Chương 6: Một số nghành luật - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Khái niệm: Luật Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng gắn liền với việc tổ chức quyền lực nhà nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

CHƯƠNG 6:
MỘT SỐ NGÀNH LUẬT
TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
6.1. Ngành luật Hiến pháp
6.1.1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
Khái niệm: Luật Hiến pháp là hệ thống các điều chỉnh quy phạm pháp luật
những quan và quan trọng hệ xã hội cơ bản gắn liền với việc tổ chức quyền lực
nhà nước.
Đối tượng điều chỉnh
Những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế
độ chính trị, chế độ kinh tế, quốc phòng – an ninh, văn hóa giáo dục khoa học
và công nghệ , quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phương pháp điều chỉnh
- Phương pháp cho phép: Quy phạm pháp luật luật Hiến pháp (QPPL
LHP) trao cho chủ thể luật hiến pháp quyền thực hiện những hành vi nhất định.
- Phương pháp bắt buộc: QPPL LHP buộc chủ thể luật hiến pháp phải
thực hiện hành vi nhất định.
- Phương pháp cấm: QPPL LHP nghiêm cấm chủ thể quan hệ pháp luật
hiến pháp thực hiện những hành vi nhất định.
Nội dung cơ bản của ngành Hiến pháp
Chế độ chính trị
Chính trị là công việc của Nhà nước, của giai cấp, của xã hội mà khi giải quyết
nó liên quan tới lợi ích giai cấp, lợi ích nhân dân, lợi ích dân tộc, quốc gia. Vì
vậy, chế độ chính trị theo nghĩa rộng thực chất là chế độ tổ chức và thực hiện
quyền lực chính trị, thông qua hoạt động của các bộ phận cấu thành hệ thống
chính trị, thể hiện cơ chế Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội, nhân dân làm chủ
và Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật.
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và hội được
ghi nhận tại Điều 4 của Hiến pháp:
"Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại
biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả
dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh
đạo Nhà nước và xã hội...".
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công
dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng,
bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công
dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì
lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức
khỏe của cộng đồng.
Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường
- Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác
quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
-Là nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở
hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội
-Quốc hội là cơ đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-Quốc hội cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp
-Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm
vụ kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh,..
-Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà
nước (Điều 38 Hiến Pháp)
Chủ tịch nước
-Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
-Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu
trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Chính phủ
-Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của
Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác
trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân
-Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện quyền tư pháp.
-Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
Chính quyền địa phương
Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, chính quyền địa phương bao gồm Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân thực hiện quản lý nhà nước ở địa phương theo
pháp luật và ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương. Nói cách khác, Hội
đồng nhân dân và Uy ban nhân dân thực hiện quyền hành pháp thống nhất từ
Trung ương tại các đơn vị hành chính lãnh thổ bằng các phương thức khác
nhau.
Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một
số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực
hiện nhiệm vụ đó.
6.1.2. Một số chế định cơ bản (Chế độ chính trị, Quyền con người, quyền
công dân, chế độ kinh tế - văn hoá – xã hội, bộ máy nhà nước)
-“Chế định” là một trong những khái niệm cơ bản của luật học. Thuật ngữ “chế
định” được dùng để chỉ tập hợp các quy phạm pháp luật của một ngành luật
điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hộicùng loại, tức là có cùng tính chất hay
đặc điểm nhất định.
- Ngành Luật hiến pháp có các chế định lớn cơ bản như sau:
+Chế định về chế độ chính trị bao gồm các quy phạm pháp luật của
ngành Luật hiến pháp điều chỉnh các vấn đề bản quan trọng nhất trong
lĩnh vực tố chức thực hiện quyền lực nhà nước.
+Chế định về mối quan hệ bản giữa Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam với công dân Việt Nam và người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
+Chế định về chính sách kinh tế, hội, văn hoá, giáo dục, khoa học,
công nghệ, môi trường, quốc phòng, an ninh đối ngoại bao gồm các quy
phạm pháp luật của ngành Luật hiến pháp
+ Chế định về chế độ bầu cử bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các mối quan hệ trong nh vực bầu cử để hình thành Quốc hội Hội đồng
nhân dân các cấp, hay còn gọi là hệ thống cơ quan dân cử ở Việt Nam.
+ Các chế định về tổ chức, hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính
phủ, chính quyền địa phương, TAND, VKSND các quan hiến định độc
lập
-Để bảo đảm sự thống nhất trong từng chế định, các chế định cũng có thể có
những nguyên tắc riêng, được hiểu là những quan điểm, tư tưởng chi phối tới
các quy phạm pháp luật khác trong toàn bộ chế định. Ví dụ, trong chế định về
chế độ bầu cử có các nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ
phiếu kín, trong chế định về quyền cơ bản của người dân có nguyên tắc tôn
trọng quyền con người, nguyên tắc quyền cơ bản chỉ có thể bị hạn chế bởi luật
V.V.
