CHƯƠNG II: HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

I. Lý luận của C. Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa:1. Sản xuất hàng hóa: a. Khái niệm sản xuất hàng hoá  Theo Mac, sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi mua bán.Tài liệu giúp bạn tham khảo, học tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
35 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

CHƯƠNG II: HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

I. Lý luận của C. Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa:1. Sản xuất hàng hóa: a. Khái niệm sản xuất hàng hoá  Theo Mac, sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi mua bán.Tài liệu giúp bạn tham khảo, học tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

39 20 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|45222017
CHƯƠNG II: HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ
THAM GIA THỊ TRƯỜNG
I. Lý luận của C. Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa:
1. Sản xuất hàng hóa:
a. Khái niệm sản xuất hàng hoá
Theo Mac, sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những
người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi mua bán.
Note : xã hội loài người trải qua 2 kiểu tổ chức kinh tế:
o Tự cung tự cấp ( kinh tế tự nhiên )
Sản phẩm do lao động tạo ra
Sản phẩm làm ra thỏa mãn nhu cầu của mình o Sản xuất
hàng hoá ( kinh tế hàng hoá )
Sản phẩm do lao động tạo ra
Không nhằm mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính
mình
Dùng để trao đổi, buôn bán
b. Điều kiện ra đời sản xuất hàng hoá
Điều kiện cần: cần có sự phân công lao động xã hội.
Khái niệm: phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành
các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hoá của những
những người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau.
Ví dụ: Lao động hoạt động trong lĩnh vực:
o Nông nghiệp:Trồng trọt, chăn nuôi; Nông, lâm, ngư nghiệp
o Công nghiệp: Công nghệp nặng; Công nghiệp nhẹ o Dịch
vụ: Giáo dục, du lịch, giao thông vận tải
Cơ sở: dựa trên những ưu thế về tự nhiên, kỹ thuật , năng khiếu, sở trường,… của
từng người cũng như từng vùng.Ví dụ, sự khác biệt về các thế mạnh ngành nghề
giữa các khu vực với thời tiết các nhau: miền bắc, miền nam,…
Sự chuyên môn hóa giúp tăng năng suất lao động và sản phẩm lao động nhiều.
Là sự phát triển lực lượng sản xuất.
VD: Người thợ dệt vải sẽ có nhiều vải hơn người bình thường, và họ có nhu cầu
mua thóc gạo để ăn. Người nông dân có nhiều thóc gạo và cũng có nhu cầu mua
vải vóc để mặc -> Họ trao đổi với nhau vì mục đích của mình.
Tại sao phân công lao động xã hội dẫn đến sự ra đời của sản xuất hàng hoá?
Phân công lao động xã hội khiến cho mỗi nhóm lao động chỉ tạo ra một hoặc một
số sản phẩm trong khi nhu cầu của con người rất đa dạng và phong phú do đó đ
thoả mãn nhu cầu của mình thì hoạt động trao đổi hàng hoá xuất hiện.
Phân công lao động xã hội dẫn đến dự chuyên môn hoá trong lao động do vậy
năng lực sản xuất hàng hoá tăng (dư thừa sản phẩm) -> xuất hiện nhu cầu trao đổi
hàng hoá.
lOMoARcPSD|45222017
Vai trò: làm cho trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu -> năng suất lao động tăng,
sản phẩm thặng dư và trao đổi sản phẩm.
Điều kiện đủ: Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho những người sản
xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích.
Người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác -> trao đổi mua bán.
Trong lịch sử, sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định.
Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, TLSX thuộc quyền sở hữu của mỗi cá
nhân -> KQ: sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ. Cơ sở: chế độ tư hữu về
tư liệu sản xuất hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất sự tách rời giữa
quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tư liệu sản xuất quy định.
Tại sao có sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất lại tạo nên
sản xuất hàng hoá ?
Mặc dù có sự tách biệt về mặt kinh tế nhưng họ vẫn nằm trong một nền kinh tế
chung (bao quát) nên muốn sử dụng hàng hoá của ng khác phải thông qua sản xuất
hàng hoá để có cái trao đổi.
Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất ở việt nam Ở nước ta
tồn tại 5 thành phần kinh tế:
Nhà nước
Tập thể
Tư nhân
Có vốn đầu tư nước ngoài
Tư bản nhà nước
( mỗi thành phần có một hình thức sở hữu tư liệu sản xuất riêng )
Tất cả nằm trong một tổng thể thống nhất là kinh tế việt nam và nó được
điều khiển cho phối bởi ……….
2. Hàng hoá
a. Khái niệm:
Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con
người, thông qua hoạt động trao đổi và mua bán.
Đặc điểm:
o Là sản phẩm của lao động , ví dụ: không khí, nước tự nhiên không do con
người làm ra là những thứ ko phải hàng hoá. o Thoả mãn một nhu cầu nào đó
của con người , ví dụ: cái ghế để ngồi, chiếc xe để đi,… như vậy có thể hiểu
đối với những thứ là sản phẩm của lao động nhưng vô dụng ( không thoả mãn
một nhu cầu nào đó của con người ) thì đó ko phải là hàng hoá.
o Được trao đổi, mua bán: như vậy đối với những sản phẩm được làm ra , thoả
mãn nhu cầu nào đó của con người nhưng chỉ phục vụ nhu cầu cá nhân thì đó
không phải hàng hoá Ví dụ:
lOMoARcPSD|45222017
Đến trường học: trong trường hợp này thì việc đến trường học cũng
một loại hàng hoá. Trong đó tri thức ở trương là sản phẩm của lao động
trí óc của giáo viên để tạo ra, học sinh là những người đến để học tập,
tiếp thu kiến thức ấy. Đối với học sinh thì việc đến trường là nhằm thoả
mãn nhu cầu học hỏi, tiếp thu kiến thức còn với giáo viên thì đến trường
dạy là để thoả mãn nhu cầu có thu nhập,… học sinh đến trg học phải trả
học phí.
Đến tiệm cắt tóc
Đi chợ mua rau, mua cá
b. Phân loại
Hàng hoá hữu hình
Hàng hoá vô hình
Hàng hoá là một phạm trù lịch sử nên nó chỉ ra đời trong những giai đoạn nhất
định.
3. Thuộc tính
a. Thuộc tính giá trị sử dụng
Khái niệm: Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu
nào đó của con người ( vật đó được sử dụng để làm gì ? ) Ví dụ: quạt được
dùng để làm mát, bút dùng để viết,… Nhu cầu bao gồm:
o Nhu cầu cá nhân: quần áo, điện thoại,… o Nhu cầu sản xuất: máy móc,
công cụ lao động,… o Nhu cầu vật chất: sách, vở,…
o Nhu cầu tinh thần ( giải trí ): dịch vụ, giải trí, thể dục thể thao,…
Đặc điểm của giá trị sử dụng:
o Do thuộc tính tự nhiên quy định ( sản phẩm đó được cấu thành bởi yếu tố
nào thì chính yếu tố tham gia cấu thành tạo nên giá trị sử dụng của nó).
VD: mặt nạ chứa vitamin, nước → giá trị sử dụng: làm đẹp; cơm, gạo chứa
tinh bột → GTSD: ăn.
o Do sự phát triển của khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất và phân công
lao động quyết định, thì số lượng giá trị sử dụng ngày càng tăng lên. VD:
trước đây điện thoại chỉ nghe gọi → khi khoa học công nghệ phát triển →
có smartphone → thêm chức năng lướt web, chụp ảnh,…
o Là một phạm trù cụ thể, được cảm nhận thông qua các giác quan của con
người.VD: quạt → mát → cảm nhận được bằng xúc giác
o Được thể hiện khi con người tiêu dùng. VD: mua quần áo về không mặc →
không biết có mát, có hợp không —> mặc → biết được có ấm, có mát, có
hợp không.
o Giá trị sử dụng là giá trị cho xã hội → Là giá trị tạo ta cho xã hội chứ
không phải sản xuất.
o Giá trị sử dụng là các hàng hóa khác nhau về chất: VD: bút → viết; bàn →
ngồi.
lOMoARcPSD|45222017
o Là phạm trù vĩnh viễn: Từ xã hội công hữu đến xã hội chủ nghĩa thì con
người vẫn cần phải cần 1 lượng giá trị sử dụng để tồn tại và phát triển. o
Là vật mang giá trị trao đổi: Làm ra sản phẩm → đem ra thị trường mua
bán.
b. Thuộc tính giá trị
Khái niệm: giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết
tinh trong hàng hoá ấy (sự hao phí về thời gian, công sức,…).
Đặc điểm của giá trị:
o Chất của giá trị chính là lao động kết tinh ( sản phẩm nào càng kết tinh
nhiều giá trị lao động thì giá trị của hàng hoá đó càng cao ). o Biểu hiện
mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá o một phạm trù lịch
sử ( chỉ ra đời trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử nhất định )
o Được thực hiện trong lĩnh vực trao đổi: Giá trị của hàng hoá quyết định
giá trị (tỉ lệ) trao đổi: giá trị trao đổi (là biểu hiện của gt) -> là mối quan hệ
về số lượng, là một tỷ lệ mà theo đó giá trị sử dụng của loại này được trao
đổi với giá trị sử dụng của loại khác. Trong đó:
Giá trị trao đổi là hình thức.
Giá trị là nội dung.
o Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hoá.
c. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá.
Mối quan hệ giữa hai thuộc tính xủa hàng hoá là sự thống nhất và đấu tranh
giữa thuộc tính giá trị sử dụng và thuộc tính giá trị.
Thống nhất:
o Cả hai mặt này phải cùng tồn tại đồng thời trong cùng một hhàng hoá, nếu
thiếu 1 trong hai thì ko thể trở thành hàng hoá.
o Làm tiền đề để để tồn tại cho nhau.
o Đều là kết quả của cùng một quá trình lao động sản xuất hàng hoá.
Đấu tranh:
o Là giá trị sử dụng các hàng hoá khác nhau về chất. o Là giá trị các hàng
hoá đồng nhất về chất
o Người sản xuất quan tâm đến giá trị, người tiêu dùng quan tâm đến giá trị
sử dụng => trả giá trị cho người bán.
o Giá trị được thực hiện trước trong lĩnh vực lưu thông, giá trị sử dụng được
thực hiện sau trong lĩnh vực tiêu dùng.
4. Tính hai mặt của lao động của lao động và sản xuất hàng hoá
Lao động cụ thể (tính tư nhân) là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
Đặc điểm của lao động cụ thể: Có o Mục đích lao động riêng: ví dụ mục đích lao
động của thợ mộc là tạo ra bàn ghế, của thợ may là tạo ra quần áo,…
lOMoARcPSD|45222017
o Đối tượng lao động riêng: đối tượng lao động của thợ mộc là gỗ, của thợ
may là vải
o Công cụ lao động riêng: công cụ lao động của thợ mộc là đục, cưa, bào;
công cụ lao động của thợ may là kéo, kim , chỉ,…
o Phương pháp lao động riêng: phương pháp lao động của tợ mộc và thợ may
là các thao tác với công cụ lao động.
o Kết quả lao động riêng: kết quả lao động của thợ mộc là bàn, ghế,…; kết
quả lao động của thợ may là quần, áo. ( bàn, ghế, quần áo là giá trị sử dụng
)
o Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá o Lao động cụ thể
càng nhiều loại thì càng nhiều giá trị sử dụng khác o Lao động cụ thể =>
phân công lao động xã hội => xuất hiện nhiều nghề khác => nhiều giá trị
sử dụng khác
o Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn
Lao động trừu tượng ( tính xã hội ) là lao động xã hội của những người sản xuất
hàng hoá không kể đến hình thức cụ thể của nó. Đó là sự hao phí sức lao động của
người sản xuất hàng hoá nói chung về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
Đặc điểm của lao động trừu tượng:
o Là lao động xã hội: là lao động hao phí đồng nhất và giống nhau về chất. o
Lao động trừa tượng tạo ra giá trị của hàng hoá. o Chất của giá trị hàng
hoá là lao động trừu tượng. o Lao động trừu tượng là một phạm trù lịch
sử.
5. Mối quan hệ giữa tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá
Thống nhất:Là hai mặt đối lập của một lao động thống nhất
Mâu thuẫn:
o Lao động cụ thể là biểu hiện của lao động tư nhân o Lao động tinh thần là
biểu hiện của lao động xã hội
o Sản phẩm do người sản xuất tạo ra có thể không ăn khớp hoặc không phù
hợp với nhu cầu của xã hội.
o Hao phí lao động cá biệt có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động của
xã hội
Mầm mống của mọi mâu thuẫn trong sản xuất hàng hoá => vừa vận động phát triển,
vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng sản xuất thừa.
6. Lượng giá trị các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá
Lượng giá trị được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết - là thời gian cần
thiết để sản xuất ra một hàng hoá trong điều kiện bình thường của xã hội - tức là
với một trình độ kĩ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao
động trung bình so với hoàn cảnh nhất định.
Thông thường lượng giá trị sẽ trùng với thời gian lao động của người sản xuất ra
nhiều nhất sản phẩm.
lOMoARcPSD|45222017
Cấu thành lượng giá trị bao gồm 2 bộ phận: hao phí lao động quá khứ và hao phí
lao động mới kết tinh thêm.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị:
o Năng xuất lao động:
Khái niệm: năng xuất lao động là năng lực sản xuất của lao động
được tính bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn
vị thời gian hoặc thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm.
