Chương 2 trách nhiệm hình sự trong phòng vệ chính đáng theo luật hình sự việt nam hiện hành | Tài liệu môn giáo dục quốc phòng Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

2.1. Cơ sở trách nhiệm của phòng vệ chính đáng. Cơ sở của trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật hình sự hiện hành: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

CHƯƠNG 2
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG THEO LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
2.1. Cơ sở trách nhiệm của phòng vệ chính đáng
Cơ sở của trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật hình
sự hiện hành: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác,
mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói
trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”. Đây là căn cứ chung mà dựa vào
đó Nhà nước, thông qua các cơ quan đại diện có thể xem xét hành vi của một người
nào đó có phải là phòng vệ chính đáng hay là một hành vi phạm tội.
2.2. Dấu hiệu pháp lý của phòng vệ chính đáng
2.2.1. Mặt khách quan của phòng vệ chính đáng
Một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc đưa đến kết luận một hành vi
có cấu thành tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự hay không đó là yếu tố mặt
khách quan của tội phạm. Trong mặt khách quan thì hành vi khách quan với tư cách là
một trong những biểu hiện quan trọng nhất của mặt khách quan của tội phạm là dấu
hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Hành vi khách quan của tội phạm có ba đặc
điểm cơ bản:
- Hành vi khách quan của tội phạm phải có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội.
- Hành vi khách quan của tội phạm là hoạt động có ý thức và ý chí.
- Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ.
Từ các đặc điểm trên ta có thể thấy được khi phân tích một hành vi của người
phòng vệ chống lại người có hành vi xâm hại các lợi ích hợp pháp ở khoản 1 Điều 15
BLHS hiện hành, thì người phòng vệ có thể biết được và mong muốn hành vi của
mình là chống lại những nguy hiểm có thể xảy ra cho bản thân hoặc cho người khác.
Khi xét đặc điểm thứ ba của mặt khách quan của tội phạm, ta thấy trong khoản 1 Điều
15 BLHS quy định: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người
khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm hại các lợi ích
nói trên”, như vậy có thể nói hành vi của người phòng vệ được được pháp luật thừa
nhận và được xem là hành vi hợp pháp, trừ trường hợp đi quá giới hạn quy định thì
chuyển hướng xét ở khía cạnh khác. Còn về tính nguy hiểm của hành vi, người phòng
vệ họ có thể biết hoặc có thể không biết được hành vi của mình có thể mang tính nguy
hiểm cho xã hội hay không, vì phải đối diện với những nguy hiểm trước mắt, họ chưa
đủ khả năng nhận biết một cách chính xác được hành vi của mình, chính vì vậy những
hành vi của người phòng vệ chống lại hành vi của người xâm hại được pháp luật cho
phép và được xem là những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Do đó, hành vi của người phòng vệ chưa đủ để cấu thành tội phạm và “Phòng vệ chính
đáng không phải là tội phạm”.
2.2.2. Mặt chủ quan của phòng vệ chính đáng
Tội phạm được biểu hiện bởi hành vi do đó nó cũng là sự thống nhất giữa hai
mặt khách quan và chủ quan. Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội luôn gắn
liền với các biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ được
coi là tội phạm nếu hành vi được thực hiện trong một thái độ tâm lý của con người đối
với hành vi đó và hậu quả do hành vi đó gây ra hay đối với khả năng phát sinh hậu quả
từ hành vi đó. Vì vậy nếu thiếu mặt chủ quan, hành vi sẽ không cấu thành tội phạm.
Còn về phía phòng vệ chính đáng, hành vi phòng vệ chính đáng có thể gây một thiệt
hại nào đó cho kẻ tấn công để ngăn chặn sự xâm hại những lợi ích hợp pháp, bảo vệ
các lợi ích đó, xét về mặt hình thức có những biểu hiện bề ngoài giống với một tội
phạm, nhưng được thừa nhận và được loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Mặc dù được thừa nhận là hợp pháp, nhưng tùy mức độ để có thể xem xet, nếu vượt
quá giới hạn của hành vi thì bị xem là tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng. Do đó, cần phải xét các biểu hiện như:
2.2.2.1. Dấu hiệu của lỗi
“Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức là cố ý hoặc
vô ý”.
