Chương 2: Nội dung chính của hoạt động Logistics | Kinh doanh quốc tế

Chương 2: Nội dung chính của hoạt động Logistics | Kinh doanh quốc tế với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

Chương 2: Nội dung chính của hoạt động Logistics
I. Vận tải quốc tế
1) Khái niệm và đặc điểm
- Khái niệm:
+ Theo nghĩa rộng: VT là một quy trình kỹ thuật nhằm di chuyển vị trí của con người và
vật phẩm
+ Khái niệm VT dưới góc độ kinh tế: VT là sự thay đổi vị trí của hành khách và hàng hóa
nhằm mục đích kinh tế, VT có 2 tính chất:
là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt
tạo ra sản phẩm đặc biệt
Vận tải quốc tế là quá trình chuyên chở hàng hoá hoặc hành khách giữa hai hay nhiều
nước
- Đặc điểm:
Việc chuyên chở diễn ra trên lãnh thổ của ít nhất là hai nước
Nơi đi và nơi đến phải thuộc hai quốc gia khác nhau
Các mối quan hệ phát sinh trong quá trình vận chuyển là các mối quan hệ có yếu
tố quốc tế, do đó phải do các quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh
- Các hình thức VTQT:
VT trực tiếp: từ nước A tới nước B không qua nước thứ 3
VT quả cảnh: từ nước A tới nước B qua nước thứ 3, nước thứ 3 gọi là nước quá
cảnh
2) Phân loại
- Căn cứ vào môi trường di động
+ VT đường thủy:
Khả năng chuyển hàng cực kỳ lớn
Nhược điểm: phạm vi hoạt động giới hạn và tốc độ thấp
Nên: các loại khoáng sản, hàng dễ hỏng hoặc có tính rất đặc biệt
Không được: Hóa chất dễ cháy nổ
+ VT đường bộ: khối lượng nhỏ, cự ly vận chuyển ngắn, hàng hóa cần giao hàng nhanh
+ VT đường sắt: vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn, tính chất đồng nhất, vận chuyển
trên cự ly dài. Ví dụ như các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất: than đá, gỗ, xi măng, hóa
chất... , các mặt hàng tiêu dùng có giá trị thấp như: gạo, hoa quả, thực phẩm...
+ VT đường hàng không:
Tốc độ cao
Năng lực vận tải bị giới hạn
Vận chuyển: hàng hóa có giá trị và ưu tiên cao, dễ bị hư hỏng, sản phẩm có quá
trình bán hàng bị giới hạn (quà Giáng sinh, quần áo mốt mới nhất, hoa, máy tính,
sản phẩm y tế…)
+ VT đường ống:
Hoạt động 24/24, 7 ngày/tuần, chỉ bị giới hạn bởi hoạt động bảo trì bảo dưỡng.
Không linh hoạt, hạn chế về chủng loại hàng hóa
Vận chuyển: dầu thô, xăng, khí tự nhiên, than dạng đặc
- Căn cứ vào đối tượng chuyên chở
+ VT hành khách
+ VT hàng hóa
+ VT hỗn hợp
- Căn cứ vào kỹ thuật chuyên chở
+ VT hàng lẻ
+ VT nguyên kiện
+ VT hỗn hợp
- Căn cứ vào cách thức tổ chức quá trình VT
+ VT đơn phương thức: sử dụng 1 PTVT
+ VT đa phương thức: sử dụng ít nhất 2 PTVT khác nhau trong đó chỉ sử dụng duy nhất
một CTVT và chỉ có một người chịu trách nhiệm trong suốt quá trình vận chuyển đó
+ VT từng chặng: sử dụng hai hay nhiều PTVT, trong đó sử dụng 2 hay nhiều CTVT
khác nhau và có 2 hay nhiều người phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong quá trình vận
chuyển
Các chủ thể trong VTQT: carrier, freight forwarder, shipper, consignee
3) Vai trò của VTQT
- Làm tăng khối lượng hàng hóa XNK
- Thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường hàng hóa XNK
- Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
4) Phân chia trách nhiệm trong VTQT: Incoterms
II. Quản trị tồn kho
1) Khái niệm và vai trò của tồn kho
- Khái niệm: Sự tích lũy và lưu trữ sản phẩm ở các giai đoạn trong suốt dây chuyền cung
ứng từ điểm đầu tiên đến điểm cuối cùng được gọi là tồn kho.
- Vai trò:
Đạt được hiệu quả quy mô kinh tế
Cân bằng giữa cung và cầu
Tăng sự linh hoạt và uyển chuyển trong quá trình sản xuất
Bảo vệ khỏi những sự việc không lường trước được
Tránh gián đoạn chuỗi cung ứng
2) Phân loại
- Theo vị trí của HH trong CCƯ
Tồn kho của NCC: tại cơ sở của nhà cung ứng, nguyên vật liệu sẽ được dự trữ đ
đảm bảo cung ứng theo đơn hàng của nhà sản xuất
Tồn kho của NSX: một số loại tồn kho cũng hình thành như là tồn kho nguyên vật
liệu từ nhà cung cấp, tồn kho bán thành phẩm trong quá trình sản xuất và tồn kho
thành phầm để cung cấp theo đơn đặt hàng của khách hàng
Tồn kho trong phân phối: những thành phẩm có thể được phân phối bởi một nhà
phân phối chuyên trách. Trong quá trình này, sản phẩm có thể được lưu trữ ở các
trung tâm phân phối khu vực
Tồn kho nhà bán lẻ: Khi những sản phẩm được giao tới cơ sở của nhà bán lẻ, tại
đây hàng hóa cũng sẽ tiếp tục được tồn kho để đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng
Tồn kho người tiêu dùng: Khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng, vì một lý do nào
đó, họ cũng muốn tích trữ hàng hóa để sử dụng trong một thời gian dài
- Theo vị tri của hoạt động logistics
Tồn kho trong kho: sẽ được lưu trữ ở trong các kho hàng ví dụ như kho nguyên vật
liệu, kho bán thành phẩm, kho thành phẩm, kho của trung tâm phân phối, kho của
các nhà bán buôn, bán lẻ
Tồn kho hàng hóa trên đường vận chuyển: là tồn kho đang trong quá trình vận
chuyển từ điểm cung ứng đến điểm nhận hàng. Thời gian vận chuyển bao gồm
thời gian hàng hóa được chuyên chở trên các phương tiện vận tải, thời gian bốc
dỡ, chuyển tải, thời gian hàng được bảo quản, lưu trữ tại kho bãi của các đơn vị
vận tải.
