Chương 1 Quá trình đảng từng bước giải quyết xung đột với pháp trước khi quyết định phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược (19/12/1946) | Tài liệu Môn lịch sử Đảng

Đầu năm 1945, khi chiến tranh thế giới thứ II đang trong giai đoạn quyết liệt, bước vào giai đoạn sắp kết thúc, tình hình khi đó đặt ra cho các nước Đồng Minh nhiều vấn đề cấp bách: Việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Châu Âu-Châu Á-Thái Bình Dương; Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn phe phát xít Đức-Ý-Nhật; Tổ chức trật tự thế giới mới sau chiến tranh có sự tham gia và thống nhất giữa các nước chiến thắng; Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
8 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Chương 1 Quá trình đảng từng bước giải quyết xung đột với pháp trước khi quyết định phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược (19/12/1946) | Tài liệu Môn lịch sử Đảng

Đầu năm 1945, khi chiến tranh thế giới thứ II đang trong giai đoạn quyết liệt, bước vào giai đoạn sắp kết thúc, tình hình khi đó đặt ra cho các nước Đồng Minh nhiều vấn đề cấp bách: Việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Châu Âu-Châu Á-Thái Bình Dương; Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn phe phát xít Đức-Ý-Nhật; Tổ chức trật tự thế giới mới sau chiến tranh có sự tham gia và thống nhất giữa các nước chiến thắng; Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

53 27 lượt tải Tải xuống
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
QUÁ TRÌNH ĐẢNG TỪNG BƯỚC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VỚI PHÁP
TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH PHÁT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (19/12/1946)
1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám những hành động
hiếu chiến của thực dân Pháp
1.1.1. Bối cảnh thế giới
Tình hình thế giới sau thế chiến thứ II:
Đầu năm 1945, khi chiến tranh thế giới thứ II đang trong giai đoạn quyết liệt, bước
vào giai đoạn sắp kết thúc, tình hình khi đó đặt ra cho các nước Đồng Minh nhiều vấn đề
cấp bách: Việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh Châu Âu-Châu Á-Thái Bình Dương;
Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn phe phát xít Đức-Ý-Nhật; Tổ chức trật tự thế giới mới
sau chiến tranh có sự tham gia và thống nhất giữa các nước chiến thắng; Phân chia thành
quả giữa các nước thắng trận.Nên thế, các nước Đồng Minh nhanh chóng gấp rút
chuẩn bị một cuộc hội nghị. Vào ngày 4-11/2/1945 một hội nghị quốc tế đã được triệu tập
tại Ianta ( Liên Xô) với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là I. Xtalin (Liên Xô) ,
Ph. Rudove (Mĩ) U. Sơcxin (Anh) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức
thiết sau chiến tranh và hình thành một trật tự thế giới mới. Đặc biệt, hội nghị này diễn ra
khi chiến tranh thế giới thứ II chưa kết thúc. Nội dung của hội nghị giải quyết rất nhiều
vấn đề, nhưng cũng xoay quanh 3 vấn đề chính:
Thứ nhất, vviệc kết thúc chiến tranh: Mặc những bất đồng về số phận nước
Đức, ba nước quyết tâm tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức đứng đầu Hitler
chủ nghĩa quân Phiệt Nhật. Liên sẽ tham gia chống Nhật khi chiến tranh kết thúc
Châu Âu.
Thứ hai, ba cường quốc thống nhất đi đến thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc với
mục tiêu giữ gìn hòa bình, an ninh trật tự thế giới sau chiến tranh thay cho Hội Liên
Quốc đã tan vỡ.
Thứ ba, thỏa thuận việc đóng quân tại các nước để giải giáp quân đội phát xít, phân
chia phạm vi ảnh hưởng của Châu Âu và Châu Á. Đây chính là nội dung quan trọng nhất
trong hội nghị. Theo đó:
châu Âu: Liên chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin các nước
Đông Âu; Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên xô; Mĩ, Anh và Pháp chiếm
1
đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu; vùng Tây Âu thuộc phạm vi
ảnh hưởng của Mĩ; Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.
châu Á: Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên tham chiến chống
Nhật:Giữ nguyên trạng Mông Cổ; Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc
chiến tranh Nga Nhật năm 1904 trả lại cho Liên miền Nam đảo Xakhalin; Liên
chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.Quân đội chiếm đóng Nhật Bản. bán đảo
Triều Tiên, Hồng quân Liên chiếm đóng miền Bắc quân chiếm đóng miền
Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và
dân chủ. Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi
ảnh hưởng của các nước phương Tây.
Tất cả những diễn biến trên đều được diễn ra trong không khí đầy căng thẳng, phức tạp
phản ánh tham vọng thực lực giữa các cường quốc. thực chất của cuộc hội
nghị cuộc đấu tranh gay go quyết liệt để phân chia phạm vi thế lực, phạm vi ảnh
hưởng của các cường quốc thắng trận giữ vai trò chủ chốt nhất trong chiến tranh cụ thể
giữa Mĩ-Liên Xô. Liên Xô thu hồi toàn bộ quyền lợi của Đế quốc Nga trước đây, Mĩ mở
rộng phạm vi ảnh hưởng ra khắp các quốc gia trên thế giới.Cả 2 nước đều áp đặt quyền
lợi đối với Trung Quốc. Anh-Pháp tìm cách thiết lập lại sự thống trị trên các thuộc địa Á,
Phi.Những quyết định của hội nghị Ianta thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc đã trở
thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập trong những năm
1945-1947 sau khi chiên tranh thế giới thứ II kết thúc. Một trật tự thế giới mới được hình
thành, đó là trật tự thế giới Ianta.