Trong chế định phòng vệ chính đáng Điều 15 BLHS hiện hành quy định, hành
vi của người mà bảo vệ lợi ích hợp pháp được pháp luật cho phép thì hành vi đó được
xem không phải là tội phạm, nói như vậy không có nghĩa là mọi hành vi của người
đang muốn chống lại hành vi xâm hại lợi ích cần được bảo vệ đều được pháp luật thừa
nhận và không xem là tội phạm. Tùy theo mức độ lỗi của từng hành vi cụ thể mới
được xem xét là hành vi đó có tội hay không. Yếu tố lỗi để cấu thành tội phạm nói
chung và yếu tố lỗi trong trường hợp phòng vệ chính đáng nói riêng cung cần xét các
điểm như:
- Về ý chí:
+ Trong nhận thức của người thực hiện hành vi chống lại người xâm hại đến
những lợi ích cần được bảo vệ, người thực hiện hành vi đó có thể biết hoặc không thể
biết hành vi của mình có thể gây nguy hiểm cho xã hội và bị xem là tội phạm, nhưng
vì những lợi ích cần được bảo vệ và những nguy hiểm nhất thời của bản thân họ không
hoặc chưa đủ thời gian suy nghĩ và lựa chọn những cách có thể bảo vệ mình mà không
gây hại cho người xâm hại đó và có thể có những người khác, họ chỉ biết và nghĩ tới là
chống lại những nguy hiểm đó bằng cách dùng bản năng. Như vậy, trong những
trường hợp người thực hiện hành vi trong phòng vệ chính đáng nếu hành vi đó được
xem xét và xác định là hành vi cần thiết với hành vi xâm hại gây ra, cần thiết là sự thể
hiện tính không thể không chống trả, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm
đến các lợi ích của xã hội, thì những hành vi đó được pháp luật thừa nhận và được xem
là tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội không bị coi là có lỗi và không phải là tội
phạm.
+ Ở đây, hành vi được xem là cần thiết không có nghĩa là ngang bằng theo cách
xác định của toán học, bên xâm hại gây thiệt hại bao nhiêu thì bên phòng vệ phải gây
thiệt hại lại bấy nhiêu, tùy trường hợp cụ thể mới có thể xác được một cách chính xác.
Còn ngược lại với mức độ cần thiết với hành vi mà người phòng vệ gây ra cho người
xâm hại thì bị xem là rõ ràng quá mức cần thiết, nên hành vi đó là vượt quá giới hạn
cho phép của phòng vệ chính đáng và là tội phạm. Nhưng nếu trong trường hợp người
phòng vệ không thể biết được hành vi của mình đã vượt quá giới hạn cho phép của
phòng vệ chính đáng thì vẫn bị xem là tội phạm vượt quá phòng vệ chính đáng, nhưng
được xem xét tình tiết giảm nhẹ tại điểm c khoản 1 Điều 46 BLHS về các tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
- Về lí trí: Trong suy nghĩ của người chống lại người xâm hại những lợi ích cần
bảo vệ đó họ vẫn biết và có thể biết được hành vi của mình có thể được xem là nguy
hiểm cho xã hội và phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng trong suy nghĩ tức khắc khi
nguy hiểm đe dọa trước mắt họ chỉ biết là bảo vệ bản thân, bảo vệ lợi ích cần được bảo
vệ đó.
2.2.2.2. Dấu hiệu động cơ, mục đích
Mỗi tội phạm nói chung, phòng vệ chính đáng nói riêng có thể là tội phạm đều
là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Do đó khi xem xét hành vi của người phòng vệ có
phải là hành vi nằm trong giới hạn phòng vệ được pháp luật thừa nhận và được xem là
tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội hay là hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ
và bị xem là tội phạm hay không, ngoài việc xét các yếu tố lỗi trong mặt chủ quan ta
còn phải xét thêm về mặt động cơ, mục đích của người phòng vệ có phải là thật sự
muốn bảo vệ lợi ích cần bảo vệ và ngăn chặn hành vi nguy hiểm trước mắt để chống
lại hành vi xâm hại gây ra, từ đó có thể thêm phần chính xác trong quá trình đi đến kết
luận có phải là tội phạm hay không.