- Theo nguyên tắc kế toán
Tồn kho dạng NVL thô: là tồn kho cần thiết cho việc sản xuất hàng hóa. Những
nguyên vật liệu này được xem là đầu vào cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp
Tồn kho dạng bán thành phẩm: bao gồm những thành phần, thiết bị lắp ráp dùng
để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp
Tồn kho dạng thành phẩm: là những thành phẩm bán cho khách hàng của doanh
nghiệp. Thành phẩm của doanh nghiệp này có thể là nguyên vật liệu đầu vào cho
doanh nghiệp khác
Tồn kho dạng thành phẩm: mặt hàng có nhu cầu độc lập
Tồn kho dạng bán thành phẩm + dạng NVL thô: mặt hàng có nhu cầu phụ thuộc
- Theo nguyên nhân hình thành tồn kho
Tồn kho định kỳ: là tồn kho để đảm cho việc bán hàng hoặc sản xuất hàng hóa
được tiến hành liên tục giữa hai kỳ đặt hàng hoặc mua hàng liên tiếp
Tồn kho an toàn: là số lượng tồn kho được bổ sung thêm nhằm bảo vệ doanh
nghiệp khỏi những bất định về nhu cầu, thời gian chu trình đặt hàng, và sự thay
đổi trong nguồn cung
Tồn kho dự báo: được sử dụng để cân bằng sự chênh lệch giữa lượng cung và
lượng cầu
Tồn kho trong quá trình vận tải: là tồn kho được tạo ra khi đơn đặt hàng đã được
xác nhận nhưng chưa nhận được hàng hóa
- Theo giới hạn của tồn kho
Tồn kho tối đa: là mức tồn kho hàng hóa cao nhất cho phép công ty kinh doanh có
hiệu quả
Tồn kho tối thiểu: là mức tồn kho hàng hóa thấp nhất đảm bảo hoạt động kinh
doanh của công ty
Tồn kho bình quân: là mức tồn kho bình quân về hàng hóa của công ty trong một
chu kỳ nhất định (thường là một năm)
3) Chi phí tồn kho
- Chi phí lưu kho (Storage cost): bao gồm chi phí cho phương tiện lưu kho, cất giữ, bảo
hiểm, ăn cắp vặt, hư hỏng, giảm giá, thuế và chi phí cơ hội của vốn
- Chi phí thiết lập (Setup cost): Tồn kho các sản phẩm khác nhau có thể đòi hỏi sự khác
nhau trong việc thu xếp các thiết bị, vật liệu cần thiết, hoàn tất các giấy tờ khác nhau và
di chuyển đồ đạc trong kho. Khi thay đổi tồn kho từ một sản phẩm này sang một sản
phầm khác, những chi phí trên sẽ phát sinh
- Chi phí đặt hàng (Ordering cost): bao gồm chi phí liên quan đến chi phí vật liệu và nhân
lực để chuẩn bị cho việc mua hàng và đặt các đơn hàng. Ví dụ, chi phí đặt hàng bao gồm
tất cả các chi phí liên quan tới kiểm đếm mặt hàng và tính toán số lượng đơn hàng, chi
phí về việc duy trì hệ thống theo dõi đơn hàng
- Chi phí thiếu hụt (Shortage cost): xảy ra khi nhu cầu về hàng hóa của khách hàng không
được đáp ứng do hết hàng tồn kho
4) Các mô hình quản trị tồn kho
- Chi phí lưu kho tỉ lệ thuận với mức đặt hàng hoặc mức tồn kho
- Chi phí đặt hàng thì tỷ lệ nghịch với mức đặt hàng
- Tổng chi phí tồn kho sẽ bao gồm chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng
- Để áp dụng mô hình EOQ thì các điều kiện sau đây phải được thỏa mãn:
Nhu cầu hàng hóa có thể xác định chính xác và không thay đổi
Không có giới hạn về số lượng mỗi đơn hàng;
Chỉ có 2 chi phí liên quan là chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng
Thời gian giao hàng được xác định chính xác và không thay đổi
Số lượng hàng nhận được chính xác như đơn đặt hàng và giao hết trong 1 đợt
Chi phí không bị ảnh hưởng nếu gom nhiều đơn hàng cùng một lúc với thời gian
đặt hàng
- TC = Cđh + Clk = x S + x H
Trong đó:
D: Nhu cầu về hàng tồn kho trong một giai đoạn nhất định
Q: Lượng hàng trong một đơn đặt hàng
S: Chi phí đặt một đơn hàng
H: Chi phí lưu kho cho một đơn vị tồn kho trong giai đoạn tương ứng với giai
đoạn xác định D
+ H thường được xác định bằng công thức: H = C.V
+ Trong đó: C là chi phí quản lý một đơn vị hàng lưu kho (được tính bằng tỷ lệ %
so với giá trị hàng tồn kho), V là giá trị trung bình của một đơn vị hàng hóa tồn
kho
- TC min khi EOQ =
a) Mô hình kiểm soát HTK liên tục (mô hình Q)
- Mô hình quản trị hàng tồn kho liên tục được sử dụng để theo dõi số lượng tồn kho còn
lại của một mặt hàng mỗi khi hàng hóa đó được xuất kho để xác định thời điểm tiến hành
đặt hàng Khi mức tồn kho chạm ngưỡng tồn kho tối thiểu đã được xác định trước, hay
còn gọi là điểm đặt hàng R(Reorder Point), một lượng hàng hóa Q (Quantity) cố định sẽ
được đặt hàng bổ sung
- IP (Inventory Position) = Mức tồn kho, OH (On-hand inventory)= Hàng tồn kho hiện có
- Hàng nhập kho theo kế hoạch (SR – Scheduled receipts) là đơn hàng đã được đặt nhưng
chưa nhận hàng
- Đơn hàng dự trữ (BO - Backorders) là số lượng hàng chưa được đáp ứng của đơn hàng
mà khách hàng đã đặt do hết hàng tồn kho
Mức tồn kho sẽ được xác định như sau:
IP = OH + SR – BO < R => đặt hàng với số lượng Q
- Xác định R = D x L
(Trong đó: D (Demand): nhu cầu của thị trường, L (Lead time): thời gian giao hàng)
TH1: D và L không đổi R = D trong khoảng thời gian L
TH2: D thay đổi và L không đổi R = D trung bình trong khoảng thời gian L +
Tồn kho dự trữ (SS – Safety Stock)
TH3: D và L thay đổi R = D trung bình trong khoảng thời gian L trung bình +
Tồn kho dự trữ (SS – Safety Stock)
b) Mô hình kiểm soát HTK theo thời kỳ (mô hình P)
- IP = OH + SR – BO => Lượng đặt hàng Q = T - IP
IP (Inventory Position): Mức tồn kho
OH (On-hand inventory): Hàng tồn kho hiện có
SR (Scheduled receipts): Hàng nhập kho theo kế hoạch
BO (Backorders): Đơn hàng dự trữ
T (Target Inventory): Tồn kho muc tiêu
- Xác định T:
TH1: D và L không đổi T = D trong khoảng thời gian (P+L)
TH2: D thay đổi và L không đổi T = D trung bình trong khoảng thời gian (P+L)
+ Tồn kho dự trữ (SS – Safety Stock)
TH3: D và L thay đổi T xác định trên mô hình mô phỏng
5) Quản lý tổng hợp tồn kho
- Đơn vị phân loại hàng tồn kho (SKU – Stock Keeping Unit) là một mặt hàng hoặc sản
phẩm riêng lẻ có mã nhận dạng và được lưu giữ trong kho
- Phân tích ABC là quá trình chia SKU thành ba nhóm theo giá trị sử dụng của chúng để
người quản lý có thể tập trung vào các mặt hàng có giá trị sử dụng cao nhất. Được sử
dụng để xác định độ quan trọng của hàng hóa cần dự trữ:
Nhóm A: hàng có giá trị cao (chiếm khoảng 80% giá trị hàng dự trữ trong kho)
Nhóm B: hàng có giá trị trung bình (chiếm khoảng 15%)
Nhóm C: hàng có giá trị thấp (chiếm khoảng 5%)
- Phân tích XYZ được sử dụng để đánh giá mức độ ổn định của hàng hóa bán ra
Nhóm X: hàng hóa có nhu cầu ổn định (mức độ biến thiên dưới 15%)
Nhóm Y: hàng hóa có đặc trưng theo mùa vụ, tăng giảm nhu cầu theo thị hiếu,
quảng cáo… (có độ biến thiên từ 15-50%)
Nhóm Z: không dự báo được nhu cầu
- Phân tích ABC/XYZ
- Kiểm kho chính xác:
Sử dụng công nghệ
Giao trách nhiệm cho nhân viên kiểm kho
Sử dụng khu vực riêng cho việc lưu trữ hàng tồn kho
Chính sách kiểm kho rõ ràng và chặt chẽ (chu kỳ kiểm kho, chính sách nhập, xuất
kho, thiết kế vị trí kho, phương pháp kiểm điếm)
III. Hoạt động kho bãi
1) Khái niệm và vai trò
- Khái niệm: Kho bãi là nơi cất trữ và bảo quản nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc
thành phẩm (hàng hóa) nhằm cung ứng cho khách hàng nhanh nhất với chi phí thấp nhất
khi họ có yêu cầu
- Vai trò:
Lưu trữ hàng hóa và đảm bảo chất lượng hàng hoá được lưu trữ
Hỗ trợ cho sản xuất, đáp ứng tốt khi có nhu cầu
Gom hàng thành lô lớn
Tách hàng thành nhiều lô nhỏ hơn.
