Chương 3: lý thuyết kế toán tài chính | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Chương 3 cung cấp kiến thức nền tảng về lý thuyết kế toán tài chính, từ các nguyên tắc cơ bản đến chuẩn mực và báo cáo tài chính. Việc hiểu rõ những vấn đề này là rất quan trọng để sinh viên có thể áp dụng vào thực tiễn kế toán trong doanh nghiệp. Tác động của công nghệ và tự động hóa đến quy trình kế toán tài chính.
Môn: Kế toán tài chính 1(ACF1)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1:
Phương pháp kiểm toán là các biện pháp, cách thức và thủ pháp được vận dụng trong
công tác kiểm toán nhằm đạt được mục đích kiểm toán đã đặt ra.
Cũng giống như các môn khoa học khác, hệ thống phương pháp kiểm toán được xây dựng trên các cơ sở:
- Cơ sở phương pháp luận chung của kiểm toán: Cơ sở lý luận của phương pháp kiểm toán là chủ
nghĩa duy vật biện chứng, đòi hỏi khi kiểm toán phải xem xét các vấn đề trong mối quan hệ phổ
biến, sự vận động và sự tác động qua lại.
- Cơ sở phương pháp kỹ thuật: Cơ sở phương pháp kỹ thuật của kiểm toán là việc sử dụng kết
hợp trong kiểm toán các phương pháp toán học như: tính toán, ước lượng, dự báo, chọn mẫu…;
các phương pháp của kế toán, phân tích kinh doanh vì vì đối tượng của kiểm toán có quan hệ
chặt chẽ với đối tượng của các môn khoa học trên.
* Đứng trên góc độ quan hệ với đối tượng kiểm toán, hệ thống phương pháp kiểm toán bao gồm:
- Phương pháp kiểm toán chứng từ (như kiểm tra, đối chiếu, cân đối, tính toán, rà soát, xem xét lại, phân tích,...)
- Phương pháp ngoài chứng từ (như kiểm kê, quan sát, điều tra, xác minh, phỏng vấn, thẩm tra, xác nhận...)
*Đứng trên góc độ quá trình ghi chép xử lý, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để phản ánh vào
báo cáo tài chính, hệ thống phương pháp kiểm toán bao gồm:
- Phương pháp kiểm toán cơ bản (thử nghiệm cơ bản)
- Phương pháp kiểm toán tuân thủ (thử nghiệm kiểm soát) Câu 2:
a, Phương pháp kiểm toán chứng từ:
* Kiểm toán các cân đối kế toán:
- Khái niệm: Kiểm toán cân đối là phương pháp dựa trên các cân đối kế toán và các cân đối khác
để kiểm toán các quan hệ nội tại của các yếu tố cấu thành quan hệ cân đối đó. - Nội dung:
+ Kiểm toán các cân đối tổng quát: là việc xem xét mối tương quan trong một phương trình kế
toán cơ bản. Các cân đối này trong một số trường hợp thường xuyên không được duy trì hoặc bị
phá vỡ do vậy KTV phải xem xét nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối đó.
Các nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối có thể là: -
Do bản thân các quy định về tài chính kế toán về chế độ nói chung làm cho các mối quan
hệ không cân bằng về lượng. -
Do lỗi xử lý trong kế toán.
+ Kiểm toán các cân đối cụ thể: là việc xem xét đến các định khoản kế toán cụ thể biểu hiện
trong các sổ khác nhau như các nhật ký, bảng kê, sổ cái. -
Các bước tiến hành kiểm toán cân đối: + Chuẩn bị cho cân đối + Thực hành cân đối
+ Các công việc sau cân đối * Đối chiếu logic
- Khái niệm: Đối chiếu logic là việc đối chiếu trị số của các chỉ tiêu có quan hệ kinh tế trực tiếp
với nhau theo một xu hướng nhất định hoặc một tỉ lệ nhất định. -
Nội dung: Phương pháp này thường bao gồm:
+ Xem xét tính logic, tính hợp lý: Là việc xem xét mức biến động tương ứng về trị số của các
chỉ tiêu có quan hệ kinh tế trực tiếp song có thể có mức biến động khác nhau và có thể theo hướng khác nhau. * Đối chiếu trực tiếp
- Khái niệm: Đối chiếu trực tiếp là so sánh (về mặt lượng) trị số của cùng một chỉ tiêu trên chứng từ kiểm Toán -
Nội dung: Đối chiếu trực tiếp thường có các trường hợp sau đây:
+ Đối chiếu số cuối kỳ và số đầu kỳ sau, đối chiếu giữa các kỳ trên Bảng cân đối kế toán để
nghiên cứu sự biến động của chỉ tiêu đó qua các kỳ (đối chiếu ngang) hoặc đối chiếu giữa các bộ
