Chuyên đề các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

Tài liệu gồm 10 trang, trình bày lý thuyết trọng tâm, các dạng toán và bài tập chuyên đề các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông, có đáp án và lời giải chi tiết, hỗ trợ học sinh lớp 7

Thông tin:
10 trang 10 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Chuyên đề các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

Tài liệu gồm 10 trang, trình bày lý thuyết trọng tâm, các dạng toán và bài tập chuyên đề các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông, có đáp án và lời giải chi tiết, hỗ trợ học sinh lớp 7

70 35 lượt tải Tải xuống
Trang 1
BÀI 8. TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CỦA TAM GIÁC VUÔNG
Mục tiêu
Kiến thức
+ Nắm được các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông: 4 trường hợp.
+ Vận dụng định lí Py-ta-go để chứng minh trường hợp cạnh huyền - cạnh góc vuông.
Kĩ năng
+ Vận dụng các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông đphát hiện chứng minh hai tam
giác vuông bằng nhau.
+ Chứng minh được hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau.
Trang 2
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
Trường hợp 1. Cạnh góc vuông - cạnh góc vuông
Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần
lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia
thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
Hai cạnh góc vuông (c.g.c)
Trường hợp 2. Cạnh góc vuông - góc nhọn kề
Nếu một cạnh c vuông một góc nhọn kề cạnh y
của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông
một góc nhọn kề cạnh y của tam giác vuông kia thì
hai tam giác vuông đó bằng nhau.
Cạnh góc vuông - góc nhọn kề (g.c.g)
Trường hợp 3. Cạnh huyền - góc nhọn
Nếu cạnh huyền một góc nhọn của tam giác vuông
này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác
vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
Cạnh huyền - góc nhọn
Trường hợp 4. Cạnh huyền - cạnh góc vuông
Nếu cạnh huyền một cạnh góc vuông của tam giác
vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông
của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng
nhau.
Cạnh huyền - cạnh góc vuông
Trang 3
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA
CÁC TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CỦA HAI TAM GIÁC
Trang 4
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Chứng minh hai tam giác vuông bằng nhau
Phương pháp giải
Bước 1. Kiểm tra các điều kiện bằng nhau của hai
tam giác vuông.
Bước 2. Kết luận hai tam giác bằng nhau.
dụ: Cho ABC cân tại A. AM tia phân giác
của
,
A M BC
. D, E nh chiếu của M trên
ABAC. Chứng minh rằng
MDB MEC
.
Hướng dẫn giải
Xét ∆AMD
ADM
∆AME
90
AEM
DAM EAM
(giả thiết), AM
cạnh chung.
Do đó
AMD AME
(cạnh huyền - góc nhọn)
Suy ra
MD ME
(hai cạnh tương ứng).
∆ABC cân tại A nên
ABC ACB
Mặt khác
90
DBM DMB
;
90
EMC ECM
.
Suy ra
DMB EMC
Xét ∆MDB và ∆MEC, có
90
BDM CEM
;
MD ME
(chứng minh trên),
DMB EMC
(chứng minh trên).
Do đó
MDB MEC
(cạnh góc vuông - c
nhọn).
Ví dụ mẫu
Ví dụ. Cho ∆ABC cân tại A. Trên cạnh BC lấy hai điểm D, E sao cho
BD EC
.
Gọi M, N là hình chiếu của D, E trên AB, AC. Chứng minh rằng
AMD ANE
.
Hướng dẫn giải
Trang 5
Xét ∆ADB và ∆AEC
BD EC
(giả thiết),
B C
(∆ABC cân tại A),
AB AC
(∆ABC cân tại A).
Do đó
. .
ADB AEC c g c
.
Suy ra
1 2
A A
(hai góc tương ứng);
AD AE
(hai cạnh tương ứng).
Xét ∆AMD và ∆ANE có
1 2
90 ,
AMD ANE A A
(chứng minh trên),
AD AE
(chứng minh trên).
Do đó
AMD ANE
(cạnh huyền - góc nhọn).
Bài tập tự luyện dạng 1
Câu 1: Cho hình vẽ sau:
Hãy chọn khẳng định sai?
A.
ADB ADC
. B.
IDB IDC
.
C.
AFC ABE
. D.
AFI AEI
.
Câu 2: Cho hình vẽ bên.
Hãy chọn khẳng định sai?
Trang 6
A.
AED AFD
. B.
BED CFD
.
C.
ADB ADC
. D.
ADE AFD
.
Câu 3: Cho ∆ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao
cho
BD CE
. KBH vuông c với AD
H AD
, kẻ CK vuông góc với AE
K AE
. Chứng minh
rằng
AHB AKC
.
