-
Thông tin
-
Quiz
Chương 1: Tổng quan về Quản trị tài chính doanh nghiệp môn Quản trị tài chính | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Câu 1 : Nêu khái niệm Quản trị tài chính doanh nghiệp-Quản trị tài chính doanh nghiệp là các hoạt động nhằm phối trí các dòng tiền tệ trong doanhnghiệp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị tài chính bao gồm các hoạt động làm cho luồng tiền tệ của công ty phù hợp trực tiếp với các kế hoạch.”Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị tài chính (HVNN) 62 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Chương 1: Tổng quan về Quản trị tài chính doanh nghiệp môn Quản trị tài chính | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Câu 1 : Nêu khái niệm Quản trị tài chính doanh nghiệp-Quản trị tài chính doanh nghiệp là các hoạt động nhằm phối trí các dòng tiền tệ trong doanhnghiệp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị tài chính bao gồm các hoạt động làm cho luồng tiền tệ của công ty phù hợp trực tiếp với các kế hoạch.”Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị tài chính (HVNN) 62 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:















Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47886956
Chương 1: Tổng quan về Quản trị tài chính doanh nghiệp
Câu 1 : Nêu khái niệm Quản trị tài chính doanh nghiệp
-Quản trị tài chính doanh nghiệp là các hoạt động nhằm phối trí các dòng tiền tệ trong doanh
nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị tài chính bao gồm các hoạt động làm
cho luồng tiền tệ của công ty phù hợp trực tiếp với các kế hoạch.”
Câu 2 : Trình bày các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp. Nêu ví dụ cụ thể phân tích các mối quan hệ này
- Thứ nhất, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước :
Quan hệ này được thể hiện trong việc doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước
như nộp các khoản thuế, lệ phí vào ngân sách..
- Thứ hai, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hội khác
: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác rất đa dạng và phong phú
được thể hiện trong việc thanh toán, thưởng phạt vật chất khi doanh nghiệp và các chủ thể kinh
tế khác cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho nhau (bao gồm cả các dịch vụ tài chính).
Ngoài quan hệ tài chính với các chủ thể kinh tế khác, doanh nghiệp có thể có quan hệ tài chính với
các tổ chức xã hội khác, ví dụ như doanh nghiệp thực hiện tài trợ cho các tổ chức xã hội…
- Thứ ba, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp :
Mối quan hệ này thể hiện trong việc các chủ sở hữu thực hiện việc đầu tư, góp vốn hay rút vốn ra
khỏi doanh nghiệp và trong việc phân chia lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
- Thứ tư, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanh nghiệp :
Mối quan hệ này thể hiện trong việc các chủ sở hữu thực hiện việc đầu tư, góp vốn hay rút vốn ta
khỏi doanh nghiệp và trong việc phân chia lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
- Thứ năm, quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp :
Đây là mối quan hệ thanh toán giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệp trong hoạt động kinh
doanh, trong việc hình thành và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp, cũng như khi phân phối kết
quả kinh doanh và thực hiện hạch toán nội bộ doanh nghiệp.
Câu 4 : Kể tên các hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp (loại hình doanh nghiệp) theo Luật doanh nghiệp
Ở VN quy định 4 loại hình pháp lý tổ chức DN (Theo Luật DN hiện hành) - Doanh nghiệp tư nhân - Công ty hợp danh
- Công ty trách nhiệm hữu hạn - Công ty cổ phần
Câu 3 : Kể tên các quyết định tài chính của doanh nghiệp và lấy ví dụ cụ thể lOMoAR cPSD| 47886956
(Cổ tức và Lợi tức Vốn) Vd : đầu tư vốn
Các nhiệm vụ tài chính doanh nghiệp bao gồm đầu tư vốn và triển khai vốn dài hạn của công ty.
Quá trình quyết định đầu tư vốn chủ yếu quan tâm đến việc lập ngân sách vốn. Thông qua lập ngân
sách vốn, một công ty xác định chi tiêu vốn, ước tính dòng tiền trong tương lai từ các dự án vốn
được đề xuất, so sánh các khoản đầu tư theo kế hoạch với số tiền thu được tiềm năng và quyết định
dự án nào sẽ đưa vào ngân sách vốn của mình. Đầu tư vốn có lẽ là nhiệm vụ tài chính doanh nghiệp
quan trọng nhất có thể có những tác động nghiêm trọng đến kinh doanh.