Cung cấp thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí của các hàng hóa được
lưu trữ cho chuỗi dịch vụ Logistics
- Nhà kho và Trung tâm phân phối
Nhà kho Trung tâm phân phối
Đặc điểm hàng hóa
lưu kho
Mọi sản phẩm, hàng hóa Mặt hàng có nhu cầu lớn
Tốc độ quay vòng
hàng tồn kho
Thấp Cao
Mức tồn kho Cao Thấp, tối thiểu
Chu trình quản lý
hàng hóa
Gồm 5 bước: nhập kho, lưu trữ,
chọn lọc, phân loại và xuất kho
Chú trọng khâu cất trữ, bảo
quản
Gồm 3 bước: Nhập kho,
phân loại và xuất kho
Chú trọng khâu phân loại,
đóng gói, bao bì, …
Cập nhật thông tin Theo định kỳ Thời gian thực
2) Các thành phần cơ bản của kho bãi
- Vỏ bọc bên ngoài: Phần vỏ bọc ngoài của nhà kho nhằm mục đích bảo vệ hàng hóa
trước yếu tố thời tiết và cả mục đích an ninh.
- Giá để hàng: Mục đích chính của giá để hàng, như tên gọi của chúng, là để lưu trữ hàng
hóa trên giá đỡ
- Thiết bị xử lý vật liệu: xe nâng tay, máy kéo, băng chuyền, máy quét,..
3) Phân loại
- Theo giai đoạn trong CCƯ:
Kho nguyên vật liệu, phụ tùng
Kho bán thành phẩm (hay còn gọi là kho sản phẩm dở dang)
Kho thành phẩm
- Theo chức năng:
Kho lưu trữ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
Kho gom hàng
Kho tách hàng
Kho tổng hợp
- Theo đối tượng HH: tùy thuộc từng loại hình DN sản xuất
- Theo hình thức sở hữu:
Kho tự sở hữu
Kho cho thuê
- Theo ứng dụng CN:
Kho tự động
Kho thủ công
Kho bán tự động
- Một số loại kho đặc biệt
Kho bảo thuế: Kho bảo thuế là kho dùng để lưu trữ nguyên liệu nhập khẩu nhằm
cung ứng cho hoạt động sản xuất của chính doanh nghiệp có kho bảo thuế
Kho ngoại quan: Kho ngoại quan là khu vực kho bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ
tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để
chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam
Kho Cross-docking: Kho Cross-docking có thể được hiểu gầ như trung tâm phân
phối tổng hợp, tức là nó tổng hợp các chức năng sắp xếp, phân loại, hoàn thiện
hàng hóa phục vụ khách hàng
4) Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kho bãi
- Xu hướng thị trường và môi trường ngành
- Mục tiêu và kế hoạch DN
- Chuỗi cung ứng của DN
- Tính chất hàng hóa
- Môi trường pháp luật
5) Quy trình hoạt động kho bãi
- Nhận hàng
- Lưu trữ
- Chọn đơn và sắp xếp
- Đối chiếu và đóng hàng
- Điều phối và gửi hàng
6) Quản lý hoạt động kho bãi
- Bố trí, thiết kế cấu trúc kho bãi và các phương tiện cất trữ, bốc xếp hàng trong kho
- Quản lý hàng hóa: bao gồm việc phân loại hàng, định vị, lập danh mục, dán nhãn hoặc
thanh lý hàng chất lượng kém
- Kiểm kê hàng hóa: điều chỉnh sự chênh lệch (nếu có), kiểm kê tồn kho, lưu giữ hồ sơ
- Quản lý công tác xuất nhập hàng
- Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, người lao động
- Phòng ngừa trộm cắp, cháy nổ
IV. Đóng gói
1) Khái niệm, vai trò, chức năng
- Khái niệm: Đóng gói hàng hóa là hoạt động bao gồm việc hiểu rõ đặc tính của loại hàng
hóa cũng như điều kiện tự nhiên mà nó phải chịu trong quá trình vận chuyển để thực hiện
việc đóng gói làm sao cho vừa đảm bảo sự an toàn của hàng hóa nhưng vẫn đảm bảo hiệu
quả kinh tế cao nhất
Bao bì hàng hóa là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt được dùng để bao gói và chứa
đựng nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo
quản, vận chuyển, xếp dỡ và tiêu thụ sản phẩm
- Vai trò:
Giảm chi phí
Hài lòng khách hàng
Bảo vệ môi trường
- Chức năng:
Bảo vệ, chứa đựng, lưu trữ, và vận chuyển sản phẩm, hàng hóa
Cung cấp thông tin về sản phẩm
Bảo vệ môi trường
Thiết kế sản phẩm
2) Phân loại
- Theo chức năng:
Bao bì thương phẩm
Bao bì không phải bao bì thương phẩm
- Theo công dụng
Bao bì trực tiếp
Bao bì ngoài
- Theo số lần sử dụng
Bao bì sử dụng 1 lần
Bao bì sử dụng nhiều lần
- Theo đặc tính chịu nén
Bao bì cứng
Bao bì nửa cứng
Bao bì mềm
- Theo vật liệu chế tạo
Giấy
Dệt
Kim loại
3) Quy định, tiêu chuẩn về nhãn hàng hóa, ký hiệu và đóng gói
- Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân
loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác
trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng
này
- Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản
lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong
hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người;
bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của
người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác
- Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được
dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa
hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa
Hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam phải có
nhãn hàng hóa
Nội dung: tên hàng hóa, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về
hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, và tính chất của hàng hóa
- Ký hiệu là một biểu tượng và/hoặc hình tượng xuất hiện trên một sản phẩm hoặc bao bì
tương ứng của nó. Ký hiệu có thể bao gồm từ các dấu hiệu nguy hiểm đến các chỉ dẫn về
các phương pháp tái chế và thải bỏ thích hợp
4) Mức độ đóng gói
- Đóng gói có thể được xem như một quy trình với ba mức độ đóng gói phụ thuộc lẫn
nhau. Đóng gói cấp I là loại đóng gói mà bao bì đóng gói tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm,
nó phục vụ cho việc bán hàng cho khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Đóng gói cấp II là loại
đóng gói mà bao bì nằm ngoài bao bì đóng gói cấp I. Và cuối cùng là đóng gói cấp III là
loại đóng gói bao bì nằm ngoài bao bì đóng gói cấp II
V. Hệ thống thông tin
1) Khái niệm, vai trò và chức năng
- Khái niệm: Hệ thống thông tin là hệ thống được tạo lập để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị
hoặc thực hiện các xử lý khác đối với thông điệp dữ liệu
Chuỗi cung ứng là sự kết hợp của hai dòng di chuyển đó là dòng di chuyển hàng hóa và
dòng trao đổi thông tin về hoạt động và tài chính giữa các bên liên quan (bên trong và bên
ngoài)
- Vai trò:
Cung cấp thông tin chính xác và kịp thời
Giảm chi phí, tăng doanh thu
Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, tăng chất lượng dịch vụ
2) Các phương thức trao đổi thông tin
- Dự liệu di động
- Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
- Trao đổi thông tin bằng vệ tinh
- Mã vạch
- Nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID)
- Điện toán đám mây (Cloud computing)
- Dữ liệu lớn
- Internet vạn vật (IoT)
3) Mô hình hệ thống thông tin
- Tập trung vào khách hàng
- Tập trung vào nội bộ
- Tập trung vào CCƯ
VI. Bài tập
Câu 1: Trong HĐMBHHQT nội dung nào quy định nghĩa vụ vận tải?
