-
Thông tin
-
Quiz
Chương 6 - Lý Thuyết Đo Lường Tổng Sản Lượng Quốc Gia | Lý thuyết môn kinh tế vi mô Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
1. GDP (Gross domestic product) – Tổng sản phẩm trong nước: là thước đo về tổng thu nhập và tổng sản lượng của một nền kinh tế: thước đo về tổng thu nhập và tổng sản lượng của một nền kinh tế. GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước trong một thời kỳ nhất định. Các khoản mục được tính vào GDP: hàng hóa mới sản xuất ra trong kỳ, hàng tồn kho (inventory) được sản xuất ra trong kỳ nhưng chưa được bán, khấu hao. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
kinh tế Vi - Vĩ mô 5065 20 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Chương 6 - Lý Thuyết Đo Lường Tổng Sản Lượng Quốc Gia | Lý thuyết môn kinh tế vi mô Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
1. GDP (Gross domestic product) – Tổng sản phẩm trong nước: là thước đo về tổng thu nhập và tổng sản lượng của một nền kinh tế: thước đo về tổng thu nhập và tổng sản lượng của một nền kinh tế. GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước trong một thời kỳ nhất định. Các khoản mục được tính vào GDP: hàng hóa mới sản xuất ra trong kỳ, hàng tồn kho (inventory) được sản xuất ra trong kỳ nhưng chưa được bán, khấu hao. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: kinh tế Vi - Vĩ mô 5065 20 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
CHƯƠNG 6 - LÝ THUYẾT
ĐO LƯỜNG TỔNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA
1. GDP (Gross domestic product) – Tổng sản phẩm trong nước: là thước đo về tổng thu
nhập và tổng sản lượng của một nền kinh tế: thước đo về tổng thu nhập và tổng sản lượng
của một nền kinh tế. GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được
sản xuất ra trong phạm vi một nước trong một thời kỳ nhất định. -
Các khoản mục được tính vào GDP: hàng hóa mới sản xuất ra trong kỳ, hàng tồn kho
(inventory) được sản xuất ra trong kỳ nhưng chưa được bán, khấu hao. -
Các khoản mục KHÔNG được tính vào GDP: chi chuyển nhượng (vì không tạo ra giá trị
mới), thời gian nghỉ ngơi, chất lượng môi trường, hoạt động tự cung tự cấp như nội trợ, giá
trị trên thị trường không chính thức (buôn bán vỉa hè…), giá trị trên thị trường chơ đen, giá
trị giao dịch kinh tế không được báo cáo (ví dụ do trốn thuế…)
Chi chuyển nhượng (transfer – Tr) hay gọi là thanh toán chuyển khoản: là những khoản chi
tiêu của chính phủ không đòi hỏi bất cứ lượng hàng hóa hay dịch vụ nào đối lưu trở lại (chi
tiền, nhưng không nhận lại hàng hóa, dịch vụ). Ví dụ: trả lương hưu, trợ cấp thất nghiệp… GDP đầu người =
2. GNP (gross national product) đo lường thu nhập hay giá trị sản xuất của các công dân một
quốc gia bất kể hoạt động sản xuất diễn ra ở đâu.
