Chuyên đề quan hệ quốc tế giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới 1919 và 1939 | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
Nêu hiểu biết của em về phòng trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh? | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam(VN)
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHUYÊN ĐỀ:
QUAN HỆ QUỐC TẾ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1919 - 1939)
I. Giải thích một số thuật ngữ, khái niệm lịch sử cho học sinh
Căn cứ vào cuốn “Sổ tay kiến thức lịch sử (phần Lịch sử thế giới)” và “Từ điển tri thức
lịch sử phổ thông thế kỉ XX”, giải thích một số thuật ngữ sau:
- Quan hệ quốc tế: là tổng thể những mối quan hệ về kinh tế, chính trị, tư tưởng, luật
pháp, ngoại giao, quân sự…giữa những quốc gia và hệ thống quốc gia với nhau, giữa các giai
cấp chính, các lực lượng tổ chức xã hội, kinh tế và chính trị chủ yếu hoạt động trên trường quốc tế.
-Trật tự thế giới: là một thiết chế chính trị - xã hội đặc biệt được thiết lập nhằm phân
chia phạm vi thế lực, khu vực ảnh hưởng cho phù hợp với thực trạng so sánh lực lượng giữa
các cường quốc trên thế giới. Nó thường được xuất hiện sau các cuộc chiến tranh có quy mô và tầm cỡ quốc tế.
-Trật tự Vecxai – Oasinhtơn: Trật tự thế giới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ
nhất khi các nước tư bản thắng trận (Anh,Pháp, Mĩ) tổ chức hội nghị Véc xai (1919-1920) và
Oa-sinh-tơn (1921-1922) để phân chia quyền lợi và buộc các nước đế quốc thua trận phải chấp
nhận không điều kiện và chịu nhiều thiệt thòi.
- Chủ nghĩa phát xít: Là nền chuyên chính khủng bố công khai của những phần tử phản
động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính; tiêu biểu là chủ nghĩa
phát xít Đức, Italia, Nhật.
II. Hoàn cảnh lịch sử, nội dung Hội nghị Vec xai và nhận xét hệ thống hòa ước Véc xai (1919)
1.Hội nghị Vec xai (1919)
* Hoàn cảnh triệu tập Hội nghị
- Cuộc CTTG thứ nhất giữa hai phe Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga) và phe Liên minh
(Đức, Áo – Hung và Italia) đã kết thúc ngày 11.11.1918. Cuộc chiến tranh này đã đưa
tới sự thay đổi sâu sắc trong tương quan lực lượng giữa các nước đế quốc, đồng thời
cũng thay đổi căn bản nội dung, tính chất của quan hệ quốc tế.
- Hệ thống ĐQCN không còn nguyên vẹn nữa. Nước Nga XHCN ra đời.
- Phong trào cách mạng thế giới có bước phát triển mới.
Trong hoàn cảnh đó, các nước đế quốc thắng trận đã tổ chức Hội nghị Vec xai. Đây
là cuộc đấu tra nh phân chia quyền lợi giữa các nước đế quốc; do đó, Hội nghị đã diễn
ra trong không khí đấu tranh căng thẳng, gay gắt giữa các nước tư bản thắng trận.
* Diễn biến Hội nghị
- Hội nghị Vec xai họp từ ngày 18.1.1919 ở Pari với sự tham gia của 27 nước
nhưng quyền quyết định do 3 vị đứng đầu của các nước Mỹ, Anh và Pháp. Sự thực đây
là một cuộc họp của bọn đế quốc mang tính “ăn cướp” như Lê nin nhận định. Hội nghị
này còn có một mục đích khác, đó là tập hợp lực lượng để chống lại cách mạng Nga,
Hung gari và nhiều nước khác.
- Trong thời gian Hội nghị đã diễn ra sự bất đồng sâu sắc giữa các đồng minh trước đây:
+ Mỹ tìm cách giành bá chủ thế giới. Tổng thống Mỹ Uynxon trong “Chương trình
14 điểm” đã nêu nên quyền “lãnh tụ tinh thần” của Mỹ đối với thế giới, đòi áp dụng 1
nguyên tắc “mở cửa”. Để ngăn chặn sự bá quyền của Anh và Pháp ở châu Âu, phái đoàn
Mỹ chủ trương duy trì một nước Đức quân phiệt mạnh. Như vậy, Mỹ sẽ củng cố được vị
trí của mình ở châu Âu và điều chủ yếu là phải duy trì được nước Đức phản động để chống Liên Xô.
+ Ngược lại, Pháp lại muốn làm suy yếu nước Đức đến tối đa nhằm thiết lập quyền
bá chủ ở châu Âu. Pháp đòi sáp nhập vùng than Xa rơ và các miền đất khác của Đức ở
bờ tây sông Ranh, giúp đỡ các nước Đông Nam Âu (Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumani...)
nhằm xây dựng khối liên minh chống Đức và nước Nga Xô viết.
+ Anh tìm cách làm suy yếu sức mạnh kinh tế và hải quân Đức bằng cách giành
được các thuộc địa của Đức vào đế quốc Anh. Anh cũng tìm cách ngăn chặn Pháp mạnh
lên và muốn sử dụng Đức làm đối thủ, cản trở sự bá quyền của Pháp ở châu Âu.
- Nội dung của Hội nghị Vec xai bao gồm hàng loạt hòa ước kí với Đức và đồng
minh của Đức, Nghị quyết thành lập Hội Quốc Liên.
+ Hòa ước với Đức là quan trọng nhất, ký ngày 28.6.1919 tại phòng Gương trong
cung điện Véc xai. Pháp nhận lại An dát, Loren và vùng than Xa rơ. Đức thừa nhận Ba
Lan độc lập, trả lại Ba Lan vùng đất bị Phổ chiếm đóng trước đây. Ba Lan có đường ra biển Ban tích.
+ Đức bị tước bỏ các thuộc địa và bồi thường 132 tỉ Mác vàng tiền chiến phí, luật
nghĩa vụ quân sự bị loại bỏ, cấm Đức phát triển tàu ngầm, tàu chiến, xe tăng và không
quân. Vùng sông Ranh được tuyên bố là vùng phi quân sự.
Với hòa ước Vec – xai, Đức mất 1/8 đất đai, gần ½ dân số, 1/3 mỏ sắt, gần 1/3 mỏ
than, gần 1/3 sản lượng thép, 2/5 sản lượng gang, và gần 1/7 diện tích trồng trọt. Toàn
bộ gánh nặng của Hòa ước Vec xai đè nặng lên vai nhân dân Đức.
+ Hòa ước với các nước bại trận trong hai năm 1919 – 1920. Trong đó, ĐQ Áo –
Hung bị tách thành hai nước nhỏ là Áo và Hunggari,trên đất đai của Áo – Hung cũ,
thành lập hai nước mới Tiệp Khắc và Nam Tư. c. Nhận xét:
- Những Hòa ước được ký giữa các nước tư bản thắng trận với Đức và đồng minh
của Đức như Áo, Hung, Bungari, Thổ Nhĩ Kỳ, tạo thành “hệ thống Véc xai”, xác lập trật
tự thế giới tư bản sau chiến tranh.
- Hệ thống Hòa ước Vec xai không có khả năng giải quyết mâu thuẫn giữa các
nước đế quốc. Sự phân chia thế giới mới do các cường quốc thắng trận thực hiện chỉ có
tính chất tạm thời. Hòa ước Véc xai đẻ ra mâu thuẫn giữa các nước thắng trận và bại
trận. Mâu thuẫn cũng nảy sinh ngay chính trong các nước thắng trận. Hòa ước Véc xai
không thỏa mãn ý đồ bành trướng của Mỹ.
- Hòa ước Véc xai không đụng chạm đến các cơ sở trọng yếu của CNĐQ Đức. Cơ
sở công nghiệp quân sự Đức không bị tiêu diệt mà chỉ bị hạn chế. Trong khi thảo luận
các điều khoản quân sự của Hòa ước, Tổng thống Mỹ Uyn xơn đã tuyên bố rằng Đức
cần phải có lực lượng quân sự cần thiết để “duy trì trật tự trong nước và đàn áp chủ
nghĩa Bôn sê vích”. Số quân 100 nghìn người được tuyển lựa trên cơ sở tự nguyện.
Như vậy, các nhà hoạch định Hòa ước Véc xai tạo ra những cơ sở thuận lợi để
phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức nhằm chống lại Liên Xô và phong trào cách mạng ở chính nước Đức. 2
- Sự phân chia thế giới đã làm sâu sắc thêm quy luật phát triển không đồng đều của
CNTB trong việc phân chia thuộc địa và phạm vi ảnh hưởng giữa các đế quốc thắng
trận. Những trung tâm mâu thuẫn mới giữa các đế quốc nảy sinh.