Quy tắc về giá quy định nghĩa vụ vận tải, cụ thể là phần Cơ sở giao hàng quy định
thành phần của giá
Câu 2: Trách nhiệm vận tải được chia như thế nào trong các TH sau đây:
- FOB Haiphong port
FOB + tên cảng xếp hàng: chuyển giao rủi ro chi phí khi người bán xếp hàng xong lên
tàu mà người mua chỉ định
- CIF Singapore port
CIF + tên cảng đến: chuyển giao rủi ro khi hàng được xếp lên tàu ở cảng đi, Người
bán chịu cước phí vận tải đưa hàng đến tận nơi đến
- FCA Noibai airport
FCA + tên nơi đi: FCA tại địa điểm khác xưởng, chuyển giao rủi ro và chi phí khi
hàng đến địa điểm quy định sẵn sàng để dỡ
- CPT Busan Terminal
CPT + tên nơi đến: người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi giao hàng cho người
chuyên chở hoặc một người do người bán chỉ định tại địa điểm thỏa thuận và kí hợp
đồng, trả cước phí vận tải cần thiết để đưa hàng tới nơi đến quy định.
- DAP Kobe Railway Staition
DAP + cảng đến: người bán hoàn thành nghĩa vụ khi hàng hóa được đặt dưới sự định
đoạt của người mua trên PTVT đến và sẵn sàng dỡ tại nơi đến.
- DDP Barotex company
DDP + đích đến: người bán hoàn thành nghĩa vụ khi hàng hóa được đặt dưới sự định
đoạt của người mua trên PTVT đến và sẵn sàng dỡ tại nơi đến.
Câu 3:
a) Trong giao dịch TMQT có nên giành quyền thuê PTVT không?
Có. Vì:
- Bên giành được quyền vận tải có được sự chủ động trong việc tổ chức chuyên chở, đàm
phán, ký kết HĐ
- Giành được quyền thuê tàu cho phép ngoại thương sử dụng tốt lực lượng tàu buôn và
phương tiện vận tải trong nước, đồng thời góp phần các nghiệp vụ khác cùng phát triển
(bảo hiểm, môi giới, gom hàng, giao nhận,…)
- Nếu hợp đồng mua bán ngoại thương không quy định một thời hạn giao hàng cụ thể,
bên giành được quyền vận tải có được sự chủ động trong việc thuê tàu, giao nhận hàng
hóa tại cảng biển
- Góp phần tăng thu, giảm chi ngoại tệ cho đất nước
- Có điều kiện tham gia vào phân công lao động trên thị trường thuê tàu trong khu vực và
trên thế giới; chủ động thực hiện các chính sách đối ngoại, đẩy mạnh XK của Đảng
Nhà nước…
b) Khi nào không nên dành quyền thuê PTVT?
Khi:
- Dự đoán giá cước trên thị trường thuê tàu có xu hướng tăng mạnh so với thời điểm
kết hợp đồng mua bán ngoại thương
- Dự đoán thấy khó khăn trong việc thuê tàu để thực hiện hợp đồng
- Tính toán thấy sự chênh lệch giữa giá XK CIF, CFR với giá NK FOB do người nước
ngoài đề nghị không lớn và mức chênh lệch này không đủ để bù đắp cước phí vận tải và/
hoặc phí bảo hiểm mà chúng ta phải bỏ ra (hoặc sự chênh lệch giữa giá NK CIF/CFR do
người nước ngoài chào và giá NK FOB mà chúng ta định mua quá nhỏ)
- Quá cần bán hoặc quá cần mua một mặt hàng nào đó mà phía đối phương lại muốn
giành quyền vận tải
- Khi tập quán hoặc luật lệ quốc tế quy định
c) Làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình khi không dành quyền thuê PTVT?
Cần:
- Thỏa thuận về con tàu vận chuyển: tuổi tàu yc ntn, trọng tải bn, cấp hạng con tàu là
bn,... để đảm bảo ptvt đạt yc
- Thỏa thuận cung đường vận chuyển sao cho an toàn nhất, chi phí phù hợp nhất
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa
Câu 4:
Chi phí vận tải phụ thuộc vào các yếu tố nào? Số lượng, cung đường, kiểu loại,
đơn vị lựa chọn
Nếu được chào bán với giá FOB mà tương đương nhau thì nhà NK sẽ chọn nhà
cung cấp gần nhất
Nếu giá FOB chào bán có sự chênh lệch nhau thì nhà NK sẽ lựa chọn nhà cung
cấp có tổng chi phí nhập khẩu là thấp nhất
Nếu được chào bán giá CIF thì nhà NK sẽ lựa chọn nhà cung cấp có giá CIF thấp
nhất vì nó bao gồm tổng CFVT rồi
Câu 5:
Chi phí vận tải đơn 1 = 450 + 90 = 540
Chi phí vận tải đơn 2= 550
giành quyền về vận tải đơn 1
Nếu CFVT=100USD/MT thì chọn đơn 1 vì có quyền thuê PTVT (có lợi hơn)
Câu 6:
Một bảo tàng lịch sử đã mở một cửa hàng quà tặng nằm trong bảo tàng cách đây một
năm. Quản lý hàng tồn kho đã trở thành một vấn đề nan giải. Vòng quay hàng tồn kho
thấp đang làm giảm tỷ suất lợi nhuận và gây ra các vấn đề về dòng tiền. Một trong những
sản phẩm bán chạy nhất tại cửa hàng quà tặng của bảo tàng là mô hình bảo tàng. Số
lượng bán hàng là 20 chiếc mỗi tuần và chi phí cho mỗi chiếc là 100 USD. Chi phí đặt
hàng với nhà cung cấp là 60 USD. Chi phí lưu kho hàng năm là 25% giá trị của một mô
hình và bảo tàng hoạt động 52 tuần mỗi năm. Ban quản lý đã quyết định đặt 400 chiếc
trên một đơn hàng để không phải đặt hàng thường xuyên. Q=400, S=60
Hỏi: Chi phí tồn kho hàng năm là bao nhiêu? Nếu đặt hàng 500 chiếc trên một đơn hàng
thì có tiết kiệm chi phí hơn không? Số lượng tối ưu cho 1 đơn đặt hàng là bn?