6.2. Luật Hành chính
6.2.1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
Khái niệm: Luật hành chính bao gồm toàn bộ các quy phạm điều chỉnh những
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp
hành và điều hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã
hội được nhà nước trao quyền quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội.
Đối tượng điều chỉnh
Là những quan hệ xã hội chủ yếu và cơ bản hình thành trong lĩnh vực quản lý
hành chính nhà nước, hay nói khác hơn đối tượng điều chỉnh của luật hành
chính là những quan hệ xã hội hầu hết phát sinh trong hoạt động chấp hành và
điều hành của nhà nước.
Phương pháp điều chỉnh
Là tính mệnh lệnh đơn phương, xuất phát từ quan hệ quyền uy - phục tùng
giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước và ra những mệnh lệnh bắt buộc
đối với bên có nghĩa vụ phục tùng và thoả thuận.
Nội dung cơ bản của ngành luật Hành chính
Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
Phân làm các loại sau:
- Theo phạm vi lãnh thổ hoạt động:
+ Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương: Chính phủ, các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
+ Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: Ủy ban nhân dân các cấp;
các Sở, Phòng, Ban.
- Theo thẩm quyền:
+ Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung: Chính phủ; Ủy
ban nhân dân các cấp.
+ Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn: Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Sở; Phòng; Ban.
Quyết định quản lý hành chính nhà nước
Khái niệm: Quyết định quản lý hành chính nhà nước được thể hiện dưới
dạng văn bản pháp luật hoặc thể hiện qua mệnh lệnh, hành vi của các chủ thể
quản lý nhà nước, trong đó quyết định hành chính bằng văn bản pháp luật là
loại quyết định quan trọng nhất.
Phân loại
- Căn cứ vào tính chất pháp lý: phân loại quyết định hành chính thành quyết
định chủ đạo, quyết định quy phạm và quyết định cá biệt.
- Căn cứ vào chủ thể ban hành: quyết định hành chính có thể chia thành quyết
định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, quyết định hành chính của Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
6.2.1. Một số chế định cơ bản (Công vụ CC, BMHCNN, VPHC và TNHC)
- Là h u quả pháp lý khi chủ thể vi phạm quy định trong pháp lu t về hành
chính. Bộ phận của những quy phạm pháp luật hành chính (giả định, quy định,
chế tài).
- Công vụ là một loại hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước, nói đến công
vụ là nói đến trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ nhằm mục tiêu phục vụ người dân và xã hội.
- Về phương diện chính trị - xã hội, trách nhiệm công vụ có mục đích bảo vệ
chế độ xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của nhân dân, của cơ
quan, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật.
- Trên phương diện pháp luật, trách nhiệm công vụ tích cực là yếu tố chủ yếu,
quan trọng nhất trong việc thực hiện quy phạm pháp luật, pháp chế, nhưng
trên thực tế, trách nhiệm công vụ ở khía cạnh tiêu cực lại là vấn đề được chú ý
nhiều hơn.
* đặc điểm của vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính, đó
là:
-Thứ nhất, cơ sở để xử phạt vi phạm hành chính là hành vi vi phạm hành chính.
- Thứ hai, hoạt động XPVPHC chủ yếu do các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức
thực hiện thông qua các chức danh có thẩm quyền xử phạt theo quy định của
pháp luật
- Thứ ba, hoạt động xử phạt vi phạm hành chính không chỉ nhằm bảo đảm thực
hiện, bảo vệ các quy phạm vật chất của ngành luật hành chính mà còn bảo
đảm thực hiện và bảo vệ các quy phạm vật chất của các ngành luật khác.
- Thứ tư, giữa cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính và chủ thể là đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành
chính không có quan hệ trực thuộc.
6.3. Ngành luật Dân sự
6.3.1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của
ngành luật dân sự
Khái niệm: Luật Dân sự là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa, tiền tệ và các quan hệ nhân thân
trên nguyên tắc bình đẳng, độc lập của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó.
Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự bao gồm các quan hệ tài sản và quan hệ
nhân thân phi tài sản hay quan hệ nhân thân gắn với tài sản.
Phương pháp điều chỉnh
- Phương pháp bình đẳng.
- Phương pháp thoả thuận.