- Các nhà sáng lập hệ thống Vec xai đã làm nảy sinh những mâu thuẫn dân tộc ở
châu Âu khi một loạt các quốc gia ra đời mà không tính tới những nguyện vọng của các dân tộc này.
- Vì thế Hòa ước Véc xai không thể vững chắc. Lê nin đã đánh giá tính chất của nó
như sau: “Đó là hòa ước ăn cướp chưa từng thấy...7/10 dân cư thế giới nằm trong tình
trạng nô lệ... Hòa ước Véc xai đang nằm trên ngọn núi lửa”. Đó rõ ràng là “Hòa ước ĐQCN”.
- Sự ra đời của Hội Quốc Liên là công cụ bảo vệ quyền lợi các cường quốc thắng trận.
2. Hội nghị Oasinh tơn và các Hiệp ước Oasinh tơn (1921 - 1922). Hãy nêu
nhận xét Hiệp ước Oasinh tơn. a.
Hội nghị Oasinh tơn
- Hội nghị Véc xai không thỏa mãn yêu cầu của Mỹ, mong muốn đứng đầu thế
giới. Vì vậy, Mỹ ký Hiệp ước riêng với Đức (8/1921). Đồng thời, Mỹ tổ chức một hội
nghị quốc tế ở Oasinh tơn (11.1921 – 2.1922) và các nước tham dự (Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ,
Hà Lan, Nhật, Trung Quốc) đã ký các hiệp ước cam kết tôn trọng quyền của nước Mỹ,
Anh, Pháp, Nhật về thuộc địa của nhau, hạn chế lực lượng hải quân, Mỹ có quyền phát
triển hải quân ngang với Anh, cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền của Trung Quốc và
Trung Quốc “mở cửa” cho các nước. Cụ thể ba Hiệp ước:
+ Hiệp ước bốn nước về các thuộc địa ở Thái Bình Dương (Anh, Pháp, Mĩ, Nhật):
cam kết tôn trọng chủ quyền của nhau trên các quần đảo thuộc địa.
+ Hiệp ước năm nước về hạn chế lực lượng hải quân (Mĩ, Anh, Pháp, Italia, Nhật
Bản) : Mỹ giành được quyến phát triển hải quân ngang với Anh.
+ Hiệp ước chín nước về Trung Quốc: Trung Quốc thực hiện chính sách “ mở cửa” với tất cả các nước. b. Nhận xét
- Hội nghị Oasinh tơn hoàn toàn có lợi cho Mỹ, từ đây hải quân Mỹ ngang hàng với Anh
và vượt qua Nhật. Mỹ còn thực hiện được việc xâm nhập vào thị trường viễn Đông và Trung
Quốc thông qua chính sách “mở cửa”. Với hệ thống Hiệp ước Oaasinh tơn, Mỹ đã giải quyết
quyền lợi của mình bằng cách thiết lập một khuôn khổ trật tự mới của châu Á – Thái Bình Dương do Mý chi phối.
- Hiệp ước Oasinh tơn cùng với hệ thống Hòa ước Véc xai hình thành “Hệ thống Véc xai
– Oasinh tơn”, hoàn thành việc phân chia thế giới, thiết lập một trật tự thế giới sau chiến tranh.
- Trật tự Véc xai – Oasinh tơn hoàn toàn phục vụ quyền lợi của giai cấp thống trị các
nước đế quốc và cũng gây mâu thuẫn giữa các nước thắng trận với các nước bại trận; Qua đó,
nhawdm tập hợp lực lượng chống CNXH. Đó là trật tự thế giới mới mà CNĐQ xác lập, trong
đó ba cường quốc Anh, Pháp, Mỹ giành được nhiều ưu thế.
- Nội bộ phe đế quốc cũng bị phân chia thành những nước thỏa mãn và những nước bất
mãn với hệ thống này, tạo nên mầm mống của những cuộc xung đột quốc tế trong tương lai.
Như thế, sau cuộc chiến tranh thế giới kéo dài 4 năm (1914 - 1918) với những tổn thất nặng nề
cho nhân loại, hòa bình đã được lập trong một thế giới chứa đựng nhiều mâu thuẫn và bất ổn. 3
3. Những vấn đề cơ bản về Hội Quốc liên . * Sự thành lập:
Một trong những vấn đề cơ bản đầu trên được các nước tham dự Hội nghị Véc-xai nhất
trí là việc thành lập Hội Quốc liên, được thành lập theo tinh thần và nội dung của Điểm 14
trong "Chương trình 14 điểm" của Wilson.
Tháng 3/1919, các văn kiện của Hội nghị đã lần lượt được ký kết với 15 phần gồm 432
điều. Phần I gồm 26 điều nói về Hội Quốc liên, các phần còn lại gồm 406 điều nói về các hòa
ước kí với Đức và các nước bại trận khác.
Công ước thành lập Hội quốc liên là văn kiện đầu tiên được kí kết cùng với Hiến chương
của Hội. Theo đó,mục đích của Hội Quốc liên là “khuyến khích sự hợp tác quốc tế, thực hiện
nền hoàbình và an ninh thế giới”, và để thực hiện mục đích đó người ta đề ra một số nguyêntắc
như: không dùng chiến tranh trong quan hệ giữa các nước, quan hệ quốc tế phảirành mạch và
dựan trên đạo lí, phải thi hành những cam kết quốc tế...Ngày 10 - 1 - 1920, Hội Quốc liên
chính thức thành lập với 44 nước kí vàocông ước sáng lập.
* Về cơ cấu tổ chức:
Hội Quốc liên có 3 tổ chức chính:
+ Đại hội đồng (gồm tất cả các nước thành viên, họp mỗi năm một lần vào tháng 9)
+ Hội đồng thường trực (gồm 5 uỷ viên các cường quốc Anh, Pháp, Mĩ, Nhật,
Italia - sau đó còn lại 4 vì Mĩ không tham gia, và một số uỷ viên có kì hạn, họp mỗi năm ba lần)
+ Ban thư ký thường trực (do Tổng thư ký đứng đầu) thường trực như một nội
các làm việc hành chính thường xuyên, đóng trụ sở ở Geneve.
+ Ngoài ra các cơ quan chuyên môn của Hội Quốc liên gồm có Toà án quốc tế
(có trụ sở thường trực ở La Hay) và các tổ chức khác như: Tổ chức lao động
quốc tế (ILO), Tổ chức sức khoẻ (HO), uỷ ban người tị nạn (HCR)
* Về mục đích hoạt động:
Nội dung hoạt động do Hội Quốc liên đề ra là giám sát việc giải trừ quân bị,
tôn trọng và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị, giải quyết các tranh
chấp quốc tế, thực hiện “chế độ uỷ trị” đối với một số lãnh thổ “chưa đủ điều kiện tự
quản”... Nước nào vi phạm công ước, gây chiến tranh sẽ bị xem là gây chiến với toàn
thể hội viên và sẽ bị trừng phạt dưới hai hình thức: bằng biện pháp kinh tế và tài
chính (do tất cả các nước hội viên bắt buộc phải thi hành) và bằng những biện pháp quân sự. * Nhận xét, đánh giá:
- Sự ra đời của Hội Quốc Liên, một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên,
đã đánh dấu bước phát triển mới của quan hệ quốc tế thế kỷ XX. Về danh nghĩa, Hội
Quốc Liên trở thành một tổ chức giám sát trật tự quốc tế mới, nhằm ngăn ngừa chiến
tranh, bảo vệ hoà bình thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, những hoạt động của Hội quốc Liên là
nhằm duy trì trật tự thế giới mới do các cường quốc chiến thắng áp đặt tại Hội nghị Véc-xai.
+ Đây là tổ chức của các nước đế quốc chứ không phải của tất cả các
dân tộc trên thế giới. Nó là công cụ của CNĐQ trong việc phân chia lại thế giới.
+ Nó không ngăn ngừa được chiến tranh và không bảo vệ được nền hoà bình thế giới.
+ Không giải phóng được các dân tộc mà chỉ duy trì ách thực dân cũ
bằng những hình thức mới như: "uỷ nhiệm quyền" hay "uỷ trị". Với 4
"chế độ uỷ trị", Anh, Pháp đã chia nhau hầu hết các thuộc địa của Đức và lãnh thổ
của đế quốc Thổ Nhĩ Kì. Các biện pháp về giải trừ quân bị và sự trừng phạt chỉ mang
ý nghĩa hình thức vì Hội Quốc liên không có sức mạnh thực tế để thực thi các quyết định của mình.