Sự thành lập Liên hợp quốc:
Bối cảnh:
Đầu năm 1945, khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, các nước đồng minh
và nhân dân thế giới có nguyện vọng gìn giữ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh thế giới.Tại
Hội nghị Ianta (2/1945), ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh nhất trí thành lập một tổ chức
quốc tế nhằm gìn giữ hoà bình, an ninh thế giới.
Nội dung:
Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phranxicô (Mĩ) thông qua
bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24/10/1945, với sự
phê chuẩn của Quốc hội các nước thành viên, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
Mục đích của Liên hợp quốcduy trì hoà bình, an ninh thế giới, phát triển các quan hệ
hữu nghị hợp tác quốc tế giữa các nước trên sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng
quyền tự quyết của các dân tộc.Tổ chức hoạt động dựa trên 5 nguyên tắc:
Một là, tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc;
Hai là, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
Ba là, không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào;
2
Bốn là, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình;
Năm là, chung sống hoà bìnhsự nhất trí giữa năm nước lớn :Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp
và Trung Quốc.
Hội nghị Posdam:
Bối cảnh diễn ra:
Sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình kinh tế hội trên thế giới những
thay đổi lớn. Hệ thống TBCN trên thế giới suy yếu do sự bại trận của các nước phát xít,
do hàng loạt nước tách khỏi hệ thống này. Hệ thống XHCN thế giới bao gồm các
nước ở châu Âu và châu Á được hình thành. Phong trào giải phóng dân tộc có điều kiện
phát triển mạnh mẽ. Các quốc gia độc lập trẻ tuổi xuất hiện trên thế giới ngày càng
nhiều.
Nội dung hội nghị:
Đầu tháng 7/1945, hội nghị Postdam được tổ chức tại Postdam, Đức với sự tham gia của
các cường quốc: Liên Xô, Anh, về sau thêm Pháp.Hội nghị Potsdam quy định các
quân đội Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp tạm thời chiếm đóng nước Đức. Hội nghị này còn
vạch ra phương hướng biến nước Đức sau chiến tranh thành một nước dân chủ, thống
nhất và yêu chuộng hòa bình. Nhưng không lâu sau hội nghị Potsdam, Mỹ, Anh, Pháp đã
vi phạm những điều cam kết, âm mưu chia cắt lâu dài nước Đức phục hồi chủ nghĩa
quân phiệt Đức.Tháng 9 năm 1949, nước Cộng hòa Liên bang Đức (CHLB Đức) được
thành lập trên các phần lãnh thổ chiếm đóng của quân đội Mỹ-Anh- Pháp tại miền Tây
nước Đức.Trước tình hình đó, được sự giúp đỡ của quân đội Liên Xô, các lực lượng dân
chủ yêu nước tiến bộ tại Miền Đông nước này.Từ đó, trên thực tế hai nước Đức
phát triển theo hai con đường khác nhau.Ngoài Đức, tại hội nghị Potsdam, các vấn đề từ
các quốc gia khác đã được thảo luận:
Vấn đề của Đông Dương trong đó Việt Nam sẽ được chia thành hai khu vực chiếm
đóng sau chiến tranh. Miền Nam sẽ bị các cường quốc phương Tây chiếm đóng dưới s
chỉ huy của Anh nửa phía bắc sẽ bị Trung Quốc chiếm đóng như một quốc gia đồng
minh.
Quyết định của Hội nghị Postdam đã tạo nên khó khăn cho tình hình Việt Nam sau khi
CMT8 thành công để cho quân Anh quân Trung Hoa Dân Quốc vào Đông Dương
làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Thực chất, Hội nghị Pôtxđam góp phần hoàn
thiện, bổ sung cho những thỏa thuận của Hội nghị Ianta
1.1.2. Bối cảnh trong nước và những hành động hiếu chiến của Pháp
Bối cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng Tám
Đối với thế giới:
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩahội trở thành hệ thống trên thế giới.
Các nước phát xít Đức, Ý, Nhật bị đánh bại còn đế quốc Anh, Pháp tuy thắng trận nhưng
3
đã suy yếu. Đế quốc Mỹ tận dụng các lợi thế, nhanh chóng vươn lên cầm đầu phe tư bản
chủ nghĩa, ra sức lôi kéo, tập hợp lực lượng phản động để chống lại các nướchội chủ
nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Do vậy, mâu thuẫn chi phối quan hệ
quốc tế lúc này là mâu thuẫn giữa các lực lượng hòa bình, dân tộc, dân chủ hệ thống
hội chủ nghĩa do Liên làm trụ cột.với lực lượng đế quốc, phản cách mạng do Mỹ
đứng đầu.
Đối với Việt Nam:
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 và chịu nhiều ảnh hưởng từ những quyết định của Hội
nghị Ianta, Đông Nam Á trong đó Việt Nam vẫn phải chịu ảnh hưởng của các nước
phương Tây.Đối với Việt Nam, sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc đã mang lại cho
đất nước ta một khởi đầu mới. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng, tận dụng cơ
hội chiến lược để tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, làm nên thắng lợi vĩ đại
của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Thắng lợi tháng 8/1945 là thắng lợi đầu tiên
của nhân dân ta từ khi Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt đại trong lịch sử dân tộc
Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa ra đời chấm
dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam, kết thúc hơn 80 năm của nhân dân ta dưới
ách đô hộ của thực dân Pháp. Nhân dân Việt Nam từ thân phânlệ đã trở thành người
làm chủ vận mệnh của mình. Việt Nam từ một nước thuộc địa nữa phong kiến đã trở
thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng Sản Việt Nam trở thành một Đảng
cầm quyền, từ đây, đất nước dân tộc Việt Nam bước vào kỉ nguyên mới- kỷ nguyên
độc lập dân tộc. Điều đó làm cho các thế lực đế quốc và bọn phản động quốc tế hết sức lo
sợ, tìm mọi cách chống phá hòng thủ tiêu Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Mỹ công khai ủng hộ, giúp đỡ Pháp quay lại xâm lược Việt Nam Đông Dương. Đế
quốc Anh xuất phát từ quyền lợi thực dân theo quỹ đạo của Mỹ cũng ra sức ủng hộ ý
đồ của thực dân Pháp tái chiếm Đông Dương. Điều này đã gây nên nhiều khó khăn
cùng to lớn đối với vận mệnh của dân tộc.