6.3.2. Một số chế định cơ bản bản (Quyền sở hữu, Hợp đồng dân sự, Thừa
kế)
Quyền dân sự
* Quyền nhân thân
Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn với mỗi cá nhân, không thể
chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
* Quyền sở hữu
Sở hữu là thuộc về một chủ thể nào đó. Nội dung quyền sở hữu gồm các quyền
năng của chủ sở hữu đối với tài sản của mình.
- Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản.
- Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ
tài sản.
* Quyền thừa kế
- Một số khái niệm về thừa kế
+ Thừa kế: là việc chuyển dịch tài sản của người chết cho những người
còn sống. Tài sản để lại gọi là di sản thừa kế.
+ Di sản: bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người
chết trong khối tài sản chung với người khác.
+ Di chúc: là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình
cho người khác sau khi chết.
Hợp đồng dân sự
* Khái niệm hợp đồng dân sự:
Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
* Các loại hợp đồng dân sự:
- Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với
nhau.
- Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
- Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp
đồng phụ.
- Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết
hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ
việc thực hiện nghĩa vụ đó.
- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào
việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
* Chủ thể của hợp đồng dân sự:
- Cá nhân: cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân
sự được tham gia tất cả các hợp đồng dân sự và tự chịu trách nhiệm về việc
thực hiện hợp đồng đó.
Cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được ký kết hợp đồng dân sự nếu tự
mình có tài sản để thực hiện hợp đồng đó.
Cá nhân từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi có thể tham gia các hợp đồng có
giá trị nhỏ phục vụ nhu cầu tối thiểu của mình.
- Pháp nhân là các chủ thể của hợp đồng dân sự.
- Hộ gia đình.
- Tổ hợp tác: được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng
thực của Ủy ban nhân dân cấp xã của từ 03 cá nhân trở lên.
* Hình thức hợp đồng dân sự:
Hợp đồng dân sự có thể giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng
hành vi cụ thể khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao
kết bằng một hình thức nhất định.
6.4. Ngành luật Hình sự
6.4.1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của
ngành luật hình sự
Khái niệm: Luật hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội nhằm xác định những hành vi nào nguy hiểm cho xã hội là
tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.
Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh
giữa Nhà nước với người phạm tội khi người này thực hiện một hành vi mà
Nhà nước quy định là tội phạm.
Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự là phương pháp quyền uy.
6.4.1. Một số chế định cơ bản bản (Tội phạm, hình phạt)
Tội phạm, cấu thành tội phạm và trách nhiệm hình sự
Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm
- Tính nguy hiểm cho xã hội.
- Tính có lỗi của tội phạm.
- Tính trái pháp luật hình sự.
- Tính phải chịu hình phạt.
Phân loại tội phạm
- Tội phạm ít nghiêm trọng gây nguy hại không lớn cho xã hội cao
nhất là đến 3 năm tù.
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội, mức
cao nhất của khung hình phạt là đến 7 năm tù.
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội,
mức cao nhất của khung hình phạt là đến 15 năm tù.
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn
cho xã hội, mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung
thân hoặc tử hình.
Cấu thành tội phạm
- Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị tội
phạm gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại ở mức độ đáng kể.
-Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc
tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
VD: Những biểu hiện (dấu hiệu) thuộc về khách quan của tội phạm
tính trái pháp luật của hành vi, hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả.
- Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội được Luật hình sự quy định là tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự
và đạt độ tuổi theo quy định của Luật hình sự.
- Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của tội
phạm:
-Còn động cơ và mục đích phạm tội là nội dung thuộc mặt chủ quan của một số
loại tội nhất định. Lỗi có hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự là sự phản ứng của nhà nước đối với người thực
hiện tội phạm, thể hiện tập trung ở sự áp dụng hình phạt với chủ thể đó. Người
phạm tội phải gánh chịu những hậu quả bất lợi nhất định.
Các chế định khác về Bộ luật Hình sự
- Phòng vệ chính đáng: là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của
tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà
chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích
nói trên không phải là tội phạm.
- Tình thế cấp thiết: là tình thế của một người vì muốn tránh một nguy cơ đang
thực tế đe doạ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng
của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là gây một thiệt
hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa không phải là tội phạm Trong trường .
hợp thiệt hại gây ra rõ ràng là vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết người ,
gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Chuẩn bị phạm tội: là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra
những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm. Người chuẩn bị phạm
một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội định thực hiện.
- Phạm tội chưa đạt. Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng
không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của
người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm chưa đạt.
- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
6.5. Ngành luật Lao động
6.5.1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành
luật lao động
Khái niệm: Luật Lao động là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh
quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao động và người sử dụng (cá nhân, tổ
chức).