+ Những biện pháp trừng phạt chỉ có tính chất hình thức, không thực
tế (vì quyền lợi của đế quốc xung đột, chồng chéo nhau)
- Để Hội Quốc Liên có thể trở thành một công cụ có hiệu quả, tổ chức
này phải có ý chí chính trị thống nhất và có khả năng quân sự cần thiết. Những sự
kiện diễn ra sau này sẽ cho thấy sự bất lực của Hội Quốc Liên trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế.
- Hội Quốc Liên được thành lập theo sáng kiến của Tổng thống Mĩ
Wilson nhưng Mĩ từ chối không tham gia do những tham vọng của Mĩ đã không
được thực hiện trong Hội nghị Véc - xai. Điều đó cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến
uy tín và sức mạnh của tổ chức này.
III. Quan hệ quốc tế trong thập niên 20 của thế kỉ XX
a. Các hội nghị quốc tế về hoà bình, an ninh tập thể và giải trừ quân bị
Bước vào thập niên 20, nhìn chung các nước tư bản đều bước vào thời kì ổn
định và đạt được sự phát triển nhanh chóng về kinh tế (1924 - 1929). Sự ổn định về
kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản đã tác động không nhỏ đến chiều hướng phát
triển của quan hệ quốc tế.
Sau Hội nghị Véc xai - Oasinhton, hàng loạt các hội nghị quốc tế về các vấn đề hoà bình,
an ninh tập thể, giải trừ quân bị... đã diễn ra trong khuôn khổ hệ thống Véc xai Oasinhton.
* Hội nghị Giênova: Một trong những hội nghị quốc tế lớn nhất kể từ sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đến lúc bấy giờ, diễn ra từ 4 -10 đến 19 5 - 1922
với sự tham gia của đại biểu 29 nước trên thế giới (Mĩ không chính thức
tham gia mà chỉ cử quan sát viên tham dự). Nước Nga Xô viết lần đầu tiên chính thức
được mời tham dự. Hội nghị bàn về những vấn đề kinh tế - tài chính của tất cả các
nước Châu Âu sau chiến tranh, trong đó “vấn đề Nga” là vấn đề gây tranh cãi nhiều
nhất. Do những bất đồng về việc giải quyết những khoản nợ của Nga hoàng và chính
phủ lâm thời tư sản Nga (các nước đế quốc đòi Nga bồi thường đến 18 tỉ rúp vàng là
khoảng nợ của Sa hoàng và chính phủ lâm thời Nga đã nợ mình), cùng với vấn đề bồi
thường chiến tranh cho nước Nga xô viết (Nga Xô viết tính toán, đưa ra con số mà đế
quốc phải bồi thường là 39.450.000 rúp vàng, nhưng bị Anh bác bỏ), Hội nghị
Gienova hầu như không đạt được kết quả đáng kể nào. Trong khi đó, bên lề hội nghị
Gienova, hai nước Đức và Nga đã kí kết Hiệp ước Rapallo (16 - 4 - 1922) nhằm khôi
phục lại các quan hệ ngoại giao, cam kết từ bỏ các khoản nợ và bồi thường chiến
tranh (điều 116 của hòa ước Vecxai), quốc hữu hóa các tài sản sở hữu nhà nước, đồng
thời áp dụng chính sách tối huệ quốc cho các quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai
nước. Mặc dù bị đồng minh phản đối kịch liệt, nhưng Đức vẫn quyết tâm thực hiện vì
chỉ có nó mới giúp Đức tồn tại, đứng vững và tạo đà phát triển mạnh về sau này.
* Hội nghị Lô –dan: cuối năm 1922, trước những chuyển biến quan trọng của
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì, các nước tư bản phương Tây triệu
tập một Hội nghị quốc tế ở Lô-dan (Thuỵ Sĩ) để bàn về việc kí kết một hiệp ước hoà
bình mới với Thổ Nhĩ Kì và những vấn đề khác liên quan đến các eo biển ở vùng
biển Hắc Hải. Hội nghị khai mạc ngày 20 - 11 - 1922 với sự tham gia của các quốc
gia có liên quan đến những vấn đề khác nhau của hội nghị. Liên quan đến vấn đề kí 5
hoà ước mới với Thổ Nhĩ Kì có sự tham gia của các nước Anh, Pháp, ý, Nhật,
Rumani, Hi Lạp, Nam Tư và Thổ Nhĩ Kì. Là một cường quốc ở vùng biển Hắc Hải,
nước Nga xô viết đã chủ trương phải đảm bảo an ninh chung, cấm tất cả các tàu
thuyền các nước không được qua lại thường xuyên ở 2 eo biển Đác đa nen và Bôxpho
trong thời chiến lẫn thời bình, nhưng tự do hóa cho các tàu buôn. Dưới sự chi phối
của các nước Anh, Pháp, Ý, Hiệp ước về eo biển Đác đa nen và Bôxpho ở vùng biển
Hắc Hải đã được ký kết, theo đó vùng eo biển sẽ được phi quân sự hoá và các loại tàu
thuyền được tự do qua lại. Hiệp ước này trên thực tế đã ảnh hưởng đến an ninh của
các nước vùng biển Hắc Hải nói chung và nước Nga xô viết nói riêng chính vì vậy
chính quyền Xô viết đã phủ quyết hòa ước này. Hòa ước hoàn toàn mất hiệu lực.
Hội nghị Lôcacnô : được tổ chức từ ngày 5 đến 16 - 10 – 1925 với mục đích
xây dựng một nền an ninh tập thể ở châu Âu trong khuôn khổ hệ thống Véc xai Oasinhton, một
hội nghị quốc tế giữa các nước tư bản châu Âu đã được triệu tập. Hội
nghị đã kí kết hệ thống hiệp ước Locarno (143 điều), bao gồm:
+ Hiệp ước đảm bảo chung (còn gọi là hiệp ước đảm bảo Rhenanie) giữa Anh, Pháp, Đức, Italia và Bỉ
+ Các hiệp ước Pháp - Đức, Đức - Bỉ, Đức - Tiệp, Đức - Ba Lan về trọng tài và
các hiệp ước đảm bảo Pháp - Ba Lan và Pháp - Tiệp.
Các hiệp ước nói trên là sự cam kết đảm bảo đường biên giới giữa các nước có
liên quan; phi quân sự hóa vùng Rhenanie theo những điều khoản của Hệ thống
Vecxai. Trong trường hợp Đức xâm chiếm vùng phi quân sự này, các nước ký hiệp
ước có toàn quyền, kể cả dùng vũ lực để chống lại (điều 2).
Đồng thời, cũng tại hội nghị này các nước đã đi đến thoả thuận đồng ý để nước
Đức tham gia Hội Quốc Liên (tuy nhiên phải đến tháng 9 - 1926 Đức mới trở thành
viên chính thức của Hội Quốc Liên). Tất cả các hiệp ước trên đây hợp thành Hệ thống
Hiệp ước Lôcarno được tổ chức ký chính thức ở London vào ngày 1 - 12 – 1925
Với việc kí kết hệ thống hiệp ước Lôcacno và việc nước Đức tham gia Hội Quốc
Liên, mâu thuẫn giữa các cường quốc phương Tây dường như dịu đi và các chính
khách tư sản, các nhà báo đã tán tụng nó và người ta đã nói tới việc mở đầu “một kỉ
nguyên xích lại gần nhau trên thế giới”. Hiệp ước trên đã giáng cho các liên minh của
Pháp những thất bại nặng nề và Pháp cũng từ đó mất hết hy vọng làm suy yếu Đức
sau hiệp ước Vecxai. Với việc ký hiệp ước trên, Đức đã thoát dần ra khỏi vị trí là
nước bại trận, vươn lên bình đẳng về chính trị - kinh tế với các nước và "hợp pháp
hóa" địa vị trên trường quốc tế. Còn Anh và Mỹ thì tỏ ra hài lòng về Hệ thống hiệp
ước này, bởi một mặt, hệ thống này khống chế được Pháp, buộc Đức ràng buộc vào
các cam kết nhất định đối với các cường quốc phương Tây, mặc khác nó tạo điều
kiện để sử dụng Đức trong các ý đồ chống Liên Xô.
