác của các lĩnh vực bao gồm (nhưng không
giới hạn ở) thương mại, du lịch và phát triển xã hội. Nhờ có sự tác động tích cực của
hàng không, các ngành nghề khác cũng sẽ được thúc đẩy năng suất về lâu dài.
2.4, Tổ chức của ngành HKVN hiện nay Các hãng hàng không:
-Tổng Công ty Hàng không Việt Nam -Jetstar Pacific Airlines
-Hãng hàng không Vietjet Air,
-Hãng hàng không Bamboo Airways -Vietstar Airlines. -Hải Âu Aviation. -Vietravel Airlines. -Jetstar Airways. -Sun Air
Các công ty nhiên liệu hàng không
-Petrolimex Aviation: Công ty CP nhiên liệu bay Petrolimex
- Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam( Skypec)
-Công ty CP dịch vụ nhiên liệu hàng không Nội Bài Các công ty Logistics:
-Công ty CP vận tải hàng không miền Nam( SATSCO)
-Công ty CP Logistics hàng không(ALS)
Các trường học đào tạo
-Học viện Hàng không Việt Nam;
-Đại học bách khoa Hà Nội
-Học viện kỹ thuật quân sự
-Học viện Phòng không- không quân
-Trường sỹ quan không quân
-Đại học bách khoa, đại học quốc gia TP HCM
-Đại học khoa học và công nghệ Hà Nội
Các Tổng công ty Cảng
-Miền Bắc:Cảng hàng không quốc tế Nội Bài,Cát Bi,..
-Miền Trung: Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng,Vinh,..
-Miền Nam:Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất,...
Các công ty dịch vụ hàng không
-Công Ty CP suất ăn hàng không Nội Bài( NCS)
-Tổng công ty trực thăng Việt Nam
-Công ty TNHH thương mại dịch vụ du lịch Thuận Phong
-Công ty TNHH du lịch Tân Toàn Cầu
Các cơ quan nhà nước liên quan: -Bộ giao thông vận tải.
-Cục hàng không Việt Nam.
-Tổng công ty quản lý bay Việt Nam -Hải quan cửa khẩu -Cơ quan kiểm dịch
Các công ty vận chuyển hàng không -Vietnam Airlines -Knight Logistics -Antlog
-Công ty Bưu Vận Quốc Tế Đông Dương IndoChinaPost -Công ty Liên Minh (AIL) -DHL -FedEx -UPS -Biển vàng
Các công ty bảo dưỡng sửa chữa
-Công Ty TNHH Sửa Chữa Trực Thăng Biên Hòa. ...
-Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO)
-CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SỬA CHỮA MÁY BAY VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT HÀNG KHÔNG
-Công ty TNHH dịch vụ bảo dưỡng máy bay cảng hàng không miền Nam SAAM