-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chuyên đề 8 Bảo toàn liên kết Pi - Môn Hoá học
- Tính chất cơ bản của hiđrocabon không no là tham gia phản cộng để phá vỡ liên kết pi. - Đối với hiđrocacbon mạch hở số liên kết π được tính theo công thức CTTQ: CxHyOz: Số liên kết π (k) k = 2𝑥+2−𝑦 2 + k = 0: Chỉ có liên kết đơn (không có mạch vòng) + k = 1: Có 1 liên kết đôi hoặc 1 vòng no. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Đề thi vào 10 môn Hóa Học 19 tài liệu
Môn Hóa Học 19 tài liệu
Chuyên đề 8 Bảo toàn liên kết Pi - Môn Hoá học
- Tính chất cơ bản của hiđrocabon không no là tham gia phản cộng để phá vỡ liên kết pi. - Đối với hiđrocacbon mạch hở số liên kết π được tính theo công thức CTTQ: CxHyOz: Số liên kết π (k) k = 2𝑥+2−𝑦 2 + k = 0: Chỉ có liên kết đơn (không có mạch vòng) + k = 1: Có 1 liên kết đôi hoặc 1 vòng no. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Chủ đề: Đề thi vào 10 môn Hóa Học 19 tài liệu
Môn: Môn Hóa Học 19 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHUYÊN ĐỀ
BẢO TOÀN SỐ MOL PI
I. KIÊN THỨC CẦN NHỚ
- Tính chất cơ bản của hiđrocabon không no là tham gia phản cộng để phá vỡ liên kết pi.
- Đối với hiđrocacbon mạch hở số liên kết π được tính theo công thức
CTTQ: CxHyOz: Số liên kết π (k) 2𝑥+2−𝑦 k = 2
+ k = 0: Chỉ có liên kết đơn (không có mạch vòng)
+ k = 1: Có 1 liên kết đôi hoặc 1 vòng no
+ k = 2: Có 2 liên kết đôi (x ≥ 3) hoặc 1 liên kết 3 (x ≥ 2) hoặc 1 vòng không
no có 1 liên kết đôi (x ≥ 3)
+ k = 4: Có nhân thơm trong công thức phân tử.
- Ta coi số mol liên kết π được tính bằng = số mol phân tử số liên kết π
VD: Có a mol CnH2n+2-2k thì số mol liên kết π = a.k
Hiđrocacbon không no khi tác dụng với H2 hay halogen thì
CnH2n+2-2k + kH2 → CnH2n+2 (Số liên kết π = k)
CnH2n+2-2k + kBr2 → CnH2n+2-2k Br2k
Ta thấy số mol liên kết π bằng số mol H2 hay Br2 phản ứng. Dựa vào điều này ta có
thể giải quyết nhiều bài toán một cách nhanh chóng.
Phương pháp này thường áp dụng với bài toán hiđrocacbon không no cộng
H2 sau đó cộng brom. Khi đó
* Phương pháp giải tổng quát
Cho hỗn hợp X gồm a mol hiđrocacbon không no mạch hở A và b mol H2. Thực
hiện phản ứng hidro hóa một thời gian được hỗn hợp Y(đã biết MY). Dẫn hỗn hợp Y
qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng brom tham gia phản ứng.
Bước 1: Gọi x, y lần lượt là số mol và số liên kết ban đầu trong X x = a.y
Bước 2: Theo định luật bảo toàn khối lượng, tính mY = mX = a.MA + 2b nY = mY / MY Bước 3:
Gọi z là số mol π bị giảm(tham gia p/ư) trong quá trình phản ứng.
+ Tính độ giảm số mol π: z = nX – nY = nH2.pư
+ Số mol liên kết bị đứt khi phản ứng với H2 = số mol H2 phản ứng = z.
+ Và số mol brom tác dụng với Y bằng số mol còn lại = x – z. Hay:
npi trong hidrocacbon đầu = nH p.ư + nBr 2 2
Chuyên đề bồi dưỡng HSG Giáo viên: Đỗ Huy Học
=== Phải tìm được số mol liên kết pi: ban đầu, p/ư và còn lại.