Như vậy, sự kiện các hiệp ước Xô - Đức, Lôcacno, Thổ Nhĩ Kì và Đức gia nhập
Hội Quốc Liên...đã làm sáng lên những tia hy vọng về một nền hòa bình có cơ may
được xác lập ở châu Âu và trên toàn thế giới. Trong bối cảnh lòng tin vào an ninh tập
thể lên đến đỉnh cao mà tháng 4 - 1927, Ngoại trưởng Pháp Aristide Briand đề nghị
với Ngoại trưởng Mĩ Frank B. Kellogg về việc Pháp và Mỹ ký một hiệp ước "hữu
nghị vĩnh viễn, theo đó hai nước cam kết từ bỏ việc chiến tranh như là một phương
tiện chính trị quốc gia". Ngày 27 - 8 - 1928 tại Pari đã diễn ra lễ ký kết Hiệp ước từ
bỏ chiến tranh nói chung. Hiệp ước này đã được nhiều nước trên thế giới hưởng ứng
và có tới 57 quốc gia kí kết tham gia, trong đó có Liên Xô. 6
Mặc dù được đánh giá là “đánh dấu đỉnh cao của làn sóng hoà bình trong thập
niên 20,” nhưng thực tế cho thấy việc đặt niềm tin vào hiệp ước này là “một ảo tưởng
nguy hiểm” bởi lẽ chỉ vài ngày sau khi kí kết hiệp ước Briăng – Ken lốt giơ, Anh và
Pháp đã tiến hành kí kết ngay một thoả hiệp riêng rẽ vấn đề vũ khí Hòa bình và an
ninh tập thể trong khuôn khổ trật tự Vecxai – Oa sinh tơn, Hội Quốc Liên là rất mong
manh, xa vời. Những diễn biến tiếp theo trong quan hệ quốc tế thập niên 30 sẽ tiếp
tục chứng minh điều đó.
b. Vấn đề thực hiện Hoà ước Vecxai kí với Đức.
Việc thực hiện các điều khoản của Hoà ước Versailles kí với Đức chiếm một vị trí đặc
biệt quan trọng trong quan hệ quốc tế những năm 20 của thế kỉ XX.
Về vấn đề bồi thường chiến tranh, Hội nghị Luân Đôn ngày 30 - 4 - 1921 đã qui định
số tiền bồi thường của Đức là 132 tỉ mác vàng và Đức bắt đầu phải trả từ mùa hè năm
1921. Tuy nhiên, tình trạng khủng hoảng kinh tế - tài chính trầm trọng diễn ra ở Đức
đã khiến cho nước này không có khả năng thực tế để trả món nợ đó. Sau việc liên
quân Pháp - Bỉ chiếm đóng vùng Rua (11 - 1 - 1923), nơi sản xuất 90% sản lượng
than và 70% sản lượng gang của nước Đức, không mang lại hiệu quả trong vấn đề bồi
thường của Đức, một Hội nghị quốc tế đã được triệu tập ở Luân Đôn để xem xét lại vấn đề này.
Hội nghị Luân Đôn khai mạc ngày 16 - 7 - 1924 với sự tham gia của các đại diện
Anh, Pháp, Italia, Nhật, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Rumani, và Mĩ (về danh nghĩa Mĩ
chỉ tham gia với một số quyền hạn chế nhưng trên thực tế Mĩ có ảnh hưởng lớn trong
Hội nghị). Hội nghị Luân Đôn đã thông qua kế hoạch Đao-oét có giá trị trong vòng 5
năm với nội dung chủ yếu là Mĩ và Anh sẽ giúp đỡ Đức trong việc phục hồi và phát
triển kinh tế - tài chính để nước này có khả năng trả được các khoản bồi thường chiến
tranh theo lịch trình được Uỷ ban 5 nước Anh, Pháp Mĩ, Italia qui định như sau:
• Năm thứ nhất trả 1 tỉ mác vàng
• Năm thứ hai: 1,22 tỉ mác vàng
• Năm thứ 3: 1,2 tỉ mác vàng
• Năm thứ tư: 1,75 tỉ mác vàng
•Từ năm thứ năm: mỗi năm 2,5 tỉ mác vàng.
Với kế hoạch Đao-oét, Pháp đã phải có những nhượng bộ quan trọng:
+ Pháp phải rút khỏi vùng Rua (năm 1925) việc giải quyết vấn đề bồi thường chiến tranh
đã tuột khỏi tay Pháp chuyển sang tay người Mĩ.
Mĩ và Anh có điều kiện mở rộng ảnh hưởng về kinh tế - tài chính vào nước
Đức. Kế hoạch Đao-oét đã góp phần quan trọng vào việc phục hồi và phát triển kinh
tế Đức. Những trận “mưa đô la” từ Mĩ và Anh qua kế hoạch này đã tạo điều kiện
trang bị những kĩ thuật hiện đại và nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế Đức.
Từ khi bắt đầu thực hiện kế hoạch đến năm 1929, Đức đã nhận viện trợ của
Mĩ, Anh để vay, tín dụng và đầu tư vào công nghiệp khoảng 20 - 25 tỉ mac vàng. Số
tiền viện trợ đó không những đủ để trả nợ cho các đế quốc thắng trận (Đức trả lại cho
họ tới 11 tỉ mac) mà còn đủ để phát triển kinh tế của mình. Năm 1929, tổng sản lượng
công nghiệp Đức đạt 113% mức trước chiến tranh, vượt qua Anh, Pháp.
Cũng trong năm 1929, kế hoạch Đao-oét lại được điều chỉnh theo hướng giảm
bớt gánh nặng bồi thường chiến tranh cho Đức. Sau một thời gian dài thảo luận,
tháng 8 - 1929, Hội nghị quốc tế của 12 nước tư bản họp ở La Hay đã chính thức thông qua kế
hoạch Young. Theo đó số tiền bồi thường của Đức giảm xuống còn 7
113,9 tỉ mác vàng và được trả trong thời hạn kéo dài tới 60 năm, đồng thời quân đội
chiếm đóng của Pháp, Bỉ sẽ phải rút khỏi vùng Rênani trước ngày 30 - 6 - 1930. Đến
đây, uỷ ban bồi thường đã chấm dứt hoạt động, thay vào đó Ngân hàng thanh toán
quốc tế sẽ chịu trách nhiệm theo dõi việc trả tiền bồi thường chiến tranh của Đức.
Như vậy, nhờ sự hà hơi tiếp sức của Anh và Mĩ với ý đồ sử dụng Đức như một
con đập ngăn làn sóng cách mạng có khả năng tràn sang phía Tây từ Liên Xô, chỉ
trong một thời gian ngắn nước Đức chẳng những đã phục hồi nhanh chóng mà còn
tăng cường tiềm lực kinh tế - quân sự của mình.
c. Quan hệ quốc tế của nước Nga Xô viết sau Cách mạng tháng Mười
Ngay từ khi mới ra đời, Nhà nước Xô viết non trẻ đã chủ trương thực hiện một
chính sách đối ngoại hoà bình trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ giữa các quốc gia. Vấn đề nóng bỏng trước mắt là phải nhanh
chóng chấm dứt cuộc chiến tranh thế giới mà trước đây Nga hoàng tham gia.
Trong đêm 26 - 10 - 1917, vào lúc 23 giờ, tại phiên họp thứ hai Đại hội II các
Xô viết toàn Nga, Sắc lệnh hoà bình đã được thông qua. Với Sắc lệnh này, Nhà nước
Xô viết tuyên bố “Chiến tranh đế quốc là tội ác lớn nhất chống lại loài người” và “đề
nghị nhân dân tất cả các nước tham chiến và các chính phủ của họ tiến hành ngay
những cuộc đàm phán về một hoà ước dân chủ và công bằng ”. Đồng thời, trong công
hàm gửi tới Đại sứ của các nước Đồng minh ở Nga ngày 8 - 11 - 1917, Chính phủ Xô
viết “một lần nữa khẳng định về đề nghị ngừng bắn và ký kết một hoà ước dân chủ,
không có thôn tính và bồi thường trên cơ sở quyền tự quyết của các dân tộc”.
Tuy nhiên, các Chính phủ Anh, Pháp, Mĩ đã bác bỏ đề nghị hoà bình và quyết
định không quan hệ với chính quyền Xô viết, thậm chí còn đe dọa có hành động quân
sự nếu nước Nga kí hòa ước riêng với Đức.