- Động cơ phạm tội là động lực thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi
phạm tội.
- Mục đích phạm tội là kết quả cuối cùng mà người phạm tội muốn đạt được khi
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
2.3. Các điều kiện của phòng vệ chính đáng
Theo Chỉ thị 07 phù hợp với một số điểm trong quy định tại Điều 15 BLHS
hiện hành và Nghị quyết số 02 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao với
nội dung: hành vi xâm hại tính mạng sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ
chính đáng khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ
ràng là có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Bất kì một công dân nào nhìn thấy
sự xâm hại đang diễn ra trước mắt, không phụ thuộc hành vi ấy chống lại lợi ích của
mình hay của một người ruột thịt, quen biết, lợi ích của Nhà nước, của xã hội, lợi ích
của người khác đều có quyền phòng vệ chính đáng. Đặt vấn đề như vậy vì trong chủ
nghĩa xã hội mỗi công dân đều có quyền đồng thời có nghĩa vụ đạo đức hành động tích
cực hành động để bảo vệ các lợi ích hợp pháp khỏi sự xâm hại có tính nguy hiểm cho
xã hội.
+ BLHS không quy định cụ thể sự xâm hại nào thì được thực hiện hành vi
chống trả bằng cách gây thiệt hại cho chính người thực hiện hành vi xâm hại (hành vi
tấn công) đó.
+ Thông thường, phòng vệ chính đáng xuất hiện các tội phạm mang tính chất
bạo lực, những hành vi tấn công, phá hoại tức là khi mà sự xâm hại có thể gây thiệt hại
tức khắc cho khách thể được Luật hình sự bảo vệ. Thực tiễn cho thấy sự chống trả
nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp thường xảy ra đối với các hành vi giết người chưa
đạt, hành vi xâm hại quyền bất khả xâm phạm về thân thể con người, hiếp dâm, cướp,
cướp giật, chống người thi hành công vụ, vi phạm công khai trắng trợt trật tự xã hội.
Hành vi phòng vệ chính đáng không xuất hiện đối với sự thực hiện những hành vi
phạm tội vô ý hoặc ít gặp trường hợp phạm tội được thực hiện dưới hình thức không
hành động phạm tội. Như vậy, có sự thực hiện hành vi xâm hại các khách thể được
BLHS bảo vệ là một điều kiện làm xuất hiện quyền phòng vệ chính đáng.
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.
+ Sự xuất hiện quyền phòng vệ phải có thật nghĩa là sự nguy hiểm đối với lợi
ích được bảo vệ phải tồn tại khách quan chớ không phải tưởng tượng ra. Thực tế điều
tra xét xử gặp những trường hợp người ta đã thực hiện những hành vi chống trả do họ
tưởng tượng ra có sự xâm hại đang xảy ra, nhưng thực tế không có sự xâm hại nào
đang tồn tại. Những trường hợp như vậy khoa học Luật hình sự và thực tiễn xét xử gọi
là phòng vệ tưởng tượng đã gây thiệt hại cho khách thể được Luật hình sự bảo vệ,
không thỏa mãn điều kiện của phòng vệ chính đáng, trách nhiệm hình sự trong trường
hợp này được xác định như hành vi thực hiện trong tình trang sai lầm thực tế.
+ Nếu tình huống cụ thể của sự việc đưa đến cho người gây ra thiệt hại có đầy
đủ cơ sở làm cho họ tưởng tượng rằng ở vào tình thế bị tấn công thực tế, và trong
trường hợp ấy họ không nhận thức được và không thể nhận thức được tính chất sai lầm
trong sự đánh giá của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
+ Nếu người gây thiệt hại do phòng vệ tưởng tượng tuy không nhận thức được
sự xâm hại không có trên thực tế nhưng với tất cả các tình tiết của vụ án họ cần phải
biết và có thể biết được điều này thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý.