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H4, 0,2 mol C2H2 và 0,7 mol H2. Nung X
trong bình kín, xúc tác Ni. Sau một thời gian thu được 0,8 mol hỗn hợp Y. Cho Y phản
ứng vừa đủ với 100ml dd Br2 a mol/l. Tìm giá trị a
A. 0,3M B. 3M C. 0,2M D. 2M Hướng dẫn 2.2+2−4
C2H4 chứa 1 liên kết pi ( k = = 1) 2 2.2+2−2
C2H2 chứa 2 liên kết p (k = = 2) 2
=> Số mol liên kết pi: npi ban đầu = 1.0,1 + 2.0,2 = 0,5 (mol)
nX = 0,1 + 0,2 + 0,7 = 1 (mol) - Số mol H2 phản ứng:
nH2 = nX – nY = 1 – 0,8 = 0,2 (mol) = npi p/ư
=> npi còn lại = nBr2 = npi ban đầu - npi p/ư = 0,5 – 0,2 = 0,3(mol)
=> a = 0,3/0,1 = 3M. => Chọn B.
Bài 2: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một
thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu
cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là
A. 32,0 B. 8,0 C. 3,2 D. 16,0 Hướng dẫn
Số liên kết pi trong viny axetilen là: 3
=> npi ban đầu = 0,1.3 = 0,3 (mol)
=> nX = 0,3 + 0,1 = 0,4 (mol)
=> Theo định luật bảo toàn khối lượng: mX = mY = 0,3.2 + 0,1.52 = 5,8 (gam)
=> npi p/ư = nH2 p/ư = nX – nY = 0,4 – 5,8/29 = 0,2 (mol)
Số mol brom tác dụng với Y bằng số mol còn lại = 3. 0,1 – 0,2 = 0,1 (mol)
Khối lượng brom tham gia phản ứng là: 160 . 0,1 = 16 gam. => Chọn D.
Bài 3 : Hỗn hợp X gồm 0,15 mol vinylaxetilen và 0,6 mol H . Nung nóng hỗn 2
hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 10.
Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng
brom tham gia phản ứng là
A. 12 gam. B. 24 gam. C. 8 gam. D. 16 gam. Hướng dẫn Số liên kết pi = 3
=> npi ban đầu = 0,15.3 = 0,45 (mol) => nX = 0,75 (mol)
=> mx = mY = 0,15. 52 + 0,6.2 = 9 (gam)
=> npi p/ư = nH2 p/ư = n –
X nY = 0,75 – 9/20 = 0,3 (mol) => npi còn lại = n = 24 gam => Chọn B
Br2 = 0,45 – 0,3 = 0,15 (mol) => mBr2
Chuyên đề bồi dưỡng HSG Giáo viên: Đỗ Huy Học
Bài 4: Hỗn hợp X gồm 0,4 mol H2 và 0,2 mol axetilen. Nung nóng hỗn hợp X(xúc tác
Ni) sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hidro bằng 7,5. Dẫn Y qua dung
dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là:
A. 0 gam. B. 16 gam. C. 24 gam. D. 32 gam. Hướng dẫn
Tương tự, axetilen có 2 liên kết ta tính được khối lượng brom tham gia phản ứng là:
160 . [ 0,2 . 2 – (0, 6 – (0,4 . 2 + 0,2 . 26) / 15) ] = 32 gam. Đáp án D
Bài 5: Hỗn hợp X gồm 0,5 mol H2 ; 0,1 mol etilen và 0,2 mol axetilen. Nung nóng
hỗn hợp X(xúc tác Ni) sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hidro bằng
12,85. Dẫn Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là:
A. 8,03 gam. B. 16,06 gam. C. 24,09 gam. D. 32,12 gam. Hướng dẫn
Tương tự số mol trong X = 0,1 . 2 + 0,2 . 2 = 0,5 mol
Khối lượng brom tham gia phản ứng là:
160 . [ 0,5 – (0,8 – ( 0,5 . 2 + 0,1 . 28 + 0,2 . 26) / 25,7) = 8,03 gam Đáp án A
Bài 6: Hỗn hợp khí X gồm 0,45 mol H2 và 0,15 mol vinylaxetilen. Nung X một thời
gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng d. Dẫn hỗn hợp Y qua dung
dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 16 gam. Giá trị của d là:
A. 29. B. 14,5 C. 17,4. D. 8,7. Hướng dẫn nBr = 16/160 = 0,1 mol 2
Theo phương pháp trên ta có: số mol trong X = 3 . 0,15 = 0,45 mol
nH p.ư = 0,45 – 0,1 = 0,3 mol 2
nY = nX - nH p.ư = 0,45 + 0,15 – 0,3 = 0,3 mol 2
MY = (0,45 . 2 + 0,15 . 52)/0,3 = 29 đvC
d = 29/2 = 14,5 Đáp án B BÀI TẬP VỀ NHÀ
Bài 1. Hỗn hợp khí X gồm 0,5 mol H2 và 0,3 mol buta – 1,3 - đien. Nung X một thời
gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 21,5. Dẫn hỗn hợp Y qua
dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng brom tham gia phản ứng là
A. 8 gam. B. 16 gam. C. 32 gam. D. 24 gam. Đáp số: C
Bài 2. Hỗn hợp khí X gồm 0,5 mol H2 và 0,15 mol vinylaxetilen. Nung X một thời
gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng d. Dẫn hỗn hợp Y qua dung
Chuyên đề bồi dưỡng HSG Giáo viên: Đỗ Huy Học
dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 16 gam. Giá trị của d là
A. 29,33. B. 14,67. C. 13,54. C. 6,77. Đáp số: B
Bài 3. Hỗn hợp khí A gồm 0,4 mol H2 và 0,1 mol điaxetilen. Nung A một thời gian
với xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 14,5. Dẫn hỗn hợp B qua dung
dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng brom tham gia phản ứng là
A. 8 gam. B. 32 gam. C. 16 gam. D. 24 gam. Đáp số: B
Bài 4. Hỗn hợp khí X gồm H2, axetilen, etilen và propilen có tỉ lệ thể tích theo thứ tự
là 6 : 2 : 1 : 1. Nung 22,4 lít X (đktc) một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ
khối so với H2 bằng 13,4. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Khối lượng brom tham gia phản ứng là?
A. 8 gam. B. 24 gam. C. 32 gam. D. 16 gam. Đáp số: D
Bài 5. Hỗn hợp khí X gồm 0,6 mol H2 và a mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian
với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 28,4. Dẫn hỗn hợp Y qua dung
dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 24 gam. Giá trị của a là
A. 0,25. B. 0,15. C. 0,45 D. 0,75. Đáp số: A
Bài 6. Hỗn hợp khí A gồm x mol H2 và 0,3 mol vinylaxetilen. Nung A một thời gian
với xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 17. Dẫn hỗn hợp B qua dung
dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 64 gam. Giá trị của x là
A. 0,4. B. 0,9. C. 0,7. D. 0,3. Đáp số: C
Chuyên đề bồi dưỡng HSG Giáo viên: Đỗ Huy Học
Bài 7. Hỗn hợp khí A gồm 0,4 mol H2 và 0,2 mol ankin X. Nung A một thời gian với
xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 12. Dẫn hỗn hợp B qua dung dịch
brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 8 gam.
Công thức phân tử của X là
A. C3H4 . B. C2H4. C. C4H6. D. C2H2. Đáp số: D
Bài 8. Hỗn hợp khí A gồm 0,5 mol H2 và 0,25 mol hai ankin X, Y kế tiếp nhau trong
dãy đồng đẳng(MX < MY). Nung A một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ
khối so với H2 bằng 9,25. Dẫn hỗn hợp B qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 40 gam. Công thức phân tử của Y là
A. C3H4 . B. C2H2. C. C4H6. D. C3H6. Đáp số: A
Bài 9: Trong một bình kín chứa 0,35 mol C và một ít bột Ni. 2H2; 0,65 mol H2
Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H bằng 8. 2
Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO
đến phản ứng hoàn toàn, thu được 3 trong NH3
hỗn hợp khí Y và 12 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br trong dung dịch? 2
A. 0,20 mol. B. 0,15 mol. C. 0,25 mol. D. 0,10 mol.
Bài 10: Cho 22,4 lít (đktc) hỗn hợp E gồm x mol C2H4, z mol C2H2, y mol
H2 (d(E/He)=3,6 ) qua bình đựng Ni nung nóng, sau một thời gian phản ứng thì thu
được 15,68 lít hỗn hợp khí G (đktc). Dẫn toàn bộ khí G lội chậm vào bình đựng dung
dịch Brom dư, khối lượng Brom phản ứng là 80 gam. Giá trị x và y lần lượt là
A.0,3mol và 0,4 mol. B. 0,2 mol và 0,5 mol.
C. 0,3 mol và 0,2 mol. D. 0,2 mol và 0,3 mol.
Chuyên đề bồi dưỡng HSG Giáo viên: Đỗ Huy Học