Về t huận lợi :
Sau thành công của cách mạng tháng 8 cùng với diễn biến của tình hình thế giới đã mang
lại cho Việt Nam không ít thuận lợi trong việc quản xây dựng đất nước: Nhân dân
Việt Nam từ thân phận nô lệ bây giờ đã chính thức đứng lên làm chủ vận mệnh của mình,
làm chủ vận mệnh đất nước; Cách mạng Đảng, đứng đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh
đứng đầu nên được sự tin tưởng Hệ thống hội chủ nghĩa trên thế giớicủa nhân dân;
đang hình thành, một trong những mang lại cho phong tràoý nghĩa cách mạng tháng 8
đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới là khích lệ, cổ vũ phong trào đó, nó là nguồn cổ
vũ to lớn cho cách mạng nước ta.
4
Về khó khăn:
Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam lại không thể tránh khỏi được nhiều khó khăn khi trên thực
tế, chính quyền cách mạng non trẻ của ta phải đối phó với muôn vàn khó khăn, đứng
trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”:
Nền kinh tế nông nghiệp nước ta vốn lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề; hậu quả
của nạn đói cuối năm 1944 – đầu năm 1945 chưa được khắc phục.
Tiếp đến nạn lụt lớn, làm vỡ đê chín tỉnh Bắc Bộ, rồi hạn hán kéo dài, khiến cho
nửa tổng số ruộng đất không canh tác được.
Ngân sách Nhà nước trống rỗng. Chính quyền cách mạng chưa quản lý được Ngân hàng
Đông Dương. Trong lúc đó, quân Trung Hoa Dân quốc lại tung ra thị trường các loại tiền
Trung Quốc đã mất giá, làm cho nền tài chính nước ta thêm rối loạn.
Các sở công nghiệp của ta chưa kịp phục hồi sản xuất. Hàng hóa khan hiếm, giá cả
tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nạng nề, hơn 90%
dân số không biết chữ.
Bên ngoài, giặc ngoại xâm liên tục tấn công. Từ vĩ tuyến 16 trở ra là 20 vạn quân Tưởng,
từ tuyến 16 trở vào có hơn 1 vạn quân Anh hơn 6 vạn quân Nhật cùng nhiều đảng
phái phản động tạo điều kiện cho quân Pháp, nuôi dưỡng ý đồ tiêu diệt lực lượng cách
mạng và Đảng Cộng Sản Đông Dương, lăm le lật đổ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà, lập lại chính quyền tay sai cướp nước ta lần nữa. “Giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc
ngoại xâm” đang đe dọa vận mệnh dân tộc ta.
Có thể thấy, khó khăn lớn nhất và nguy hiểm nhất của Việt Nam chính là giặc ngoại xâm.
Bởi nếu không giải quyết được khó khăn liên quan đến giặc ngoại xâm thì nền độc lập
của dân tộc lại một lần nữa bị ảnh hưởng, nó đe dọa nghiêm trọng tới thành quả của cuộc
cách mạng tháng 8 mà toàn thể dân tộc Việt Nam đã phải nỗ lực để giành lấy.Chỉ khi Việt
Nam giữ được độc lập dân tộc thì các khó khăn trong nước mới có thể giải quyết được ổn
thỏa.
Những hành động hiếu chiến của Pháp
Bối cảnh:
Ngày 9/3/1945, Phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp ra khỏi, Nhật chiếm
toàn bộ Đông Dương.
Ngày 15/8/1945, Phát xít Nhật đầu hàng điều kiện sau khi bị ném 2 quả bom
nguyên tử vào 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki vào ngày 6/8 và ngày 9/8/1945, chiến
5
tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Theo thỏa thuận của các nước Đồng Minh, sau khi Phát xít
Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật. Khi
đó, thực dân Pháp đã tỏ ý định tranh thủ thời cơ và quân Đồng Minh để khôi phục vị
thế của Pháp ở Việt Nam
Tháng 7/1945 tại Hội nghị Potsdam diễn ra tại Đức.Hội nghị đã phân chia lại bản đồ
chính trị thế giới. Hội nghị đã xác định, từ Vĩ tuyến 16 trở ra giao cho quân Tưởng, từ Vĩ
tuyến 16 trở vào giao cho quân Anh, nên vì thế Pháp cũng không có quyền lợi gì ở Việt
Nam.
Hành động:
Với tâm cướp nước ta một lần nữa,Pháp đã tìm đến Anh để nhờ sự giúp đỡ. o
lúc 3h ngày 23/9/1945 được sự giúp đỡ của quân đội Anh, thực dân Pháp nổ súng gây hấn
ở Sài Gòn mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
Ngày 15-10-1945 tại hội kiến giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với Sainteny,, Chính phủ
Pháp yêu cầu Việt Nam thừa nhận việc quân đội Pháp trở lại Bắc Kỳ thay thế quân đội
Trung Hoa.
Tiếp đó, từ tháng 10/1945 - 1/1946, quân Pháp tiếp tục đánh chiếm nhiều địa bàn
quan trọng ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, từng bước thiết lập hệ thống kìm kẹp tạiChúng
cơ sở
Ngày 25- 2-1946, lạicuộc gặp giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với Sainteny, Chủ tịch
nêu lập trường của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà là “độc lập hợp tác với
Pháp”. Sainteny cũng khẳng định: Chính phủ Pháp sẵn sàng công nhận Việt Nam
quyền có chính phủ, có nghị viện, có quân đội, có tài chính riêng, đồng thời ở trong khối
Liên hiệp Pháp.Hai bên đều công nhận.