+ Sự chống trả (hay bảo vệ) chỉ có thể được thừa nhận là hợp pháp nếu được
thực hiện trong khoảng thời gian được phép phòng vệ. Khoảng thời gian được phép
phòng vệ chính đáng được giới hạn bởi thời điểm bắt đầu và kết thúc sự xâm hại (hay
sự tấn công). Khi sự xâm hại đang thực tế diễn ra mà thực hiện hành vi chống trả thì
đó là kịp thời, đúng lúc. Hành vi xâm hại phải có tính hiện tại, tức là hành vi đó đang
xảy ra hoặc sẽ xảy ra ngay tức khắc mà chưa kết thúc mới trở thành cơ sở phát sinh
quyền phòng vệ. Thực tế xảy ra nhiều trường hợp hành vi chống trả diễn ra khi hành vi
gây thiệt hại đã chấm dứt, thậm chí có khi chống trả sai đối tượng, như nghe tin người
thân mình bị đã thương đã tìm người đã thương để trả thù nhưng lầm người.Trong
trường hợp này khoa học Luật hình sự gọi là phòng vệ quá muộn và người phòng vệ
trong trường hợp này phải chịu trách nhiệm.
- Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn
có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại, hành vi
chống trả không được gây thiệt hại cho người khác (ví dụ: con cái của người tấn công),
ngay cả trong trường hợp bằng cách đó ngăn chặn hành vi tấn công, bảo vệ các lợi ích
hợp pháp có thể đạt được hiệu quả cao, thiệt hại có thể về nhân thân có thể về tài sản.
+ Nếu gây thiệt hại cho người không thực hiện hành vi xâm hại để bảo vệ lợi ích hợp pháp
trước sự đe dọa của nguồn nguy hiểm thực tế sẽ được đánh giá là hợp
pháp, nếu thỏa mãn các điều kiện của tình thế cấp thiết quy định tại Điều 16 BLHS.
| 1/4

Preview text:

CHƯƠNG 2
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG THEO LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
2.1. Cơ sở trách nhiệm của phòng vệ chính đáng
Cơ sở của trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật hình
sự hiện hành: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác,
mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói
trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”. Đây là căn cứ chung mà dựa vào
đó Nhà nước, thông qua các cơ quan đại diện có thể xem xét hành vi của một người
nào đó có phải là phòng vệ chính đáng hay là một hành vi phạm tội.
2.2. Dấu hiệu pháp lý của phòng vệ chính đáng
2.2.1. Mặt khách quan của phòng vệ chính đáng
Một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc đưa đến kết luận một hành vi
có cấu thành tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự hay không đó là yếu tố mặt
khách quan của tội phạm. Trong mặt khách quan thì hành vi khách quan với tư cách là
một trong những biểu hiện quan trọng nhất của mặt khách quan của tội phạm là dấu
hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Hành vi khách quan của tội phạm có ba đặc điểm cơ bản:
- Hành vi khách quan của tội phạm phải có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội.
- Hành vi khách quan của tội phạm là hoạt động có ý thức và ý chí.
- Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ.
Từ các đặc điểm trên ta có thể thấy được khi phân tích một hành vi của người
phòng vệ chống lại người có hành vi xâm hại các lợi ích hợp pháp ở khoản 1 Điều 15
BLHS hiện hành, thì người phòng vệ có thể biết được và mong muốn hành vi của
mình là chống lại những nguy hiểm có thể xảy ra cho bản thân hoặc cho người khác.