Câu 5 : Trình bày ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp. Thực tế thành lập của các doanh
nghiệp này ở VN như thế nào? 1. Công ty TNHH
Đây được xem là loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với những doanh nghiệp mới thành lập.
+ Công ty TNHH một thành viên : Ưu điểm:
- Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu do đó chủ sở hữu có toàn quyền quyết định
mọi vấn đề liên quan đến oạt động của công ty, không cần xin ý kiến hay góp ý từ các chủ thể khác; - Có tư cách pháp nhân;
- Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản (chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đưa vào kinh doanh). Nhược điểm: lOMoAR cPSD| 47886956
- Khó khăn trong việc huy động vốn. Công ty TNHH một thành viên khi muốn tăng hoặc giảm
vốn điều lệ bằng cách chuyển nhượng vốn góp cho người khác hoặc tiếp nhận phần vốn của
thành viên mới thì phải chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Công ty TNHH nói chung không được phát hành cổ phiếu.
+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên : Ưu điểm:
- Có tư cách pháp nhân, các thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các hoạt động của
công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;
- Số lượng thành viên công ty không nhiều, các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau
nên việc điều hành, quản lý công ty không quá phức tạp;
- Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty được luật pháp
quy định khá chặt chẽ nên nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên,
hạn chế được sự gia nhập của người lạ vào công ty. Nhược điểm :
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên không có quyền phát hành trái phiếu.
- Chịu sự quản lý của pháp luật chặt chẽ hơn so với các công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân.
- Trong một số trường hợp, do việc các thành viên chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm theo
phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp nên khiến cho nhiều đối tác và khách hàng không
thực sự muốn hợp tác vì sợ rủi ro có thể xảy ra mà họ phải chịu. 2 . Công ty cổ phần
Loại hình công ty này thường được lựa chọn khi có nhiều người góp vốn, vốn điều lệ công ty được
chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Cổ đông là người sở hữu cổ phần trong
công ty. Khác với loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên, số lượng cổ đông của công ty
cổ phần tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có một số ưu nhược điểm sau: Ưu điểm:
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. lOMoAR cPSD| 47886956
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ các cổ đông sở
hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
trong vòng 3 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; - Có tư cách pháp nhân;
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn, việc huy động vốn
dễ dàng, linh hoạt hơn và huy động được số vốn lớn hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Nhược điểm:
- Do công ty cổ phần không hạn chế cổ đông do đó dễ có sự phân hóa các nhóm cổ đông đối kháng
nhau về mặt lợi ích nên việc quản lý, điều hành công ty sẽ phức tạp hơn;
- Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng
buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán. 3 . Doanh nghiệp tư nhân
Đây là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Ưu điểm:
- Thủ tục thành lập công ty đơn giản;
- Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản;
- Doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh nên có thể dễ
dàng tạo dựng sự tin tưởng từ đối tác, khách hàng. Nhược điểm:
- Không có tư cách pháp nhân, rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô
hạn bằng toàn bộ tài sản của mình;
- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường;
- Không được góp vốn thành lâọ hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác; - Chỉ
được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. lOMoAR cPSD| 47886956 4 . Công ty hợp danh Ưu điểm
- Thành viên công ty hợp danh là những cá nhân có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp nên
tạo được sự tin cậy cho đối tác;
- Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh
dễ dàng tạo được sự tin cậy với đối tác kinh doanh. Nhược điểm
- Do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên
đối với các thành viên hợp danh của công ty có rủi ro hơn khi kinh doanh; - Công ty không được
phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Câu 6 : Trong các loại hình doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp nào ưu việt nhất về huy động
vốn đầu tư và mở rộng doanh nghiệp. Giải thích.
Chọn loại hình doanh nghiệp nào để dễ huy động vốn nhất?
-Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp thì công ty cổ phần có khả năng huy động vốn cao
thông qua hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Công ty trách nhiệm hữu hạn có khả năng huy
động vốn thấp hơn thông qua hình thức phát hành trái phiếu. Khả năng huy động vốn của công ty
hợp danh và doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế do không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp là gì?
Về cơ bản, một số tiêu chí cơ bản lựa chọn loại hình doanh nghiệp như sau:
Uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng Khả năng huy động vốn Rủi ro đầu tư
Tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp Tổ
chức quản lý doanh nghiệp.
Chương 2. Quản trị TS ngắn hạn
Câu 1 : Trình bày khái niệm TS ngắn hạn, Tại sao phải quản trị TS ngắn hạn?
Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời gian sử dụng hoặc thu hồi dưới hoặc bằng 12 tháng, gồm 3 loại chính là: lOMoAR cPSD| 47886956 (1) Tiền,
(2) khoản Phải thu ngắn hạn và (3) Hàng tồn kho.
- Tại sao phải quản trị TS ngắn hạn?
Tài sản ngắn hạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đây chính là một trong những nguồn lực quan trọng của sản xuất kinh doanh, nếu không có hoặc
thiếu hụt tài sản ngắn hạn thì hoạt động của doanh nghiệp chắn chắn không thể diễn ra bình thường
được.Tài sản ngắn hạn là yếu tố cần thiết để thực hiện mục đích gia tăng khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường kinh tế. Ngoài ra, quản lý tốt tài sản ngắn hạn cũng là một cách để
đảm bảo cho sự hoạt động của doanh nghiệp được trơn tru, phát triển bền vững với nguồn lợi nhuận lớn .
Câu 2: Kể tên các loại TS ngắn hạn, trình bày ngắn gọn từng loại
1 .Tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền và các khoản tương đương tiền là tổng hợp các khoản mục phản ánh tổng số tiền và các khoản
tương đương tiền hiện có của một doanh nghiệp trong thời gian đó, bao gồm: -Tiền mặt - Tiền gửi ngân hàng
- Có tiền đang chuyển và các khoản tương đương của công ty.
2 .Các khoản đầu tư ngắn hạn
Nếu một công ty có tiền nhàn rỗi trên bảng cân đối kế toán của mình thì chi phí cơ hội của việc
đầu tư tiền nhàn rỗi đó sẽ bị loại bỏ. Do đó, các công ty lựa chọn đầu tư và sử dụng số tiền nhàn
rỗi này vào các hoạt động kinh doanh ngắn hạn khác nhau như ủy thác đầu tư và tiền gửi không kỳ hạn.
Các khoản đầu tư ngắn hạn như sau:
- Cổ phiếu, trái phiếu. - Chứng chỉ tiền gửi.
- Các tài sản có tính thanh khoản tương đối cao.
3 . Các khoản phải thu ngắn hạn
Các khoản phải thu thể hiện số tiền mà một công ty đã cung cấp hoặc sử dụng cho một sản phẩm
hoặc dịch vụ nhưng khách hàng chưa thanh toán. Đây được coi là tài sản lưu động nếu chúng có lOMoAR cPSD| 47886956
thể được hoàn trả trong vòng một năm. Nếu một công ty bán hàng bằng cách cung cấp cho khách
hàng thời hạn tín dụng dài hơn, một số khoản phải thu này có thể không được tính vào tài sản ngắn hạn. Chúng thường là:
-Cho khách hàng vay và trả trước
-Thuế GTGT được khấu trừ - Khoản thu nội bộ
-Doanh thu khác của công ty - Số nợ khó đòi 4 . Chi phí trả trước
Chi phí trả trước là các khoản thanh toán trả trước do công ty thực hiện cho hàng hóa và dịch vụ
trong tương lai. Nó được coi là một tài sản ngắn hạn và không thể được quy đổi thành tiền mặt.
Tuy nhiên chi phí trả trước là một khoản thanh toán đã được xử lý.