.
Do gặp khó khăn chiến trường miền Nam, thực dân Pháp không đủ khả năng đánh
chiếm ngay miền Bắc, buộc phải đàm phán với Tưởng Giới Thạch hòng tìm bước đi thích
hợp.
Cuối tháng 2/1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được kết. Theo đó, thực dân Pháp
nhượng bộ cho Tưởng Giới Thạch một số quyền lợi kinh tế, chính trị, văn hóa... Ngược
lại, quân Pháp sẽ ra miền Bắc thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội
Nhật, nhưng thực chất là chờ viện binh phát động chiến tranh.
Trước tình hình đó, cùng với việc củng cố chính quyền, bài trừ nội phản, cải thiện đời
sống nhân dân, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm các biện pháp đấu tranh
mềm dẻo nhằm duy trì hòa bình, giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tranh thủ
6
thời gian củng cố lực lượng cách mạng, tránh phải đối phó với nhiều kẻ thù khi lực lượng
chúng ta còn quá non trẻ.
Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa với đại diện Chính phủ Pháp (Xanhtơni) bản Hiệp định bộ, chấp thuận cho
quân Pháp ra miền Bắc thay quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, Hiệp
định .nêu rõ: “Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một quốc
gia tự do, có chính phủ của mình, tài chính của mình một phần tử trong Liên bang
Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp”. Sau khi 1.200 quân Pháp được phép đến Hà
Nội thay thế quân Tưởng, bất chấp mọi cố gắng đàm phán của Việt Nam, quân Pháp vẫn
khiêu khích, phá hoại việc thi hành Hiệp định Sơ bộ.
Ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước nhượng
bộ cho Pháp thêm một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa Việt Nam. Đồng thời, Người
liên tục gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội, Thủ tướng Pháp và cử phái viên đến gặp người
cầm đầu Pháp ở Đông Dương, tìm cách cứu vãn hoà bình, tránh cuộc chiến tranh đổ máu.
Nhưng giới cầm quyền thực dân đã khước từ mọi nỗ lực cứu vãn hòa bình của chúng ta.
Bất chấp những thiện chí hòa bình của Việt Nam, ngày 20/11/1946, lấy cớ bảo vệ
Hoa kiều, thực hiện quan thuế liên bang, thực dân Pháp nổ súng vào bộ đội ta chiếm
đóng ga Hải Phòng. Cùng ngày, quân Pháp ở Lạng Sơn lấy cớ đi tìm xác binh lính Pháp
bị Nhật giết, để do thám các vị trí đóng quân của ta, cho xe tăng đi thị uy, dùng binh lính
đánh chiếm một số vị trí quân ta.
Ngày 27-11, Bộ Tổng chỉ huy quân đội Pháp Đông Dương ngang ngược đòi ta phá
bỏ những vật chướng ngại để quân Pháp được tự do đi lại trên đường Hải Phòng - Đồ
Sơn.
Từ ngày 15- 16/12/1946, quân Pháp nổ súng gây hấn nhiều nơi ở Hà Nội.
Ngày 17/12/1946, chúng cho xe phá các công sự của ta phố Đúc, chúng trắng
trơn gây ra vụ thảm sát đồng bào ta ở phố Hàng Bún và phố Yên Ninh
Ngày 18/12/1946,quân Pháp chiếm Bộ tài chính và Bộ Giao thông công chính. Trong
ngày 18/12/1946 tướng Môlie gửi cho ta hai tối hậu thư đòi ta phải phá bỏ mọi công sự
và chướng ngại trên các đường phố để cho chúng làm nhiệm vụ giữ gìn trị an ở Hà Nội.
Chúng tuyên bố nếu các yêu cầu đó không được Chính phủ Việt Nam chấp nhận thì quân
Pháp sẽ chuyển sang hành động chậm nhất là sáng ngày 20/12/1946.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã khiến cho tình hình thế giới có nhiều
biến chuyển lớn. Hệ thống TBCN trên thế giới suy yếu do sự bại trận của các nước Phát
7
xít, Hệ thống XHCN trên thế giới bao gồm các nước châu Âu châu Á được hình
thành. đã rửa sạch lớp bùn nhơ vẩn đục của chủ nghĩa phát-xít gây ra, làm cho nền
dân chủ, nhân quyền thế giới có được bước phát triển mới.Là thắng lợi to lớn của các dân
tộc đã chiến đấu chống chủ nghĩa Phát xít khắp thế giới nói chung Việt Nam nói
riêng, cổ vũ cho các phong trào giải phóng dân tộcđiều kiện phát triển mạnh mẽ.Đối
với Việt Nam, sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc đã mang lại cho đất nước ta một
khởi đầu mới. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đảng
Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam ta đã làm nên chiến thắng vĩ đại của cuộc Cách
mạng tháng 8/1945.Việt Nam đã giành được độc lập sau gần một thế kỷ dưới chế độ thực
dân. Ngày 2-9-1945 tại quãng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản tuyên
ngôn độc lập, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa mở ra chặng đường lịch sử
mới đầy tự hào và vẻ vang cho dân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Thời khắc lịch sử ấy đã tác động, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc của các thuộc địa. Bên canh những thuận lợi Cách mạng tháng 8 đã
mang lại, Việt Nam ta phải đối diện không ít những khó khăn: nền nông nghiệp lạc hậu;
nạn đói hoành hành; lũ lụt kéo đến; tàn dư của chế độ phong kiến lạc hậu khiến hơn 90%
dân số ta chữ; bọn phản động trong ngoài nước liên tục chống phá, tiêu biểu
Thực dân Pháp. Với giã tâm xâm chiếm, đặt ách thống thống trị thực dân lên lãnh thổ
nước ta thêm một lần nữa, Pháp đã tìm mọi cách để quay lại Việt Nam. Với sự hậu thuẫn
của quân Anh, ngày 23/9/1945 Pháp đã nổ súng Sài Gòn, đánh dấu sự quay lại xâm
chiếm nước ta lần thứ 2. Thực dân Pháp những hành động cùng ngược ngạo, hiếu
chiến, chúng liên tục quấy phá tại các tuyến phố, các căn cứ hoạt động của ta, tạo ra
vàn những cuộc bạo sát đẫm máu ở nhiều nơi trên cả nước. Chúng hiên ngang gửi tối hậu
thư đe dọa Chính phủ Việt Nam buộc phải chấp thuận yêu cầu của chúng,… Những hành
động đó đã thể hiện rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc là xâm chiếm, cướp bóc và bóc lột
thuộc địa.Đứng trước tình thế đó, Đảng ta đã,…
8
| 1/8

Preview text:

PHẦN NỘI DUNG Chương 1
QUÁ TRÌNH ĐẢNG TỪNG BƯỚC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VỚI PHÁP
TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH PHÁT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (19/12/1946)
1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám và những hành động
hiếu chiến của thực dân Pháp
1.1.1. Bối cảnh thế giới
Tình hình thế giới sau thế chiến thứ II:
Đầu năm 1945, khi chiến tranh thế giới thứ II đang trong giai đoạn quyết liệt, bước
vào giai đoạn sắp kết thúc, tình hình khi đó đặt ra cho các nước Đồng Minh nhiều vấn đề
cấp bách: Việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Châu Âu-Châu Á-Thái Bình Dương;
Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn phe phát xít Đức-Ý-Nhật; Tổ chức trật tự thế giới mới
sau chiến tranh có sự tham gia và thống nhất giữa các nước chiến thắng; Phân chia thành
quả giữa các nước thắng trận.Nên vì thế, các nước Đồng Minh là nhanh chóng gấp rút
chuẩn bị một cuộc hội nghị. Vào ngày 4-11/2/1945 một hội nghị quốc tế đã được triệu tập
tại Ianta ( Liên Xô) với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là I. Xtalin (Liên Xô) ,
Ph. Rudove (Mĩ) và U. Sơcxin (Anh) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức
thiết sau chiến tranh và hình thành một trật tự thế giới mới. Đặc biệt, hội nghị này diễn ra
khi chiến tranh thế giới thứ II chưa kết thúc. Nội dung của hội nghị giải quyết rất nhiều
vấn đề, nhưng cũng xoay quanh 3 vấn đề chính:
Thứ nhất, về việc kết thúc chiến tranh: Mặc dù có những bất đồng về số phận nước
Đức, ba nước quyết tâm tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức đứng đầu là Hitler và
chủ nghĩa quân Phiệt Nhật. Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật khi chiến tranh kết thúc ở Châu Âu.
Thứ hai, ba cường quốc thống nhất và đi đến thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc với
mục tiêu giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh thay cho Hội Liên Quốc đã tan vỡ.
Thứ ba, thỏa thuận việc đóng quân tại các nước để giải giáp quân đội phát xít, phân
chia phạm vi ảnh hưởng của Châu Âu và Châu Á. Đây chính là nội dung quan trọng nhất trong hội nghị. Theo đó:
Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước
Đông Âu; Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên xô; Mĩ, Anh và Pháp chiếm 1
đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu; vùng Tây Âu thuộc phạm vi
ảnh hưởng của Mĩ; Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.
Ở châu Á: Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống
Nhật:Giữ nguyên trạng Mông Cổ; Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc
chiến tranh Nga – Nhật năm 1904 là trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên
Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo
Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền
Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và
dân chủ. Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi
ảnh hưởng của các nước phương Tây.
Tất cả những diễn biến trên đều được diễn ra trong không khí đầy căng thẳng, phức tạp
vì nó phản ánh tham vọng và thực lực giữa các cường quốc. Vì thực chất của cuộc hội
nghị là cuộc đấu tranh gay go và quyết liệt để phân chia phạm vi thế lực, phạm vi ảnh
hưởng của các cường quốc thắng trận giữ vai trò chủ chốt nhất trong chiến tranh cụ thể
giữa Mĩ-Liên Xô. Liên Xô thu hồi toàn bộ quyền lợi của Đế quốc Nga trước đây, Mĩ mở
rộng phạm vi ảnh hưởng ra khắp các quốc gia trên thế giới.Cả 2 nước đều áp đặt quyền
lợi đối với Trung Quốc. Anh-Pháp tìm cách thiết lập lại sự thống trị trên các thuộc địa Á,
Phi.Những quyết định của hội nghị Ianta và thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc đã trở
thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập trong những năm
1945-1947 sau khi chiên tranh thế giới thứ II kết thúc. Một trật tự thế giới mới được hình
thành, đó là trật tự thế giới Ianta.
Sự thành lập Liên hợp quốc: Bối cảnh:
Đầu năm 1945, khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, các nước đồng minh
và nhân dân thế giới có nguyện vọng gìn giữ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh thế giới.Tại
Hội nghị Ianta (2/1945), ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh nhất trí thành lập một tổ chức
quốc tế nhằm gìn giữ hoà bình, an ninh thế giới. Nội dung:
Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phranxicô (Mĩ) thông qua
bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24/10/1945, với sự
phê chuẩn của Quốc hội các nước thành viên, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
Mục đích của Liên hợp quốc là duy trì hoà bình, an ninh thế giới, phát triển các quan hệ
hữu nghị và hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và
quyền tự quyết của các dân tộc.Tổ chức hoạt động dựa trên 5 nguyên tắc:
Một là, tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc;
Hai là, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
Ba là, không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào; 2
Bốn là, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình;
Năm là, chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn :Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc. Hội nghị Posdam: Bối cảnh diễn ra:
Sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình kinh tế – xã hội trên thế giới có những
thay đổi lớn. Hệ thống TBCN trên thế giới suy yếu do sự bại trận của các nước phát xít,
do có hàng loạt nước tách khỏi hệ thống này. Hệ thống XHCN thế giới bao gồm các
nước ở châu Âu và châu Á được hình thành. Phong trào giải phóng dân tộc có điều kiện
phát triển mạnh mẽ. Các quốc gia độc lập trẻ tuổi xuất hiện trên thế giới ngày càng nhiều.