Khi xét đặc điểm thứ ba của mặt khách quan của tội phạm, ta thấy trong khoản 1 Điều
15 BLHS quy định: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người
khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm hại các lợi ích
nói trên”, như vậy có thể nói hành vi của người phòng vệ được được pháp luật thừa
nhận và được xem là hành vi hợp pháp, trừ trường hợp đi quá giới hạn quy định thì
chuyển hướng xét ở khía cạnh khác. Còn về tính nguy hiểm của hành vi, người phòng
vệ họ có thể biết hoặc có thể không biết được hành vi của mình có thể mang tính nguy
hiểm cho xã hội hay không, vì phải đối diện với những nguy hiểm trước mắt, họ chưa
đủ khả năng nhận biết một cách chính xác được hành vi của mình, chính vì vậy những
hành vi của người phòng vệ chống lại hành vi của người xâm hại được pháp luật cho
phép và được xem là những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Do đó, hành vi của người phòng vệ chưa đủ để cấu thành tội phạm và “Phòng vệ chính
đáng không phải là tội phạm”.
2.2.2. Mặt chủ quan của phòng vệ chính đáng
Tội phạm được biểu hiện bởi hành vi do đó nó cũng là sự thống nhất giữa hai
mặt khách quan và chủ quan. Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội luôn gắn
liền với các biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ được
coi là tội phạm nếu hành vi được thực hiện trong một thái độ tâm lý của con người đối
với hành vi đó và hậu quả do hành vi đó gây ra hay đối với khả năng phát sinh hậu quả
từ hành vi đó. Vì vậy nếu thiếu mặt chủ quan, hành vi sẽ không cấu thành tội phạm.
Còn về phía phòng vệ chính đáng, hành vi phòng vệ chính đáng có thể gây một thiệt
hại nào đó cho kẻ tấn công để ngăn chặn sự xâm hại những lợi ích hợp pháp, bảo vệ
các lợi ích đó, xét về mặt hình thức có những biểu hiện bề ngoài giống với một tội
phạm, nhưng được thừa nhận và được loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Mặc dù được thừa nhận là hợp pháp, nhưng tùy mức độ để có thể xem xet, nếu vượt
quá giới hạn của hành vi thì bị xem là tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng. Do đó, cần phải xét các biểu hiện như:
2.2.2.1. Dấu hiệu của lỗi
“Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức là cố ý hoặc vô ý”.
Trong chế định phòng vệ chính đáng Điều 15 BLHS hiện hành quy định, hành
vi của người mà bảo vệ lợi ích hợp pháp được pháp luật cho phép thì hành vi đó được
xem không phải là tội phạm, nói như vậy không có nghĩa là mọi hành vi của người
đang muốn chống lại hành vi xâm hại lợi ích cần được bảo vệ đều được pháp luật thừa
nhận và không xem là tội phạm. Tùy theo mức độ lỗi của từng hành vi cụ thể mới
được xem xét là hành vi đó có tội hay không. Yếu tố lỗi để cấu thành tội phạm nói
chung và yếu tố lỗi trong trường hợp phòng vệ chính đáng nói riêng cung cần xét các điểm như: - Về ý chí:
+ Trong nhận thức của người thực hiện hành vi chống lại người xâm hại đến
những lợi ích cần được bảo vệ, người thực hiện hành vi đó có thể biết hoặc không thể
biết hành vi của mình có thể gây nguy hiểm cho xã hội và bị xem là tội phạm, nhưng
vì những lợi ích cần được bảo vệ và những nguy hiểm nhất thời của bản thân họ không
hoặc chưa đủ thời gian suy nghĩ và lựa chọn những cách có thể bảo vệ mình mà không
gây hại cho người xâm hại đó và có thể có những người khác, họ chỉ biết và nghĩ tới là
chống lại những nguy hiểm đó bằng cách dùng bản năng. Như vậy, trong những
trường hợp người thực hiện hành vi trong phòng vệ chính đáng nếu hành vi đó được
xem xét và xác định là hành vi cần thiết với hành vi xâm hại gây ra, cần thiết là sự thể
hiện tính không thể không chống trả, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm
đến các lợi ích của xã hội, thì những hành vi đó được pháp luật thừa nhận và được xem
là tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội không bị coi là có lỗi và không phải là tội phạm.