phận tổng thể để xem xét cơ cấu, phân bố từng quần thể (đối chiếu dọc)
+ Đối chiếu giữa số dự toán, định mức, kế hoạch với số thực tế để đánh giá hiệu quả hoạt động;
+ Đối chiếu trị số của cùng một chỉ tiêu trong cùng một thời kỳ trên các chứng từ khác nhau. -
Các bước tiến hành đối chiếu trực tiếp:
+ Chuẩn bị cho đối chiếu + Thực hiện đối chiếu
+Các công việc sau đối chiếu
b, Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ * Kiểm kê
- KN: Kiểm kê là phương pháp kiểm tra tại chỗ (cân, đong, đo, đếm…) các loại tài sản có dạng
vật chất hữu hình nhằm cung cấp bằng chứng về sự tồn tại, tình trạng tài sản. - ND: Quy trình kiểm kê
+ Chuẩn bị kiểm kê: - Xác định đối tượng kiểm kê, quy mô, thời gian và loại hình kiểm kê;
- Chuẩn bị các điều kiện cho kiểm kê: Cán bộ nhân viên, chuyên gia kỹ thuật…, các
phương tiện kỹ thuật và đo lường. +Thực hiện kiểm kê:
- Thực hiện cân, đo, đong, đếm, xác định giá trị… và ghi chép số lượng, giá trị, chất lượng, phân
biệt theo từng mã cân hoặc lô vật tư, tài sản;
- Tổng hợp, hệ thống số liệu kiểm kê theo từng loại khoản mục… và tập hợp lại các chứng từ
kiểm kê (phiếu kiểm kê);
- So sánh, đối chiếu những số liệu kiểm kê với số liệu trên các sổ sách kế toán, tìm ra những sai
lệch giữa hai số liệu trên.
+Kết thúc kiểm kê: Lập biên bản kiểm kê trong đó
-Phân tích, tìm nguyên nhân của những sai lệch về vật tư, tài sản giữa số kiểm kê và số liệu trên sổ sách;
- Kết luận những chỉ tiêu đảm bảo được sự chính xác hoặc mở rộng phạm vi, điều chỉnh phương
pháp kiểm toán để tìm nguyên nhân hoặc kết luận về những sai sót vi phạm của đơn vị liên quan
đến những sai lệch về vật tư, tài sản (cả về phản ánh trên sổ sách, tổ chức quản lý, bảo quản sử dụng). *Thực nghiệm
-KN : Thực nghiệm là phương pháp diễn lại hoặc nghiên cứu, phân tích từng yếu tố cấu thành của một
tài sản, một quá trình đã có, đã diễn ra cần xác minh lại -ND: +Chuẩn bị thực nghiệm:
- Xác định mục đích, nội dung của thực nghiệm;
- Chuẩn bị các điều kiện về nhân lực, phương tiện, dụng cụ, vật tư thực nghiệm và các phương
tiện đo lường, đánh giá…;
- Xây dựng quy trình thực nghiệm. +Thực hành thực nghiệm:
- Thực hiện các quy trình thực nghiệm;
- Thống kê, tính toán, đo lường các chỉ tiêu, thông số, kết quả của quá trình thực nghiệm;
- So sánh số liệu, thông tin được rút ra từ thực nghiệm với các số liệu, thông tin trong sổ sách,
chứng từ…, tìm ra các sai lệch giữa hai loại số liệu, thông tin trên.
+Kết thúc thực nghiệm: Đưa ra biên bản thực nghiệm trong đó
- Phân tích và tìm nguyên nhân những sai lệch giữa số liệu, thông tin của thực nghiệm và sổ sách;
- Kết luận về những số liệu, thông tin đảm bảo chính xác trên sổ sách hoặc mở rộng, điều chỉnh
phương pháp kiểm toán để tìm nguyên nhân hoặc kết luận về những sai sót vi phạm của đơn vị
liên quan đến những sai lệch trên sổ sách, chứng từ… * Điều tra
-KN: Điều tra là phương pháp xác định lại một tài liệu hoặc một thực trạng để đi đến những
quyết định hay kết luận kiểm toán. -ND: +Chuẩn bị điều tra:
- Xác định nội dung, đối tượng và phạm vi cần điều tra;
- Lập đề cương những câu hỏi, thông tin cần phỏng vấn hoặc thiết kế những bảng biểu, phiếu câu hỏi cần gửi điều tra. +Thực hành điều tra
-Tiếp cận đối tượng phỏng vấn, thu thập thông tin hoặc gửi các bảng biểu, phiếu câu hỏi… Sau đó,
hoặc trực tiếp đến để nhận thông tin hoặc thu lại phiếu điều tra qua đường gián tiếp
+Các công việc sau điều tra
-Tổng hợp, phản ánh, loại trừ, chọn lọc các thông tin, từ đó đưa ra những nhận xét, kết luận hoặc
điều chỉnh phương pháp, phạm vi kiểm toán. Câu 3: A, Kiểm toán tuân thủ
-Khái niệm: Phương pháp kiểm toán tuân thủ là các thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được thiết kế và
sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của
kiểm soát nội bộ (KSNB) doanh nghiệp.