Đối tượng điều chỉnh
Luật lao động điều chỉnh các quan hệ lao động giữa người lao động làm
công ăn lương với người sử dụng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế.
Phương pháp điều chỉnh
Luật lao động sử dụng các phương pháp điều chỉnh sau: phương pháp
thỏa thuận, phương pháp mệnh lệnh và phương pháp tác động của tổ chức
công đoàn.
6.5.2. Một số chế định cơ bản (Quan hệ pháp luật lao động, hợp đồng lao
động)
Quan hệ pháp luật lao động
* Quan hệ pháp luật Lao động chính
Quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử
dụng lao động, là các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân sản xuất kinh doanh
thuộc mọi thành phần kinh tế hoặc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp,
các tổ chức Đảng, đoàn thể…có thuê mướn lao động bằng hình thức giao kết
Hợp đồng lao động.
* Các quan hệ xã hội khác có liên quan trực tiếp với quan hệ lao động
- Quan hệ về tạo việc làm và học nghề.
- Quan hệ bảo hiểm xã hội trong quan hệ lao động khi người lao động
gặp những trường hợp rủi ro, hiểm nghèo không thể tự lao động để sinh sống
được như ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, già yếu hết tuổi lao động... thì họ
sẽ được hưởng những khoản trợ cấp và bù đắp khác gọi là trợ cấp bảo hiểm xã
hội.
- Quan hệ về bồi thường thiệt hại.
- Quan hệ giải quyết tranh chấp lao động giữa người lao động, tập thể
người lao động với người sử dụng lao động nảy sinh những bất đồng, xung đột
trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi tham gia quan hệ lao động.
- Quan hệ giữa Công đoàn với người sử dụng lao động với tư cách là đại
diện cho tập thể người lao động.
- Quan hệ quản lý và thanh tra lao động giữa cơ quan nhà nước có thẩm
quyền với các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động trong việc chấp hành các quy
định của nhà nước về sử dụng lao động.
Các chế định cơ bản của luật Lao động
Tiền lương
a. Khái niệm
Tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả
cho người lao động khi học hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ
được pháp luật quy định hoặc hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng.
b. Chế độ tiền lương
- Tiền lương tối thiểu: Tiền lương tối thiểu là số tiền nhất định trả cho người
lao động tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất.
- Chế độ phụ cấp:
+ Phụ cấp khu vực.
+ Phụ cấp thu hút.
+ Phụ cấp trách nhiệm.
+ Phụ cấp làm đêm.
+ Phụ cấp làm thêm giờ.
+ Phụ cấp độc hại nguy hiểm.
+ Phụ cấp đắt đỏ.
Hợp đồng lao động
a. Khái niệm
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử
dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ
của mỗi bên trong quan hệ lao động.
b. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
- Hợp đồng lao động phải được giao kết dựa trên cơ sở tự nguyện.
- Hợp đồng lao động phải được giao kết một cách bình đẳng (bình đẳng
về địa vị pháp lý).
- Hợp đồng lao động được giao kết không trái pháp luật, chính sách, điều
lệ, nội quy và thoả ước lao động tập thể.
c. Điều kiện để hợp đồng lao động có hiệu lực
- Có sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- Có việc làm cụ thể, có trả công theo công việc đã thoả thuận, có thoả
thuận về điều kiện lao động.
- Có quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia hợp đồng lao
động.
- Chủ thể tham gia phải có năng lực giao kết hợp đồng lao động.
d. Nội dung và hình thức của hợp đồng
- Hình thức:
+ Hợp đồng lao động bằng miệng.
+ Hợp đồng lao động bằng văn bản.
- Nội dung:
Nội dung của hợp đồng lao động là những quy định về phạm vi quyền và
nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng.
e. Phân loại
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Hợp đồng xác định thời hạn.
Kỷ luật lao động
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công
nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động.
- Các biện pháp xử lý đối với người vi phạm kỷ luật lao động:
+ Khiển trách;
+ Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công
việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn 6 tháng hoặc cách chức;
+ Sa thải.
Bảo hiểm
Bảo hiểm xã hội là một chế độ pháp lý được hình thành nhằm trợ cấp cho
người được bảo hiểm và gia đình trong những trường hợp bị giảm hoặc mất
thu nhập bình thường do gặp các rủi ro: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.
Có 02 loại bảo hiểm xã hội:
+ Thứ nhất, bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với cơ quan, tổbắt buộc
chức, doanh nghiệp có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có
thời hạn và hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên không xác định
thời hạn.