Ví dụ: mất 3h để làm ra 1 chiếc bánh,… Phân loại:
Năng suất lao động cá biệt
Năng xuất lao động xã hội
Ảnh hưởng: năng xuất lao động tăng => số lượng sản phẩm tăng, giá
trị của một sản phẩm giảm, tổng giá trị không đổi o Phụ thuộc vào
trình độ khéo léo, sự phát triển khoa học kỹ thuật, sự kết hợp xã hội
của sản xuất, quy mô và hiệu quả của tư liệu sản xuất, các điều kiện
tự nhiên.
o Cường độ lao động
Nói lên mức độ khẩn trương, là sự căng thẳng mệt nhọc của người
lao động.
Ảnh hưởng: cường độ lao động tăng => số lượng sản phẩm tăng, giá
trị một sản phẩm không đổi, tổng giá trị tăng.
Tăng cường độ lao động cũng như kéo dài thời gian lao động.
Phụ thuộc: trình độ tay nghề, thể chất và tinh thần, ý thức tổ chức k
luật, trình độ tổ chức, quản lý. o Mức độ phức tạp của lao động: căn
cứ vào mức độ phức tạp, chia thành:
Lao động giản đơn: là lao động mà bất kỳ một người bình thường
nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được. Ví dụ: Quét
nhà, rửa bát,…
Lao động phức tạp: là lao động đòi hỏi phải được đào tạo huấn luyện
thành lao động chuyên môn lành nghề mới có thể tiến hành được. Ví
dụ: luật sư, bác sỹ, kỹ sư,…
Tạo ra nhiều giá trị hơn
Là lao động giản đơn nhân lên nhiều lần.
7. Tiền tệ
a. Khái niệm:
Tiền là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá, là sản
phẩm của sự phát triển của các hình thái giá trị từ thấp đến cao.
b. Các hình thái phát triển của tiền:
Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên:
lOMoARcPSD|45222017
o Xuất hiện vào cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ. o Đặc
điểm:
Giá trị của một hàng hoá chỉ được biểu hiện ở một hàng hoá
khác Trao đổi mang tính ngẫu nhiên, tình cờ, gặp may Sản xuất
vật chất mang tính tự cung, tự cấp.
Ví dụ: 1m vải đổi 10kg thóc.
Vai trò: là mầm mống cho sự xuất hiện của tiền tệ. Hình thái
mở rộng hay hình thái đầy đủ
o Ví dụ: 1 cái rìu = 20kg thóc; 1 cái rìu = 5m vải; 1 cái rìu =
2 con gà o Đặc điểm:
Giá trị một hàng hoá được biểu hiện ở nhiều hàng hoá khác.
Tỉ lệ trao đổi đã cố định hơn và dần dần do lao đông quyết định (
giá trị hàng hoá được biết đến => việc trao đổi mang tính công
bằng) => Làm thay đổi tập quán sản xuất Vai trò:
Thay đổi đã dựa trên lao động hao phí.
Kích thích thay đổi, đảm bảo công bằng, bình đẳng Những
hạn chế:
Có nhiều hàng hoá khác nhau làm vật ngang giá => gây khó
khăn cho quá trình trao đổi
Trao đổi chỉ có thể thực hiện được khi có sự trùng hợp kép
về nhu cầu ( A có gà muốn đổi vải và B có vải và muốn đổi
gà )
Vẫn là trao đổi trực tiếp, hàng đổi hàng.
Hình thái giá trị chung: o Ví dụ: 2B hoặc 3C hoặc 5D hoặc... =
1A o Đặc điểm:
Giá trị của mọi hàng hoá đều được biểu hiện ở một hàng hoá đóng
vai trò là vật ngang giá chung.
Vật ngang giá chung trở thành phương tiện làm môi giới trong trao
đổi. o Hạn chế:
Vật ngang giá chỉ mang tính chất địa phương.
Ví dụ: ở vùng biển thì vật ngang giá là chiếc thuyền nhưng ở một
số vùng núi thì vật ngang giá lại là con trâu như vậy có thể thấy sự
khác nhau về vật ngang giá ở từng địa phương.
Vật ngang giá chung thì thường không thuần nhất, khó chia nhỏ,
khỏ bảo quản, vận chuyển,… Hình thái tiền: o Ví dụ: o Đặc
điểm:
Giá trị của mọi hàng hoá đều được biểu hiện ở 1 hàng hoá đặc biệt
tiền
Kim loại đóng vai trò tiền tệ tiền và vàng => vàng Tại sao chọn
vàng?
lOMoARcPSD|45222017
Vàng cũng là hàng hoá nó có giá trị và giá trị sử dụng; là kim loại thuần khiết, dễ
chia nhỏ, dễ bảo quản, dễ vận chuyển, ít hao mòn, có giá trị cao o Bản chất: tiền
là một hàng hoá đặc biệt, là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao
đổi hàng hoá, tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá chung
cho thế giới hàng hoá. Tiền phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa
những người sản xuất và trao đổi hàng hoá.
c. Chức năng của tiền
Thước đo giá trị:
Tiền được dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của tất cả các hàng hoá khác nhau.
Giá trị của hàng hoá được biểu hiện bằng một số lượng tiền nhất định gọi là giá cả
của hàng hoá. (VD: một cái bút có giá 3 nghìn đồng )
Trên thực tế trên thị trường giá cả hàng hoá còn phụ thuộc vào các yếu tố khác.
o Quan hệ cung cầu:
Cung = Cầu => giá cả bằng giá trị
Cung > Cầu => giá cả nhỏ hơn giá trị
Cung < Cầu => giá cả lớn hơn giá trị
Cung, cầu lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác o Bản thân
giá trị đồng tiền
Tiền thực hiện chức năng này khi xác định giá cả của hàng hoá.
Phương tiện lưu thông
Tiền được dùng làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hoá
Khi tiền chưa ra đời thì quan hệ trao đổi là hàng hàng nhưng sau khi tiền ra đời
thì việc lưu thông hàng hoá trở nên đơn giản hơn là tiền hàng tiền. Ví dụ:
người nông dân có gà đem ra chợ để bán rồi dùng số tiền đã bán được để mua
hàng hoá khác.
Khi thực hiện chức năng này thì tiền không nhất thiết phải có đầy đủ giá trị mà chỉ
cần tiền ký hiệu giá trị, tức tiền giấy.
Ít gây tốn kém và giúp cho việc trao đổi được tiễn hành dễ dàng thuận lợi hơn, góp
phần thúc đẩy sản xuất phát triển hơn nữa.
Phương tiện cất trữ
Tiền được rút ra khỏi lưu thông để dưới dạng cất giấu, với mục đích bảo tồn giá
trị.
Tiền được cất trữ phải là tiền có giá trị tương đối ổn định: vàng thỏi, vàng lá,… và
sẳn sàng tham gia lưu thông khi cần thiết.Ví dụ tiền để trong két sắt.
Phương tiện thanh toán
Tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng hoá,… Mặt
tích cực:
o Thúc đẩy lưu thông và sản xuất hàng hoá phát triển o Giảm
lượng tiền mặc lưu hành trong lưu thông o Giảm chi phí in ấn
tiền
lOMoARcPSD|45222017
Mặt tiêu cực:
o Làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những chủ thể trong xã
hội => nguy cơ xảy ra khủng hoảng kinh tế.
Tiền tệ thế giới
Khi trao đổi hàng hoá mở rộng ra bên ngoài biên giới quốc gia
Tiền được dùng làm phương tiện mua bán, thanh toán quốc tế giữa các nước với
nhau
Tiền phải có đủ giá trị, phải là tiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc
tế. Ví dụ: 1USD = …..
CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ
I. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ (GTTD) 1.
Nguồn gốc của GTTD:
a. Công thức chung của tư bản:
Trong nền kinh tế hàng hóa giản đơn, tiền là phương tiện lưu thông vận động theo công
thức H-T-H (hàng - tiền - hàng), nghĩa là, bán để mua.
Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (TBCN), sẽ có một bộ phận nhà tư bản
dùng tiền để đầu tư, tiền của họ vận động theo công thức T-H-T (tiền-hàng-tiền),
nghĩa là, mua để bán —> nhằm mục đích làm giàu hay mục đích gia tăng giá trị.
Theo Mác, bất cứ tiền nào vận động theo công thức T-H-T đều chuyển thành tư bản.
So sánh:
+ Giống: 2 công thức đều phản ánh những quan hệ chung của kinh tế hàng hóa.
Có quá trình mua và bán
Có hàng và tiền
Có người mua và người bán.
+ Khác:
H-T-H
T-H-T
Về hoạt động mua bán
Bán trước mua sau
Mua trước bán sau
Mục đích trao đổi mua
bán
GTSD (H) → đáp ứng nhu cầu sử dụng
hàng hóa của người trao đổi. —> Viết
cụ thể: H1-T-H2 (H1, H2 là 2 loại hàng
hóa khác nhau có GTSD khác nhau)
GT (T) → giá trị thu về càng cao
nhà tư bản càng thích bởi nó tỷ lệ
với lợi nhuận nhà tư bản có được.
—> Đầu tư phải sinh ra lợi nhuận
mới đầu tư lâu dài. → T-H-T’ (T’
= T + delta T) > delta T là giá
trị thặng dư và là số dương
lOMoARcPSD|45222017
Giới hạn lưu thông
Mục đích của lưu thông này là GTSD
nên sau khi có được hàng hóa H2, đã
thỏa mãn nhu cầu sd, lưu thông dừng
lại ở đây. Nghĩa là, lưu thông đã hoàn
thành xong nhiệm vụ của nó. VD:
Người nuôi gà sau khi trao đổi có gạo
mang về nấu cơm, tiêu dùng giá trị sử
dụng của cao → lưu thông chấm dứt ở
đây.
Khi quá trình lưu thông T-H-T’
kết thúc, nhà tư bản có được T’,
nhưng không dừng lại vì mục
đích là giá trị → giá trị càng
nhiều càng sung sướng hay nhà
tư bản càng cố gắng tìm kiếm
được nhiều lợi nhuận càng tốt. —
> Công thức này tiếp tục được
thực hiện ở vòng lưu thông tiếp
theo. Công thức lưu thông mới:
T’-H’-T’’-—> Công thức lưu
thông tư bản sẽ không có giới
hạn, nếu nhà tư bản vẫn tiếp tục
kiếm được giá trị mới.
Tư bản là giá trị sinh ra giá trị thặng dư.
b. Mâu thuẫn công thức chung của tư bản:
TIỀN - HÀNG (TLSX,SLĐ) -> HÀNG’ -> TIỀN’ = TIỀN + THẶNG DƯ
LƯU THÔNG 1 SẢN XUẤT LƯU THÔNG 2
Xét 2 TH trong lưu thông:
+ Trao đổi ngang giá:
Tiền trao đổi ngang giá lấy hàng và hàng trao đổi ngang giá lấy tiền. (T
= H = T). VD: 1 cái áo = 1 con gà.
Tổng số giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi bên tham gia
trao đổi trước sau vẫn không thay đổi.
—> Trao đổi ngang giá không tạo ra giá trị.
+ Trao đổi không ngang giá:
Mua rẻ (mua được nhiều hàng hóa hơn) hoặc bán đắt (bán được nhiều
tiền hơn) hoặc lừa lọc để luôn mua rẻ, bán đắt để kiếm lợi.
Nhà tư bản tham gia vào lưu thông tư bản với tư cách vừa là người mua
đồng thời vừa là người bán.
lOMoARcPSD|45222017
Trên thị trường có rất nhiều nhà tư bản cùng tham gia và có mối quan
hệ dây chuyền tác động lẫn nhau.
Giả sử, khi anh ta mua rẻ, tức là anh ta mua hàng hóa thấp hơn giá trị,
anh ta được lợi ở khâu mua hàng hóa. Nhưng với tư cách là người bán,
thì anh ta lại bị thiệt ở khâu bán. Và tương tự, ở trường hợp người bán
cao hơn giá trị, anh ta được lợi ở khâu bán nhưng sẽ bị thiệt ở khâu
mua.
VD: Những người bán gạo tăng giá bán đắt hơn giá trị thực của gạo.
Giả sử bán được, người bán gạo sẽ có lợi và kiếm lời được nhiều hơn
khi bán. Tuy nhiên, khi gạo lên giá đối với những người mua khác, sẽ
có tác động gián tiếp tới các loại hàng hóa dùng gạo làm đầu vào, như:
bánh, thịt, rượu, bia,… và thậm chí, là mức lương của người lao động
sẽ yêu cầu phải tăng theo, do chi phí sinh hoạt tăng. Người bán gạo, với
tư cách là người bán có lợi khi bán gạo, nhưng với tư cách là người
mua, (ví dụ: bánh m, thịt gà,..) sẽ lại bị thiệt, bởi giá các loại mặt hàng
này đã tăng.
Có những trường hợp cá biệt, chuyên lừa lọc, ép giá lúc nào cũng mua
rẻ và bán đắt để kiếm lời, thì xét trên phạm vi xã hội, những người đó,
luôn có lợi thì sẽ có những người luôn bị thiệt.
—> Không làm tăng thêm giá trị, mà chỉ phân phối lại giá trị.
Tư bản không sinh ra trong lưu thông.
Ngoài lưu thông:
+ Nếu người có tiền không đem tiền đầu tư, không thực hiện lưu thông mà chỉ để
trong két thì cũng không tạo ra giá trị được.
+ VD: Để vào két 10 triệu, giả sử không có yếu tố lạm phát, thì 10 năm sau, các
bạn bỏ ra vẫn chỉ có 10 triệu.