Nhu cầu hằng năm = D = 20x53 = 1040 chiếc
Chi phí lưu kho = H = 25%x100= 25 USD/chiếc
Chi phí tồn kho nếu đặt 400 chiếc = TC = Q/2xH+SxD/Q = 5156 USD
Chi phí tồn kho nếu đặt 500 chiếc = 6374,8 USD
Số lượng tối ưu cho 1 đơn đặt hàng = EOQ = Q* = 71 chiếc
Với Q* TC*=1766,4 USD
Khoảng thời gian giữa các đơn đặt hàng là Q/D=71/1040= 0,068 năm = 0,816 tháng
Kết luận: Để hoạt động với chi phí tối ưu đối với mặt hàng mô hình bảo tàng, nhà
quản lý bảo tàng nên đặt hàng 3,536 tuần 1 lần với số lượng 71 chiếc, trung bình một
năm sẽ phải đặt 16 đơn hàng để đảm bảo hàng tồn kho cho việc bán hàng.
| 1/17

Preview text:

Chương 2: Nội dung chính của hoạt động Logistics I. Vận tải quốc tế
1) Khái niệm và đặc điểm - Khái niệm:
+ Theo nghĩa rộng: VT là một quy trình kỹ thuật nhằm di chuyển vị trí của con người và vật phẩm
+ Khái niệm VT dưới góc độ kinh tế: VT là sự thay đổi vị trí của hành khách và hàng hóa
nhằm mục đích kinh tế, VT có 2 tính chất:
 là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt
 tạo ra sản phẩm đặc biệt
 Vận tải quốc tế là quá trình chuyên chở hàng hoá hoặc hành khách giữa hai hay nhiều nước - Đặc điểm:
 Việc chuyên chở diễn ra trên lãnh thổ của ít nhất là hai nước
 Nơi đi và nơi đến phải thuộc hai quốc gia khác nhau
 Các mối quan hệ phát sinh trong quá trình vận chuyển là các mối quan hệ có yếu
tố quốc tế, do đó phải do các quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh - Các hình thức VTQT:
 VT trực tiếp: từ nước A tới nước B không qua nước thứ 3
 VT quả cảnh: từ nước A tới nước B qua nước thứ 3, nước thứ 3 gọi là nước quá cảnh 2) Phân loại
- Căn cứ vào môi trường di động + VT đường thủy:
 Khả năng chuyển hàng cực kỳ lớn
 Nhược điểm: phạm vi hoạt động giới hạn và tốc độ thấp
 Nên: các loại khoáng sản, hàng dễ hỏng hoặc có tính rất đặc biệt
 Không được: Hóa chất dễ cháy nổ
+ VT đường bộ: khối lượng nhỏ, cự ly vận chuyển ngắn, hàng hóa cần giao hàng nhanh
+ VT đường sắt: vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn, tính chất đồng nhất, vận chuyển
trên cự ly dài. Ví dụ như các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất: than đá, gỗ, xi măng, hóa
chất... , các mặt hàng tiêu dùng có giá trị thấp như: gạo, hoa quả, thực phẩm... + VT đường hàng không:  Tốc độ cao
 Năng lực vận tải bị giới hạn
 Vận chuyển: hàng hóa có giá trị và ưu tiên cao, dễ bị hư hỏng, sản phẩm có quá
trình bán hàng bị giới hạn (quà Giáng sinh, quần áo mốt mới nhất, hoa, máy tính, sản phẩm y tế…) + VT đường ống:
 Hoạt động 24/24, 7 ngày/tuần, chỉ bị giới hạn bởi hoạt động bảo trì bảo dưỡng.
 Không linh hoạt, hạn chế về chủng loại hàng hóa
 Vận chuyển: dầu thô, xăng, khí tự nhiên, than dạng đặc
- Căn cứ vào đối tượng chuyên chở + VT hành khách + VT hàng hóa + VT hỗn hợp
- Căn cứ vào kỹ thuật chuyên chở + VT hàng lẻ + VT nguyên kiện + VT hỗn hợp
- Căn cứ vào cách thức tổ chức quá trình VT
+ VT đơn phương thức: sử dụng 1 PTVT
+ VT đa phương thức: sử dụng ít nhất 2 PTVT khác nhau trong đó chỉ sử dụng duy nhất
một CTVT và chỉ có một người chịu trách nhiệm trong suốt quá trình vận chuyển đó
+ VT từng chặng: sử dụng hai hay nhiều PTVT, trong đó sử dụng 2 hay nhiều CTVT
khác nhau và có 2 hay nhiều người phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong quá trình vận chuyển
Các chủ thể trong VTQT: carrier, freight forwarder, shipper, consignee
3) Vai trò của VTQT
- Làm tăng khối lượng hàng hóa XNK
- Thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường hàng hóa XNK
- Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
4) Phân chia trách nhiệm trong VTQT: Incoterms II. Quản trị tồn kho
1) Khái niệm và vai trò của tồn kho
- Khái niệm: Sự tích lũy và lưu trữ sản phẩm ở các giai đoạn trong suốt dây chuyền cung
ứng từ điểm đầu tiên đến điểm cuối cùng được gọi là tồn kho. - Vai trò:
 Đạt được hiệu quả quy mô kinh tế
 Cân bằng giữa cung và cầu
 Tăng sự linh hoạt và uyển chuyển trong quá trình sản xuất
 Bảo vệ khỏi những sự việc không lường trước được
 Tránh gián đoạn chuỗi cung ứng 2) Phân loại
- Theo vị trí của HH trong CCƯ
 Tồn kho của NCC: tại cơ sở của nhà cung ứng, nguyên vật liệu sẽ được dự trữ để
đảm bảo cung ứng theo đơn hàng của nhà sản xuất
 Tồn kho của NSX: một số loại tồn kho cũng hình thành như là tồn kho nguyên vật
liệu từ nhà cung cấp, tồn kho bán thành phẩm trong quá trình sản xuất và tồn kho
thành phầm để cung cấp theo đơn đặt hàng của khách hàng
 Tồn kho trong phân phối: những thành phẩm có thể được phân phối bởi một nhà
phân phối chuyên trách. Trong quá trình này, sản phẩm có thể được lưu trữ ở các
trung tâm phân phối khu vực
 Tồn kho nhà bán lẻ: Khi những sản phẩm được giao tới cơ sở của nhà bán lẻ, tại
đây hàng hóa cũng sẽ tiếp tục được tồn kho để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
 Tồn kho người tiêu dùng: Khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng, vì một lý do nào
đó, họ cũng muốn tích trữ hàng hóa để sử dụng trong một thời gian dài
- Theo vị tri của hoạt động logistics
 Tồn kho trong kho: sẽ được lưu trữ ở trong các kho hàng ví dụ như kho nguyên vật
liệu, kho bán thành phẩm, kho thành phẩm, kho của trung tâm phân phối, kho của
các nhà bán buôn, bán lẻ
 Tồn kho hàng hóa trên đường vận chuyển: là tồn kho đang trong quá trình vận
chuyển từ điểm cung ứng đến điểm nhận hàng. Thời gian vận chuyển bao gồm
thời gian hàng hóa được chuyên chở trên các phương tiện vận tải, thời gian bốc
dỡ, chuyển tải, thời gian hàng được bảo quản, lưu trữ tại kho bãi của các đơn vị vận tải.