+Thứ hai, bảo hiểm xã hội : được áp dụng đối với ngươì lao tự nguyện
động làm việc trong các doanh nghiệp mà có hợp đồng lao động một lần dưới
03 tháng lĩnh vực giúp việc gia và những người lao động làm việc trong
đình.
Các ví dụ được trích nguồn từ: Giáo trình Pháp luật đại cương, NXB Đại học Sư
Phạm, xuất bản năm 2016
| 1/17

Preview text:

CHƯƠNG 6:
MỘT SỐ NGÀNH LUẬT
TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
6.1. Ngành luật Hiến pháp
6.1.1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
Khái niệm: Luật Hiến pháp là hệ thống các điều chỉnh quy phạm pháp luật
những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng gắn liền với việc tổ chức quyền lực nhà nước.
Đối tượng điều chỉnh
Những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế
độ chính trị, chế độ kinh tế, quốc phòng – an ninh, văn hóa giáo dục khoa học
và công nghệ , quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phương pháp điều chỉnh
- Phương pháp cho phép: Quy phạm pháp luật luật Hiến pháp (QPPL
LHP) trao cho chủ thể luật hiến pháp quyền thực hiện những hành vi nhất định.
- Phương pháp bắt buộc: QPPL LHP buộc chủ thể luật hiến pháp phải
thực hiện hành vi nhất định.
- Phương pháp cấm: QPPL LHP nghiêm cấm chủ thể quan hệ pháp luật
hiến pháp thực hiện những hành vi nhất định.
Nội dung cơ bản của ngành Hiến pháp
Chế độ chính trị
Chính trị là công việc của Nhà nước, của giai cấp, của xã hội mà khi giải quyết
nó liên quan tới lợi ích giai cấp, lợi ích nhân dân, lợi ích dân tộc, quốc gia. Vì
vậy, chế độ chính trị theo nghĩa rộng thực chất là chế độ tổ chức và thực hiện
quyền lực chính trị, thông qua hoạt động của các bộ phận cấu thành hệ thống
chính trị, thể hiện cơ chế Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội, nhân dân làm chủ
và Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật.
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội được
ghi nhận tại Điều 4 của Hiến pháp:
"Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại
biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả
dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh
đạo Nhà nước và xã hội...".
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công
dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng,
bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công
dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì
lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường
- Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác
quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-Là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở
hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội
-Quốc hội là cơ đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-Quốc hội cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp
-Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm
vụ kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh,..
-Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà
nước (Điều 38 Hiến Pháp) Chủ tịch nước
-Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
-Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu
trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Chính phủ
-Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của
Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác
trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân
-Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện quyền tư pháp.
-Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
Chính quyền địa phương
Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, chính quyền địa phương bao gồm Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân thực hiện quản lý nhà nước ở địa phương theo
pháp luật và ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương. Nói cách khác, Hội
đồng nhân dân và Uy ban nhân dân thực hiện quyền hành pháp thống nhất từ
Trung ương tại các đơn vị hành chính lãnh thổ bằng các phương thức khác nhau.
Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một
số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó.
6.1.2. Một số chế định cơ bản (Chế độ chính trị, Quyền con người, quyền
công dân, chế độ kinh tế - văn hoá – xã hội, bộ máy nhà nước)
-“Chế định” là một trong những khái niệm cơ bản của luật học. Thuật ngữ “chế
định” được dùng để chỉ tập hợp các quy phạm pháp luật của một ngành luật
điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hộicùng loại, tức là có cùng tính chất hay đặc điểm nhất định.
- Ngành Luật hiến pháp có các chế định lớn cơ bản như sau:
+Chế định về chế độ chính trị bao gồm các quy phạm pháp luật của
ngành Luật hiến pháp điều chỉnh các vấn đề cơ bản và quan trọng nhất trong
lĩnh vực tố chức thực hiện quyền lực nhà nước.
+Chế định về mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam với công dân Việt Nam và người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
+Chế định về chính sách kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học,
công nghệ, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại bao gồm các quy
phạm pháp luật của ngành Luật hiến pháp
+ Chế định về chế độ bầu cử bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các mối quan hệ trong lĩnh vực bầu cử để hình thành Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp, hay còn gọi là hệ thống cơ quan dân cử ở Việt Nam.