—> Tư bản không sinh ra trong lưu thông.
Tư bản không sinh ra từ lưu thông, cũng không thể sinh ra ngoài lưu thông.
2. Hàng hóa sức lao động và tiền công trong CNTB:
a. Hàng hóa sức lao động:
Theo yêu cầu của quy luật giá trị, trao đổi phải ngang giá. Do đó, T có giá trị bao
nhiêu thì H trong hành vi có giá trị bấy nhiêu; T’ có giá trị bao nhiêu thì H trong hành
vi bán cũng có giá trị bấy nhiêu.
T’ phải lớn hơn T thì công thức mới có ý nghĩa à Điểm mấy chốt ở đây là H. Hàng
hóa ở hành vi mua(H1) phải khác hàng hóa ở hành vi bán (H2).
H1 là hàng hóa nào mà sau một thời gian nhất định lại trở thành H2 có giá trị lớn
hơn?
Theo lý luận giá trị, chỉ có lao động của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị, do
đó, H2 phải là kết quả của quá trình sản xuất và H1 chính là yếu tố sản xuất – bao
gồm tư liệu sản xuất (TLSX) (bao gồm các yếu tố cứng như máy móc, nhà xưởng,
lOMoARcPSD|45222017
thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu, các yếu tố này trong quá trình sản xuất sẽ chuyển giá
trị vào sản phẩm mà không làm tăng thêm tổng giá trị) và sức lao động (SLĐ).
* Hàng hóa sức lao động:
Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa sức lao động:
+ Sức lao động là năng lực lao động của con người. Nó bao hàm toàn bộ thể lực
và trí lực tồn tại trong cơ thể con người có thể sử dụng để tiến hành quá trình
sản xuất.
+ Trong mọi xã hội, sức lao động là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nhưng
để trở thành hàng hóa thì sức lao động cần thỏa mãn 2 điều kiện sau:
(1): Người lao động phải được tự do về thân thể:
o Vì để được gọi là hàng hóa, thì bản thân người lao động phải có
quyền sở hữu và sử dụng sức lao động của mình.
o Người đó có quyền tự quyết lao động cho ai, và lao động như thế
nào.
o VD: Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, người nô lệ thuộc sở hữu của
chủ nô, họ không thể tự thỏa thuận mua bán sức lao động của
mình mà phải làm việc theo yêu cầu của chủ nô. Hay khi ở tù,
không được tự quyết.
(2): Người lao động không có tư liệu sản xuất và không có của cải,
muốn sống anh ta phải bán sức lao động: (TLSX + SLĐ = SP) o
Nếu người lao động có đủ tư liệu sản xuất thì họ sẽ tự sản xuất chứ
tội gì đi bán sức lao động.
o VD: Người thợ may có máy may, nhà xưởng, nguyên liệu và thị
trường thì họ sẽ tự sản xuất tạo ra sản phẩm chứ chẳng tội gì phải
đi làm thuê cho người khác.
o Do đó, người lao động không có bất k tư liệu sản xuất nào thì
buộc phải cung cấp và bán sức lao động của mình để duy trì cuộc
sống của bản thân và gia đình.
o Lưu ý, người lao động có thể bán sức lao động, nhưng họ chỉ bán
sức lao động trong một thời gian nhất định (ví dụ: ngày làm 8h)
chứ họ không bán cả ngày. Nếu bán hết thời gian, thì tức là
người lao động đã tự bán mình, từ chỗ là người tự do, họ trở
thành nô lệ.
o Bản chất của việc bán sức lao động là người lao động chỉ bán
quyền sử dụng sức lao động của anh ta, còn anh ta vẫn sở hữu
sức lao động.
2 thuộc tính của hàng hóa sức lao động:
+ Giá trị của hàng hóa sức lao động:
Do lượng lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra nó quyết định.
lOMoARcPSD|45222017
Do sức lao động tồn tại như năng lực của con người, muốn tái sản xuất
năng lực đó, người lao động cần phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt
nhất định (như ăn, mặc, giáo dục, y tế, giải trí,…) à giá trị sức lao động của
họ ngang bằng với giá trị của toàn bộ các liệu sinh hoạt cần thiết về vật
chất và tinh thần để duy trì đời sống bình thường của người công nhân và
con cái anh ta cùng chi phí đào tạo ở trình độ nhất định.
Cấu thành giá trị của hàng hóa SLĐ bao gồm:
o Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho bản thân người công nhân (ăn,
mặc, ở, y tế,…) -> nhu cầu tư liệu sinh hoạt của người công nhân
thay đổi không ngừng theo từng giai đoạn phát triển. VD: người
công nhân thời Pháp thuộc VN, khi cuộc sống khó khăn, nhu cầu tư
liệu sinh hoạt có khi chỉ đơn giản là ăn no mặc ấm, đủ ăn, đủ mặc.
Còn công nhân thời ngay thì nhu cầu sinh hoạt cao hơn như: ăn
ngon, mặc đẹp và phải có cả tiền tích lũy những lúc hoạn nạn. Nhu
cầu của người công nhân VN khác với nhu cầu của công nhân Mỹ
hay Nhật, nó phụ thuộc vào điều kiện lịch sử hình thành giai cấp
công nhân, trình độ văn minh đã đạt được.
o Phí tổn đào tạo công nhân (chi phí giáo dục đào tạo) o Giá trị các tư
liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) nuôi sống con cái công
nhân: bởi con cái người công nhân đó là nguồn lao động kế tiếp, duy
trì nguoogn sức lao động khi người công nhân già yếu và mất đi.
o Khi chủ tư bản trả tiền công cho người công nhân, giá trị sức lao
động được biểu hiện bằng tiền, bản chất của tiền công chính là biểu
hiện bằng tiền của giá trị sức lao động hoặc gọi là giá cả của sức lao
động.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:
Là công dụng của sức lao động có thể thỏa mãn nhu cầu của người mua
vào quá trình sản xuất.
VD: Chủ tư bản thuê công nhân dệt vải. GTSD SLĐ của người công
nhân dệt là kỹ năng, năng suất lao động của người công nhân khi lao
động dệt vải.
Trong quá trình làm việc, người lao động sử dụng tư liệu sản xuất của
nhà tư bản để tạo ra hàng hóa cho nhà tư bản.
Hàng hóa sức lao động có giá trị sử dụng đặc biệt: Khi sử dụng nó có
thể tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó.
Giả sử: Toàn bộ số tư liệu sinh hoạt nuôi sống và duy trì sức lao động
của người công nhân trong 1 tháng là 500$ (bao gồm: thực phẩm, quần
áo, y tế, GD, giải trí,…). Nhưng khi làm việc cho nhà tư bản, người
công nhân có thể tạo ra giá trị gia tăng vào sản phẩm là 800$. Chênh
lệch 300 là giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt.
lOMoARcPSD|45222017
Giá trị SLĐ và giá trị do SLĐ tạo ra sau quá trình sản xuất ra là 2 đại
lượng khác nhau => Là chìa khóa giải quyết mâu thuẫn công thức chung
của tư bản.
ΔT là giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà
tư bản chiếm đoạt.
Lưu ý:
o Đối với hàng hóa thông thường khi tiêu dùng và sử dụng thì giá trị sử dụng
sẽ dần dần biến mất. Còn hàng hóa sức lao động có thể tạo ra giá trị mới
lớn hơn giá trị bản thân nó.
o Là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư, chìa khóa giải quyết mâu thuẫn công
thức chung của tư bản.
b. Tiền công trong TBCN:
Bản chất của tiền công trong CNTB:
Là giá cả của hàng hóa SLĐ, nhưng biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của lao động.
Biểu hiện là giá cả của LĐ vì:
+ Công nhân bán quyền sử dụng SLĐ cho tư bản: không bán quyền sở hữu à sau
khi lao động cho nhà tư bản, công nhân lại sử dụng SLĐ đó cho bản thân và
gia đình à Tiền công trả cho lao động mà công nhân lao động cho nhà tư bản.
+ Lao động là phương tiện kiếm sống của công nhân à Công nhân phải lao động
mới có tiền công.
+ Công nhân chỉ nhận được tiền công sau khi đã lao động.
Các hình thức tiền công cơ bản:
Theo thời gian:
+ Là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít hay nhiều tùy theo thời gian lao
động của công nhân (giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn.
+ Trong đó, trả theo giờ là chính xác nhất. Tiền công trả theo thời gian thường
được trả cho những công việc không được định lượng một cách cụ thể.
+ Yếu tố ảnh hưởng đến tiền công theo thời gian:
Độ dài của thời gian lao động.
Cường độ lao động
Tính chất công việc
Trình độ tay nghề, kinh nghiệm của người lao động
+ Muốn đánh giá chính xác mức tiền công không chỉ căn cứ vào tiền công ngày,
mà phải căn cứ vào độ dài của ngày lao động và cường độ lao độ. Giá cả của
một giờ lao động là thước đo chính xác mức tiền công tính theo thời gian.
Theo sản phẩm:
+ Là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm
hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra hoặc
là số lượng công việc đã hoàn thành.
lOMoARcPSD|45222017
+ Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định. Gọi là đơn giá tiền
công và nó được xác định bằng thương số giữa tiền công trung bình của công
nhân trong một ngày với số lượng sản phẩm trung bình mà một công nhân sản
xuất ra trong một ngày.
+ Thực chất, đơn giá tiền công trả cho thời gian cần thiết sản xuất ra một sản
phẩm => Là hình thức biến tướng của tiền công tính theo thời gian.
+ Tác dụng:
Giúp cho nhà tư bản trong việc quản lý, giám sát quá trình lao động của
công nhân dễ dàng hơn.
Kích thích công nhân lao động tích cực, nâng cao tay nghề, khẩn trương
tạo ra nhiều sản phẩm để nhận được tiền công cao hơn.
Đối với xã hội thì thể hiện sự công bằng hơn (có làm thì mới có ăn, làm
nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít).
Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế:
Tiền công danh nghĩa:
+ Là số lượng tiền mà người lao động nhận được sau khi làm việc.
+ Là giá cả thị trường của hàng hóa sức lao động.
+ Phụ thuộc vào quan hệ cung-cầu về hàng hóa SLĐ.
+ VD: Cung > cầu về hàng hóa SLĐ à Tiền công danh nghĩa < giá trị của HH
SLĐ.
Tiền công thực tế:
+ Là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động có thể mua được
bằng tiền lương danh nghĩa: phương tiện, đồ ăn, may mặc, vui chơi, giải trí…
+ Có quan hệ tỷ lệ thuận với tiền lương danh nghĩa và quan hệ tỷ lệ nghịch với giá
cả tư liệu sinh hoạt và dịch vụ khi các điều kiện khác không đổi.
3. Các phương pháp sản xuất GTTD:
a. Đặc điểm của quá trình sản xuất:
Thứ nhất: Sự thống nhất giữa sản xuất giá trị sử dụng và giá trị thặng dư do hàng hóa
là vật có giá trị sử dụng nhưng lại ẩn chứa giá trị thặng dư nên đặc điểm đầu tiên đó là
sự thống nhất giữa sản xuất giá trị sử dụng và giá trị thặng dư:
o Mục đích của nhà tư bản là giá trị thặng dư nhưng để đạt được mục đích đó
thì nhà tư bản buộc phải sản xuất những cái hàng hóa có giá trị sử dụng
nhất định. Nói cách khác, không có giá trị sử dụng thì không có giá trị
thặng dư.
Thứ hai: Công nhân phải làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản -> sản phẩm làm
ra thuộc sở hữu của nhà tư bản. Đây cũng chính là cái điều kiện cần thiết để tiến hành
quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa.
VD: Giả sử, để sản xuất sợi, chủ tư bản phải đầu tư các yếu tố sản xuất gồm có
nguyên liệu là: bông, máy móc, sức lao động của người công nhân với các chi phí như
lOMoARcPSD|45222017
sau: nhà tư bản mua 50 kg nguyên liệu bông mất 50$, hao mòn máy móc để chuyển
50 kg bông này thành sợi là 3$, mua hàng hóa sức lao động của công nhân làm cho
một ngày 8 tiếng là 15$. Vậy ban đầu, nhà tư bản phải ứng ra là 68$. Giả định, trong 4
giờ, người công nhân bằng lao động cụ thể đã biến 50kg bông thành sợi và như vậy
giá trị của 50kg sợi sẽ là 50 + 3 + 15 = 68$. Nếu được nhà tư bản dân sản xuất tại thời
điểm này thì tư bản sẽ không có giá trị thặng dư .Tuy nhiên, nhà tư bản mua sức lao
động sử dụng trong một ngày là 8 tiếng chứ không phải 4 tiếng (tất nhiên thì điều này
nhà tư bản sẽ phải tính toán từ trước) và do vậy 4 tiếng tiếp theo, nhà tư bản sẽ tiếp
tục đầu tư cho sản xuất. Cụ thể nhà tư bản sẽ mua 50$ cho nguyên liệu bông, 3$ để
cho hao phí hao mòn máy móc. Khác với giai đoạn một nhà tư bản không cần trả
thêm tiền cho lao động của người công nhân nữa vì hợp đồng anh ta kí với người
công nhân là một ngày 8 tiếng chứ không phải 4
tiếng. Kết thúc ngày lao động của người công nhân sẽ tạo ra 100kg sợi có tổng giá trị
là 68$+ 68$ = 136$. Rốt cuộc nhà tư bản ứng ra số chi phí đầu tư là 121$ nhà tư
bản đã thu được phần giá trị thặng dư là 136 - 121 = 15$. 15$ này đó chính là giá
trị thặng dư nhà tư bản thu được. Sở dĩ có cái phần giá trị rồi ra đó vì Mác phát
hiện ra rằng hàng hóa sức lao động là hàng hóa khi sử dụng nó có thể tạo ra giá trị
lớn hơn giá trị bản thân nó.