+ Ở đây, hành vi được xem là cần thiết không có nghĩa là ngang bằng theo cách
xác định của toán học, bên xâm hại gây thiệt hại bao nhiêu thì bên phòng vệ phải gây
thiệt hại lại bấy nhiêu, tùy trường hợp cụ thể mới có thể xác được một cách chính xác.
Còn ngược lại với mức độ cần thiết với hành vi mà người phòng vệ gây ra cho người
xâm hại thì bị xem là rõ ràng quá mức cần thiết, nên hành vi đó là vượt quá giới hạn
cho phép của phòng vệ chính đáng và là tội phạm. Nhưng nếu trong trường hợp người
phòng vệ không thể biết được hành vi của mình đã vượt quá giới hạn cho phép của
phòng vệ chính đáng thì vẫn bị xem là tội phạm vượt quá phòng vệ chính đáng, nhưng
được xem xét tình tiết giảm nhẹ tại điểm c khoản 1 Điều 46 BLHS về các tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
- Về lí trí: Trong suy nghĩ của người chống lại người xâm hại những lợi ích cần
bảo vệ đó họ vẫn biết và có thể biết được hành vi của mình có thể được xem là nguy
hiểm cho xã hội và phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng trong suy nghĩ tức khắc khi
nguy hiểm đe dọa trước mắt họ chỉ biết là bảo vệ bản thân, bảo vệ lợi ích cần được bảo vệ đó.
2.2.2.2. Dấu hiệu động cơ, mục đích
Mỗi tội phạm nói chung, phòng vệ chính đáng nói riêng có thể là tội phạm đều
là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Do đó khi xem xét hành vi của người phòng vệ có
phải là hành vi nằm trong giới hạn phòng vệ được pháp luật thừa nhận và được xem là
tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội hay là hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ
và bị xem là tội phạm hay không, ngoài việc xét các yếu tố lỗi trong mặt chủ quan ta
còn phải xét thêm về mặt động cơ, mục đích của người phòng vệ có phải là thật sự
muốn bảo vệ lợi ích cần bảo vệ và ngăn chặn hành vi nguy hiểm trước mắt để chống
lại hành vi xâm hại gây ra, từ đó có thể thêm phần chính xác trong quá trình đi đến kết
luận có phải là tội phạm hay không.
- Động cơ phạm tội là động lực thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội.
- Mục đích phạm tội là kết quả cuối cùng mà người phạm tội muốn đạt được khi
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
2.3. Các điều kiện của phòng vệ chính đáng
Theo Chỉ thị 07 phù hợp với một số điểm trong quy định tại Điều 15 BLHS
hiện hành và Nghị quyết số 02 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao với
nội dung: hành vi xâm hại tính mạng sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ
chính đáng khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ
ràng là có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Bất kì một công dân nào nhìn thấy
sự xâm hại đang diễn ra trước mắt, không phụ thuộc hành vi ấy chống lại lợi ích của
mình hay của một người ruột thịt, quen biết, lợi ích của Nhà nước, của xã hội, lợi ích
của người khác đều có quyền phòng vệ chính đáng. Đặt vấn đề như vậy vì trong chủ
nghĩa xã hội mỗi công dân đều có quyền đồng thời có nghĩa vụ đạo đức hành động tích
cực hành động để bảo vệ các lợi ích hợp pháp khỏi sự xâm hại có tính nguy hiểm cho xã hội.
+ BLHS không quy định cụ thể sự xâm hại nào thì được thực hiện hành vi
chống trả bằng cách gây thiệt hại cho chính người thực hiện hành vi xâm hại (hành vi tấn công) đó.
+ Thông thường, phòng vệ chính đáng xuất hiện các tội phạm mang tính chất
bạo lực, những hành vi tấn công, phá hoại tức là khi mà sự xâm hại có thể gây thiệt hại
tức khắc cho khách thể được Luật hình sự bảo vệ. Thực tiễn cho thấy sự chống trả
nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp thường xảy ra đối với các hành vi giết người chưa
đạt, hành vi xâm hại quyền bất khả xâm phạm về thân thể con người, hiếp dâm, cướp,
cướp giật, chống người thi hành công vụ, vi phạm công khai trắng trợt trật tự xã hội.