Dạng 2: Chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau
Phương pháp giải
Bước 1. Chọn hai tam giác vuông cạnh (góc) là
hai đoạn thẳng (góc) cần chứng minh bằng nhau.
Bước 2. Chứng minh hai tam giác vuông bằng
nhau.
Bước 3. Suy ra hai cạnh (góc) tương ứng bằng
nhau.
dụ: Cho ABC cân tại A, M trung điểm của
BC. Gọi D, E lần lượt hình chiếu của M trên AB
AC. Chứng minh rằng
BD CE
.
Hướng dẫn giải
Xét ∆BDM vuông tại D và ∆CEM vuông tại E có:
DBM ECM
(∆ABC cân tại A),
MB MC
(giả thiết).
Do đó
BDM CEM
(cạnh huyền - góc nhọn).
Suy ra
BD CE
(hai cạnh tương ứng).
Ví dụ mẫu
dụ. Cho ∆ABC vuông tại A
AB AC
. Vẽ AH vuông góc với BC
H BC
. Gọi D điểm trên
cạnh AC sao cho
AD AB
. Vẽ DE vuông góc với BC
E BC
. Chứng minh rằng
HA HE
.
Hướng dẫn giải
Vẽ
DK AH K AH
.
Trang 7
Xét ∆HAB
90
AHB
và ∆KDA
90
DKA
AB AD
(giả thiết),
BAH ADK
(cùng phụ với
KAD
).
Do đó
HAB KDA
(cạnh huyền - góc nhọn)
HA KD
(hai cạnh tương ứng).
Ta có
KD AH
//
EH AH KD EH KDH EHD
(hai góc so le trong).
Xét ∆KDH
90
DKH
và ∆EHD
90
HED
DH cạnh chung,
KDH EHD
(chứng minh trên).
Do đó
KDH EHD
(cạnh huyền - góc nhọn). Suy ra
KD HE
(hai cạnh tương ứng).
Suy ra
HA HE
.
Bài tập tự luyện dạng 2
Câu 1: Cho ∆ABC cân tại A
90
A
. Vẽ
,
BH AC H AC CK AB K AB
.
a) Chứng minh rằng
AH AK
.
b) Gọi I là giao điểm của BHCK. Chứng minh rằng AI là tia phân giác của góc A.
Câu 2: Cho ∆ABC có M là trung điểm của BC, AM là tia phân giác của góc A. Kẻ MH vuông góc với AB,
MK vuông góc với AC
,
H AB K AC
. Chứng minh rằng
a)
MH MK
.
b)
B C
.
Trang 8
ĐÁP ÁN
Dạng 1. Chứng minh hai tam giác vuông bằng nhau
Câu 1: Chọn C
Quan sát hình vẽ dễ chứng minh được
+)
. .
ADB ADC c g c
(A đúng).
+)
. .
IDB IDC c g c
(B đúng).
+)
AFC AEB
(cạnh huyền - góc nhọn) (C sai do viết chưa đúng thứ tự đỉnh).
+)
AFI AEI
(cạnh huyền - góc nhọn) (D đúng).
Câu 2: Chọn D
Quan sát hình vẽ dễ dàng chứng minh được
+)
BED CFD
(cạnh huyền - góc nhọn) (B đúng).
+)
ADB ADC
(cạnh góc vuông - góc nhọn kề) (C đúng).
+)
AED AFD
(cạnh huyền - góc nhọn) (A đúng).
+)
ADE ADF
(cạnh huyền - góc nhọn) (D sai do viết chưa đúng thứ tự đỉnh).
Câu 3:
Ta có
B C
(∆ABC cân tại A)
Trang 9
ABD ACE
(hai góc kề bù với hai góc bằng nhau).
Xét ∆ABD và ∆ACE có
AB AC
(giả thiết),
ABD ACE
(chứng minh trên),
BD CE
(giả thiết).
Do đó
1 2
. .
ABD ACE c g c A A
(hai góc tương ứng).
Xét
90
AHB AHB
90
AKC AKC
1 2
A A
(chứng minh trên),
AB AC
(giả thiết).
Do đó
AHB AKC
(cạnh huyền - góc nhọn).
Dạng 2. Chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau
Câu 1:
a) Xét
90
AHB AHB
90
AKC AKC
AB AC
(giả thiết),
A
chung.
Do đó
AHB AKC
(cạnh huyền - góc nhọn).
Suy ra
AH AK
(hai cạnh tương ứng).
b) Xét
90
AKI AKI
90
AHI AHI
AK AH
(chứng minh trên), AI là cạnh chung.
Do đó
AKI AHI
(cạnh huyền - cạnh góc vuông).
Suy ra
KAI HAI
(hai góc tương ứng) hay AI là tia phân giác của góc A.
Câu 2:
Trang 10
a) Xét
90
AHM AHM
90
AKM AKM
1 2
A A
(giả thiết), AM là cạnh chung.