Nội dung hội nghị:
Đầu tháng 7/1945, hội nghị Postdam được tổ chức tại Postdam, Đức với sự tham gia của
các cường quốc: Liên Xô, Anh, Mĩ về sau thêm Pháp.Hội nghị Potsdam quy định các
quân đội Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp tạm thời chiếm đóng nước Đức. Hội nghị này còn
vạch ra phương hướng biến nước Đức sau chiến tranh thành một nước dân chủ, thống
nhất và yêu chuộng hòa bình. Nhưng không lâu sau hội nghị Potsdam, Mỹ, Anh, Pháp đã
vi phạm những điều cam kết, âm mưu chia cắt lâu dài nước Đức và phục hồi chủ nghĩa
quân phiệt Đức.Tháng 9 năm 1949, nước Cộng hòa Liên bang Đức (CHLB Đức) được
thành lập trên các phần lãnh thổ chiếm đóng của quân đội Mỹ-Anh- Pháp tại miền Tây
nước Đức.Trước tình hình đó, được sự giúp đỡ của quân đội Liên Xô, các lực lượng dân
chủ yêu nước và tiến bộ tại Miền Đông nước này.Từ đó, trên thực tế có hai nước Đức
phát triển theo hai con đường khác nhau.Ngoài Đức, tại hội nghị Potsdam, các vấn đề từ
các quốc gia khác đã được thảo luận:
Vấn đề của Đông Dương trong đó có Việt Nam sẽ được chia thành hai khu vực chiếm
đóng sau chiến tranh. Miền Nam sẽ bị các cường quốc phương Tây chiếm đóng dưới sự
chỉ huy của Anh và nửa phía bắc sẽ bị Trung Quốc chiếm đóng như một quốc gia đồng minh.
Quyết định của Hội nghị Postdam đã tạo nên khó khăn cho tình hình Việt Nam sau khi
CMT8 thành công là để cho quân Anh và quân Trung Hoa Dân Quốc vào Đông Dương
làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Thực chất, Hội nghị Pôtxđam góp phần hoàn
thiện, bổ sung cho những thỏa thuận của Hội nghị Ianta
1.1.2. Bối cảnh trong nước và những hành động hiếu chiến của Pháp
Bối cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng Tám
Đối với thế giới:
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới.
Các nước phát xít Đức, Ý, Nhật bị đánh bại còn đế quốc Anh, Pháp tuy thắng trận nhưng 3
đã suy yếu. Đế quốc Mỹ tận dụng các lợi thế, nhanh chóng vươn lên cầm đầu phe tư bản
chủ nghĩa, ra sức lôi kéo, tập hợp lực lượng phản động để chống lại các nước xã hội chủ
nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Do vậy, mâu thuẫn chi phối quan hệ
quốc tế lúc này là mâu thuẫn giữa các lực lượng hòa bình, dân tộc, dân chủ và hệ thống
xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột.với lực lượng đế quốc, phản cách mạng do Mỹ đứng đầu. Đối với Việt Nam:
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 và chịu nhiều ảnh hưởng từ những quyết định của Hội
nghị Ianta, Đông Nam Á trong đó có Việt Nam vẫn phải chịu ảnh hưởng của các nước
phương Tây.Đối với Việt Nam, sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc đã mang lại cho
đất nước ta một khởi đầu mới. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng, tận dụng cơ
hội chiến lược để tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, làm nên thắng lợi vĩ đại
của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Thắng lợi tháng 8/1945 là thắng lợi đầu tiên
của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc
Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa ra đời chấm
dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam, kết thúc hơn 80 năm của nhân dân ta dưới
ách đô hộ của thực dân Pháp. Nhân dân Việt Nam từ thân phân nô lệ đã trở thành người
làm chủ vận mệnh của mình. Việt Nam từ một nước thuộc địa nữa phong kiến đã trở
thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng Sản Việt Nam trở thành một Đảng
cầm quyền, từ đây, đất nước và dân tộc Việt Nam bước vào kỉ nguyên mới- kỷ nguyên
độc lập dân tộc. Điều đó làm cho các thế lực đế quốc và bọn phản động quốc tế hết sức lo
sợ, tìm mọi cách chống phá hòng thủ tiêu Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Mỹ công khai ủng hộ, giúp đỡ Pháp quay lại xâm lược Việt Nam và Đông Dương. Đế
quốc Anh xuất phát từ quyền lợi thực dân và theo quỹ đạo của Mỹ cũng ra sức ủng hộ ý
đồ của thực dân Pháp tái chiếm Đông Dương. Điều này đã gây nên nhiều khó khăn vô
cùng to lớn đối với vận mệnh của dân tộc. Về t huận lợi :
Sau thành công của cách mạng tháng 8 cùng với diễn biến của tình hình thế giới đã mang
lại cho Việt Nam không ít thuận lợi trong việc quản lý và xây dựng đất nước: Nhân dân
Việt Nam từ thân phận nô lệ bây giờ đã chính thức đứng lên làm chủ vận mệnh của mình,
làm chủ vận mệnh đất nước; Cách mạng có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh
đứng đầu nên được sự tin tưởng của nhân dân; Hệ
thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới
đang hình thành, một trong những ý nghĩa cách mạng tháng mang 8 lại cho phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới là khích lệ, cổ vũ phong trào đó, nó là nguồn cổ
vũ to lớn cho cách mạng nước ta. 4 Về khó khăn:
Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam lại không thể tránh khỏi được nhiều khó khăn khi trên thực
tế, chính quyền cách mạng non trẻ của ta phải đối phó với muôn vàn khó khăn, đứng
trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”:
Nền kinh tế nông nghiệp nước ta vốn lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề; hậu quả
của nạn đói cuối năm 1944 – đầu năm 1945 chưa được khắc phục.