Về phía mình, nước Nga xô viết chủ trương nhanh chóng rút ra khỏi chiến tranh
đế quốc vì đất nước đã bị tàn phá nặng nề, nhân dân quá mệt mỏi và điều có ý nghĩa
quyết định là phải có hòa bình để củng cố chính quyền non trẻ. Chính quyền Xô viết
không thể chờ đợi sự đồng tình của các nước Anh, Pháp, Mĩ và quyết định đàm phán riêng với Đức.
Về phía Đức: cũng như các nước đế quốc, nước Đức không chấp nhận sự tồn tại
của nhà nước Xã hội chủ nghĩa nhưng vào lúc này, nước Đức đang gặp nhiều khó
khăn trên cả hai mặt trận phía Đông và phía Tây; ở trong nước phong trào phản đối
cách mạng dâng cao mạnh mẽ... Đức nhận lời đàm phán với nước Nga xô viết.
Sau những diễn biến căng thẳng và phức tạp của tình hình chiến sự, ngày 3 - 3 1918 Hoà ước
Bret – Litốp đã được kí kết với những điều kiện hết sức nặng nề đối
với nước Nga. Theo đó, nước Nga phải cắt đi một bộ phận lãnh thổ rộng lớn (diện
tích 750.000 km2 với hơn 50 triệu dân, bao gồm Ba Lan, Latvia, Litva, Estonia,
Belarus, Ucraina, Phần Lan) và phải trả khoản tiền bồi thường 6 tỉ mác cho Đức.
Lênin gọi đây là “một hoà ước bất hạnh”, nhưng nhờ đó mà nước Nga đã rút ra khỏi
cuộc chiến tranh đế quốc để đương đầu với những thử thách ác liệt nhằm bảo vệ
chính quyền Xô viết non trẻ.
Cũng trong thời gian này, các nước đế quốc đã tập hợp lực lượng, phối hợp hành
động với mưu đồ bóp chết nước Nga Xô viết. Cuối tháng 11 - 1917 đại diện của các
nước đế quốc, trong đó bốn nước Mĩ, Anh, Pháp, Nhật giữ vai trò chủ yếu, đã họp tại
Pari để bàn bạc về biện pháp thực hiện mưu đồ đó. Đại diện các nước tư bản đã
thông qua nghị quyết không công nhận nước Nga Xô viết, thoả thuận về việc ủng hộ 8
cho các lực lượng phản cách mạng ở Nga và phân chia nước Nga thành các khu vực
ảnh hưởng của mình. Theo đó, Anh sẽ nắm quyền kiểm soát vùng Kavkaz, Armenia,
Gruzia và vùng sông Đông; Pháp chiếm Bessarabia, Crưm và Ucraina; Mĩ và Nhật
nắm khu vực Xibia và Viễn Đông...
Trải qua ba năm chiến đấu cực kì gian khổ và khốc liệt, quân đội và nhân dân
Xô viết đã lần lượt đánh bại các lực lượng thù trong, giặc ngoài, giữ vững nền độc
lập, tự chủ của đất nước. Cũng trong thời gian này, nhà nước Xô viết đã công nhận
quyền tách ra của Ucraina, công nhận độc lập của Phần Lan, Ba Lan ; xoá bỏ mọi
hiệp ước bất bình đẳng của Chính phủ Nga hoàng trước đây đối với Trung Quốc, Thổ
Nhĩ Kì, Ba Tư (Iran) và nhiều nước khác.
Trong quan hệ quốc tế, Chính phủ Xô viết đã phản đối gay gắt tính chất nô dịch
của các hoà ước, nhất là Hoà ước Véc-xai. Lênin cho rằng: “Đấy không phải là hoà
ước, đấy là những điều kiện mà bọn ăn cướp tay cầm dao, buộc nạn nhân không có
gì tự vệ phải chấp nhận”.
Bị thất bại trong việc dùng lực lượng quân sự, các nước phương Tây quay sang thực hiện
chính sách cô lập về chính trị và bao vây về kinh tế với Nga.
Theo sáng kiến của Anh, năm 1922 một hội nghị kinh tế thế giới được triệu tập
với sự tham gia của 29 nước tư bản. Mục đích của hội nghị là bàn việc phục hồi nền
thương mại quốc tế, nhất là đối với kinh tế các nước Trung và Đông Âu, nhưng cuối
cùng vấn đề Nga và việc bồi thường lại trở thành nội dung chủ yếu của hội nghị.
Lần đầu tiên được mời chính thức tham dự Hội nghị quốc tế Gienova, đoàn đại
biểu Xô viết đã đưa ra đề nghị về việc thiết lập các quan hệ ngoại giao và kinh tế,
thực hiện chung sống hoà bình và tiến hành giải trừ quân bị. Nước Nga Xô viết sẵn
sàng bình thường hoá quan hệ với tất cả các nước trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, hợp tác cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình.
Các nước phương Tây đòi nước Nga xô viết phải thanh toán các khoản nợ trước
đây của chính phủ Nga hoàng và cả chính phủ tư sản lâm thời Kê ren xki, trả lại các
tài sản đã bị quốc hữu hóa cho các nhà đầu tư nước ngoài...tổng số khoản nợ là 18,4 tỉ Rúp vàng.
Phía nước Nga xô viết tuyên bố sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đó, nhưng các
nước phương Tây phải bồi thường những khoản thiệt hại do cuộc vũ trang can thiệp
của họ gây ra trong những năm 1918 – 1920, ước tính 39 tỉ Rúp vàng.
Hội nghị Gienova bế tắc và thất bại. Tuy vậy, việc Nga và Đức ký kết Hiệp ước
Rapallo đã giáng một đòn chí mạng vào âm mưu bao vây, cô lập nước Nga của các
cường quốc phương Tây, đồng thời đánh dấu một thắng lợi ngoại giao cực kỳ quan
trọng của Nhà nước Xô viết. Đức trở thành nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan
hệ ngoại giao với nước Nga.
Những năm tiếp theo, nước Nga Xô viết (từ tháng 12 - 1922 là Liên Xô) đã từng
bước phá vỡ chính sách cô lập của các nước phương Tây và khẳng định vị trí quốc tế
của mình. Đến năm 1925, trải qua hơn 7 năm tồn tại và khẳng định vị thế của mình,
Liên Xô đã được hơn 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có các cường quốc Anh,
Pháp, Italia, Nhật chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao. Mặc dù mối
quan hệ này còn phải trải qua nhiều bước thăng trầm đầy khó khăn, căng thẳng nhưng
thực tế đã khẳng định vai trò, uy tín ngày càng cao của Liên Xô và những thắng lợi to
lớn của nền ngoại giao Xô viết non trẻ.
IV. Sự sụp đổ của trật tự Vécxai – Oasinhtơn 9
Hệ thống Vecxai - Oasinhtơn là một trật tự thế giới mới mà các nước thắng trận áp đặt đối
với các nước bại trận. Các nước chiến bại (nước Đức) bị thiệt thòi nhất nên muốn thanh toán
nó bằng vũ lực, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới. Bản thân các nước thắng trận cũng mâu
thuẫn với nhau. Trong những năm 1924 1929 xét về góc độ quan hệ quốc tế là tạm thời ổn định
vì các nước thắng trận chưa đi đến chia rẽ triệt để, các nước bại trận chưa kịp khôi phục lực
lượng quân sự. Nhưng khi Đức mạnh lên, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc phát triển tới mức
không điều hoà được (vấn đề khả năng sản xuất và thị trường tiêu thụ). Các nước Nhật – Đức
-Ý từng bước thanh toán hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.
+ ĐQ Nhật: kẻ đầu tiên dùng vũ lực phá tan nguyên trạng ở Đông Á bằng cách xâm lược Đông Bắc Trung Quốc.
+ ĐQ Ý: Xâm lược Êtiôpia, nhòm ngó Địa Trung Hải.
+ ĐQ Đức: huỷ bỏ quy chế Vécxai về bồi thường, hạn chế vũ trang, rút ra khỏi Hội Quốc
liên…mưu toan thôn tính các nước láng giềng.
Sự tan vỡ của hệ thống Vécxai - Oasinhtơn được đánh dấu bằng sự hình thành 3 lò lửa
chiến tranh trên thế giới.
1.Lò lửa chiến tranh ở Viễn Đông:
Nhật xâm lược Trung Quốc.
- Lò lửa chiến tranh bùng nổ sớm nhất ở châu Á bằng việc Nhật phát xít hoá bộ máy
chính quyền, chuẩn bị xâm lược Trung Quốc.
- 1927, Tanaca đưa lên Nhật hoàng bản ''tấu thỉnh" dự kiến quá trình bành trướng của ĐQ Nhật
=> Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn có dấu hiệu bị phá vỡ.