Các thành phần như vậy giải phóng vốn cho các mục đích kinh doanh khác. Do đó, công thức vốn
lưu động là tổng đơn giản của tất cả các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm. 5 . Hàng tồn kho
Hàng tồn kho bao gồm: nguyên vật liệu, vật tư, linh kiện và thành phẩm. Doanh nghiệp có thể sử
dụng các phương pháp kế toán khác nhau để tăng hàng tồn kho của mình nhưng nó có thể không
có tính thanh khoản cao như các tài sản ngắn hạn khác. Hàng tồn kho phụ thuộc vào sản phẩm và ngành công nghiệp. 6 . Nguyên vật liệu
-Các công cụ, dụng cụ trong kho và các công cụ được gửi và mua để gia công đang trong quá trình chuẩn bị.
-Nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, thành phẩm được lưu giữ
tại kho bảo thuế của Công ty.
7 . Tài sản ngắn hạn khác
Nhóm cuối cùng, tài sản ngắn hạn khác là tài sản còn lại sau khi đã trừ những nhóm tài sản kể trên.
Đây là chỉ tiêu thể hiện tổng giá trị các tài sản khác hoặc các khoản chi phí có thời gian thu hồi
hoặc sử dụng không quá 12 tháng. lOMoAR cPSD| 47886956
Câu 3 : Kể tên các loại tồn kho theo quá trình cung ứng – sản xuất – tiêu thụ và lấy VD
Câu 4 : Doanh nghiệp có nhiều hàng tồn kho có ưu, nhược điểm gì. Hãy phân tích Trong
một công ty sản xuất, hàng tồn kho thường được phân ra làm ba loại sau:
* Loại đầu tiên chính là nguyên liệu thô.
* Hàng tồn kho còn tồn tại dưới dạng các bán thành phẩm
* Một dạng khác của hàng tồn kho chính là thành phẩm. Đây là các sản phẩm đã hoàn chỉnh 100
% nhưng được doanh nghiệp lưu trong kho vì một số lý do nào đó.
Tùy thuộc vào tính chất cũng như đặc điểm của từng doanh nghiệp mà hình thức của hàng tồn kho
cũng khác nhau. Một số công ty còn lưu trữ một dạng hàng tồn kho khác chính là nguồn vật tư.
Nhắc đến loại hàng này, ta sẽ nghĩ ngay đến những điều cần thiết cho sản xuất như vật liệu làm
sạch máy, đồ dùng văn phòng, nhiên liệu chạy máy móc, bóng đèn,...
- Phân tích ưu nhược điêm :
Việc lưu trữ hàng tồn kho không phải luôn xấu như chúng ta vẫn nghĩ. Đối với các doanh nghiệp,
hoạt động này còn mang lại cho họ những lợi thế nhất định sau: lOMoAR cPSD| 47886956
1 .Giảm thiểu các khoản lỗ trong kinh doanh
Một công ty có thể tránh hoặc giảm thiểu tình trạng thua lỗ trong kinh doanh thông qua việc lưu
trữ hàng tồn kho. Điều này thường diễn ra khi doanh nghiệp không có sẵn nguồn cung để đáp ứng
cho nhu cầu của thị trường tại một thời điểm nào đó .
2 .Giảm các chi phí cho việc đặt hàng
Việc đặt một đơn hàng lớn thay trong khả năng của doanh nghiệp thay vì các đơn hàng nhỏ lẻ sẽ
giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí đặt hàng. Các chi phí đó bao gồm những chi phí liên quan đến hoạt
động gửi thư, vận chuyển, đánh máy hay phê duyệt,...
3 . Đạt được những mục tiêu đề ra và nâng cao hiệu quả sản xuất
Việc các doanh nghiệp lưu trữ đủ một số lượng nhất định hàng tồn kho, đặc biệt là nguyên liệu thô
sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và đạt hiệu quả cao hơn. Nhiều doanh nghiệp
do không lưu trữ nhiều nguyên liệu sản xuất trong kho nên việc sản xuất thường bị gián đoạn, có
thể làm chậm tiến độ giao hàng.
Bên cạnh những lợi ích kể trên, việc lưu trữ hàng tồn kho không đúng cách sẽ có một số ảnh hưởng
xấu cho doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp lưu trữ quá nhiều hàng hóa mà không có kế hoạch
nên thường gặp phải tình trạng thua lỗ. Các công ty dồn quá nhiều vốn vào hàng tồn kho sẽ không
có đủ chi phí sản xuất, lâu dần các hoạt động khác cũng sẽ chịu ảnh hưởng.