Tiếp đến là nạn lũ lụt lớn, làm vỡ đê ở chín tỉnh Bắc Bộ, rồi hạn hán kéo dài, khiến cho
nửa tổng số ruộng đất không canh tác được.
Ngân sách Nhà nước trống rỗng. Chính quyền cách mạng chưa quản lý được Ngân hàng
Đông Dương. Trong lúc đó, quân Trung Hoa Dân quốc lại tung ra thị trường các loại tiền
Trung Quốc đã mất giá, làm cho nền tài chính nước ta thêm rối loạn.
Các cơ sở công nghiệp của ta chưa kịp phục hồi sản xuất. Hàng hóa khan hiếm, giá cả
tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nạng nề, hơn 90% dân số không biết chữ.
Bên ngoài, giặc ngoại xâm liên tục tấn công. Từ vĩ tuyến 16 trở ra là 20 vạn quân Tưởng,
từ vĩ tuyến 16 trở vào có hơn 1 vạn quân Anh và hơn 6 vạn quân Nhật cùng nhiều đảng
phái phản động tạo điều kiện cho quân Pháp, nuôi dưỡng ý đồ tiêu diệt lực lượng cách
mạng và Đảng Cộng Sản Đông Dương, lăm le lật đổ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà, lập lại chính quyền tay sai và cướp nước ta lần nữa. “Giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc
ngoại xâm” đang đe dọa vận mệnh dân tộc ta.
Có thể thấy, khó khăn lớn nhất và nguy hiểm nhất của Việt Nam chính là giặc ngoại xâm.
Bởi nếu không giải quyết được khó khăn liên quan đến giặc ngoại xâm thì nền độc lập
của dân tộc lại một lần nữa bị ảnh hưởng, nó đe dọa nghiêm trọng tới thành quả của cuộc
cách mạng tháng 8 mà toàn thể dân tộc Việt Nam đã phải nỗ lực để giành lấy.Chỉ khi Việt
Nam giữ được độc lập dân tộc thì các khó khăn trong nước mới có thể giải quyết được ổn thỏa.
Những hành động hiếu chiến của Pháp Bối cảnh:
Ngày 9/3/1945, Phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp ra khỏi, Nhật chiếm toàn bộ Đông Dương.
Ngày 15/8/1945, Phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện sau khi bị Mĩ ném 2 quả bom
nguyên tử vào 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki vào ngày 6/8 và ngày 9/8/1945, chiến 5
tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Theo thỏa thuận của các nước Đồng Minh, sau khi Phát xít
Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật. Khi
đó, thực dân Pháp đã tỏ rõ ý định tranh thủ thời cơ và quân Đồng Minh để khôi phục vị
thế của Pháp ở Việt Nam
Tháng 7/1945 tại Hội nghị Potsdam diễn ra tại Đức.Hội nghị đã phân chia lại bản đồ
chính trị thế giới. Hội nghị đã xác định, từ Vĩ tuyến 16 trở ra giao cho quân Tưởng, từ Vĩ
tuyến 16 trở vào giao cho quân Anh, nên vì thế Pháp cũng không có quyền lợi gì ở Việt Nam. Hành động:
Với dã tâm cướp nước ta một lần nữa,Pháp đã tìm đến Anh để nhờ sự giúp đỡ. Vào
lúc 3h ngày 23/9/1945 được sự giúp đỡ của quân đội Anh, thực dân Pháp nổ súng gây hấn
ở Sài Gòn mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
Ngày 15-10-1945 tại hội kiến giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với Sainteny,, Chính phủ
Pháp yêu cầu Việt Nam thừa nhận việc quân đội Pháp trở lại Bắc Kỳ thay thế quân đội Trung Hoa.
Tiếp đó, từ tháng 10/1945 - 1/1946, quân Pháp tiếp tục đánh chiếm nhiều địa bàn
quan trọng ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Chúng từng bước
thiết lập hệ thống kìm kẹp tại cơ sở
Ngày 25- 2-1946, lại có cuộc gặp giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với Sainteny, Chủ tịch
nêu rõ lập trường của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà là “độc lập và hợp tác với
Pháp”. Sainteny cũng khẳng định: Chính phủ Pháp sẵn sàng công nhận Việt Nam có
quyền có chính phủ, có nghị viện, có quân đội, có tài chính riêng, đồng thời ở trong khối
Liên hiệp Pháp.Hai bên đều công nhận. .
Do gặp khó khăn ở chiến trường miền Nam, thực dân Pháp không đủ khả năng đánh
chiếm ngay miền Bắc, buộc phải đàm phán với Tưởng Giới Thạch hòng tìm bước đi thích hợp.
Cuối tháng 2/1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết. Theo đó, thực dân Pháp
nhượng bộ cho Tưởng Giới Thạch một số quyền lợi kinh tế, chính trị, văn hóa... Ngược
lại, quân Pháp sẽ ra miền Bắc thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội
Nhật, nhưng thực chất là chờ viện binh phát động chiến tranh.