+ Các chế định về tổ chức, hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính
phủ, chính quyền địa phương, TAND, VKSND và các cơ quan hiến định độc lập
-Để bảo đảm sự thống nhất trong từng chế định, các chế định cũng có thể có
những nguyên tắc riêng, được hiểu là những quan điểm, tư tưởng chi phối tới
các quy phạm pháp luật khác trong toàn bộ chế định. Ví dụ, trong chế định về
chế độ bầu cử có các nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ
phiếu kín, trong chế định về quyền cơ bản của người dân có nguyên tắc tôn
trọng quyền con người, nguyên tắc quyền cơ bản chỉ có thể bị hạn chế bởi luật V.V.
6.2. Luật Hành chính
6.2.1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
Khái niệm: Luật hành chính bao gồm toàn bộ các quy phạm điều chỉnh những
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp
hành và điều hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã
hội được nhà nước trao quyền quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Đối tượng điều chỉnh
Là những quan hệ xã hội chủ yếu và cơ bản hình thành trong lĩnh vực quản lý
hành chính nhà nước, hay nói khác hơn đối tượng điều chỉnh của luật hành
chính là những quan hệ xã hội hầu hết phát sinh trong hoạt động chấp hành và
điều hành của nhà nước.
Phương pháp điều chỉnh
Là tính mệnh lệnh đơn phương, xuất phát từ quan hệ quyền uy - phục tùng
giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước và ra những mệnh lệnh bắt buộc
đối với bên có nghĩa vụ phục tùng và thoả thuận.
Nội dung cơ bản của ngành luật Hành chính
Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước Phân làm các loại sau:
- Theo phạm vi lãnh thổ hoạt động:
+ Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương: Chính phủ, các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
+ Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: Ủy ban nhân dân các cấp; các Sở, Phòng, Ban. - Theo thẩm quyền:
+ Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung: Chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp.
+ Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn: Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Sở; Phòng; Ban.
Quyết định quản lý hành chính nhà nước
Khái niệm: Quyết định quản lý hành chính nhà nước được thể hiện dưới
dạng văn bản pháp luật hoặc thể hiện qua mệnh lệnh, hành vi của các chủ thể
quản lý nhà nước, trong đó quyết định hành chính bằng văn bản pháp luật là
loại quyết định quan trọng nhất. Phân loại
- Căn cứ vào tính chất pháp lý: phân loại quyết định hành chính thành quyết
định chủ đạo, quyết định quy phạm và quyết định cá biệt.
- Căn cứ vào chủ thể ban hành: quyết định hành chính có thể chia thành quyết
định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, quyết định hành chính của Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
6.2.1. Một số chế định cơ bản (Công vụ CC, BMHCNN, VPHC và TNHC)
- Là h u quả pháp lý khi chủ thể vi phạm quy định trong pháp lu t về hành
chính. Bộ phận của những quy phạm pháp luật hành chính (giả định, quy định, chế tài).
- Công vụ là một loại hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước, nói đến công
vụ là nói đến trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ nhằm mục tiêu phục vụ người dân và xã hội.
- Về phương diện chính trị - xã hội, trách nhiệm công vụ có mục đích bảo vệ
chế độ xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của nhân dân, của cơ
quan, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật.
- Trên phương diện pháp luật, trách nhiệm công vụ tích cực là yếu tố chủ yếu,
quan trọng nhất trong việc thực hiện quy phạm pháp luật, pháp chế, nhưng
trên thực tế, trách nhiệm công vụ ở khía cạnh tiêu cực lại là vấn đề được chú ý nhiều hơn.
* đặc điểm của vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính, đó là:
-Thứ nhất, cơ sở để xử phạt vi phạm hành chính là hành vi vi phạm hành chính.
- Thứ hai, hoạt động XPVPHC chủ yếu do các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức
thực hiện thông qua các chức danh có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật
- Thứ ba, hoạt động xử phạt vi phạm hành chính không chỉ nhằm bảo đảm thực
hiện, bảo vệ các quy phạm vật chất của ngành luật hành chính mà còn bảo
đảm thực hiện và bảo vệ các quy phạm vật chất của các ngành luật khác.
- Thứ tư, giữa cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính và chủ thể là đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành
chính không có quan hệ trực thuộc.
6.3. Ngành luật Dân sự
6.3.1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự
Khái niệm: Luật Dân sự là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa, tiền tệ và các quan hệ nhân thân
trên nguyên tắc bình đẳng, độc lập của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó.
Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự bao gồm các quan hệ tài sản và quan hệ
nhân thân phi tài sản hay quan hệ nhân thân gắn với tài sản.
Phương pháp điều chỉnh
- Phương pháp bình đẳng.
- Phương pháp thoả thuận.