- 1931 Nhật xâm chiếm được Đông Bắc Trung Quốc, lập nên nhà nước Mãn
Châu =>Mắt xích đầu tiên của của hệ thông Vécxai - Oasinhtơn bị phá vỡ.
- 1931 Nhật xâm chiếm được Đông Bắc TQ lập nên nhà nước Mãn Châu,
mắt xích đầu tiên của Hệ thống Véc xai - Oasinhtơn bị phá vỡ.
- Nhật xâm lược Trung Quốc động chạm tới quyền lợi của các nước tư bản Âu - Mỹ.
Song các nước này không phản ứng vì cònbận giải quyết khủng hoảng kinh tế đồng thời muốn
mượn tay Nhật tiêu diệt cách mạng Trung Quốc và Liên Xô (Nhật tung ra màn khói báo chí là
chống cộng sản quốc tế và chống Liên Xô).
- Trung Quốc gửi đơn khiếu nại tới Hội Quốc Liên song phản ứng của Hội
rất yếu ớt và bất lực: chỉ lên án Nhật "kẻ xâm lược" khuyến cáo Nhật phải rút quân khỏi khu
vực dọc theo đường xe lửa.
- Nhật tuyên bố chính thức rút ra khỏi Hội Quốc Liên để tự do hành động và mở rộng
việc xâm lược ra toàn lãnh thổ Trung Quốc.
=>Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn ở Viễn Đông tan vỡ.
2. Hai lò lửa chiến tranh ở châu Âu
a. Lò lửa chiến tranh thứ hai: Phát xít Đức
- Hành động đầu tiên phá vỡ Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn của Đức là nước này tự xoá bỏ
việc bồi thường chiến tranh.
- Đức tiến hành quân sự hoá bộ máy nhà nước, đòi tái thiết lập lực lượng vũ trang bằng
lực lượng vũ trang của nước Pháp. Hítle cũng vạch ra một kế hoạch xâm lược: đầu tiên của là
chiếm châu Âu rồi đề ra kế hoạch Âu - Phi, Âu - Á để xâm chiếm các nước châu Phi và châu Á và các nước Mĩ la tinh.
- 1933 Đức rút ra khỏi Hội Quốc Liên để tự do hành động. 10
- Hitle từng bước tiến hành kế hoạch bành trướng của Đức, đòi sát nhập
những vùng đất ở châu Âu mà thiểu số người Đức sinh sống : Áo, Xarơ, một phần Ba Lan, Tiệp Khắc…
=> Các nước phương Tây không có phản ứng kiên quyết và thống nhất: Anh
- Pháp - Ý kí hiệp ước phản đối Đức nhưng chỉ trên giấy tờ.Anh thừa nhận
Hải quân Đức = 35% của Anh
=> Giáng đòn mạnh vào hệ thống Vécxai - Oasinhtơn đồng thời nâng cao vị thế quốc tế
cuả Đức - 3.1936 Đức công khai chiếm đóng khu phi quân sự ở sông Ranh.
- Đức kí hiệp ước không xâm lược nhaugiữa Pháp - Bỉ - Đức (trừ Liên
Xô).Như vậy với sự khôn khéo của Đức đã khiến nhiều nước châu Âu đi tìm chỗ dựa vào Đức quốc xã.
=>Như vậy Hoà ước Vécxai đã bị Đức xoá bỏ.
b. Lò lửa chiến tranh thứ ba: Phát xít Ý
- Italia là nước thắng trận nhưng không được mấy quyền lợi trong Hội nghị Vécxai nên
thuộc loại nước bất mãn. Italia có tham vọng: Khôi phục lại nước La Mã xưa, chiếm Anbani,
Nam Tư, Hi Lạp…; muốn thu một số thuộc địa ở châu Phi và biến Địa Trung Hảo thành ao
nhà. =>Hướng tấn công của Italia chủ yếu là vùng Bắc Phi, Nam Âu, Địa Trung Hải.
- 1934 phát xít ITALIA xâm lược Êtiôpia. Nước này khiếu nại lên Hội Quốc Liên nhưng
do Anh, Pháp khống chế nên khiếu nại này không có kết quả. Êtiôpia cầu cứu Mỹ nhưng Mỹ từ
chối với lý do "không can thiệp"
- 5.1936, Êtiôpi trở thành thuộc địa của ITALIA. Hội Quốc Liên quyết định trừng phạt
Italia bằng biện pháp cấm vận kinh tế. Nhưng Mỹ, Đức không tham gia cấm vận nên biện pháp này kém hiệu quả.
- 12.1937, Italia rút ra khỏi HQL để tự do hành động.
=> Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn lại một lần nữa bị phá vỡ.
=>Như vậy: Trong những năm 1932 - 1935 nguyên trạng của hệ thống Vécxai Oasinhtơn
bị phá vỡ ở nhiều khu vực trên thế giới; đẩy các thế lực phát xít đến gần nhau và liên minh đến
với nhau: hình thành trục phát xít Béclin - Rôma – Tôkyô (11.1937)
V. Con đường dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai
1. Chính sách đối ngoại của ba lực lượng quốc tế: Anh –Pháp -Mĩ; Đức – Italia
Nhật; Liên Xô. Đây chính là nội dung của quan hệ quốc tế giai đoạn 1929 - 1939. a. Anh,Pháp,Mĩ:
- Anh, Pháp: Thực hiện chính sách hai mặt
+ Một mặt hợp tách với Liên Xô để tăng sức mạnh cho mình.
+ Mặt khác thoả hiệp và nhượng bộ phát xít để tránh chiến tranh về
phía mình, đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
- Riêng Mỹ: đưa ra "Đạo luật trung lập" (1935) cấm bán vũ khí cho các bên tham chiến. b. Đức, Ý, Nhật:
- Gây ra ba lò lửa chiến tranh
- Phá vỡ hệ thống Vécxai – Oasinhtơn
- Hình thành phe Trục Béclin – Tôkiô – Rôma c. Liên Xô:
- Liên Xô là nước duy nhất đứng ra đấu tranh để bảo vệ nền hoà bình thế giới có lợi cho
các dân tộc và thuộc địa, cho các lực lượng yêu chuộng hoà bình và tiến bộ của thế giới.
- Coi CNPX là kẻ thù nghuy hiểm nhất, chủ trương liên kết các nước tư bản dân chủ để
chống phát xít và nghuy cơ chiến tranh. 11
- Liên Xô gia nhập tổ chức Hội Quốc Liên (9.1934) với tư cách là hội viên
thường trực, tích cực đề ra các các hành động chống CNPX nhưng đều bị các nước tư bản từ chối hành động.
2. Đức, Nhật Bản bành trướng từ Hội nghị Muyních đến Chiến tranh thế giới (1937 - 1939) a. Đức:
- 1938 Đức trở thành nước mạnh nhất châu Âu về kinh tế, quân sự. Đức có trên 3 vạn xe
tăng, 300 phi đội và 3700 máy bay chiến đấu. Công nghiệp Hàng nkhông Đức mỗi năm có thể
đảm bảo sản xuất 6000 máy bay.
=>Hítle quyết định đẩy mạnh bành trướng để xác lập quyền thống trị của "Đại Đức"
- 3.1938 Đức sát nhập Áo vào Đức.
- Đức gây vụ Xuyđét để thôn tính Tiệp Khắc (3.1938 – 3.1939).Ý, Nhật
tuyên bố ủng hộ Đức.Liên Xô tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ Tiệp Khắc.Pháp yêu cầu Tiệp Khắc
nhượng bộ để tránh 1 cuộc thập tự chinh mà Anh, Pháp không thể tham gia).
=>Như vậy Pháp đã nhượng bộ, trở ngại cho Đức đã bị dỡ bỏ.
- Chính phủ Tiệp buộc phải chấp nhận cho Xuyđét quyền tự trị. Nhưng Đức đòi đóng
chiếm Xuyđét trước 1.10.1938, quá thời hạn là chiến tranh.
=> Tình hình trở nên căng thẳng. Hội nghị Muyních được triệu tập đểgiải
quyết vấn đề vào 30.9.1938: Trao toàn bộ vùng Xuyđét của Tiệp cho Đức. Đổi lại: Hítle cam
kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính và kí với Sămbéclanh một bản tuyên bố Anh– Đức không
xâm lược lẫn nhau, với Pháp cũng vậy. Đại biểu Tiệp Khắc được mời đến chỉ để tiếp nhận và
thi hành hiệp định. Liên xô bị gạt ra ngoài. Mĩ là quan sát viên. =>Hội nghị Muyních thể hiện
đỉnh cao của sự phản bội của Anh, Pháp, Mĩ đối với vận mệnh của châu Âu và thế giới.