Kết luận:
o GTTD (m) là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người
lao động làm thuê tạo ra, nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt. Nói tới GTTD, là
phản ánh mối quan hệ bóc lột sức lao động của nhà tư bản đối với người
công nhân. Là phạm trù lịch sử vì nó tồn tại trong giai đoạn sản xuất
TBCN. o Ngày lao động của người công nhân được chia
làm 2 phần:
1 phần, ngày lao động, người công nhân tái sản xuất ra giá trị sức lao
động, gọi là thời gian lao động cần thiết.
Phần còn lại của ngày lao động là thời gian lao động thặng dư.
o Tư bản là giá trị mang lại GTTD bằng cách bóc lột lao động làm thuê. Cũng
giống như khái niệm giá trị thặng dư, tư bản cũng phản ánh mối quan hệ xã
hội, quan hệ bóc lột giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân làm thuê.
b. Tư bản bất biến và tư bản khả biến:
Tư bản đầu tư cho tư liệu sản xuất là tư bản bất biến (ký hiệu: C).
o Là bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng tư liệu sản xuất mà giá trị được lao
động cụ thể của người công nhân bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị
sản phẩm, tức là không biến đổi chúng ta gọi là bất biến trong quá trình sản
xuất.
o Tư bản bất biến sẽ gồm có hai phần máy móc thiết bị nhà xưởng (C1) và
nguyên, nhiên vật liệu (C2).
o Loại 1 và loại 2 khác nhau ở cách thức dịch chuyển giá trị vào sản phẩm
lOMoARcPSD|45222017
Ví dụ: Máy móc, nhà xưởng dịch chuyển dần dần giá trị vào sản phẩm
thông qua hao mòn trong nhiều chu kỳ sản xuất .
Còn nguyên liệu nhiên liệu vật liệu thì thường dịch chuyển hết qua quá
trình xuất. o Điểm chung của hai loại C1 và C2 này đều là không làm
gia tăng giá trị.
Tư bản bất chỉ là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất và tăng năng suất lao
động.
Tư bản đầu tư để mua sức lao động của người công nhân đó là tư bản khả biến (ký
hiệu: V).
o Là tư bản mua sức lao động, gọi là khả biến vì nó có thể thay đổi giá trị
sinh ra giá trị thặng dư khi đầu tư mua sức lao động.
o Giá trị của nó được chuyển cho công nhân làm thuê dưới dạng tiền công
biến thành tư liệu sinh hoạt cần thiết và được tiêu dùng trong quá trình tái
sản xuất sức lao động của người công nhân làm thuê.
o Biểu hiện qua tiền công mà người công nhân sử dụng để mua nhu yếu
phẩm cần thiết để nuôi sống anh ta và gia đình ta.
o Mác kết luận: “Tư bản khả biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức
lao động không tái hiện ra của công nhân, nhưng thông qua lao động trừu
tượng đã tạo trị mới lớn hơn giá trị sức lao động.” Về mặt ký hiệu công
thức:
+ Giá trị hàng hóa: G
+ Tư bản bất biến : c (trong đó C = c1 +c2)
+ Tư bản khả biến : v
+ Giá trị thặng dư : m
Công thức giá trị của hàng hóa: G = c + v + m
Cơ sở phân chia: vai trò của từng loại tư bản trong quá trình sản xuất GTTD.
Ý nghĩa sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến:
+ Vạch rõ nguồn gốc duy nhất của giá trị thặng dư là do lao động của người công
nhân làm thuê tạo ra không được trả công.
+ Tư bản bất biến tùy không là nguồn gốc của giá trị thặng dư nhưng nó có vai trò
quan trọng trong quá trình sản xuất, quyết định tới năng suất lao động.
c. Tỷ suất GTTD và Khối lượng GTTD:
Tỷ suất GTTD:
KN: Là tỷ lệ phần trăm giữa GTTD và tư bản khả biến cần thiết để tạo ra GTTD
đó.
Công thức: m’ = m/v * 100% m’: tỷ suất giá trị thặng dư m: giá trị thặng dư v: Tư
bản khả biến
Tỷ suất GTTD phản ánh chính xác trình độ bóc lột công nhân của NTB.
lOMoARcPSD|45222017
Tỷ suất này nêu rõ, trong tổng số giá trị mới do SLĐ vừa tạo ra thì công nhân được
hưởng bao nhiêu phần, còn bao nhiêu phần NTB chiếm đoạt.
Ý nghĩa: Tỷ suất GTTD phản ánh trình độ khai thác sức lao động làm thuê.
Khi KHKT càng phát triển, thì ảnh hưởng thế nào đến GTTD?
Khi KHKT càng phát triển, năng suất lao động càng cao, thì thời gian lao động cần
thiết tạo ra tư liệu sinh hoạt giảm, (t giảm) kéo theo thời gian lao động thặng dư
(t’) tăng lên. => T suất GTTD càng lớn.
Tỷ suất GTTD có quan hệ ngược chiều với thời gian lao động cần thiết và thuận
chiều với thời gian lao động thặng dư.
Để nâng cao trình độ bóc lột người công nhân, các NTB tìm cách ra sức kéo dài
ngày lao động, tăng cường độ lao động và tăng năng suất lao động.
Khối lượng GTTD:
Là lượng giá trị thặng dư được tính bằng tiền mà nhà tư bản thu được trong một
thời gian nhất định.
Công thức: M = m’.V
M: Khối lượng GTTD
V: Tổng tư bản khả biến
m’: Tỷ suất GTTD
Khối lượng GTTD phản ảnh số lượng tuyệt đối GTTD mà NTB thu được.
Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, thì khối lượng GTTD càng lớn vì trình độ bóc
lột ngày càng nặng nề hơn và số lượng người bị bóc lột ngày càng nhiều hơn.
Ý nghĩa: Cho thấy những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến khối lượng GTTD là t
suất GTTD và số lượng công nhân mà NTB sử dụng.
Để đạt được mục tiêu GTTD ngày càng nhiều, NTB vừa phải nâng cao trình độ
bóc lột, vừa phải mở rộng quy mô bóc lột.
d. Hai phương pháp sản xuất GTTD:
Sản xuất GTTD tuyệt đối:
KN: GTTD thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu
trong khi NSLĐ không đổi.
Phương pháp này áp dụng khi KHKT chưa phát triển.
Biện pháp: Tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động.
Hạn chế: Ngày lao động bị giới hạn bởi khả năng sinh lý => đấu tranh, đình công.
Sản xuất GTTD tương đối:
KN: GTTD thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu, do đó kéo dài thời
gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động không đổi hoặc thậm chí rút
ngắn.
Làm thế nào để rút ngắn TGLĐTY?
GTTD siêu ngạch:
Là phần GTTD thu được do tăng NSLĐ cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng
hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.
lOMoARcPSD|45222017
Là hình thái biến tướng của GTTD tương đối. GTTD siêu ngạch là một hiện tượng
phổ biến trong nền KTTT và là động lực để nhà tư bản, người sản xuất ứng dụng
KHKT, hợp lý hóa sản xuất.
GTTD siêu ngạch thu được là do nhà tư bản cá biệt ứng dụng máy móc mới, dây
chuyền mới, công nghệ mới vào sản xuất làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp
hơn giá trị thị trường của nó. Tuy nhiên, khi công nghệ, máy móc thiết bị mới đó
được phổ biến rộng rãi thì GTTD siêu ngạch trở thành GTTD tương đối. GTTD
siêu ngạch dựa trên cơ swor tăng NSLĐCB. Còn GTTD tương đối dựa trên cơ sở
tăng NSLĐ.
II. Tích lũy tư bản:
1. Bản chất của tích lũy tư bản:
Xét về quy mô có hai loại hình tái sản xuất:
o Tái sản xuất đơn giản ( nền sản xuất quy mô nhỏ ) là sự lặp lại quá trình sản
xuất với quy mô như cũ ( ứng với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thì toàn bộ
giá trị thặng dư đã được nhà tư bản sử dụng hết ).
o Tái sản xuất mở rộng ( điển hình của chủ nghĩa tư bản ) là sự chuyển hoá
một phần giá trị thặng dư thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản.
Bản chất của TLTB là tư bản hóa GTTD:
o Đó là quá trình tái sản xuất mở rộng TBCN thông qua việc biến GTTD
thành tư bản phụ thêm để mở rộng quy mô sản xuất. o Nguồn gốc của
TLTB là GTTD.
Thực chất của tích luỹ tư bản là tư bản hoá giá trị thặng dư.
Động cơ TLTB:
o TLTB để mở rộng sản xuất, thu nhiều GTTD hơn.
o Do cạnh tranh giữa các nhà tư bản.
o Do xuất hiện TBCN yêu cầu ứng dụng KHKT.
2. Những nhân tố làm tăng quy mô tích lũy:
TH1: Quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng GTTD thành quỹ
tích lũy và quỹ tiêu dùng cho NTB. Để mở rộng quy mô tích lũy, NTB cần thu hẹp quy
mô tiêu dùng.
o Khối lượng giá trị thặng dư (M): Nếu M tăng thì quy mô tích luỹ tư bản
tăng và ngược lại => tất cả các biện pháp làm tăng m’ => tăng M => tăng
quy mô tích lu tư bản ( kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động,
tăng cường độ lao động, tăng quy mô của tư bản ứng trước.
TH2: T lệ phân chia quỹ đã xác định thì quy mô tích lũy phụ thuộc vào M : Nếu
M
TL
/ M
TD
tăng => quy mô tích luỹ của tư bản sẽ tăng và ngược lại.
Các nhân tố ảnh hưởng M:
o Trình độ bóc lột sức lao động (m’): Để nâng cao m’, nhà tư bản sẽ sử dụng
cách như là tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động, tăng năng suất
lao động, cắt giảm tiền lương của công nhân.
lOMoARcPSD|45222017
o Năng suất lao động: ảnh hưởng tới tư bản khả biến (V). Nếu NLSĐ tăng ->
Giá trị TLSX và TLSH giảm giúp tư bản thu được nhiều GTTD hơn.
o Sử dụng hiệu quả máy móc: Để tiến hành sản xuất, NTB phải bỏ ra tư bản mua
máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… bộ phận tư bản này tham gia vào toàn bộ quá
trình sản xuất nhưng giá trị thì chuyển dần vào sản phẩm. Mặc dù giá trị đã
chuyển 1 phần vào sản phẩm nhưng bộ phận tư bản này vẫn hoạt động với tư cách
còn đẩy đủ giá trị. Bộ phận giá trị của tư bản cố định đã chuyển vào sản phẩm
được nhà tư bản thu hồi, có thể được đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc
cho vay. Sự chênh lệch giữa tư bản cố định sử dụng và tư bản cố định đã tiêu
dùng ngày càng lớn và trở thành nguồn tích lũy tư bản quan trọng.
o Quy mô tư bản ứng trước (V): V càng lớn -> quy mô bóc lột GTTD càng lớn và
hơn nữa, tư bản ứng trước càng lớn, việc ứng dụng tiến bộ KH-CN càng thuận lợi.
Do vậy, V càng lớn -> tích lũy tư bản càng tăng.
3. Một số hệ quả của tích lũy tư bản:
Thứ nhất, tích luỹ tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản o Cấu tạo kỹ thuật
của tư bản: Là tỷ lệ giữa số lượng TLSX với số lượng lao động sử dụng các tư liệu sản
xuất đó. Cấu tạo kỹ thuật phản ánh trình độ phát triển của LLSX (VD: 10 máy dệt/ công
nhân).
o Cấu tạo giá trị của tư bản: Là tỷ lệ số lượng giữa giá trị tư bản bất biến (hay giá trị
TLSX) và số lượng tư bản khả biến (hay giá trị của SLĐ) cần thiết để tiến hành
sản xuất.
o Cấu tạo hữu cơ của tư bản (ký hiệu c/v) là cấu tạo giá trị của tư bản, do cấu
tạo kỹ thuật quy định và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật đó. o
Công thức:
CTKT = số lượng TLSX / số lượng SLĐ
CTGT = giá trị TLSX / giá trị SLĐ (c / v) o Trong quá trình tái
sản xuất mở rộng thì CTKT tăng => CTHC của tư bản tăng.
o Sản xuất là sự kết hợp 2 yếu tố: TLSX và SLĐ theo tỷ lệ nhất định
Nếu kết hợp 2 yếu tố đó dưới hình thái giá trị thì gọi là cấu tạo giá trị
(kết cấu giá trị): là tỷ lệ giữa GT TBBB (GT TLSX) và GT TBKB
(GT SLĐ cần thiết để tiến hàng sx): VD: 1 chiếc máy GT 10tr, 2c
máy 20tr, lương 1 CN: 10tr/tháng => CTGT: 20tr/10tr=> c/v=2/1.