- Đặc trưng: Đặc trưng của phương pháp này là mọi thử nghiệm phân tích, đánh giá và kiểm tra
đều dựa vào quy chế KSNB doanh nghiệp. Quy chế KSNB doanh nghiệp chỉ có hiệu lực và hiệu
quả khi toàn bộ KSNB doanh nghiệp là mạnh, là hiệu quả. -Điều kiện vận dụng:
+ Khách hàng kiểm toán là khách hàng truyền thống và KSNB doanh nghiệp phải mạnh, hiệu quả.
+ Đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp luôn tỏ ra trung thực, đáng tin cậy.
+ Qua kiểm toán nhiều năm, KTV không phát hiện các dấu vết về sai phạm nghiêm trọng. B, Kiểm toán cơ bản
- Khái niệm: Phương pháp kiểm toán cơ bản là phương pháp được thiết kế, sử dụng để thu thập
bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp.
- Đặc trưng: Mọi thử nghiệm, phân tích, đánh giá của KTV đều dựa vào số liệu, thông tin do hệ
thống kế toán xử lý và cung cấp. Phương pháp này còn được gọi là các bước kiểm nghiệm dựa vào số liệu.
- Điều kiện vận dụng: Đây là phương pháp được vận dụng cho mọi cuộc kiểm toán, tuy nhiên,
phạm vi và mức độ vận dụng lại tuỳ thuộc vào tính hiệu quả của KSNB doanh nghiệp. Khi KSNB
của doanh nghiệp tốt, để cuộc kiểm toán đạt hiệu quả thì KTV luôn phải kết hợp chặt chẽ giữa hai
phương phápkiểm toán tuân thủ và phương pháp kiểm toán cơ bản. Câu 5:
- Tổng thể: Là toàn bộ dữ liệu mà từ đó KTV lấy mẫu nhằm rút ra kết luận về toàn bộ dữ liệu đó.
Tổng thể là một tập hợp bao gồm tất cả các phần tử hoặc đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu (hay
nói cách khác: Tổng thể là toàn bộ dữ liệu về một vấn đề gì đó mà KTV muốn lập mẫu kiểm toán
để rút ra các kết luận).
- Mẫu kiểm toán: là một phần dữ liệu (mẫu) được lấy ra từ tổng thể (toàn bộ dữ liệu) để thực
hiện các phép thử cơ bản và tuân thủ để đánh giá. Từ kết quả của mẫu kiểm toán suy ra kết quả cho tổng thể
- Mẫu đại diện: Là mẫu mà đặc điểm của mẫu cũng giống như những đặc điểm của tổng thể -
Đơn vị lấy mẫu: Là các phần tử riêng biệt cấu thành tổng thể. Ví dụ: các séc trong bảng kê nộp
tiền, các nghiệp vụ ghi Có trên sổ phụ ngân hàng, hóa đơn bán hàng hoặc số dư Nợ trên các khoản phải thu khách hang
- Lấy mẫu kiểm toán: Là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần
tử của một tổng thể kiểm toán sao cho tất cả các đơn vị lấy mẫu đều có cơ hội được chọn nhằm
cung cấp cho KTV cơ sở hợp lý để đưa ra kết luận về toàn bộ tổng thể. Lấy mẫu sẽ giúp KTV thu
thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán về các đặc trưng của các phần tử được chọn, nhằm hình
thành hay củng cố kết luận về tổng thể. Lấy mẫu có thể tiến hành theo phương pháp thống kê hoặc phi thống kê.
- Sai phạm: là việc không thực hiện hoặc thực hiện sai phạm thủ tục kiểm soát, phát hiện được
qua các thử nghiệm kiểm soát hoặc các sai lệch về thông tin hoặc số liệu phát hiện được qua các thử nghiệm cơ bản.
- Sai phạm cá biệt: Là một sai sót hay sai lệch được chứng minh là không đại diện cho các sai sót
hay sai lệch của tổng thể.
- Sai sót có thể bỏ qua: Là một giá trị được KTV đặt ra mà dựa vào đó KTV mong muốn đạt
được mức độ đảm bảo hợp lý rằng sai sót thực tế của tổng thể không vượt quá giá trị đặt ra. Sai
sót có thể bỏ qua có thể bằng hoặc thấp hơn mức trọng yếu thực hiện.