Câu 5 : Kể tên các loại chi phí liên quan đến HTK, lấy ví dụ + Chi
phi liên quan đến hàng tồn kho : - Chi phí đặt hàng -Chi phí lưu kho -Chi phí mua hàng -Chi phí thiếu hàng
Vd: Khi mùa thu đến, hai nhà kho của nhà bán lẻ Seasonal Inspirations vẫn đầy ắp quần áo mùa
đông. Nó muốn hiểu rõ hơn về cái giá phải trả của việc có quá nhiều hàng tồn kho trên kệ của
mình khi cố gắng nhường chỗ cho quần áo mùa xuân. Nhà bán lẻ tính toán chi phí lưu kho là
10.000 đô la, chi phí nhân công là 2.000 đô la, 3.000 đô la cho vận chuyển, 2.000 đô la cho bảo
hiểm và 1.000 đô la cho độ co ngót và khấu hao. Điều đó đặt tổng chi phí vận chuyển hàng tồn
kho là 18.000 đô la và hàng tồn kho đó có giá vốn hàng hóa là 75.000 đô la. lOMoAR cPSD| 47886956
Câu 6 : Trình bày về mô hình sản lượng đặt hàng hiệu quả EOQ (mô hình giản đơn): giải thích
ngắn gọn mô hình, công thức, biểu diễn. (Không cần chứng minh công thức và ko có bài tập)
Câu 7 : Vì sao DN phải quản lý tiền mặt? Trình bày ưu nhược điểm của việc giữ tiền Lý do công ty giữ tiền - Giao dịch - Dự phòng - Đầu cơ :
Quản lý tiền mặt suy cho cùng cũng vì mục tiêu tối ưu hóa việc sử dụng tiền và thu chi sao cho
hiệu quả. => DN phải xác định được mức tồn quỹ tối ưu.
+ Nhược điểm của giữ tiền : - Tiền không sinh lãi.
- Tiền xuất hiện bên phần tài sản, mà muốn có tài sản thì phải được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu
hoặc nợ, mà cả hai nguồn vốn này đều có chi phí.
=> DN phải xác định được mức tồn quỹ tối ưu. + ưu điểm : lOMoAR cPSD| 47886956
-Đối với các cơ hội tăng trưởng đáng kể: Các công ty có thể gặp nhiều cơ hội khác nhau để phát
triển nhanh chóng, chẳng hạn như mức độ phổ biến rất lớn của một số sản phẩm của họ hoặc một
khách hàng yêu cầu họ hoàn thành một dự án hơi vượt quá phạm vi của họ
-Đối với các chi phí đột xuất lớn: Dự trữ tiền mặt cũng có thể bảo vệ công ty trong trường hợp các
chi phí đột ngột nằm ngoài tầm kiểm soát của bất kỳ ai, chẳng hạn như thiên tai, phá hủy tài sản,
các khoản nợ khác nhau và các tình huống tương tự khác.
- Trong những tháng có doanh số bán hàng thấp: Hầu hết các ngành hàng đều có các kỳ doanh số
bán hàng cao và thấp khác nhau trong suốt cả năm. Với thực tế là một số doanh nghiệp gặp khó
khăn trong việc trang trải các chi phí thường xuyên trong những tháng chậm, việc có một khoản
dự trữ tiền mặt có thể giúp công ty không bị âm dòng tiền hoặc không phải đi vay với lãi suất để trang trải chi phí.
Câu 8 : Phân tích hoạt động quản lý ngân quỹ
Các hoạt động quản lý ngân quỹ là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo tính thanh khoản, khả
năng tài chính của tổ chức, họ có thể tận dụng phần mềm quản lý nhằm tối ưu hóa các hoạt động này.