Nếu kết hợp dưới hình thái hiện vật thì gọi là cấu tạo kỹ thuật: là tỷ lệ
giữa khối lượng TLSX với số lượng lao động cần thiết để sử dụng
các TLSX đó (số máy móc, số lượng nguyên liệu, số lượng năng
lượng do 1 công nhân sử dụng trong 1 thời gian nhất định (1 năm): 2
chiếc máy/CN, 100kw điện/CN
CTKT phản ánh trình độ kỹ thuật, trình độ phát triển của LLSX
(CTKT tăng là trình độ KHKT phát triển hơn)
CTKT và CTGT có quan hệ hữu cơ: CTKT thay đổi làm CTGT thay
đổi => mối quan hệ này Mác gọi là “Cấu tạo hữu cơ”: là cấu tạo GT
do CTKT quyết định (c/v)
| 1/35

Preview text:

lOMoARcPSD| 45222017
CHƯƠNG II: HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ
THAM GIA THỊ TRƯỜNG
I. Lý luận của C. Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa:
1. Sản xuất hàng hóa:
a. Khái niệm sản xuất hàng hoá
Theo Mac, sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những
người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi mua bán.
Note : xã hội loài người trải qua 2 kiểu tổ chức kinh tế:
o Tự cung tự cấp ( kinh tế tự nhiên )
Sản phẩm do lao động tạo ra
Sản phẩm làm ra thỏa mãn nhu cầu của mình o Sản xuất
hàng hoá ( kinh tế hàng hoá )
Sản phẩm do lao động tạo ra
Không nhằm mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính mình
Dùng để trao đổi, buôn bán
b. Điều kiện ra đời sản xuất hàng hoá
Điều kiện cần: cần có sự phân công lao động xã hội.
Khái niệm: phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành
các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hoá của những
những người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau.
Ví dụ: Lao động hoạt động trong lĩnh vực:
o Nông nghiệp:Trồng trọt, chăn nuôi; Nông, lâm, ngư nghiệp
o Công nghiệp: Công nghệp nặng; Công nghiệp nhẹ o Dịch
vụ: Giáo dục, du lịch, giao thông vận tải
Cơ sở: dựa trên những ưu thế về tự nhiên, kỹ thuật , năng khiếu, sở trường,… của
từng người cũng như từng vùng.Ví dụ, sự khác biệt về các thế mạnh ngành nghề
giữa các khu vực với thời tiết các nhau: miền bắc, miền nam,…
Sự chuyên môn hóa giúp tăng năng suất lao động và sản phẩm lao động nhiều.
Là sự phát triển lực lượng sản xuất.
VD: Người thợ dệt vải sẽ có nhiều vải hơn người bình thường, và họ có nhu cầu
mua thóc gạo để ăn. Người nông dân có nhiều thóc gạo và cũng có nhu cầu mua
vải vóc để mặc -> Họ trao đổi với nhau vì mục đích của mình.
Tại sao phân công lao động xã hội dẫn đến sự ra đời của sản xuất hàng hoá?
Phân công lao động xã hội khiến cho mỗi nhóm lao động chỉ tạo ra một hoặc một
số sản phẩm trong khi nhu cầu của con người rất đa dạng và phong phú do đó để
thoả mãn nhu cầu của mình thì hoạt động trao đổi hàng hoá xuất hiện.
Phân công lao động xã hội dẫn đến dự chuyên môn hoá trong lao động do vậy
năng lực sản xuất hàng hoá tăng (dư thừa sản phẩm) -> xuất hiện nhu cầu trao đổi hàng hoá. lOMoARcPSD| 45222017
Vai trò: làm cho trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu -> năng suất lao động tăng,
sản phẩm thặng dư và trao đổi sản phẩm.
Điều kiện đủ: Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho những người sản
xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích.
Người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác -> trao đổi mua bán.
Trong lịch sử, sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định.
Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, TLSX thuộc quyền sở hữu của mỗi cá
nhân -> KQ: sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ. Cơ sở: chế độ tư hữu về
tư liệu sản xuất hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất sự tách rời giữa
quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tư liệu sản xuất quy định.
Tại sao có sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất lại tạo nên sản xuất hàng hoá ?
Mặc dù có sự tách biệt về mặt kinh tế nhưng họ vẫn nằm trong một nền kinh tế
chung (bao quát) nên muốn sử dụng hàng hoá của ng khác phải thông qua sản xuất
hàng hoá để có cái trao đổi.
Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất ở việt nam Ở nước ta
tồn tại 5 thành phần kinh tế: • Nhà nước • Tập thể • Tư nhân
• Có vốn đầu tư nước ngoài • Tư bản nhà nước
( mỗi thành phần có một hình thức sở hữu tư liệu sản xuất riêng )
Tất cả nằm trong một tổng thể thống nhất là kinh tế việt nam và nó được
điều khiển cho phối bởi ………. 2. Hàng hoá a. Khái niệm:
Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con
người, thông qua hoạt động trao đổi và mua bán. Đặc điểm:
o Là sản phẩm của lao động , ví dụ: không khí, nước tự nhiên không do con
người làm ra là những thứ ko phải hàng hoá. o Thoả mãn một nhu cầu nào đó
của con người , ví dụ: cái ghế để ngồi, chiếc xe để đi,… như vậy có thể hiểu
đối với những thứ là sản phẩm của lao động nhưng vô dụng ( không thoả mãn
một nhu cầu nào đó của con người ) thì đó ko phải là hàng hoá.
o Được trao đổi, mua bán: như vậy đối với những sản phẩm được làm ra , thoả
mãn nhu cầu nào đó của con người nhưng chỉ phục vụ nhu cầu cá nhân thì đó
không phải hàng hoá Ví dụ: lOMoARcPSD| 45222017
• Đến trường học: trong trường hợp này thì việc đến trường học cũng là
một loại hàng hoá. Trong đó tri thức ở trương là sản phẩm của lao động
trí óc của giáo viên để tạo ra, học sinh là những người đến để học tập,
tiếp thu kiến thức ấy. Đối với học sinh thì việc đến trường là nhằm thoả
mãn nhu cầu học hỏi, tiếp thu kiến thức còn với giáo viên thì đến trường
dạy là để thoả mãn nhu cầu có thu nhập,… học sinh đến trg học phải trả học phí. • Đến tiệm cắt tóc
• Đi chợ mua rau, mua cá b. Phân loại Hàng hoá hữu hình Hàng hoá vô hình
Hàng hoá là một phạm trù lịch sử nên nó chỉ ra đời trong những giai đoạn nhất định.
3. Thuộc tính
a. Thuộc tính giá trị sử dụng
Khái niệm: Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu
nào đó của con người ( vật đó được sử dụng để làm gì ? ) Ví dụ: quạt được
dùng để làm mát, bút dùng để viết,… Nhu cầu bao gồm:
o Nhu cầu cá nhân: quần áo, điện thoại,… o Nhu cầu sản xuất: máy móc,
công cụ lao động,… o Nhu cầu vật chất: sách, vở,…
o Nhu cầu tinh thần ( giải trí ): dịch vụ, giải trí, thể dục thể thao,…
Đặc điểm của giá trị sử dụng:
o Do thuộc tính tự nhiên quy định ( sản phẩm đó được cấu thành bởi yếu tố
nào thì chính yếu tố tham gia cấu thành tạo nên giá trị sử dụng của nó).
VD: mặt nạ chứa vitamin, nước → giá trị sử dụng: làm đẹp; cơm, gạo chứa tinh bột → GTSD: ăn.
o Do sự phát triển của khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất và phân công
lao động quyết định, thì số lượng giá trị sử dụng ngày càng tăng lên. VD:
trước đây điện thoại chỉ nghe gọi → khi khoa học công nghệ phát triển →
có smartphone → thêm chức năng lướt web, chụp ảnh,…
o Là một phạm trù cụ thể, được cảm nhận thông qua các giác quan của con
người.VD: quạt → mát → cảm nhận được bằng xúc giác
o Được thể hiện khi con người tiêu dùng. VD: mua quần áo về không mặc →
không biết có mát, có hợp không —> mặc → biết được có ấm, có mát, có hợp không.
o Giá trị sử dụng là giá trị cho xã hội → Là giá trị tạo ta cho xã hội chứ không phải sản xuất.
o Giá trị sử dụng là các hàng hóa khác nhau về chất: VD: bút → viết; bàn → ngồi. lOMoARcPSD| 45222017
o Là phạm trù vĩnh viễn: Từ xã hội công hữu đến xã hội chủ nghĩa thì con
người vẫn cần phải cần 1 lượng giá trị sử dụng để tồn tại và phát triển. o
Là vật mang giá trị trao đổi: Làm ra sản phẩm → đem ra thị trường mua bán.
b. Thuộc tính giá trị
Khái niệm: giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết
tinh trong hàng hoá ấy (sự hao phí về thời gian, công sức,…).
Đặc điểm của giá trị:
o Chất của giá trị chính là lao động kết tinh ( sản phẩm nào càng kết tinh
nhiều giá trị lao động thì giá trị của hàng hoá đó càng cao ). o Biểu hiện
mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá o Là một phạm trù lịch
sử ( chỉ ra đời trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử nhất định )
o Được thực hiện trong lĩnh vực trao đổi: Giá trị của hàng hoá quyết định
giá trị (tỉ lệ) trao đổi: giá trị trao đổi (là biểu hiện của gt) -> là mối quan hệ
về số lượng, là một tỷ lệ mà theo đó giá trị sử dụng của loại này được trao
đổi với giá trị sử dụng của loại khác. Trong đó:
Giá trị trao đổi là hình thức. Giá trị là nội dung.
o Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hoá.
c. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá.
Mối quan hệ giữa hai thuộc tính xủa hàng hoá là sự thống nhất và đấu tranh
giữa thuộc tính giá trị sử dụng và thuộc tính giá trị. Thống nhất:
o Cả hai mặt này phải cùng tồn tại đồng thời trong cùng một hhàng hoá, nếu
thiếu 1 trong hai thì ko thể trở thành hàng hoá.
o Làm tiền đề để để tồn tại cho nhau.
o Đều là kết quả của cùng một quá trình lao động sản xuất hàng hoá. Đấu tranh:
o Là giá trị sử dụng các hàng hoá khác nhau về chất. o Là giá trị các hàng
hoá đồng nhất về chất
o Người sản xuất quan tâm đến giá trị, người tiêu dùng quan tâm đến giá trị
sử dụng => trả giá trị cho người bán.
o Giá trị được thực hiện trước trong lĩnh vực lưu thông, giá trị sử dụng được
thực hiện sau trong lĩnh vực tiêu dùng.
4. Tính hai mặt của lao động của lao động và sản xuất hàng hoá
Lao động cụ thể (tính tư nhân) là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
Đặc điểm của lao động cụ thể: Có o Mục đích lao động riêng: ví dụ mục đích lao
động của thợ mộc là tạo ra bàn ghế, của thợ may là tạo ra quần áo,… lOMoARcPSD| 45222017
o Đối tượng lao động riêng: đối tượng lao động của thợ mộc là gỗ, của thợ may là vải
o Công cụ lao động riêng: công cụ lao động của thợ mộc là đục, cưa, bào;
công cụ lao động của thợ may là kéo, kim , chỉ,…
o Phương pháp lao động riêng: phương pháp lao động của tợ mộc và thợ may
là các thao tác với công cụ lao động.
o Kết quả lao động riêng: kết quả lao động của thợ mộc là bàn, ghế,…; kết
quả lao động của thợ may là quần, áo. ( bàn, ghế, quần áo là giá trị sử dụng )
o Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá o Lao động cụ thể
càng nhiều loại thì càng nhiều giá trị sử dụng khác o Lao động cụ thể =>
phân công lao động xã hội => xuất hiện nhiều nghề khác => nhiều giá trị sử dụng khác
o Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn
Lao động trừu tượng ( tính xã hội ) là lao động xã hội của những người sản xuất
hàng hoá không kể đến hình thức cụ thể của nó. Đó là sự hao phí sức lao động của
người sản xuất hàng hoá nói chung về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
Đặc điểm của lao động trừu tượng:
o Là lao động xã hội: là lao động hao phí đồng nhất và giống nhau về chất. o
Lao động trừa tượng tạo ra giá trị của hàng hoá. o Chất của giá trị hàng
hoá là lao động trừu tượng. o Lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử.
5. Mối quan hệ giữa tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá
Thống nhất:Là hai mặt đối lập của một lao động thống nhất Mâu thuẫn:
o Lao động cụ thể là biểu hiện của lao động tư nhân o Lao động tinh thần là
biểu hiện của lao động xã hội
o Sản phẩm do người sản xuất tạo ra có thể không ăn khớp hoặc không phù
hợp với nhu cầu của xã hội.
o Hao phí lao động cá biệt có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động của xã hội
Mầm mống của mọi mâu thuẫn trong sản xuất hàng hoá => vừa vận động phát triển,
vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng sản xuất thừa.
6. Lượng giá trị các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá
Lượng giá trị được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết - là thời gian cần
thiết để sản xuất ra một hàng hoá trong điều kiện bình thường của xã hội - tức là
với một trình độ kĩ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao
động trung bình so với hoàn cảnh nhất định.
Thông thường lượng giá trị sẽ trùng với thời gian lao động của người sản xuất ra nhiều nhất sản phẩm. lOMoARcPSD| 45222017
Cấu thành lượng giá trị bao gồm 2 bộ phận: hao phí lao động quá khứ và hao phí
lao động mới kết tinh thêm.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị: o Năng xuất lao động:
Khái niệm: năng xuất lao động là năng lực sản xuất của lao động
được tính bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn
vị thời gian hoặc thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Ví dụ: mất 3h để làm ra 1 chiếc bánh,… Phân loại:
• Năng suất lao động cá biệt
• Năng xuất lao động xã hội
Ảnh hưởng: năng xuất lao động tăng => số lượng sản phẩm tăng, giá
trị của một sản phẩm giảm, tổng giá trị không đổi o Phụ thuộc vào
trình độ khéo léo, sự phát triển khoa học kỹ thuật, sự kết hợp xã hội
của sản xuất, quy mô và hiệu quả của tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên. o Cường độ lao động
Nói lên mức độ khẩn trương, là sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động.