- Kỹ thuật phân tổ (nhóm, tầng hoặc lớp): là việc phân chia tổng thể thành các tổng thể con hoặc
các nhóm, mỗi tổng thể con hoặc mỗi nhóm là một tập hợp các đơn vị lấy mẫu có cùng tính chất
(thường là chỉ tiêu giá trị)
-Rủi ro lấy mẫu: là rủi ro mà kết luận của KTV dựa trên việc kiểm tra mẫu có thể khác so với kết
luận đưa ra nếu kiểm tra tổng thể với cùng một thủ tục kiểm toán.
-Rủi ro ngoài lấy mẫu: Là rủi ro khi KTV đi đến một kết luận sai vì các nguyên nhân không liên
quan đến rủi ro lấy mẫu.
- Tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua: Là một tỷ lệ sai lệch được kiểm toán viên đặt ra đối với các thủ tục
kiểm soát nội bộ mà dựa vào đó kiểm toán viên mong muốn đạt được mức độ đảm bảo hợp lý
rằng tỷ lệ sai lệch thực tế của tổng thể không vượt quá tỷ lệ sai lệch đặt ra. Câu 6:
a, Ch 漃⌀n m u x 愃 Āc su Āt: *Chọn mẫu ngẫu nhiên
- Khái niệm: Chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp lựa chọn các phần tử vào mẫu theo nguyên
tắc mỗi phần tử trong tổng thể đều có cơ hội như nhau để được chọn vào mẫu. - Đặc điểm:
+ Các phần tử được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu
+ Sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao gồm cả việc định lượng rủi ro lấy mẫu
- Điều kiện áp dụng: Tổng thể được đánh giá là tương đối đồng đều (về khả năng sai phạm, về quy mô…)
- Các kỹ thuật sử dụng khi chọn mẫu ngẫu nhiên:
+ Chọn mẫu ngẫu nhiên dựa trên Bảng số ngẫu nhiên
+Chọn mẫu ngẫu nhiên theo chương trình máy vi tính *Chọn mẫu hệ thống
-Khái niệm: Chọn mẫu hệ thống là cách chọn để sao cho chọn được các phần tử trong tổng thể có
khoảng cách đểu nhau (khoảng cách mẫu). Khoảng cách mẫu này được tính bằng cách lấy tổng
số đơn vị tổng thể chia cho kích cỡ mẫu. - Đặc điểm:
+ Đơn vị mẫu đầu tiên được chọn ngẫu nhiên nên mỗi đơn vị tổng thể ban đầu có cơ hội được chọn ngang nhau.
+ Sau khi đơn vị đầu tiên được lựa chọn, mỗi đơn vị về sau lại không có cơ hội như nhau được chọn vào mẫu.
-Ưu điểm: phương pháp đơn giản, dễ làm
- Hạn chế: mẫu thường bị thiên lệch, không đại diện cho tổng thể nếu các phần tử trong tổng thể
không được sắp xếp hoàn toàn ngẫu nhiên.
b, Ch 漃⌀n m u phi x 愃 Āc su Āt
*Chọn mẫu theo lô(khối): Chọn mẫu theo lô (khối) là việc lựa chọn một tập hợp các phần tử kế
tiếp nhau trong một tổng thể. Mẫu chọn có thể là một khối liền hoặc khối rời gộp lại.
*Chọn mẫu theo nhận định của KTV
+Khi chọn mẫu theo nhận định, để tăng tính đại diện của mẫu, kiểm toán viên cần chú ý:
- Nếu có nhiều loại nghiệp vụ trong phạm vi kiểm tra thì mỗi loại nghiệp vụ đều nên có mặt trong mẫu được chọn.
- Nếu có nhiều người phụ trách về nghiệp vụ trong kỳ thì mẫu được chọn nên bao gồm nghiệp vụ của mỗi người.
- Các nghiệp vụ, khoản mục có số tiền lớn cần được chọn nhiều hơn để kiểm tra
*Chọn mẫu bất kỳ (tình cờ)
- Đây là phương pháp rất ít được sử dụng, phương pháp này được thực hiện bằng cách kiểm toán
viên nghiên cứu qua tổng thể và lựa chọn ra các phần tử mẫu mà không chú ý đến quy mô,
nguồn gốc hoặc các đặc điểm phân biệt khác của chúng để cố gắng có được một mẫu kiểm toán khách quan.
-Các phần tử được chọn vào mẫu hoàn toàn may rủi. Phương pháp này có thể cho mẫu đại diện
cho tổng thể, với điều kiện KTV phải cố gắng không sa vào những xu hướng thiên lệch như
không chọn những phần tử nằm ở vị trí khó thấy, hoặc luôn chọn hay luôn tránh những phần tử ở
cuối trang hay đầu trang...
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI
Câu 1: Sai vì Kiểm toán ngoài chứng từ chỉ sử dụng khi KTV chưa có cơ sở dữ liêuw và phải
dùng các phương pháp thích hợp để thu nhâpw bằng chứng kiểm toán