Theo dõi, duy trì ngân quỹ tối ưu
(1) Tìm kiếm cơ hội đầu tư thặng dư ngân quỹ
(2) Tìm kiếm nguồn tài trợ bù đắp thâm hụt
1) Tìm kiếm cơ hội đầu tư thặng dư ngân quỹ
- Đầu tư chứng khoán thanh khoản cao
- Giao dịch vàng/ ngoại hối
- Gửi tiết kiệm ngân hàng - Uỷ thác đầu tư - Cho vay
2) Tìm kiếm nguồn tài trợ bù đắp thâm hụt
- Bán chứng khoán thanh khoản cao,
- Rút tiết kiệm tại ngân hàng, -
Thu hồi các khoản ủy thác đầu tư - Đi vay. lOMoAR cPSD| 47886956
Đối với các doanh nghiệp thường xuyên có số dư ngân quỹ nhỏ hơn M*, biện pháp nên chọn là đi
vay ngắn hạn từ cá nhân, tổ chức khác.
Câu 9: Trình bày ưu, nhược điểm của chính sách tín dụng thương mại
1 , Ưu điểm của tín dụng thương mại
Góp phần đẩy mạnh sự lưu thông hàng hóa và sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tín dụng thương mại tham gia vào quá trình điều tiết vốn giữa các doanh nghiệp một cách trực tiếp.
Góp phần làm giảm thiểu khối lượng tiền mặt ở trong lưu thông. Giúp giảm chi phí lưu thông xã hội. 2, Nhược điểm của 琀 ụng thương mại
Quy mô: Lượng giá trị cho vay bị hạn chế, chỉ giới hạn trong khả năng vốn hàng hoá mà bên doanh nghiệp có.
Thời gian: Thời gian của 琀
ụng thương mại thường khá ngắn, dưới 1 năm.
Điều kiện kinh doanh, chu kỳ sản xuất: Với thời gian không phù hợp với hai bên thì 琀 ụng
thương mại sẽ không xảy ra.
Về phạm vi: Chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp với nhau và độ uy 琀 h nghiệp lúc này được
đặt lên cao nhất và hai bên phải quen biết, 琀椀 n tưởng nhau.
Sự phù hợp: Tín dụng thương mại được cấp dưới hình thức hàng hoá. Vì vậy doanh nghiệp bán
chịu chỉ có thể cung cấp cho những doanh nghiệp đang là đối tác làm ăn và có nhu cầu đối với
loại hàng hóa đó mà thôi.
Câu 10 : Giải thích thuật ngữ 2/10 net 30. Để áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng TM, doanh
nghiệp có thể áp dụng các điều khoản như nào? lOMoAR cPSD| 47886956 lOMoAR cPSD| 47886956 lOMoAR cPSD| 47886956
-Có 3 công cụ các Ngân hàng Trung ương có thể thực hiện để nới lỏng tiền tệ:
1 .Hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các ngân hàng thương mại phải gửi tại Ngân hàng nhà nước (
NHNN). Công cụ dự trữ bắt buộc được quy định và sử dụng với 2 mục đích :
Khi tiền trong nền kinh tế nhiều, NHNN sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Điều này nhằm mục
đích buộc các ngân hàng thương mại phải tăng giá trị tiền mặt trong tài khoản tại NHNN để
tăng dòng tiền vào. Hiểu đơn giản hơn, NHNN dùng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để điều chỉnh cung tiền trong nền kinh tế.
Khi nền kinh tế đi xuống, NHNN sẽ sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để bảo toàn tính thanh khoản của các ngân hàng.
2. Hạ lãi suất chiết khấu với ngân hàng thương mại
Lãi suất chiết khấu là lãi suất NHNN áp dụng khi cho các ngân hàng thương mại vay tiền.
Trong quá trình hoạt động, khi tỷ lệ dự trữ của ngân hàng thương mại không đảm bảo an
toàn, các ngân hàng thương mại thường vay tiền từ NHNN để bù vào. Lúc này, NHNN sẽ áp
dụng một khung lãi suất chiết khấu đối với khoản vay nói trên.
NHNN thông qua lãi suất chiết khấu để điều tiết cung tiền trên thị trường.
3. Nới lỏng định lượng – Quantitative Easing (QE)
Nới lỏng định lượng là chính sách Ngân hàng Trung ương mua trái phiếu Chính phủ hoặc các
chứng khoán khác trong thị trường để tăng cung tiền và khuyến khích cho vay và đầu tư.
Chương 3. Quản trị tài sản dài hạn