Ảnh hưởng: cường độ lao động tăng => số lượng sản phẩm tăng, giá
trị một sản phẩm không đổi, tổng giá trị tăng.
Tăng cường độ lao động cũng như kéo dài thời gian lao động.
Phụ thuộc: trình độ tay nghề, thể chất và tinh thần, ý thức tổ chức kỷ
luật, trình độ tổ chức, quản lý. o Mức độ phức tạp của lao động: căn
cứ vào mức độ phức tạp, chia thành:
Lao động giản đơn: là lao động mà bất kỳ một người bình thường
nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được. Ví dụ: Quét nhà, rửa bát,…
Lao động phức tạp: là lao động đòi hỏi phải được đào tạo huấn luyện
thành lao động chuyên môn lành nghề mới có thể tiến hành được. Ví
dụ: luật sư, bác sỹ, kỹ sư,…
• Tạo ra nhiều giá trị hơn
• Là lao động giản đơn nhân lên nhiều lần. 7. Tiền tệ a. Khái niệm:
Tiền là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá, là sản
phẩm của sự phát triển của các hình thái giá trị từ thấp đến cao.
b. Các hình thái phát triển của tiền:
Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên: lOMoARcPSD| 45222017
o Xuất hiện vào cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ. o Đặc điểm:
Giá trị của một hàng hoá chỉ được biểu hiện ở một hàng hoá
khác Trao đổi mang tính ngẫu nhiên, tình cờ, gặp may Sản xuất
vật chất mang tính tự cung, tự cấp.
Ví dụ: 1m vải đổi 10kg thóc.
Vai trò: là mầm mống cho sự xuất hiện của tiền tệ. Hình thái
mở rộng hay hình thái đầy đủ
o Ví dụ: 1 cái rìu = 20kg thóc; 1 cái rìu = 5m vải; 1 cái rìu = 2 con gà o Đặc điểm:
Giá trị một hàng hoá được biểu hiện ở nhiều hàng hoá khác.
Tỉ lệ trao đổi đã cố định hơn và dần dần do lao đông quyết định (
giá trị hàng hoá được biết đến => việc trao đổi mang tính công
bằng) => Làm thay đổi tập quán sản xuất Vai trò:
• Thay đổi đã dựa trên lao động hao phí.
• Kích thích thay đổi, đảm bảo công bằng, bình đẳng Những hạn chế:
• Có nhiều hàng hoá khác nhau làm vật ngang giá => gây khó
khăn cho quá trình trao đổi
• Trao đổi chỉ có thể thực hiện được khi có sự trùng hợp kép
về nhu cầu ( A có gà muốn đổi vải và B có vải và muốn đổi gà )
• Vẫn là trao đổi trực tiếp, hàng đổi hàng.
Hình thái giá trị chung: o Ví dụ: 2B hoặc 3C hoặc 5D hoặc... = 1A o Đặc điểm:
Giá trị của mọi hàng hoá đều được biểu hiện ở một hàng hoá đóng
vai trò là vật ngang giá chung.
Vật ngang giá chung trở thành phương tiện làm môi giới trong trao đổi. o Hạn chế:
Vật ngang giá chỉ mang tính chất địa phương.
Ví dụ: ở vùng biển thì vật ngang giá là chiếc thuyền nhưng ở một
số vùng núi thì vật ngang giá lại là con trâu như vậy có thể thấy sự
khác nhau về vật ngang giá ở từng địa phương.
Vật ngang giá chung thì thường không thuần nhất, khó chia nhỏ,
khỏ bảo quản, vận chuyển,…
Hình thái tiền: o Ví dụ: o Đặc điểm:
Giá trị của mọi hàng hoá đều được biểu hiện ở 1 hàng hoá đặc biệt – tiền
Kim loại đóng vai trò tiền tệ tiền và vàng => vàng Tại sao chọn vàng? lOMoARcPSD| 45222017
Vàng cũng là hàng hoá nó có giá trị và giá trị sử dụng; là kim loại thuần khiết, dễ
chia nhỏ, dễ bảo quản, dễ vận chuyển, ít hao mòn, có giá trị cao o Bản chất: tiền
là một hàng hoá đặc biệt, là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao
đổi hàng hoá, tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá chung
cho thế giới hàng hoá. Tiền phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa
những người sản xuất và trao đổi hàng hoá. c. Chức năng của tiền Thước đo giá trị:
Tiền được dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của tất cả các hàng hoá khác nhau.
Giá trị của hàng hoá được biểu hiện bằng một số lượng tiền nhất định gọi là giá cả
của hàng hoá. (VD: một cái bút có giá 3 nghìn đồng )
Trên thực tế trên thị trường giá cả hàng hoá còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. o Quan hệ cung cầu:
• Cung = Cầu => giá cả bằng giá trị
• Cung > Cầu => giá cả nhỏ hơn giá trị
• Cung < Cầu => giá cả lớn hơn giá trị
• Cung, cầu lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác o Bản thân giá trị đồng tiền
Tiền thực hiện chức năng này khi xác định giá cả của hàng hoá. Phương tiện lưu thông
Tiền được dùng làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hoá
Khi tiền chưa ra đời thì quan hệ trao đổi là hàng – hàng nhưng sau khi tiền ra đời
thì việc lưu thông hàng hoá trở nên đơn giản hơn là tiền – hàng – tiền. Ví dụ:
người nông dân có gà đem ra chợ để bán rồi dùng số tiền đã bán được để mua hàng hoá khác.
Khi thực hiện chức năng này thì tiền không nhất thiết phải có đầy đủ giá trị mà chỉ
cần tiền ký hiệu giá trị, tức tiền giấy.
Ít gây tốn kém và giúp cho việc trao đổi được tiễn hành dễ dàng thuận lợi hơn, góp
phần thúc đẩy sản xuất phát triển hơn nữa. Phương tiện cất trữ
Tiền được rút ra khỏi lưu thông để dưới dạng cất giấu, với mục đích bảo tồn giá trị.
Tiền được cất trữ phải là tiền có giá trị tương đối ổn định: vàng thỏi, vàng lá,… và
sẳn sàng tham gia lưu thông khi cần thiết.Ví dụ tiền để trong két sắt. Phương tiện thanh toán
Tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng hoá,… Mặt tích cực:
o Thúc đẩy lưu thông và sản xuất hàng hoá phát triển o Giảm
lượng tiền mặc lưu hành trong lưu thông o Giảm chi phí in ấn tiền lOMoARcPSD| 45222017 Mặt tiêu cực:
o Làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những chủ thể trong xã
hội => nguy cơ xảy ra khủng hoảng kinh tế. Tiền tệ thế giới
Khi trao đổi hàng hoá mở rộng ra bên ngoài biên giới quốc gia
Tiền được dùng làm phương tiện mua bán, thanh toán quốc tế giữa các nước với nhau
Tiền phải có đủ giá trị, phải là tiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế. Ví dụ: 1USD = …..
CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ
I. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ (GTTD) 1. Nguồn gốc của GTTD:
a. Công thức chung của tư bản:
− Trong nền kinh tế hàng hóa giản đơn, tiền là phương tiện lưu thông vận động theo công
thức H-T-H (hàng - tiền - hàng), nghĩa là, bán để mua.
− Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (TBCN), sẽ có một bộ phận nhà tư bản
dùng tiền để đầu tư, tiền của họ vận động theo công thức T-H-T (tiền-hàng-tiền),
nghĩa là, mua để bán —> nhằm mục đích làm giàu hay mục đích gia tăng giá trị.
− Theo Mác, bất cứ tiền nào vận động theo công thức T-H-T đều chuyển thành tư bản. − So sánh:
+ Giống: 2 công thức đều phản ánh những quan hệ chung của kinh tế hàng hóa.
• Có quá trình mua và bán • Có hàng và tiền
• Có người mua và người bán. + Khác: H-T-H T-H-T
Về hoạt động mua bán Bán trước mua sau Mua trước bán sau
GT (T) → giá trị thu về càng cao
nhà tư bản càng thích bởi nó tỷ lệ
GTSD (H) → đáp ứng nhu cầu sử dụng với lợi nhuận nhà tư bản có được.
Mục đích trao đổi mua hàng hóa của người trao đổi. —> Viết —> Đầu tư phải sinh ra lợi nhuận bán
cụ thể: H1-T-H2 (H1, H2 là 2 loại hàng mới đầu tư lâu dài. → T-H-T’ (T’
hóa khác nhau có GTSD khác nhau)
= T + delta T) —> delta T là giá
trị thặng dư và là số dương lOMoARcPSD| 45222017 Giới hạn lưu thông
Mục đích của lưu thông này là GTSD Khi quá trình lưu thông T-H-T’
nên sau khi có được hàng hóa H2, đã
kết thúc, nhà tư bản có được T’,
thỏa mãn nhu cầu sd, lưu thông dừng
nhưng không dừng lại vì mục
lại ở đây. Nghĩa là, lưu thông đã hoàn đích là giá trị → giá trị càng
thành xong nhiệm vụ của nó. VD:
nhiều càng sung sướng hay nhà
Người nuôi gà sau khi trao đổi có gạo tư bản càng cố gắng tìm kiếm
mang về nấu cơm, tiêu dùng giá trị sử được nhiều lợi nhuận càng tốt. —
dụng của cao → lưu thông chấm dứt ở > Công thức này tiếp tục được đây.
thực hiện ở vòng lưu thông tiếp
theo. Công thức lưu thông mới:
T’-H’-T’’-… —> Công thức lưu
thông tư bản sẽ không có giới
hạn, nếu nhà tư bản vẫn tiếp tục
kiếm được giá trị mới.
Tư bản là giá trị sinh ra giá trị thặng dư.
b. Mâu thuẫn công thức chung của tư bản:
TIỀN - HÀNG (TLSX,SLĐ) -> HÀNG’ -> TIỀN’ = TIỀN + THẶNG DƯ
LƯU THÔNG 1 SẢN XUẤT LƯU THÔNG 2 Xét 2 TH trong lưu thông: + Trao đổi ngang giá:
• Tiền trao đổi ngang giá lấy hàng và hàng trao đổi ngang giá lấy tiền. (T
= H = T). VD: 1 cái áo = 1 con gà.
• Tổng số giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi bên tham gia
trao đổi trước sau vẫn không thay đổi.
—> Trao đổi ngang giá không tạo ra giá trị.
+ Trao đổi không ngang giá:
• Mua rẻ (mua được nhiều hàng hóa hơn) hoặc bán đắt (bán được nhiều
tiền hơn) hoặc lừa lọc để luôn mua rẻ, bán đắt để kiếm lợi.
• Nhà tư bản tham gia vào lưu thông tư bản với tư cách vừa là người mua
đồng thời vừa là người bán. lOMoARcPSD| 45222017
• Trên thị trường có rất nhiều nhà tư bản cùng tham gia và có mối quan
hệ dây chuyền tác động lẫn nhau.
• Giả sử, khi anh ta mua rẻ, tức là anh ta mua hàng hóa thấp hơn giá trị,
anh ta được lợi ở khâu mua hàng hóa. Nhưng với tư cách là người bán,
thì anh ta lại bị thiệt ở khâu bán. Và tương tự, ở trường hợp người bán
cao hơn giá trị, anh ta được lợi ở khâu bán nhưng sẽ bị thiệt ở khâu mua.
• VD: Những người bán gạo tăng giá bán đắt hơn giá trị thực của gạo.
Giả sử bán được, người bán gạo sẽ có lợi và kiếm lời được nhiều hơn
khi bán. Tuy nhiên, khi gạo lên giá đối với những người mua khác, sẽ
có tác động gián tiếp tới các loại hàng hóa dùng gạo làm đầu vào, như:
bánh, thịt, rượu, bia,… và thậm chí, là mức lương của người lao động
sẽ yêu cầu phải tăng theo, do chi phí sinh hoạt tăng. Người bán gạo, với
tư cách là người bán có lợi khi bán gạo, nhưng với tư cách là người
mua, (ví dụ: bánh mỳ, thịt gà,..) sẽ lại bị thiệt, bởi giá các loại mặt hàng này đã tăng.
• Có những trường hợp cá biệt, chuyên lừa lọc, ép giá lúc nào cũng mua
rẻ và bán đắt để kiếm lời, thì xét trên phạm vi xã hội, những người đó,
luôn có lợi thì sẽ có những người luôn bị thiệt.
—> Không làm tăng thêm giá trị, mà chỉ phân phối lại giá trị.
Tư bản không sinh ra trong lưu thông. Ngoài lưu thông:
+ Nếu người có tiền không đem tiền đầu tư, không thực hiện lưu thông mà chỉ để
trong két thì cũng không tạo ra giá trị được.
+ VD: Để vào két 10 triệu, giả sử không có yếu tố lạm phát, thì 10 năm sau, các
bạn bỏ ra vẫn chỉ có 10 triệu.
—> Tư bản không sinh ra trong lưu thông.
⇒ Tư bản không sinh ra từ lưu thông, cũng không thể sinh ra ngoài lưu thông.