- Theo nguyên tắc kế toán
 Tồn kho dạng NVL thô: là tồn kho cần thiết cho việc sản xuất hàng hóa. Những
nguyên vật liệu này được xem là đầu vào cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp
 Tồn kho dạng bán thành phẩm: bao gồm những thành phần, thiết bị lắp ráp dùng
để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp
 Tồn kho dạng thành phẩm: là những thành phẩm bán cho khách hàng của doanh
nghiệp. Thành phẩm của doanh nghiệp này có thể là nguyên vật liệu đầu vào cho doanh nghiệp khác
 Tồn kho dạng thành phẩm: mặt hàng có nhu cầu độc lập
Tồn kho dạng bán thành phẩm + dạng NVL thô: mặt hàng có nhu cầu phụ thuộc
- Theo nguyên nhân hình thành tồn kho
 Tồn kho định kỳ: là tồn kho để đảm cho việc bán hàng hoặc sản xuất hàng hóa
được tiến hành liên tục giữa hai kỳ đặt hàng hoặc mua hàng liên tiếp
 Tồn kho an toàn: là số lượng tồn kho được bổ sung thêm nhằm bảo vệ doanh
nghiệp khỏi những bất định về nhu cầu, thời gian chu trình đặt hàng, và sự thay đổi trong nguồn cung
 Tồn kho dự báo: được sử dụng để cân bằng sự chênh lệch giữa lượng cung và lượng cầu
 Tồn kho trong quá trình vận tải: là tồn kho được tạo ra khi đơn đặt hàng đã được
xác nhận nhưng chưa nhận được hàng hóa
- Theo giới hạn của tồn kho
 Tồn kho tối đa: là mức tồn kho hàng hóa cao nhất cho phép công ty kinh doanh có hiệu quả
 Tồn kho tối thiểu: là mức tồn kho hàng hóa thấp nhất đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty
 Tồn kho bình quân: là mức tồn kho bình quân về hàng hóa của công ty trong một
chu kỳ nhất định (thường là một năm)
3) Chi phí tồn kho
- Chi phí lưu kho (Storage cost): bao gồm chi phí cho phương tiện lưu kho, cất giữ, bảo
hiểm, ăn cắp vặt, hư hỏng, giảm giá, thuế và chi phí cơ hội của vốn
- Chi phí thiết lập (Setup cost): Tồn kho các sản phẩm khác nhau có thể đòi hỏi sự khác
nhau trong việc thu xếp các thiết bị, vật liệu cần thiết, hoàn tất các giấy tờ khác nhau và
di chuyển đồ đạc trong kho. Khi thay đổi tồn kho từ một sản phẩm này sang một sản
phầm khác, những chi phí trên sẽ phát sinh
- Chi phí đặt hàng (Ordering cost): bao gồm chi phí liên quan đến chi phí vật liệu và nhân
lực để chuẩn bị cho việc mua hàng và đặt các đơn hàng. Ví dụ, chi phí đặt hàng bao gồm
tất cả các chi phí liên quan tới kiểm đếm mặt hàng và tính toán số lượng đơn hàng, chi
phí về việc duy trì hệ thống theo dõi đơn hàng
- Chi phí thiếu hụt (Shortage cost): xảy ra khi nhu cầu về hàng hóa của khách hàng không
được đáp ứng do hết hàng tồn kho
4) Các mô hình quản trị tồn kho
- Chi phí lưu kho tỉ lệ thuận với mức đặt hàng hoặc mức tồn kho
- Chi phí đặt hàng thì tỷ lệ nghịch với mức đặt hàng
- Tổng chi phí tồn kho sẽ bao gồm chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng
- Để áp dụng mô hình EOQ thì các điều kiện sau đây phải được thỏa mãn:
 Nhu cầu hàng hóa có thể xác định chính xác và không thay đổi
 Không có giới hạn về số lượng mỗi đơn hàng;
 Chỉ có 2 chi phí liên quan là chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng
 Thời gian giao hàng được xác định chính xác và không thay đổi
 Số lượng hàng nhận được chính xác như đơn đặt hàng và giao hết trong 1 đợt
 Chi phí không bị ảnh hưởng nếu gom nhiều đơn hàng cùng một lúc với thời gian đặt hàng - TC = Cđh + Clk = x S + x H Trong đó:
 D: Nhu cầu về hàng tồn kho trong một giai đoạn nhất định
 Q: Lượng hàng trong một đơn đặt hàng
 S: Chi phí đặt một đơn hàng
 H: Chi phí lưu kho cho một đơn vị tồn kho trong giai đoạn tương ứng với giai đoạn xác định D
+ H thường được xác định bằng công thức: H = C.V
+ Trong đó: C là chi phí quản lý một đơn vị hàng lưu kho (được tính bằng tỷ lệ %
so với giá trị hàng tồn kho), V là giá trị trung bình của một đơn vị hàng hóa tồn kho - TC min khi EOQ =
a) Mô hình kiểm soát HTK liên tục (mô hình Q)
- Mô hình quản trị hàng tồn kho liên tục được sử dụng để theo dõi số lượng tồn kho còn
lại của một mặt hàng mỗi khi hàng hóa đó được xuất kho để xác định thời điểm tiến hành
đặt hàng Khi mức tồn kho chạm ngưỡng tồn kho tối thiểu đã đượ  c xác định trước, hay
còn gọi là điểm đặt hàng R(Reorder Point), một lượng hàng hóa Q (Quantity) cố định sẽ
được đặt hàng bổ sung
- IP (Inventory Position) = Mức tồn kho, OH (On-hand inventory)= Hàng tồn kho hiện có
- Hàng nhập kho theo kế hoạch (SR – Scheduled receipts) là đơn hàng đã được đặt nhưng chưa nhận hàng
- Đơn hàng dự trữ (BO - Backorders) là số lượng hàng chưa được đáp ứng của đơn hàng
mà khách hàng đã đặt do hết hàng tồn kho
 Mức tồn kho sẽ được xác định như sau:
IP = OH + SR – BO < R => đặt hàng với số lượng Q - Xác định R = D x L
(Trong đó: D (Demand): nhu cầu của thị trường, L (Lead time): thời gian giao hàng)
 TH1: D và L không đổi R = D trong khoảng thời gian L 
 TH2: D thay đổi và L không đổi R = D trung bình trong khoảng thời gian L  +
Tồn kho dự trữ (SS – Safety Stock)
 TH3: D và L thay đổi  R = D trung bình trong khoảng thời gian L trung bình +
Tồn kho dự trữ (SS – Safety Stock)
b) Mô hình kiểm soát HTK theo thời kỳ (mô hình P)
- IP = OH + SR – BO => Lượng đặt hàng Q = T - IP
 IP (Inventory Position): Mức tồn kho
 OH (On-hand inventory): Hàng tồn kho hiện có
 SR (Scheduled receipts): Hàng nhập kho theo kế hoạch
 BO (Backorders): Đơn hàng dự trữ
 T (Target Inventory): Tồn kho muc tiêu - Xác định T:
 TH1: D và L không đổi T = D tr 
ong khoảng thời gian (P+L)
 TH2: D thay đổi và L không đổi T = D tr 
ung bình trong khoảng thời gian (P+L)
+ Tồn kho dự trữ (SS – Safety Stock)
 TH3: D và L thay đổi  T xác định trên mô hình mô phỏng
5) Quản lý tổng hợp tồn kho
- Đơn vị phân loại hàng tồn kho (SKU – Stock Keeping Unit) là một mặt hàng hoặc sản
phẩm riêng lẻ có mã nhận dạng và được lưu giữ trong kho
- Phân tích ABC là quá trình chia SKU thành ba nhóm theo giá trị sử dụng của chúng để
người quản lý có thể tập trung vào các mặt hàng có giá trị sử dụng cao nhất. Được sử
dụng để xác định độ quan trọng của hàng hóa cần dự trữ:
 Nhóm A: hàng có giá trị cao (chiếm khoảng 80% giá trị hàng dự trữ trong kho)
 Nhóm B: hàng có giá trị trung bình (chiếm khoảng 15%)
 Nhóm C: hàng có giá trị thấp (chiếm khoảng 5%)
- Phân tích XYZ được sử dụng để đánh giá mức độ ổn định của hàng hóa bán ra
 Nhóm X: hàng hóa có nhu cầu ổn định (mức độ biến thiên dưới 15%)
 Nhóm Y: hàng hóa có đặc trưng theo mùa vụ, tăng giảm nhu cầu theo thị hiếu,
quảng cáo… (có độ biến thiên từ 15-50%)
 Nhóm Z: không dự báo được nhu cầu - Phân tích ABC/XYZ - Kiểm kho chính xác:  Sử dụng công nghệ
 Giao trách nhiệm cho nhân viên kiểm kho
 Sử dụng khu vực riêng cho việc lưu trữ hàng tồn kho
 Chính sách kiểm kho rõ ràng và chặt chẽ (chu kỳ kiểm kho, chính sách nhập, xuất
kho, thiết kế vị trí kho, phương pháp kiểm điếm) III. Hoạt động kho bãi
1) Khái niệm và vai trò
- Khái niệm: Kho bãi là nơi cất trữ và bảo quản nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc
thành phẩm (hàng hóa) nhằm cung ứng cho khách hàng nhanh nhất với chi phí thấp nhất khi họ có yêu cầu - Vai trò:
 Lưu trữ hàng hóa và đảm bảo chất lượng hàng hoá được lưu trữ
 Hỗ trợ cho sản xuất, đáp ứng tốt khi có nhu cầu
 Gom hàng thành lô lớn
 Tách hàng thành nhiều lô nhỏ hơn.
