-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chương 4 : Chèn liên kết - Tin học đai cương | Đại học Sư phạm Hà Nội
Chương 4 : Chèn liên kết - Tin học đai cương | Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Tin học đại cương(COMM10) 71 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Chương 4 : Chèn liên kết - Tin học đai cương | Đại học Sư phạm Hà Nội
Chương 4 : Chèn liên kết - Tin học đai cương | Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Tin học đại cương(COMM10) 71 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư Phạm Hà Nội
Preview text:
[Document title]Giới thiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Trường Đại học Sư phạm Hà Nộii chính thức được thành lập ngày 11/10/1951
theo Nghị định 276/NĐ của Bộ Quốc gia Giáo dục, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Song quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường lại được bắt đầu từ một sự
kiện quan trọng, đó là ngày 10 tháng 10 năm 1945, tức là chỉ hơn một tháng sau khi
đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội, trong đó
nhiệm vụ đầu tiên là đào tạo giáo viên Trung học Văn khoa. Một năm sau đó, ngày 8
tháng 10 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số
194/SL thành lập ngành học Sư phạm, đào tạo giáo viên cho các bậc học cơ bản, trung
học phổ thông, trung học chuyên khoa, thực nghiệm và chuyên nghiệp trong toàn quốc.
Sự kiện thành lập Ban Đại học Văn khoa - tổ chức tiền thân của Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội - mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của ngành sư phạm
cách mạng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đối với sự nghiệp giáo dục. Sau này, Nhà trường còn có vinh dự được hai lần
đón Bác về thăm (năm 1960 và năm 1964). Lời căn dặn của Người đã trở thành niềm
tự hào và mục tiêu phấn đấu không biết mệt mỏi của lớp lớp các thế hệ cán bộ và sinh
viên Nhà trường trong suốt quá trình xây dựng và phát triển. Người căn dặn thầy và
trò Nhà trường: "Làm thế nào để Nhà trường này chẳng những là trường sư phạm
mà còn là trường mô phạm của cả nước”
Trong quá trình phát triển, dù đã nhiều lần đổi tên: Trường Sư phạm Cao cấp,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Trường Đại học Sư phạm - ĐHQG Hà Nội và
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày nay, Nhà trường vẫn luôn đứng ở vị trí là
trường đại học sư phạm đầu ngành, trọng điểm của cả nước. Hàng chục vạn giáo viên
các cấp, các chuyên gia giáo dục, trong đó có nhiều nhà hoạt động chính trị có uy tín,
nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, mà tên tuổi của họ mãi làm rạng danh nền
học vấn nước nhà đã làm việc và học tập tại Trường. Đó là các giáo sư Đặng Thai
Mai, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Trần Văn Giàu, Cao Xuân Huy, Phạm Huy
Thông, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Lân hay nhà
văn Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ Phạm Tiến Duật … tất cả đã cống hiến và trưởng
thành từ mái trường này. Nhiều giảng viên của Trường là những chuyên gia đầu ngành
có uy tín không chỉ trong nước, mà cả trong khu vực và trên thế giới.
Không chỉ trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, sự cống hiến của Nhà trường
còn thể hiện trong những năm tháng đấu tranh quật cường của đất nước. Trong kháng
chiến Chống Mỹ cứu nước, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một trong những cái
nôi của “Phong trào Ba sẵn sàng”, là nơi hàng nghìn cán bộ và sinh viên đã "xếp bút
nghiên lên đường ra trận”, hàng trăm giáo viên và sinh viên đã “vượt Trường Sơn”
vào miền Nam xây dựng nền giáo dục cách mạng ở vùng giải phóng. 1
i Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn thầy và trò trường Đại học Sư phạm Hà Nội