Do đó
AHM AKM
(cạnh huyền - góc nhọn)
MH MK
(hai cạnh tương ứng).
b) Xét
90
BHM BHM
90
CKM CKM
MH MK
(chứng minh trên),
MB MC
(giả thiết).
Do đó
BHM CKM
(cạnh huyền - cạnh góc vuông).
Suy ra
B C
(hai góc tương ứng).
| 1/10

Preview text:

BÀI 8. TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CỦA TAM GIÁC VUÔNG Mục tiêu  Kiến thức
+ Nắm được các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông: 4 trường hợp.
+ Vận dụng định lí Py-ta-go để chứng minh trường hợp cạnh huyền - cạnh góc vuông.  Kĩ năng
+ Vận dụng các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông để phát hiện và chứng minh hai tam giác vuông bằng nhau.
+ Chứng minh được hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau. Trang 1 I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
Trường hợp 1. Cạnh góc vuông - cạnh góc vuông
Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần
lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia
thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
Hai cạnh góc vuông (c.g.c)
Trường hợp 2. Cạnh góc vuông - góc nhọn kề
Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy
của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và
một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì
hai tam giác vuông đó bằng nhau.
Cạnh góc vuông - góc nhọn kề (g.c.g)
Trường hợp 3. Cạnh huyền - góc nhọn
Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông
này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác
vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau. Cạnh huyền - góc nhọn
Trường hợp 4. Cạnh huyền - cạnh góc vuông
Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác
vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông
của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
Cạnh huyền - cạnh góc vuông Trang 2 SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA
CÁC TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CỦA HAI TAM GIÁC Trang 3 II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Chứng minh hai tam giác vuông bằng nhau Phương pháp giải
Ví dụ: Cho ∆ABC cân tại A. AM là tia phân giác của ,
A M  BC. D, E là hình chiếu của M trên
AB và AC. Chứng minh rằng MDB  M  EC . Hướng dẫn giải
Bước 1. Kiểm tra các điều kiện bằng nhau của hai tam giác vuông. Xét ∆AMD 
ADM  90 và ∆AME  AEM  90 có  DAM   EAM (giả thiết), AM là cạnh chung.
Do đó AMD  AME (cạnh huyền - góc nhọn)
Suy ra MD  ME (hai cạnh tương ứng). ∆ABC cân tại A nên  ABC   ACB Mặt khác  DBM   DMB  90 ;  EMC   ECM  90. Suy ra  DMB   EMC Xét ∆MDB và ∆MEC, có  BDM   CEM  90 ;
MD  ME (chứng minh trên),  DMB   EMC (chứng minh trên).
Bước 2. Kết luận hai tam giác bằng nhau.
Do đó MDB  MEC (cạnh góc vuông - góc nhọn). Ví dụ mẫu
Ví dụ. Cho ∆ABC cân tại A. Trên cạnh BC lấy hai điểm D, E sao cho BD  EC .
Gọi M, N là hình chiếu của D, E trên AB, AC. Chứng minh rằng AMD  ANE . Hướng dẫn giải Trang 4 Xét ∆ADB và ∆AEC có BD  EC (giả thiết),  B  
C (∆ABC cân tại A), AB  AC (∆ABC cân tại A). Do đó ADB  A  EC  .cg.c. Suy ra  A  
A (hai góc tương ứng); AD  AE (hai cạnh tương ứng). 1 2 Xét ∆AMD và ∆ANE có  AMD   ANE  90 ,   A  
A (chứng minh trên), AD  AE (chứng minh trên). 1 2 Do đó AMD  A
 NE (cạnh huyền - góc nhọn).
Bài tập tự luyện dạng 1 Câu 1: Cho hình vẽ sau:
Hãy chọn khẳng định sai? A. ADB  A  DC . B. IDB  IDC . C. AFC  ABE . D. AFI  A  EI . Câu 2: Cho hình vẽ bên.
Hãy chọn khẳng định sai? Trang 5 A. AED  A  FD . B. BED  CFD . C. ADB  A  DC . D. ADE  AFD .
Câu 3: Cho ∆ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao
cho BD  CE . Kẻ BH vuông góc với AD H  AD , kẻ CK vuông góc với AE K  AE . Chứng minh rằng AHB  AKC .
Dạng 2: Chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau Phương pháp giải
Ví dụ: Cho ∆ABC cân tại A, M là trung điểm của
BC. Gọi D, E lần lượt là hình chiếu của M trên AB
và AC. Chứng minh rằng BD  CE . Hướng dẫn giải
Bước 1. Chọn hai tam giác vuông có cạnh (góc) là
hai đoạn thẳng (góc) cần chứng minh bằng nhau.