-Tháng 3.1939 Đức thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc.
- Cuối tháng 3.1939 Đ bắt đầu gây hấn với Ba Lan và kế hoạch đánh chiếm Ba Lan đã
được soạn thảo kỹ lưỡng.
- Liên minh Liên Xô - Anh - Pháp thất bại trong việc giúp Ba Lan => Phát
xít Đức có điều kiện phát triển. b. Nhật Bản:
- Sau cuộc đảo chính của phái sỹ quan trẻ (1936) thì đến tháng 7.1937 Nhật bắt đầu chiến
tranh đại quy mô ở Trung Quốc. Chính phủ Tưởng Giới Thạch buộc phải đình chỉ nội chiến
hợp tác với ĐCS để chống Nhật.
=> Như vậy Nhật đã làm một việc xưa nay chưa từng có nước đế quốc
phương Tây nào dám làm là độc chiếm Trung Quốc,làm tổn hại đến quyền lợi các nước đế
quốc nhưng các nước này không giúp gì cho Trung Quốc vì thực hiện chính sách 2 mặt, chỉ có Liên Xô giúp Trung Quốc.
- Cuộc xâm lược Trung Quốc của Nhật Bản vấp phải sức kháng cự mãnh liệt của nhân
dân Trung Quốc nên chiến tranh tiếp tục kéo dài.
- 1938 -1939 Nhật 2 lần tấn công vào lãnh thổ Liên Xô và Mông Cổ
(Khankhingôn và Khaxan) nhưng tất bại trước quân đội Liên xô.
=>Mặc dù bị thất bại trong cuộc đọ sức với Liên Xô nhưng phương Tây vẫn hy vọng vào
Nhật là tên lính xung kích chống Liên Xô ở phía đông.Mĩ đề nghị các nước phương Tây và
Nhật triệu tập hội nghị Thái Bình Dương để chuẩn bị cho Trung Quốc có số phận giống Tiệp
khắc. Nhưng vì mâu thuẫn Mĩ - Nhật nên hội nghị không thành. Anh ký "hiệp định Arita -
Cơrâygi".Đây gọi là vụ Muyních phương Đông: vì nó đã giao Trung Quốc cho Nhật để đổi lấy
cuộc chiến tranh của Nhật chống Liên Xô. 12
c. Hành động của Liên Xô:
- Thất bại trong việc liên minh với Anh, Pháp làm cho Liên Xô bị cô lập và bị chiến tranh đe doạ từ hai phía:
+ Phía Viễn Đông: tuy quân Nhật bị thất bại trong những lần thử sức
1938 - 1939 nhưng nguy cơ xâm lược vẫn còn.
+ Phía Tây: quân Đức có khả năng tràn qua Ba Lan để tiến đánh Liên
Xô. Liên Xô buộc phải kí Hiệp ước không xâm phạm Xô - Đức (8/1939) có hiệu lực trong 10 năm Lý do:
+ Đức e ngại khả năng thắng Liên Xô và cho rằng Anh, Pháp chưa
chuẩn bị kỹ cho chiến tranh. Hítle quyết định đánh Tây Âu trước, chủ động
ký với Liên Xô hiệp định không xâm phạm để rảnh tay mặt trận phía Đông.
Đức sẽ tạm thời loại một đối thủ hùng mạnh và một đòn bất ngờ làm phá sản
chính sách 2 mặt của Anh, Pháp.
+ Liên Xô: Đây là giải pháp tốt nhất để bảo vệ quyền lợi quốc gia
trong tình thế bị cô lập đồng thời việc kí hiệp ước này còn nhằm mục đích
phân hoá kẻ thù và có thời gian để chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến sắp tới.
- Cuối 1938 quan hệ quốc tế hoàn toàn căng thẳng: Đức tích cực chuẩn bị kế hoạch xâm
lược Ba Lan: Yêu cầu Ba Lan phải trao trả vùng Đăngzích của mình, đưa lực lượng quân đội
áp sát biên giới Ba Lan, chuẩn bị thực hiện "Kế hoạch trắng"
- 1.9.1939: Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
VI. MỘT SỐ CÂU HỎI LUYỆN ĐỀ
Câu hỏi 1: Bối cảnh ra đời và tác động của trật tự Vécxai -Oaisinhton đến
quan hệ quốc tế, nguyên nhân sụp đổ. a. Bối cảnh :
Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc, quan hệ quốc tế bước
sang một thời kì mới và chịu ảnh hưởng hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp của cuộc chiến tranh.
- Chiến tranh thế giới thứ nhất làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước đế
quốc một cách rõ rệt. Các nước trong phe Liên minh bị thất bại nặng nề. Các cường
quốc châu Âu trong phe Hiệp ước tuy là những nước thắng trận, nhưng do chiến trường
chính diễn ra ở châu Âu nên cũng bị suy yếu, kiệt quệ và trở thành con nợ của Mỹ. Ba
đế quốc rộng lớn ở châu Âu là Nga, Đức, Áo-Hung bị sụp đổ.
Trong khi đó, các cường quốc ngoài châu Âu (Mỹ, Nhật), nhờ ở xa chiến trường
chính, được bao bọc bởi đại dương, không bị chiến tranh tàn phá nên đã vươn lên nhanh
chóng vượt qua các nước tư bản ở châu Âu. Chỉ riêng việc lợi dụng chiến tranh buôn
bán vũ khí đã đem lại cho tư bản Mỹ món lợi nhuận khổng lồ.
- Chiến tranh đế quốc đã đẩy mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản lên cao,làm
xuất hiện thời cơ cách mạng ở một số nước, tiêu biểu là ở nước Nga. Thắng lợi của cách
mạng tháng Mười Nga năm 1917 thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế
giới đã tác động lớn đến quan hệ quốc tế giữa các nước. Tạo ra một bước chuyển căn
bản của tình hình thế giới. Chủ nghĩa tư bản không còn tồn tại như một hệ thống duy
nhất thống trị thế giới nữa. Sự tồn tại của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế
giới đã trở thành thách thức to lớn đối với các nước tư bản chủ nghĩa bởi cách mạng 13
Nga đã chặt đứt khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa và cách mạng
tháng Mười Nga cũng đã chứng minh cho các dân tộc bị áp bức, yêu chuộng hòa bình
trên thế giới thấy rằng chủ nghĩa Mác-Lê nin là một học thuyết khoa học có thể thành
công trên thực tế. Từ đây trong quan hệ quốc tế của các nước lớn còn bị chi phối bởi
một yêu cầu khác là làm sao chống phá, tiêu diệt được nước Nga Xô viết.
- Để có đủ nhân lực, vật lực ném vào cuộc chiến tranh thế giới, các nước tham
chiến tiến hành vơ vét, bóc lột nặng nề nhân dân các nước thuộc địa làm cho mâu thuẫn
vốn có giữa các nước thuộc địa với chính quốc ngày càng lên cao, mặt khác chiến tranh
làm cho các nước đế quốc-kẻ thù của phong trào cách mạng thế giới suy yếu; hơn nữa
thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga không chỉ cổ vũ mà còn chỉ đường cho các
dân tộc khác trên thế giới đấu tranh nên sau chiến tranh thế giới thứ nhất, cao trào cách
mạng đã bùng nổ và dân cao mạnh mẽ . Ở châu Âu ,cao trào cách mạng kéo dài suốt
năm 1918-1923, chính quyền Xô viết đã được thiết lập tại Hungari và một số nơi của
Đức. Ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc
bùng nổ và giành nhiều kết quả to lớn.
b. Tác động của trật tự Vécxai -Oasinhton đến quan hệ quốc tế.
Thứ nhất, Trât tự Vécxai -Oasinhton là kết quả của hệ thống hòa ước Vécxai và hệ
thống hòa ước Oasinhton, trật tự thế giới này hoàn toàn phục vụ cho các nước thắng
trận, chà đạp lên quyền lợi của các dân tộc. Các nước bại trận không những phải chịu
bồi thường những khoản chiến phí nặng nề mà lãnh thổ còn bị cắt bớt hoặc “xé nhỏ”
làm tổn thương tinh thần dân tộc và gây ra những mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế
quốc thắng trận với các nước đế quốc bại trận. Đây là một trong những lí do làm xuất
hiện chủ nghĩa phục thù ở Đức-gốc rễ của việc hình thành chủ nghĩa phát xít Đức.