GNP = GDP + thu nhập ròng từ nước ngoài NIA (net income from abroad)
Thu nhập ròng từ nước ngoài NIA = thu nhập từ yếu tố xuất khẩu – thu nhập từ yếu tố nhập khẩu GNP đầu người =
3. Khấu hao (depreciation – De) là giá trị hao mòn hữu hình của tài sản cố định (nhà máy và
các trang thiết bị) trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Sản phẩm quốc nội ròng NDP = GDP – De
Sản phẩm quốc dân ròng NNP = GNP – De
4. Thu nhập quốc dân (national income – NI) = NNP – Ti + Trợ cấp
Thuế trực thu (Td – direct tax) là loại thuế trực tiếp đánh vào thu nhập. Ví dụ: thuế thu nhập cá nhân
Thuế gián thu (Ti – indirect tax) là loại thuế giá tiếp đánh vào thu nhập. Ví dụ: thuế giá trị
gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
5. Thu nhập cá nhân (personal income – PI) = NI – Pr* + Tr
Pr* (retained earnings): lợi nhuận giữ lại: lợi nhuận còn lại sau khi chia cổ tức cho cổ
đông, chia lợi nhuận cho nhà đầu tư, nộp các khoản cho chính phủ (thuế thu nhập doanh
nghiệp, phí, nộp phạt…)
6. Thu nhập khả dụng (disposable income – Yd hay DI): thu nhập có thể sử dụng: Yd = Y –
Td hay Yd = C + S: hộ gia đình dùng thu nhập khả dụng để tiêu dùng hoặc tiết kiệm 1
C (consumption): tiêu dùng của các hộ gia đình
S (savings): tiết kiệm của các hộ gia đình
7. Các phương pháp tính GDP:
(1) Phương pháp sản xuất: GDP = =
VA (value added: giá trị gia tăng) = Giá trị hàng hóa đầu ra – giá trị hàng hóa trung gian
Hàng hóa trung gian: hàng hóa dùng để sản xuất ra hàng hóa khác (ví dụ: đường là hàng hóa
trung gian trong quá trình sản xuất bánh kẹo)
(2) Phương pháp chi tiêu: GDP = C + I + G + NX
C (consumption): tiêu dùng của các hộ gia đình
I (investment): đầu tư (gồm: chi tiêu trang thiết bị và nhà ở mới, bổ sung thêm vào hàng tồn
kho, hộ gia đình xây nhà ở mới. KHÔNG bao gồm: chi tiêu mua cổ phiếu và trái phiếu)
Tổng đầu tư I = đầu tư thay thế (khấu hao) + đầu tư ròng (net investment - đầu tư mới tăng trong kỳ)
Đầu tư ròng = Tổng đầu tư – De
Đầu tư tồn kho ngoài dự kiến (Unplanned inventory investment) xảy ra khi doanh số bán
thực tế nhiều hơn hay ít hơn những gì doanh nghiệp kỳ vọng, dẫn đến thay đổi tồn kho ngoài dự kiến.
I = đầu tư dự kiến + đầu tư ngoài dự kiến
G (government spending): chi tiêu của chính phủ (KHÔNG bao gồm chi chuyển nhượng)
G = Cg + Ig (chi tiêu của chính phủ gồm chi cho tiêu dùng và chi cho đầu tư)
NX (net export): xuất khẩu ròng: NX = X – M
X (export): giá trị hàng hóa xuất khẩu
M (import): giá trị hàng hóa nhập khẩu
(3) Phương pháp thu nhập
Thu nhập từ yếu tố sản xuất: lương – W (thu nhập của lao động), tiền thuê – R (thu nhập từ
đất đai, tài nguyên thiên nhiên), lãi suất – i (thu nhập từ vốn), lợi nhuận - Pr hay (thu nhập từ quản trị công ty) GDP = W + R + i + Pr + Ti + De
Thặng dư hoạt động ròng (net operating surplus) = R + i + Pr: tổng thu nhập của các yếu
tố sản xuất đầu vào, trừ lao động
8. Thuế làm cho giá sản xuất (giá yếu tố sản xuất) khác với giá thị trường (giá bán trên thị trường). 1
GDP theo giá sản xuất: GDP fc (fc: factor cost)
GDP theo giá thị trường: GDP mp (mp: market price)
GDP mp = GDP fc + Ti - trợ cấp
GNP mp = GNP fc + Ti – trợ cấp
9. GDP danh nghĩa (nominal GDP): sử dụng giá thị trường hiện tại (giá hiện hành)
GDP thực tế (real GDP): sử dụng giá thị trường tại năm gốc. Sử dụng GDP thực tế để loại
bỏ tác động của sự thay đổi giá.
Chỉ số giá: chỉ tiêu phản ánh mức giá trung bình ở một thời điểm bằng bao nhiêu phần trăm so với thời điểm gốc.
Chỉ số điều chỉnh GDP (chỉ số giảm phát GDP – GDP deflator) = x 100
Chỉ số giá tiêu dùng (consumer price index – CPI) = x 100
Rổ hàng hóa của người tiêu dùng điển hình: số lượng hàng hóa trong rổ là cố định.
10. Tăng trưởng kinh tế: được tính bằng tỷ lệ thay đổi của GDP thực tế.
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (growth rate) = x 100 (đơn vị: %)
11. Sơ đồ vòng chu chuyển thu nhập: 1