2. Hàng hóa sức lao động và tiền công trong CNTB:
a. Hàng hóa sức lao động:
Theo yêu cầu của quy luật giá trị, trao đổi phải ngang giá. Do đó, T có giá trị bao
nhiêu thì H trong hành vi có giá trị bấy nhiêu; T’ có giá trị bao nhiêu thì H trong hành
vi bán cũng có giá trị bấy nhiêu.
T’ phải lớn hơn T thì công thức mới có ý nghĩa à Điểm mấy chốt ở đây là H. Hàng
hóa ở hành vi mua(H1) phải khác hàng hóa ở hành vi bán (H2).
H1 là hàng hóa nào mà sau một thời gian nhất định lại trở thành H2 có giá trị lớn hơn?
Theo lý luận giá trị, chỉ có lao động của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị, do
đó, H2 phải là kết quả của quá trình sản xuất và H1 chính là yếu tố sản xuất – bao
gồm tư liệu sản xuất (TLSX) (bao gồm các yếu tố cứng như máy móc, nhà xưởng, lOMoARcPSD| 45222017
thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu, các yếu tố này trong quá trình sản xuất sẽ chuyển giá
trị vào sản phẩm mà không làm tăng thêm tổng giá trị
) và sức lao động (SLĐ).
* Hàng hóa sức lao động:
− Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa sức lao động:
+ Sức lao động là năng lực lao động của con người. Nó bao hàm toàn bộ thể lực
và trí lực tồn tại trong cơ thể con người có thể sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất.
+ Trong mọi xã hội, sức lao động là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nhưng
để trở thành hàng hóa thì sức lao động cần thỏa mãn 2 điều kiện sau:
• (1): Người lao động phải được tự do về thân thể:
o Vì để được gọi là hàng hóa, thì bản thân người lao động phải có
quyền sở hữu và sử dụng sức lao động của mình.
o Người đó có quyền tự quyết lao động cho ai, và lao động như thế nào.
o VD: Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, người nô lệ thuộc sở hữu của
chủ nô, họ không thể tự thỏa thuận mua bán sức lao động của
mình mà phải làm việc theo yêu cầu của chủ nô. Hay khi ở tù, không được tự quyết.
• (2): Người lao động không có tư liệu sản xuất và không có của cải,
muốn sống anh ta phải bán sức lao động: (TLSX + SLĐ = SP) o
Nếu người lao động có đủ tư liệu sản xuất thì họ sẽ tự sản xuất chứ
tội gì đi bán sức lao động.
o VD: Người thợ may có máy may, nhà xưởng, nguyên liệu và thị
trường thì họ sẽ tự sản xuất tạo ra sản phẩm chứ chẳng tội gì phải
đi làm thuê cho người khác.
o Do đó, người lao động không có bất kỳ tư liệu sản xuất nào thì
buộc phải cung cấp và bán sức lao động của mình để duy trì cuộc
sống của bản thân và gia đình.
o Lưu ý, người lao động có thể bán sức lao động, nhưng họ chỉ bán
sức lao động trong một thời gian nhất định (ví dụ: ngày làm 8h)
chứ họ không bán cả ngày. Nếu bán hết thời gian, thì tức là
người lao động đã tự bán mình, từ chỗ là người tự do, họ trở thành nô lệ.
o Bản chất của việc bán sức lao động là người lao động chỉ bán
quyền sử dụng sức lao động của anh ta, còn anh ta vẫn sở hữu sức lao động.
− 2 thuộc tính của hàng hóa sức lao động:
+ Giá trị của hàng hóa sức lao động:
• Do lượng lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra nó quyết định. lOMoARcPSD| 45222017
• Do sức lao động tồn tại như năng lực của con người, muốn tái sản xuất
năng lực đó, người lao động cần phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt
nhất định (như ăn, mặc, giáo dục, y tế, giải trí,…) à giá trị sức lao động của
họ ngang bằng với giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết về vật
chất và tinh thần để duy trì đời sống bình thường của người công nhân và
con cái anh ta cùng chi phí đào tạo ở trình độ nhất định.
• Cấu thành giá trị của hàng hóa SLĐ bao gồm:
o Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho bản thân người công nhân (ăn,
mặc, ở, y tế,…) -> nhu cầu tư liệu sinh hoạt của người công nhân
thay đổi không ngừng theo từng giai đoạn phát triển. VD: người
công nhân thời Pháp thuộc VN, khi cuộc sống khó khăn, nhu cầu tư
liệu sinh hoạt có khi chỉ đơn giản là ăn no mặc ấm, đủ ăn, đủ mặc.
Còn công nhân thời ngay thì nhu cầu sinh hoạt cao hơn như: ăn
ngon, mặc đẹp và phải có cả tiền tích lũy những lúc hoạn nạn. Nhu
cầu của người công nhân VN khác với nhu cầu của công nhân Mỹ
hay Nhật, nó phụ thuộc vào điều kiện lịch sử hình thành giai cấp
công nhân, trình độ văn minh đã đạt được.
o Phí tổn đào tạo công nhân (chi phí giáo dục đào tạo) o Giá trị các tư
liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) nuôi sống con cái công
nhân: bởi con cái người công nhân đó là nguồn lao động kế tiếp, duy
trì nguoogn sức lao động khi người công nhân già yếu và mất đi.
o Khi chủ tư bản trả tiền công cho người công nhân, giá trị sức lao
động được biểu hiện bằng tiền, bản chất của tiền công chính là biểu
hiện bằng tiền của giá trị sức lao động hoặc gọi là giá cả của sức lao động.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:
• Là công dụng của sức lao động có thể thỏa mãn nhu cầu của người mua
vào quá trình sản xuất.
• VD: Chủ tư bản thuê công nhân dệt vải. GTSD SLĐ của người công
nhân dệt là kỹ năng, năng suất lao động của người công nhân khi lao động dệt vải.
• Trong quá trình làm việc, người lao động sử dụng tư liệu sản xuất của
nhà tư bản để tạo ra hàng hóa cho nhà tư bản.
• Hàng hóa sức lao động có giá trị sử dụng đặc biệt: Khi sử dụng nó có
thể tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó.
• Giả sử: Toàn bộ số tư liệu sinh hoạt nuôi sống và duy trì sức lao động
của người công nhân trong 1 tháng là 500$ (bao gồm: thực phẩm, quần
áo, y tế, GD, giải trí,…). Nhưng khi làm việc cho nhà tư bản, người
công nhân có thể tạo ra giá trị gia tăng vào sản phẩm là 800$. Chênh
lệch 300 là giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt. lOMoARcPSD| 45222017
• Giá trị SLĐ và giá trị do SLĐ tạo ra sau quá trình sản xuất ra là 2 đại
lượng khác nhau => Là chìa khóa giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản.
ΔT là giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt. Lưu ý:
o Đối với hàng hóa thông thường khi tiêu dùng và sử dụng thì giá trị sử dụng
sẽ dần dần biến mất. Còn hàng hóa sức lao động có thể tạo ra giá trị mới
lớn hơn giá trị bản thân nó.
o Là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư, chìa khóa giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản. b. Tiền công trong TBCN:
Bản chất của tiền công trong CNTB:
Là giá cả của hàng hóa SLĐ, nhưng biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của lao động.
Biểu hiện là giá cả của LĐ vì:
+ Công nhân bán quyền sử dụng SLĐ cho tư bản: không bán quyền sở hữu à sau
khi lao động cho nhà tư bản, công nhân lại sử dụng SLĐ đó cho bản thân và
gia đình à Tiền công trả cho lao động mà công nhân lao động cho nhà tư bản.
+ Lao động là phương tiện kiếm sống của công nhân à Công nhân phải lao động mới có tiền công.
+ Công nhân chỉ nhận được tiền công sau khi đã lao động.
Các hình thức tiền công cơ bản: Theo thời gian:
+ Là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít hay nhiều tùy theo thời gian lao
động của công nhân (giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn.
+ Trong đó, trả theo giờ là chính xác nhất. Tiền công trả theo thời gian thường
được trả cho những công việc không được định lượng một cách cụ thể.
+ Yếu tố ảnh hưởng đến tiền công theo thời gian:
• Độ dài của thời gian lao động.
• Cường độ lao động • Tính chất công việc
• Trình độ tay nghề, kinh nghiệm của người lao động
+ Muốn đánh giá chính xác mức tiền công không chỉ căn cứ vào tiền công ngày,
mà phải căn cứ vào độ dài của ngày lao động và cường độ lao độ. Giá cả của
một giờ lao động là thước đo chính xác mức tiền công tính theo thời gian. Theo sản phẩm:
+ Là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm
hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra hoặc
là số lượng công việc đã hoàn thành. lOMoARcPSD| 45222017
+ Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định. Gọi là đơn giá tiền
công và nó được xác định bằng thương số giữa tiền công trung bình của công
nhân trong một ngày với số lượng sản phẩm trung bình mà một công nhân sản xuất ra trong một ngày.
+ Thực chất, đơn giá tiền công trả cho thời gian cần thiết sản xuất ra một sản
phẩm => Là hình thức biến tướng của tiền công tính theo thời gian. + Tác dụng:
• Giúp cho nhà tư bản trong việc quản lý, giám sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng hơn.
• Kích thích công nhân lao động tích cực, nâng cao tay nghề, khẩn trương
tạo ra nhiều sản phẩm để nhận được tiền công cao hơn.
• Đối với xã hội thì thể hiện sự công bằng hơn (có làm thì mới có ăn, làm
nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít).
Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế: Tiền công danh nghĩa:
+ Là số lượng tiền mà người lao động nhận được sau khi làm việc.
+ Là giá cả thị trường của hàng hóa sức lao động.
+ Phụ thuộc vào quan hệ cung-cầu về hàng hóa SLĐ.
+ VD: Cung > cầu về hàng hóa SLĐ à Tiền công danh nghĩa < giá trị của HH SLĐ. Tiền công thực tế:
+ Là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động có thể mua được
bằng tiền lương danh nghĩa: phương tiện, đồ ăn, may mặc, vui chơi, giải trí…
+ Có quan hệ tỷ lệ thuận với tiền lương danh nghĩa và quan hệ tỷ lệ nghịch với giá
cả tư liệu sinh hoạt và dịch vụ khi các điều kiện khác không đổi.
3. Các phương pháp sản xuất GTTD:
a. Đặc điểm của quá trình sản xuất:
Thứ nhất: Sự thống nhất giữa sản xuất giá trị sử dụng và giá trị thặng dư do hàng hóa
là vật có giá trị sử dụng nhưng lại ẩn chứa giá trị thặng dư nên đặc điểm đầu tiên đó là
sự thống nhất giữa sản xuất giá trị sử dụng và giá trị thặng dư:
o Mục đích của nhà tư bản là giá trị thặng dư nhưng để đạt được mục đích đó
thì nhà tư bản buộc phải sản xuất những cái hàng hóa có giá trị sử dụng
nhất định. Nói cách khác, không có giá trị sử dụng thì không có giá trị thặng dư.
Thứ hai: Công nhân phải làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản -> sản phẩm làm
ra thuộc sở hữu của nhà tư bản. Đây cũng chính là cái điều kiện cần thiết để tiến hành
quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa.
VD: Giả sử, để sản xuất sợi, chủ tư bản phải đầu tư các yếu tố sản xuất gồm có
nguyên liệu là: bông, máy móc, sức lao động của người công nhân với các chi phí như lOMoARcPSD| 45222017
sau: nhà tư bản mua 50 kg nguyên liệu bông mất 50$, hao mòn máy móc để chuyển
50 kg bông này thành sợi là 3$, mua hàng hóa sức lao động của công nhân làm cho
một ngày 8 tiếng là 15$. Vậy ban đầu, nhà tư bản phải ứng ra là 68$. Giả định, trong 4
giờ, người công nhân bằng lao động cụ thể đã biến 50kg bông thành sợi và như vậy
giá trị của 50kg sợi sẽ là 50 + 3 + 15 = 68$. Nếu được nhà tư bản dân sản xuất tại thời
điểm này thì tư bản sẽ không có giá trị thặng dư .Tuy nhiên, nhà tư bản mua sức lao
động sử dụng trong một ngày là 8 tiếng chứ không phải 4 tiếng (tất nhiên thì điều này
nhà tư bản sẽ phải tính toán từ trước) và do vậy 4 tiếng tiếp theo, nhà tư bản sẽ tiếp
tục đầu tư cho sản xuất. Cụ thể nhà tư bản sẽ mua 50$ cho nguyên liệu bông, 3$ để
cho hao phí hao mòn máy móc. Khác với giai đoạn một nhà tư bản không cần trả
thêm tiền cho lao động của người công nhân nữa vì hợp đồng anh ta kí với người
công nhân là một ngày 8 tiếng chứ không phải 4
tiếng. Kết thúc ngày lao động của người công nhân sẽ tạo ra 100kg sợi có tổng giá trị
là 68$+ 68$ = 136$. Rốt cuộc nhà tư bản ứng ra số chi phí đầu tư là 121$ nhà tư
bản đã thu được phần giá trị thặng dư là 136 - 121 = 15$. 15$ này đó chính là giá
trị thặng dư nhà tư bản thu được. Sở dĩ có cái phần giá trị rồi ra đó vì Mác phát
hiện ra rằng hàng hóa sức lao động là hàng hóa khi sử dụng nó có thể tạo ra giá trị
lớn hơn giá trị bản thân nó. Kết luận:
o GTTD (m) là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người
lao động làm thuê tạo ra, nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt. Nói tới GTTD, là
phản ánh mối quan hệ bóc lột sức lao động của nhà tư bản đối với người
công nhân. Là phạm trù lịch sử vì nó tồn tại trong giai đoạn sản xuất
TBCN. o Ngày lao động của người công nhân được chia làm 2 phần:
1 phần, ngày lao động, người công nhân tái sản xuất ra giá trị sức lao
động, gọi là thời gian lao động cần thiết.