 Cung cấp thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí của các hàng hóa được
lưu trữ cho chuỗi dịch vụ Logistics
- Nhà kho và Trung tâm phân phối Nhà kho Trung tâm phân phối
Đặc điểm hàng hóa Mọi sản phẩm, hàng hóa
Mặt hàng có nhu cầu lớn lưu kho Tốc độ quay vòng Thấp Cao hàng tồn kho Mức tồn kho Cao Thấp, tối thiểu Chu trình quản lý
Gồm 5 bước: nhập kho, lưu trữ, Gồm 3 bước: Nhập kho, hàng hóa
chọn lọc, phân loại và xuất kho phân loại và xuất kho
Chú trọng khâu cất trữ, bảo
Chú trọng khâu phân loại, quản đóng gói, bao bì, … Cập nhật thông tin Theo định kỳ Thời gian thực
2) Các thành phần cơ bản của kho bãi
- Vỏ bọc bên ngoài: Phần vỏ bọc ngoài của nhà kho nhằm mục đích bảo vệ hàng hóa
trước yếu tố thời tiết và cả mục đích an ninh.
- Giá để hàng: Mục đích chính của giá để hàng, như tên gọi của chúng, là để lưu trữ hàng hóa trên giá đỡ
- Thiết bị xử lý vật liệu: xe nâng tay, máy kéo, băng chuyền, máy quét,.. 3) Phân loại
- Theo giai đoạn trong CCƯ:
 Kho nguyên vật liệu, phụ tùng
 Kho bán thành phẩm (hay còn gọi là kho sản phẩm dở dang)  Kho thành phẩm - Theo chức năng:
 Kho lưu trữ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất  Kho gom hàng  Kho tách hàng  Kho tổng hợp
- Theo đối tượng HH: tùy thuộc từng loại hình DN sản xuất
- Theo hình thức sở hữu:  Kho tự sở hữu  Kho cho thuê - Theo ứng dụng CN:  Kho tự động  Kho thủ công  Kho bán tự động
- Một số loại kho đặc biệt
 Kho bảo thuế: Kho bảo thuế là kho dùng để lưu trữ nguyên liệu nhập khẩu nhằm
cung ứng cho hoạt động sản xuất của chính doanh nghiệp có kho bảo thuế
 Kho ngoại quan: Kho ngoại quan là khu vực kho bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ
tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để
chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam
 Kho Cross-docking: Kho Cross-docking có thể được hiểu gầ như trung tâm phân
phối tổng hợp, tức là nó tổng hợp các chức năng sắp xếp, phân loại, hoàn thiện
hàng hóa phục vụ khách hàng
4) Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kho bãi
- Xu hướng thị trường và môi trường ngành
- Mục tiêu và kế hoạch DN - Chuỗi cung ứng của DN - Tính chất hàng hóa - Môi trường pháp luật
5) Quy trình hoạt động kho bãi - Nhận hàng - Lưu trữ - Chọn đơn và sắp xếp
- Đối chiếu và đóng hàng
- Điều phối và gửi hàng
6) Quản lý hoạt động kho bãi
- Bố trí, thiết kế cấu trúc kho bãi và các phương tiện cất trữ, bốc xếp hàng trong kho
- Quản lý hàng hóa: bao gồm việc phân loại hàng, định vị, lập danh mục, dán nhãn hoặc
thanh lý hàng chất lượng kém
- Kiểm kê hàng hóa: điều chỉnh sự chênh lệch (nếu có), kiểm kê tồn kho, lưu giữ hồ sơ
- Quản lý công tác xuất nhập hàng
- Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, người lao động
- Phòng ngừa trộm cắp, cháy nổ IV. Đóng gói
1) Khái niệm, vai trò, chức năng
- Khái niệm: Đóng gói hàng hóa là hoạt động bao gồm việc hiểu rõ đặc tính của loại hàng
hóa cũng như điều kiện tự nhiên mà nó phải chịu trong quá trình vận chuyển để thực hiện
việc đóng gói làm sao cho vừa đảm bảo sự an toàn của hàng hóa nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất
Bao bì hàng hóa là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt được dùng để bao gói và chứa
đựng nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo
quản, vận chuyển, xếp dỡ và tiêu thụ sản phẩm - Vai trò:  Giảm chi phí  Hài lòng khách hàng  Bảo vệ môi trường - Chức năng:
 Bảo vệ, chứa đựng, lưu trữ, và vận chuyển sản phẩm, hàng hóa
 Cung cấp thông tin về sản phẩm  Bảo vệ môi trường  Thiết kế sản phẩm 2) Phân loại - Theo chức năng:  Bao bì thương phẩm
 Bao bì không phải bao bì thương phẩm - Theo công dụng  Bao bì trực tiếp  Bao bì ngoài - Theo số lần sử dụng
 Bao bì sử dụng 1 lần
 Bao bì sử dụng nhiều lần
- Theo đặc tính chịu nén  Bao bì cứng  Bao bì nửa cứng  Bao bì mềm
- Theo vật liệu chế tạo  Giấy  Dệt  Kim loại  …
3) Quy định, tiêu chuẩn về nhãn hàng hóa, ký hiệu và đóng gói
- Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân
loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác
trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này
- Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản
lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong
hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người;
bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của
người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác
- Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được
dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa
hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa
 Hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam phải có nhãn hàng hóa
 Nội dung: tên hàng hóa, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về
hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, và tính chất của hàng hóa
- Ký hiệu là một biểu tượng và/hoặc hình tượng xuất hiện trên một sản phẩm hoặc bao bì
tương ứng của nó. Ký hiệu có thể bao gồm từ các dấu hiệu nguy hiểm đến các chỉ dẫn về
các phương pháp tái chế và thải bỏ thích hợp
4) Mức độ đóng gói
- Đóng gói có thể được xem như một quy trình với ba mức độ đóng gói phụ thuộc lẫn
nhau. Đóng gói cấp I là loại đóng gói mà bao bì đóng gói tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm,
nó phục vụ cho việc bán hàng cho khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Đóng gói cấp II là loại
đóng gói mà bao bì nằm ngoài bao bì đóng gói cấp I. Và cuối cùng là đóng gói cấp III là
loại đóng gói bao bì nằm ngoài bao bì đóng gói cấp II V. Hệ thống thông tin
1) Khái niệm, vai trò và chức năng
- Khái niệm: Hệ thống thông tin là hệ thống được tạo lập để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị
hoặc thực hiện các xử lý khác đối với thông điệp dữ liệu
Chuỗi cung ứng là sự kết hợp của hai dòng di chuyển đó là dòng di chuyển hàng hóa và
dòng trao đổi thông tin về hoạt động và tài chính giữa các bên liên quan (bên trong và bên ngoài) - Vai trò:
 Cung cấp thông tin chính xác và kịp thời
 Giảm chi phí, tăng doanh thu
 Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, tăng chất lượng dịch vụ
2) Các phương thức trao đổi thông tin - Dự liệu di động
- Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
- Trao đổi thông tin bằng vệ tinh - Mã vạch
- Nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID)
- Điện toán đám mây (Cloud computing) - Dữ liệu lớn - Internet vạn vật (IoT)
3) Mô hình hệ thống thông tin
- Tập trung vào khách hàng - Tập trung vào nội bộ - Tập trung vào CCƯ VI. Bài tập
Câu 1: Trong HĐMBHHQT nội dung nào quy định nghĩa vụ vận tải?