Xét ∆BDM vuông tại D và ∆CEM vuông tại E có:
Bước 2. Chứng minh hai tam giác vuông bằng  DBM   ECM (∆ABC cân tại A), nhau. MB  MC (giả thiết).   
Bước 3. Suy ra hai cạnh (góc) tương ứng bằng Do đó BDM
CEM (cạnh huyền - góc nhọn). nhau.
Suy ra BD  CE (hai cạnh tương ứng). Ví dụ mẫu
Ví dụ. Cho ∆ABC vuông tại A có AB  AC . Vẽ AH vuông góc với BC H  BC . Gọi D là điểm trên
cạnh AC sao cho AD  AB . Vẽ DE vuông góc với BC E  BC . Chứng minh rằng HA  HE . Hướng dẫn giải
Vẽ DK  AH K  AH  . Trang 6 Xét ∆HAB 
AHB 90 và ∆KDA  DKA  90 có AB  AD (giả thiết),  BAH   ADK (cùng phụ với  KAD ).
Do đó HAB  KDA (cạnh huyền - góc nhọn)
 HA  KD (hai cạnh tương ứng).
Ta có KD  AH và EH  AH  KD // EH   KDH   EHD (hai góc so le trong). Xét ∆KDH 
DKH 90 và ∆EHD  HED  90 có DH cạnh chung,  KDH   EHD (chứng minh trên). Do đó KDH  E
 HD (cạnh huyền - góc nhọn). Suy ra KD  HE (hai cạnh tương ứng). Suy ra HA  HE .
Bài tập tự luyện dạng 2
Câu 1: Cho ∆ABC cân tại A 
A 90. Vẽ BH  ACH  AC, CK  ABK  AB.
a) Chứng minh rằng AH  AK .
b) Gọi I là giao điểm của BH và CK. Chứng minh rằng AI là tia phân giác của góc A.
Câu 2: Cho ∆ABC có M là trung điểm của BC, AM là tia phân giác của góc A. Kẻ MH vuông góc với AB,
MK vuông góc với AC H  AB, K  AC . Chứng minh rằng a) MH  MK . b) B   C . Trang 7 ĐÁP ÁN
Dạng 1. Chứng minh hai tam giác vuông bằng nhau Câu 1: Chọn C
Quan sát hình vẽ dễ chứng minh được +) ADB  A
 DC  .cg.c (A đúng). +) IDB  I
 DC  .cg.c (B đúng).
+) AFC  AEB (cạnh huyền - góc nhọn) (C sai do viết chưa đúng thứ tự đỉnh). +) AFI  A
 EI (cạnh huyền - góc nhọn) (D đúng). Câu 2: Chọn D
Quan sát hình vẽ dễ dàng chứng minh được
+) BED  CFD (cạnh huyền - góc nhọn) (B đúng).
+) ADB  ADC (cạnh góc vuông - góc nhọn kề) (C đúng). +) AED  A
 FD (cạnh huyền - góc nhọn) (A đúng).
+) ADE  ADF (cạnh huyền - góc nhọn) (D sai do viết chưa đúng thứ tự đỉnh). Câu 3: Ta có B   C (∆ABC cân tại A) Trang 8   ABD  
ACE (hai góc kề bù với hai góc bằng nhau). Xét ∆ABD và ∆ACE có AB  AC (giả thiết),  ABD   ACE (chứng minh trên), BD  CE (giả thiết).
Do đó ABD  ACE  . c g.c   A   A (hai góc tương ứng). 1 2 Xét AHB 
AHB  90 và AKC  AKC  90 có  A  
A (chứng minh trên), AB  AC (giả thiết). 1 2
Do đó AHB  AKC (cạnh huyền - góc nhọn).
Dạng 2. Chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau Câu 1: a) Xét AHB 
AHB  90 và AKC  AKC  90 có
AB  AC (giả thiết), A chung.
Do đó AHB  AKC (cạnh huyền - góc nhọn).
Suy ra AH  AK (hai cạnh tương ứng). b) Xét AKI 
AKI  90 và AHI  AHI  90 có
AK  AH (chứng minh trên), AI là cạnh chung. Do đó AKI  A
 HI (cạnh huyền - cạnh góc vuông). Suy ra  KAI  
HAI (hai góc tương ứng) hay AI là tia phân giác của góc A. Câu 2: Trang 9 a) Xét AHM 
AHM  90 và AKM  AKM 90 có  A  
A (giả thiết), AM là cạnh chung. 1 2
Do đó AHM  AKM (cạnh huyền - góc nhọn)
 MH  MK (hai cạnh tương ứng). b) Xét BHM 
BHM  90 và CKM  CKM  90 có
MH  MK (chứng minh trên), MB  MC (giả thiết).
Do đó BHM  CKM (cạnh huyền - cạnh góc vuông). Suy ra B   C (hai góc tương ứng). Trang 10