6.3.2. Một số chế định cơ bản bản (Quyền sở hữu, Hợp đồng dân sự, Thừa kế) Quyền dân sự * Quyền nhân thân
Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn với mỗi cá nhân, không thể
chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. * Quyền sở hữu
Sở hữu là thuộc về một chủ thể nào đó. Nội dung quyền sở hữu gồm các quyền
năng của chủ sở hữu đối với tài sản của mình.
- Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản.
- Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. * Quyền thừa kế
- Một số khái niệm về thừa kế
+ Thừa kế: là việc chuyển dịch tài sản của người chết cho những người
còn sống. Tài sản để lại gọi là di sản thừa kế.
+ Di sản: bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người
chết trong khối tài sản chung với người khác.
+ Di chúc: là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình
cho người khác sau khi chết. Hợp đồng dân sự
* Khái niệm hợp đồng dân sự:
Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
* Các loại hợp đồng dân sự:
- Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
- Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
- Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
- Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết
hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ
việc thực hiện nghĩa vụ đó.
- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào
việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
* Chủ thể của hợp đồng dân sự:
- Cá nhân: cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân
sự được tham gia tất cả các hợp đồng dân sự và tự chịu trách nhiệm về việc
thực hiện hợp đồng đó.
Cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được ký kết hợp đồng dân sự nếu tự
mình có tài sản để thực hiện hợp đồng đó.
Cá nhân từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi có thể tham gia các hợp đồng có
giá trị nhỏ phục vụ nhu cầu tối thiểu của mình.
- Pháp nhân là các chủ thể của hợp đồng dân sự. - Hộ gia đình.
- Tổ hợp tác: được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng
thực của Ủy ban nhân dân cấp xã của từ 03 cá nhân trở lên.
* Hình thức hợp đồng dân sự:
Hợp đồng dân sự có thể giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng
hành vi cụ thể khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao
kết bằng một hình thức nhất định.
6.4. Ngành luật Hình sự
6.4.1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của
ngành luật hình sự
Khái niệm: Luật hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội nhằm xác định những hành vi nào nguy hiểm cho xã hội là
tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.
Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh
giữa Nhà nước với người phạm tội khi người này thực hiện một hành vi mà
Nhà nước quy định là tội phạm.
Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự là phương pháp quyền uy.
6.4.1. Một số chế định cơ bản bản (Tội phạm, hình phạt)
Tội phạm, cấu thành tội phạm và trách nhiệm hình sự
Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm
- Tính nguy hiểm cho xã hội.
- Tính có lỗi của tội phạm.
- Tính trái pháp luật hình sự.
- Tính phải chịu hình phạt. Phân loại tội phạm
- Tội phạm ít nghiêm trọng gây nguy hại không lớn cho xã hội cao
nhất là đến 3 năm tù.
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội, mức
cao nhất của khung hình phạt là đến 7 năm tù.
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội,
mức cao nhất của khung hình phạt là đến 15 năm tù.
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn
cho xã hội, mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung
thân hoặc tử hình. Cấu thành tội phạm
- Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị tội
phạm gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại ở mức độ đáng kể.
-Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc
tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
VD: Những biểu hiện (dấu hiệu) thuộc về khách quan của tội phạm
tính trái pháp luật của hành vi, hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả.
- Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội được Luật hình sự quy định là tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự
và đạt độ tuổi theo quy định của Luật hình sự.
- Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm:
-Còn động cơ và mục đích phạm tội là nội dung thuộc mặt chủ quan của một số
loại tội nhất định. Lỗi có hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự là sự phản ứng của nhà nước đối với người thực
hiện tội phạm, thể hiện tập trung ở sự áp dụng hình phạt với chủ thể đó. Người
phạm tội phải gánh chịu những hậu quả bất lợi nhất định.
Các chế định khác về Bộ luật Hình sự
- Phòng vệ chính đáng: là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của
tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà
chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích
nói trên và không phải là tội phạm.
- Tình thế cấp thiết: là tình thế của một người vì muốn tránh một nguy cơ đang
thực tế đe doạ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng
của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là gây một thiệt
hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa và không phải là tội phạm. Trong trường
hợp thiệt hại gây ra rõ ràng là vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, người
gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Chuẩn bị phạm tội: là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra
những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm. Người chuẩn bị phạm
một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội định thực hiện.
- Phạm tội chưa đạt. Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng
không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của
người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
6.5. Ngành luật Lao động
6.5.1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật lao động
Khái niệm: Luật Lao động là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh
quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao động và người sử dụng (cá nhân, tổ chức).
Đối tượng điều chỉnh
Luật lao động điều chỉnh các quan hệ lao động giữa người lao động làm
công ăn lương với người sử dụng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế.