 Quy tắc về giá quy định nghĩa vụ vận tải, cụ thể là phần Cơ sở giao hàng quy định thành phần của giá
Câu 2: Trách nhiệm vận tải được chia như thế nào trong các TH sau đây: - FOB Haiphong port
 FOB + tên cảng xếp hàng: chuyển giao rủi ro chi phí khi người bán xếp hàng xong lên
tàu mà người mua chỉ định - CIF Singapore port
 CIF + tên cảng đến: chuyển giao rủi ro khi hàng được xếp lên tàu ở cảng đi, Người
bán chịu cước phí vận tải đưa hàng đến tận nơi đến - FCA Noibai airport
 FCA + tên nơi đi: FCA tại địa điểm khác xưởng, chuyển giao rủi ro và chi phí khi
hàng đến địa điểm quy định sẵn sàng để dỡ - CPT Busan Terminal
 CPT + tên nơi đến: người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi giao hàng cho người
chuyên chở hoặc một người do người bán chỉ định tại địa điểm thỏa thuận và kí hợp
đồng, trả cước phí vận tải cần thiết để đưa hàng tới nơi đến quy định. - DAP Kobe Railway Staition
 DAP + cảng đến: người bán hoàn thành nghĩa vụ khi hàng hóa được đặt dưới sự định
đoạt của người mua trên PTVT đến và sẵn sàng dỡ tại nơi đến. - DDP Barotex company
 DDP + đích đến: người bán hoàn thành nghĩa vụ khi hàng hóa được đặt dưới sự định
đoạt của người mua trên PTVT đến và sẵn sàng dỡ tại nơi đến. Câu 3:
a) Trong giao dịch TMQT có nên giành quyền thuê PTVT không?  Có. Vì:
- Bên giành được quyền vận tải có được sự chủ động trong việc tổ chức chuyên chở, đàm phán, ký kết HĐ
- Giành được quyền thuê tàu cho phép ngoại thương sử dụng tốt lực lượng tàu buôn và
phương tiện vận tải trong nước, đồng thời góp phần các nghiệp vụ khác cùng phát triển
(bảo hiểm, môi giới, gom hàng, giao nhận,…)
- Nếu hợp đồng mua bán ngoại thương không quy định một thời hạn giao hàng cụ thể,
bên giành được quyền vận tải có được sự chủ động trong việc thuê tàu, giao nhận hàng hóa tại cảng biển
- Góp phần tăng thu, giảm chi ngoại tệ cho đất nước
- Có điều kiện tham gia vào phân công lao động trên thị trường thuê tàu trong khu vực và
trên thế giới; chủ động thực hiện các chính sách đối ngoại, đẩy mạnh XK của Đảng và Nhà nước…
b) Khi nào không nên dành quyền thuê PTVT?  Khi:
- Dự đoán giá cước trên thị trường thuê tàu có xu hướng tăng mạnh so với thời điểm ký
kết hợp đồng mua bán ngoại thương
- Dự đoán thấy khó khăn trong việc thuê tàu để thực hiện hợp đồng
- Tính toán thấy sự chênh lệch giữa giá XK CIF, CFR với giá NK FOB do người nước
ngoài đề nghị không lớn và mức chênh lệch này không đủ để bù đắp cước phí vận tải và/
hoặc phí bảo hiểm mà chúng ta phải bỏ ra (hoặc sự chênh lệch giữa giá NK CIF/CFR do
người nước ngoài chào và giá NK FOB mà chúng ta định mua quá nhỏ)
- Quá cần bán hoặc quá cần mua một mặt hàng nào đó mà phía đối phương lại muốn giành quyền vận tải
- Khi tập quán hoặc luật lệ quốc tế quy định
c) Làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình khi không dành quyền thuê PTVT?  Cần:
- Thỏa thuận về con tàu vận chuyển: tuổi tàu yc ntn, trọng tải bn, cấp hạng con tàu là
bn,... để đảm bảo ptvt đạt yc
- Thỏa thuận cung đường vận chuyển sao cho an toàn nhất, chi phí phù hợp nhất
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa Câu 4:
 Chi phí vận tải phụ thuộc vào các yếu tố nào? Số lượng, cung đường, kiểu loại, đơn vị lựa chọn
 Nếu được chào bán với giá FOB mà tương đương nhau thì nhà NK sẽ chọn nhà cung cấp gần nhất
 Nếu giá FOB chào bán có sự chênh lệch nhau thì nhà NK sẽ lựa chọn nhà cung
cấp có tổng chi phí nhập khẩu là thấp nhất
 Nếu được chào bán giá CIF thì nhà NK sẽ lựa chọn nhà cung cấp có giá CIF thấp
nhất vì nó bao gồm tổng CFVT rồi Câu 5:
Chi phí vận tải đơn 1 = 450 + 90 = 540
Chi phí vận tải đơn 2= 550
 giành quyền về vận tải đơn 1
Nếu CFVT=100USD/MT thì chọn đơn 1 vì có quyền thuê PTVT (có lợi hơn) Câu 6:
Một bảo tàng lịch sử đã mở một cửa hàng quà tặng nằm trong bảo tàng cách đây một
năm. Quản lý hàng tồn kho đã trở thành một vấn đề nan giải. Vòng quay hàng tồn kho
thấp đang làm giảm tỷ suất lợi nhuận và gây ra các vấn đề về dòng tiền. Một trong những
sản phẩm bán chạy nhất tại cửa hàng quà tặng của bảo tàng là mô hình bảo tàng. Số
lượng bán hàng là 20 chiếc mỗi tuần và chi phí cho mỗi chiếc là 100 USD. Chi phí đặt
hàng với nhà cung cấp là 60 USD. Chi phí lưu kho hàng năm là 25% giá trị của một mô
hình và bảo tàng hoạt động 52 tuần mỗi năm. Ban quản lý đã quyết định đặt 400 chiếc
trên một đơn hàng để không phải đặt hàng thường xuyên. Q=400,  S=60
Hỏi: Chi phí tồn kho hàng năm là bao nhiêu? Nếu đặt hàng 500 chiếc trên một đơn hàng
thì có tiết kiệm chi phí hơn không? Số lượng tối ưu cho 1 đơn đặt hàng là bn?
Nhu cầu hằng năm = D = 20x53 = 1040 chiếc
Chi phí lưu kho = H = 25%x100= 25 USD/chiếc
Chi phí tồn kho nếu đặt 400 chiếc = TC = Q/2xH+SxD/Q = 5156 USD
Chi phí tồn kho nếu đặt 500 chiếc = 6374,8 USD
Số lượng tối ưu cho 1 đơn đặt hàng = EOQ = Q* = 71 chiếc Với Q*  TC*=1766,4 USD
Khoảng thời gian giữa các đơn đặt hàng là Q/D=71/1040= 0,068 năm = 0,816 tháng
Kết luận: Để hoạt động với chi phí tối ưu đối với mặt hàng mô hình bảo tàng, nhà
quản lý bảo tàng nên đặt hàng 3,536 tuần 1 lần với số lượng 71 chiếc, trung bình một
năm sẽ phải đặt 16 đơn hàng để đảm bảo hàng tồn kho cho việc bán hàng.