Hành vi phòng vệ chính đáng không xuất hiện đối với sự thực hiện những hành vi
phạm tội vô ý hoặc ít gặp trường hợp phạm tội được thực hiện dưới hình thức không
hành động phạm tội. Như vậy, có sự thực hiện hành vi xâm hại các khách thể được
BLHS bảo vệ là một điều kiện làm xuất hiện quyền phòng vệ chính đáng.
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.
+ Sự xuất hiện quyền phòng vệ phải có thật nghĩa là sự nguy hiểm đối với lợi
ích được bảo vệ phải tồn tại khách quan chớ không phải tưởng tượng ra. Thực tế điều
tra xét xử gặp những trường hợp người ta đã thực hiện những hành vi chống trả do họ
tưởng tượng ra có sự xâm hại đang xảy ra, nhưng thực tế không có sự xâm hại nào
đang tồn tại. Những trường hợp như vậy khoa học Luật hình sự và thực tiễn xét xử gọi
là phòng vệ tưởng tượng đã gây thiệt hại cho khách thể được Luật hình sự bảo vệ,
không thỏa mãn điều kiện của phòng vệ chính đáng, trách nhiệm hình sự trong trường
hợp này được xác định như hành vi thực hiện trong tình trang sai lầm thực tế.
+ Nếu tình huống cụ thể của sự việc đưa đến cho người gây ra thiệt hại có đầy
đủ cơ sở làm cho họ tưởng tượng rằng ở vào tình thế bị tấn công thực tế, và trong
trường hợp ấy họ không nhận thức được và không thể nhận thức được tính chất sai lầm
trong sự đánh giá của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
+ Nếu người gây thiệt hại do phòng vệ tưởng tượng tuy không nhận thức được
sự xâm hại không có trên thực tế nhưng với tất cả các tình tiết của vụ án họ cần phải
biết và có thể biết được điều này thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý.
+ Sự chống trả (hay bảo vệ) chỉ có thể được thừa nhận là hợp pháp nếu được
thực hiện trong khoảng thời gian được phép phòng vệ. Khoảng thời gian được phép
phòng vệ chính đáng được giới hạn bởi thời điểm bắt đầu và kết thúc sự xâm hại (hay
sự tấn công). Khi sự xâm hại đang thực tế diễn ra mà thực hiện hành vi chống trả thì
đó là kịp thời, đúng lúc. Hành vi xâm hại phải có tính hiện tại, tức là hành vi đó đang
xảy ra hoặc sẽ xảy ra ngay tức khắc mà chưa kết thúc mới trở thành cơ sở phát sinh
quyền phòng vệ. Thực tế xảy ra nhiều trường hợp hành vi chống trả diễn ra khi hành vi
gây thiệt hại đã chấm dứt, thậm chí có khi chống trả sai đối tượng, như nghe tin người
thân mình bị đã thương đã tìm người đã thương để trả thù nhưng lầm người.Trong
trường hợp này khoa học Luật hình sự gọi là phòng vệ quá muộn và người phòng vệ
trong trường hợp này phải chịu trách nhiệm.
- Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn
có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại, hành vi
chống trả không được gây thiệt hại cho người khác (ví dụ: con cái của người tấn công),
ngay cả trong trường hợp bằng cách đó ngăn chặn hành vi tấn công, bảo vệ các lợi ích
hợp pháp có thể đạt được hiệu quả cao, thiệt hại có thể về nhân thân có thể về tài sản.
+ Nếu gây thiệt hại cho người không thực hiện hành vi xâm hại để bảo vệ lợi ích hợp pháp
trước sự đe dọa của nguồn nguy hiểm thực tế sẽ được đánh giá là hợp
pháp, nếu thỏa mãn các điều kiện của tình thế cấp thiết quy định tại Điều 16 BLHS.