Trước tình hình đó, cùng với việc củng cố chính quyền, bài trừ nội phản, cải thiện đời
sống nhân dân, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm các biện pháp đấu tranh
mềm dẻo nhằm duy trì hòa bình, giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tranh thủ 6
thời gian củng cố lực lượng cách mạng, tránh phải đối phó với nhiều kẻ thù khi lực lượng chúng ta còn quá non trẻ.
Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ký với đại diện Chính phủ Pháp (Xanhtơni) bản Hiệp định sơ bộ, chấp thuận cho
quân Pháp ra miền Bắc thay quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, Hiệp
định .nêu rõ: “Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một quốc
gia tự do, có chính phủ của mình, tài chính của mình và là một phần tử trong Liên bang
Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp”. Sau khi 1.200 quân Pháp được phép đến Hà
Nội thay thế quân Tưởng, bất chấp mọi cố gắng đàm phán của Việt Nam, quân Pháp vẫn
khiêu khích, phá hoại việc thi hành Hiệp định Sơ bộ.
Ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước nhượng
bộ cho Pháp thêm một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa ở Việt Nam. Đồng thời, Người
liên tục gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội, Thủ tướng Pháp và cử phái viên đến gặp người
cầm đầu Pháp ở Đông Dương, tìm cách cứu vãn hoà bình, tránh cuộc chiến tranh đổ máu.
Nhưng giới cầm quyền thực dân đã khước từ mọi nỗ lực cứu vãn hòa bình của chúng ta.
Bất chấp những thiện chí hòa bình của Việt Nam, ngày 20/11/1946, lấy cớ bảo vệ
Hoa kiều, thực hiện quan thuế liên bang, thực dân Pháp nổ súng vào bộ đội ta và chiếm
đóng ga Hải Phòng. Cùng ngày, quân Pháp ở Lạng Sơn lấy cớ đi tìm xác binh lính Pháp
bị Nhật giết, để do thám các vị trí đóng quân của ta, cho xe tăng đi thị uy, dùng binh lính
đánh chiếm một số vị trí quân ta.
Ngày 27-11, Bộ Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương ngang ngược đòi ta phá
bỏ những vật chướng ngại để quân Pháp được tự do đi lại trên đường Hải Phòng - Đồ Sơn.
Từ ngày 15- 16/12/1946, quân Pháp nổ súng gây hấn nhiều nơi ở Hà Nội.
Ngày 17/12/1946, chúng cho xe phá các công sự của ta ở phố Lò Đúc, chúng trắng
trơn gây ra vụ thảm sát đồng bào ta ở phố Hàng Bún và phố Yên Ninh
Ngày 18/12/1946,quân Pháp chiếm Bộ tài chính và Bộ Giao thông công chính. Trong
ngày 18/12/1946 tướng Môlie gửi cho ta hai tối hậu thư đòi ta phải phá bỏ mọi công sự
và chướng ngại trên các đường phố để cho chúng làm nhiệm vụ giữ gìn trị an ở Hà Nội.
Chúng tuyên bố nếu các yêu cầu đó không được Chính phủ Việt Nam chấp nhận thì quân
Pháp sẽ chuyển sang hành động chậm nhất là sáng ngày 20/12/1946. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã khiến cho tình hình thế giới có nhiều
biến chuyển lớn. Hệ thống TBCN trên thế giới suy yếu do sự bại trận của các nước Phát 7
xít, Hệ thống XHCN trên thế giới bao gồm các nước ở châu Âu và châu Á được hình
thành. Nó đã rửa sạch lớp bùn nhơ vẩn đục của chủ nghĩa phát-xít gây ra, làm cho nền
dân chủ, nhân quyền thế giới có được bước phát triển mới.Là thắng lợi to lớn của các dân
tộc đã chiến đấu chống chủ nghĩa Phát xít ở khắp thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng, cổ vũ cho các phong trào giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển mạnh mẽ.Đối
với Việt Nam, sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc đã mang lại cho đất nước ta một
khởi đầu mới. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam ta đã làm nên chiến thắng vĩ đại của cuộc Cách
mạng tháng 8/1945.Việt Nam đã giành được độc lập sau gần một thế kỷ dưới chế độ thực
dân. Ngày 2-9-1945 tại quãng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản tuyên
ngôn độc lập, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa mở ra chặng đường lịch sử
mới đầy tự hào và vẻ vang cho dân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Thời khắc lịch sử ấy đã tác động, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc của các thuộc địa. Bên canh những thuận lợi mà Cách mạng tháng 8 đã
mang lại, Việt Nam ta phải đối diện không ít những khó khăn: nền nông nghiệp lạc hậu;
nạn đói hoành hành; lũ lụt kéo đến; tàn dư của chế độ phong kiến lạc hậu khiến hơn 90%
dân số ta mù chữ; bọn phản động trong và ngoài nước liên tục chống phá, tiêu biểu là
Thực dân Pháp. Với giã tâm xâm chiếm, đặt ách thống thống trị thực dân lên lãnh thổ
nước ta thêm một lần nữa, Pháp đã tìm mọi cách để quay lại Việt Nam. Với sự hậu thuẫn
của quân Anh, ngày 23/9/1945 Pháp đã nổ súng ở Sài Gòn, đánh dấu sự quay lại xâm
chiếm nước ta lần thứ 2. Thực dân Pháp có những hành động vô cùng ngược ngạo, hiếu
chiến, chúng liên tục quấy phá tại các tuyến phố, các căn cứ hoạt động của ta, tạo ra vô
vàn những cuộc bạo sát đẫm máu ở nhiều nơi trên cả nước. Chúng hiên ngang gửi tối hậu
thư đe dọa Chính phủ Việt Nam buộc phải chấp thuận yêu cầu của chúng,… Những hành
động đó đã thể hiện rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc là xâm chiếm, cướp bóc và bóc lột
thuộc địa.Đứng trước tình thế đó, Đảng ta đã,… 8