Phần còn lại của ngày lao động là thời gian lao động thặng dư.
o Tư bản là giá trị mang lại GTTD bằng cách bóc lột lao động làm thuê. Cũng
giống như khái niệm giá trị thặng dư, tư bản cũng phản ánh mối quan hệ xã
hội, quan hệ bóc lột giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân làm thuê.
b. Tư bản bất biến và tư bản khả biến:
Tư bản đầu tư cho tư liệu sản xuất là tư bản bất biến (ký hiệu: C).
o Là bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng tư liệu sản xuất mà giá trị được lao
động cụ thể của người công nhân bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị
sản phẩm, tức là không biến đổi chúng ta gọi là bất biến trong quá trình sản xuất.
o Tư bản bất biến sẽ gồm có hai phần máy móc thiết bị nhà xưởng (C1) và
nguyên, nhiên vật liệu (C2).
o Loại 1 và loại 2 khác nhau ở cách thức dịch chuyển giá trị vào sản phẩm lOMoARcPSD| 45222017
Ví dụ: Máy móc, nhà xưởng dịch chuyển dần dần giá trị vào sản phẩm
thông qua hao mòn trong nhiều chu kỳ sản xuất .
Còn nguyên liệu nhiên liệu vật liệu thì thường dịch chuyển hết qua quá
trình xuất. o Điểm chung của hai loại C1 và C2 này đều là không làm gia tăng giá trị.
Tư bản bất chỉ là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất và tăng năng suất lao động.
Tư bản đầu tư để mua sức lao động của người công nhân đó là tư bản khả biến (ký hiệu: V).
o Là tư bản mua sức lao động, gọi là khả biến vì nó có thể thay đổi giá trị
sinh ra giá trị thặng dư khi đầu tư mua sức lao động.
o Giá trị của nó được chuyển cho công nhân làm thuê dưới dạng tiền công
biến thành tư liệu sinh hoạt cần thiết và được tiêu dùng trong quá trình tái
sản xuất sức lao động của người công nhân làm thuê.
o Biểu hiện qua tiền công mà người công nhân sử dụng để mua nhu yếu
phẩm cần thiết để nuôi sống anh ta và gia đình ta.
o Mác kết luận: “Tư bản khả biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức
lao động không tái hiện ra của công nhân, nhưng thông qua lao động trừu
tượng đã tạo trị mới lớn hơn giá trị sức lao động.” − Về mặt ký hiệu công thức: + Giá trị hàng hóa: G
+ Tư bản bất biến : c (trong đó C = c1 +c2) + Tư bản khả biến : v + Giá trị thặng dư : m
Công thức giá trị của hàng hóa: G = c + v + m
− Cơ sở phân chia: vai trò của từng loại tư bản trong quá trình sản xuất GTTD.
− Ý nghĩa sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến:
+ Vạch rõ nguồn gốc duy nhất của giá trị thặng dư là do lao động của người công
nhân làm thuê tạo ra không được trả công.
+ Tư bản bất biến tùy không là nguồn gốc của giá trị thặng dư nhưng nó có vai trò
quan trọng trong quá trình sản xuất, quyết định tới năng suất lao động.
c. Tỷ suất GTTD và Khối lượng GTTD: Tỷ suất GTTD:
KN: Là tỷ lệ phần trăm giữa GTTD và tư bản khả biến cần thiết để tạo ra GTTD đó.
Công thức: m’ = m/v * 100% m’: tỷ suất giá trị thặng dư m: giá trị thặng dư v: Tư bản khả biến
Tỷ suất GTTD phản ánh chính xác trình độ bóc lột công nhân của NTB. lOMoARcPSD| 45222017
Tỷ suất này nêu rõ, trong tổng số giá trị mới do SLĐ vừa tạo ra thì công nhân được
hưởng bao nhiêu phần, còn bao nhiêu phần NTB chiếm đoạt.
Ý nghĩa: Tỷ suất GTTD phản ánh trình độ khai thác sức lao động làm thuê.
Khi KHKT càng phát triển, thì ảnh hưởng thế nào đến GTTD?
Khi KHKT càng phát triển, năng suất lao động càng cao, thì thời gian lao động cần
thiết tạo ra tư liệu sinh hoạt giảm, (t giảm) kéo theo thời gian lao động thặng dư
(t’) tăng lên. => Tỷ suất GTTD càng lớn.
Tỷ suất GTTD có quan hệ ngược chiều với thời gian lao động cần thiết và thuận
chiều với thời gian lao động thặng dư.
Để nâng cao trình độ bóc lột người công nhân, các NTB tìm cách ra sức kéo dài
ngày lao động, tăng cường độ lao động và tăng năng suất lao động. Khối lượng GTTD:
Là lượng giá trị thặng dư được tính bằng tiền mà nhà tư bản thu được trong một thời gian nhất định.
Công thức: M = m’.V M: Khối lượng GTTD
V: Tổng tư bản khả biến m’: Tỷ suất GTTD
Khối lượng GTTD phản ảnh số lượng tuyệt đối GTTD mà NTB thu được.
Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, thì khối lượng GTTD càng lớn vì trình độ bóc
lột ngày càng nặng nề hơn và số lượng người bị bóc lột ngày càng nhiều hơn.
Ý nghĩa: Cho thấy những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến khối lượng GTTD là tỷ
suất GTTD và số lượng công nhân mà NTB sử dụng.
Để đạt được mục tiêu GTTD ngày càng nhiều, NTB vừa phải nâng cao trình độ
bóc lột, vừa phải mở rộng quy mô bóc lột.
d. Hai phương pháp sản xuất GTTD:
Sản xuất GTTD tuyệt đối:
KN: GTTD thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu
trong khi NSLĐ không đổi.
Phương pháp này áp dụng khi KHKT chưa phát triển.
Biện pháp: Tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động.
Hạn chế: Ngày lao động bị giới hạn bởi khả năng sinh lý => đấu tranh, đình công.
Sản xuất GTTD tương đối:
KN: GTTD thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu, do đó kéo dài thời
gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động không đổi hoặc thậm chí rút ngắn.
Làm thế nào để rút ngắn TGLĐTY? GTTD siêu ngạch:
Là phần GTTD thu được do tăng NSLĐ cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng
hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó. lOMoARcPSD| 45222017
Là hình thái biến tướng của GTTD tương đối. GTTD siêu ngạch là một hiện tượng
phổ biến trong nền KTTT và là động lực để nhà tư bản, người sản xuất ứng dụng
KHKT, hợp lý hóa sản xuất.
GTTD siêu ngạch thu được là do nhà tư bản cá biệt ứng dụng máy móc mới, dây
chuyền mới, công nghệ mới vào sản xuất làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp
hơn giá trị thị trường của nó. Tuy nhiên, khi công nghệ, máy móc thiết bị mới đó
được phổ biến rộng rãi thì GTTD siêu ngạch trở thành GTTD tương đối. GTTD
siêu ngạch dựa trên cơ swor tăng NSLĐCB. Còn GTTD tương đối dựa trên cơ sở tăng NSLĐ.
II. Tích lũy tư bản:
1. Bản chất của tích lũy tư bản:
Xét về quy mô có hai loại hình tái sản xuất:
o Tái sản xuất đơn giản ( nền sản xuất quy mô nhỏ ) là sự lặp lại quá trình sản
xuất với quy mô như cũ ( ứng với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thì toàn bộ
giá trị thặng dư đã được nhà tư bản sử dụng hết ).
o Tái sản xuất mở rộng ( điển hình của chủ nghĩa tư bản ) là sự chuyển hoá
một phần giá trị thặng dư thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản.
Bản chất của TLTB là tư bản hóa GTTD:
o Đó là quá trình tái sản xuất mở rộng TBCN thông qua việc biến GTTD
thành tư bản phụ thêm để mở rộng quy mô sản xuất. o Nguồn gốc của TLTB là GTTD.
Thực chất của tích luỹ tư bản là tư bản hoá giá trị thặng dư. Động cơ TLTB:
o TLTB để mở rộng sản xuất, thu nhiều GTTD hơn.
o Do cạnh tranh giữa các nhà tư bản.
o Do xuất hiện TBCN yêu cầu ứng dụng KHKT.
2. Những nhân tố làm tăng quy mô tích lũy:
TH1: Quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng GTTD thành quỹ
tích lũy và quỹ tiêu dùng cho NTB. Để mở rộng quy mô tích lũy, NTB cần thu hẹp quy mô tiêu dùng.
o Khối lượng giá trị thặng dư (M): Nếu M tăng thì quy mô tích luỹ tư bản
tăng và ngược lại => tất cả các biện pháp làm tăng m’ => tăng M => tăng
quy mô tích luỹ tư bản ( kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động,
tăng cường độ lao động, tăng quy mô của tư bản ứng trước.
TH2: Tỷ lệ phân chia quỹ đã xác định thì quy mô tích lũy phụ thuộc vào M : Nếu M
tăng => quy mô tích luỹ của tư bản sẽ tăng và ngược lại. TL / MTD
Các nhân tố ảnh hưởng M:
o Trình độ bóc lột sức lao động (m’): Để nâng cao m’, nhà tư bản sẽ sử dụng
cách như là tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động, tăng năng suất
lao động, cắt giảm tiền lương của công nhân. lOMoARcPSD| 45222017
o Năng suất lao động: ảnh hưởng tới tư bản khả biến (V). Nếu NLSĐ tăng ->
Giá trị TLSX và TLSH giảm giúp tư bản thu được nhiều GTTD hơn.
o Sử dụng hiệu quả máy móc: Để tiến hành sản xuất, NTB phải bỏ ra tư bản mua
máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… bộ phận tư bản này tham gia vào toàn bộ quá
trình sản xuất nhưng giá trị thì chuyển dần vào sản phẩm. Mặc dù giá trị đã
chuyển 1 phần vào sản phẩm nhưng bộ phận tư bản này vẫn hoạt động với tư cách
còn đẩy đủ giá trị. Bộ phận giá trị của tư bản cố định đã chuyển vào sản phẩm
được nhà tư bản thu hồi, có thể được đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc
cho vay. Sự chênh lệch giữa tư bản cố định sử dụng và tư bản cố định đã tiêu
dùng ngày càng lớn và trở thành nguồn tích lũy tư bản quan trọng.
o Quy mô tư bản ứng trước (V): V càng lớn -> quy mô bóc lột GTTD càng lớn và
hơn nữa, tư bản ứng trước càng lớn, việc ứng dụng tiến bộ KH-CN càng thuận lợi.
Do vậy, V càng lớn -> tích lũy tư bản càng tăng.
3. Một số hệ quả của tích lũy tư bản:
Thứ nhất, tích luỹ tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản o Cấu tạo kỹ thuật
của tư bản: Là tỷ lệ giữa số lượng TLSX với số lượng lao động sử dụng các tư liệu sản
xuất đó. Cấu tạo kỹ thuật phản ánh trình độ phát triển của LLSX (VD: 10 máy dệt/ công nhân).
o Cấu tạo giá trị của tư bản: Là tỷ lệ số lượng giữa giá trị tư bản bất biến (hay giá trị
TLSX) và số lượng tư bản khả biến (hay giá trị của SLĐ) cần thiết để tiến hành sản xuất.
o Cấu tạo hữu cơ của tư bản (ký hiệu c/v) là cấu tạo giá trị của tư bản, do cấu
tạo kỹ thuật quy định và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật đó. o Công thức: •
CTKT = số lượng TLSX / số lượng SLĐ
CTGT = giá trị TLSX / giá trị SLĐ (c / v) o Trong quá trình tái
sản xuất mở rộng thì CTKT tăng => CTHC của tư bản tăng.
o Sản xuất là sự kết hợp 2 yếu tố: TLSX và SLĐ theo tỷ lệ nhất định
Nếu kết hợp 2 yếu tố đó dưới hình thái giá trị thì gọi là cấu tạo giá trị
(kết cấu giá trị): là tỷ lệ giữa GT TBBB (GT TLSX) và GT TBKB
(GT SLĐ cần thiết để tiến hàng sx): VD: 1 chiếc máy GT 10tr, 2c
máy 20tr, lương 1 CN: 10tr/tháng => CTGT: 20tr/10tr=> c/v=2/1.
Nếu kết hợp dưới hình thái hiện vật thì gọi là cấu tạo kỹ thuật: là tỷ lệ
giữa khối lượng TLSX với số lượng lao động cần thiết để sử dụng
các TLSX đó (số máy móc, số lượng nguyên liệu, số lượng năng
lượng do 1 công nhân sử dụng trong 1 thời gian nhất định (1 năm): 2
chiếc máy/CN, 100kw điện/CN
CTKT phản ánh trình độ kỹ thuật, trình độ phát triển của LLSX
(CTKT tăng là trình độ KHKT phát triển hơn)
CTKT và CTGT có quan hệ hữu cơ: CTKT thay đổi làm CTGT thay
đổi => mối quan hệ này Mác gọi là “Cấu tạo hữu cơ”: là cấu tạo GT do CTKT quyết định (c/v)