Phương pháp điều chỉnh
Luật lao động sử dụng các phương pháp điều chỉnh sau: phương pháp
thỏa thuận, phương pháp mệnh lệnh và phương pháp tác động của tổ chức công đoàn.
6.5.2. Một số chế định cơ bản (Quan hệ pháp luật lao động, hợp đồng lao động)
Quan hệ pháp luật lao động
* Quan hệ pháp luật Lao động chính
Quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử
dụng lao động, là các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân sản xuất kinh doanh
thuộc mọi thành phần kinh tế hoặc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp,
các tổ chức Đảng, đoàn thể…có thuê mướn lao động bằng hình thức giao kết Hợp đồng lao động.
* Các quan hệ xã hội khác có liên quan trực tiếp với quan hệ lao động
- Quan hệ về tạo việc làm và học nghề.
- Quan hệ bảo hiểm xã hội trong quan hệ lao động khi người lao động
gặp những trường hợp rủi ro, hiểm nghèo không thể tự lao động để sinh sống
được như ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, già yếu hết tuổi lao động... thì họ
sẽ được hưởng những khoản trợ cấp và bù đắp khác gọi là trợ cấp bảo hiểm xã hội.
- Quan hệ về bồi thường thiệt hại.
- Quan hệ giải quyết tranh chấp lao động giữa người lao động, tập thể
người lao động với người sử dụng lao động nảy sinh những bất đồng, xung đột
trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi tham gia quan hệ lao động.
- Quan hệ giữa Công đoàn với người sử dụng lao động với tư cách là đại
diện cho tập thể người lao động.
- Quan hệ quản lý và thanh tra lao động giữa cơ quan nhà nước có thẩm
quyền với các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động trong việc chấp hành các quy
định của nhà nước về sử dụng lao động.
Các chế định cơ bản của luật Lao động Tiền lương a. Khái niệm
Tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả
cho người lao động khi học hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ
được pháp luật quy định hoặc hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng. b. Chế độ tiền lương
- Tiền lương tối thiểu: Tiền lương tối thiểu là số tiền nhất định trả cho người
lao động tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất. - Chế độ phụ cấp: + Phụ cấp khu vực. + Phụ cấp thu hút. + Phụ cấp trách nhiệm. + Phụ cấp làm đêm.
+ Phụ cấp làm thêm giờ.
+ Phụ cấp độc hại nguy hiểm. + Phụ cấp đắt đỏ.
Hợp đồng lao động a. Khái niệm
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử
dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ
của mỗi bên trong quan hệ lao động.
b. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
- Hợp đồng lao động phải được giao kết dựa trên cơ sở tự nguyện.
- Hợp đồng lao động phải được giao kết một cách bình đẳng (bình đẳng về địa vị pháp lý).
- Hợp đồng lao động được giao kết không trái pháp luật, chính sách, điều
lệ, nội quy và thoả ước lao động tập thể.
c. Điều kiện để hợp đồng lao động có hiệu lực
- Có sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- Có việc làm cụ thể, có trả công theo công việc đã thoả thuận, có thoả
thuận về điều kiện lao động.
- Có quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia hợp đồng lao động.
- Chủ thể tham gia phải có năng lực giao kết hợp đồng lao động.
d. Nội dung và hình thức của hợp đồng - Hình thức:
+ Hợp đồng lao động bằng miệng.
+ Hợp đồng lao động bằng văn bản. - Nội dung:
Nội dung của hợp đồng lao động là những quy định về phạm vi quyền và
nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. e. Phân loại
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Hợp đồng xác định thời hạn. Kỷ luật lao động
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công
nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động.
- Các biện pháp xử lý đối với người vi phạm kỷ luật lao động: + Khiển trách;
+ Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công
việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn 6 tháng hoặc cách chức; + Sa thải. Bảo hiểm
Bảo hiểm xã hội là một chế độ pháp lý được hình thành nhằm trợ cấp cho
người được bảo hiểm và gia đình trong những trường hợp bị giảm hoặc mất
thu nhập bình thường do gặp các rủi ro: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.
Có 02 loại bảo hiểm xã hội:
+ Thứ nhất, bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có
thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
+Thứ hai, bảo hiểm xã hội tự nguyện: được áp dụng đối với ngươì lao
động làm việc trong các doanh nghiệp mà có hợp đồng lao động một lần dưới
03 tháng và những người lao động làm việc trong lĩnh vực giúp việc gia đình.
Các ví dụ được trích nguồn từ: Giáo trình Pháp luật đại cương, NXB Đại học Sư Phạm, xuất bản năm 2016