Thứ hai, hệ thống hòa ước Vécxai -Oasinhton tạo nên mâu thuẫn giữa các cường
quốc do sự phân chia quyền lợi không đồng đều. Anh không những mở rộng hệ thống
thuộc địa mà còn giành quyền bá chủ trên mặt biển về hải quân. Pháp được mở rộng
lãnh thổ, đồng thời với sự suy sụp của Đức, đã tạo điều kiện có lợi cho Pháp trong việc
thay đổi so sánh lực lượng ở châu Âu. Pháp muốn “bóp cho Đức lè lưỡi ra” nhưng vì
muốn khống chế Pháp, Anh đã giúp đỡ để Mỹ “với tay” sang châu Âu,đẩy mạnh hỗ trợ
giúp đỡ Đức về mặt kinh tế. Tuy nhiên, Sau khi phục hồi kinh tế, Đức không có được
thị trường tương xứng và sự phục hồi của quốc gia này trở thành mối đe dọa cho nước
Pháp. Ở châu Á-Thái Bình Dương, Italia đồ bá chủ của Nhật bị thất bại bởi thông qua
hệ thống hòa ước Oasinhton, Mỹ đã can thiệp sâu vào khu vực này. Nội bộ phe đế quốc
bị phân chia thành các nước thỏa mãn và những nước không thỏa mãn với hệ thống. Do
vậy, quan hệ giữa các nước lớn ngày càng chồng chéo và mâu thuẫn ngày càng sâu sắc.
Như vậy, với sự phân chia quyền lợi không đồng đều, trật tự Vécxai -Oasinhton đã làm
sâu sắc thêm quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc, làm cho hòa bình
được thiết lập sau thế chiến chứa đựng nhiều mâu thuẫn và bất ổn, mầm móng của
một cuộc chiến tranh thế giới mới đã hình thành.
c. Nguyên nhân sụp đổ của trật tự Vécxai -Oasinhton
Trật tự Vécxai -Oasinhton không làm thỏa mãn tham vọng của nhiều nước, không
giải quyết thỏa đáng việc trừng phạt các nước bại trận nên vấn đề hòa bình, ổn định, tồn
tại lâu dài trong trật tự Vécxai -Oasinhton là không thể. Đến tháng 9/1939, khi chiến 14
tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thì trật tự này sụp đổ hoàn toàn. Trật tự Vécxai
-Oasinhton sụp đổ là do những nguyên nhân sau:
-Thứ nhất, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) bùng nổ đã chấm dứt
thời kì ổn định của chủ nghĩa tư bản cùng với ảo tưởng về một kỷ nguyên hoàng kim.
Cuộc khủng hoảng bùng nổ tháng 10-1929 đã nhanh chóng tràn sang châu Âu, bao trùm
toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa để lại những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính
trị, xã hội…làm suy yếu các nước đế quốc.
-Thứ hai, do việc phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản cùng với hậu quả
cuả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã hình thành những xu hướng khác
biệt trong việc tìm kiếm con đường phát triển giữa các nước tư bản chủ nghĩa. Các nước
không có hoặc có ít thuộc địa chủ trương đi theo con đường phát xít hóa, chủ trương
phá vỡ trật tự Vécxai -Oasinhton, chuẩn bị gây chiến tranh chia lại thế giới. Trong khi
đó, các nước Anh, Pháp, Mỹ là những nước có nhiều quyền lợi sau chiến tranh (có vốn,
thị trường, thuộc địa) nên chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ tư sản đại nghị, duy trì
nguyên trạng trật tự do hòa ước Vécxai -Oasinhton tạo ra. Hai xu hướng nhằm thoát
khỏi cuộc đại khủng hoảng đã tạo ra hai khối đế quốc đối lập, đặt thế giới trước nguy
cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới. Điều này cũng chứng tỏ, trật tự Vécxai
-Oasinhton không đủ khả năng duy trì trật tự thế giới mà các cường quốc đã sắp đặt trước đó.
-Thứ ba, quan hệ giữa các cường quốc tư bản trong thập niên 30 chuyển biến ngày càng phức tạp.
Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập và việc chạy đua vũ trang giữa hai khối đã
phá vỡ hệ thống thỏa hiệp tạm thời Vécxai -Oasinhton. Quan hệ quốc tế giữa các nước
đế quốc từ 1929-1939 với việc hình thành ba lò lửa chiến tranh (lò lủa chiến tranh ở
Viễn Đông của phát xít Nhật, 2 lò lửa chiến tranh của phát xít Đức và Italia ở châu Âu)
và các hoạt động quân sự của phe phát xít đã báo hiệu sự sụp đổ của trật tự thế giới Vécxai -Oasinhton.
-Thứ tư, Hệ thống hòa ước Vécxai -oasinhton không thể điều hòa được quyền lợi
giữa các nước đế quốc, mà sau khi kí các hòa ước thì mâu thuẫn giữa các nước đế quốc
đã xuất hiện và ngày càng tăng. Vì trật tự thế giới hoàn toàn phục vụ quyền lợi của các
nước đế quốc thắng trận, chà đạp lên quyền lợi của các dân tộc, gây mâu thuẫn giữa các
nước đế quốc. Tính chất bất bình đẳng của trật tự này thể hiện rõ nét trong việc các
nước chậm phát triển trên thực tế không có quyền tham gia các công việc của thế giới.
Trật tự này ngày càng làm sâu sắc quy luật phát triển không đồng đều của các nước đế quốc.
Như vậy, ngay từ đầu trật tự Vécxai-Oasinhton đã mang trong mình những mâu
thuẫn không thể điều hòa được. Nguyên nhân sâu xa làm sụp đổ trật tự Vécxai-
Oasinhton cũng đồng thời là nguyên nhân dẫn đến việc bùng nổ chiến tranh thế giới thứ
hai (1939-1945), bởi chiến tranh thế giới thứ hai là sự kiện “khai tử” trật tự này.
→Như vậy, một trật tự thế giới được hình thành là kết quả của nhiều yếu tố nhưng
trong đó quyền sắp đặt và chi phối trật tự thường phụ thuộc vào quan hệ giữa các cường
quốc lớn. Vì vậy, có thể nói một trật tự thế giới luôn luôn biến động không ngừng bởi
nó phụ thuộc vào sự thay đổi vị thế của các quốc gia trên thế giới. Lực lượng nào nắm 15
quyền chi phối trật tự thế giới sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ quốc tế trong giai đoạn nó tồn tại.
Câu hỏi 2: Lập bảng so sánh những điểm giống nhau (về đặc điểm kinh tế,
bản chất, mưu đồ và thái độ trong quan hệ quốc tế) và những điểm khác nhau (về
quá trình xác lập chủ nghĩa phát xít, tiềm lực giữa ba nước phát xít Đức, Italia,
Nhật Bản. Qua đó, nêu bản chất của chủ nghĩa phát xít. Sự giống nhau:
Đặc điểm kinh tế (1 điểm)
Bản chất (1 điểm)
Mưu đồ, thái độ trong
quan hệ quốc tế (1 điểm)
Nghèo tài nguyên, ít Thực hiện nền chuyên Đều bất mãn với hệ
thuộc địa (hoặc không có), chính khủng bố công khai thống Véc-xai Oa-sinh-tơn.
thị trường tiêu thụ hẹp…
của những phần tử phản Đều có âm mưu dùng vũ
động nhất, sô vanh nhất, đế lực và chiến tranh để chia
quốc chủ nghĩa nhất của tư lại thế giới… bản tài chính… Sự khác nhau: Nội dung Italia Đức Nhật Bản so sánh Quá - Thay thế nền - Thay thế nền - Chế độ chuyên chế
trình xác dân chủ đại nghị dân chủ đại nghị, Thiên Hoàng dựa trên nền
lập (1.5 bằng chế độ phát chuyển sang chế độ tảng chủ nghĩa quân phiệt, do điểm) xít…
chuyên chế phát xít. đó quá trình phát xít hóa diễn - Quá trình
- Quá trình ra chủ yếu trong chính sách
phát xít hóa diễn ra phát xít hóa diễn ra của nhà nước. nhanh và sớm… nhanh chóng. - Quá trình phát xít hóa
kéo dài về thời gian và gắn với quá trình chiến tranh xâm lược. Tiềm - Hạn chế (Lê- - Mạnh (nước - Tương đối mạnh.
lực (1.5 nin gọi là CNĐQ lớn, có tiềm lực điểm)
của những kẻ nghèo mạnh về kinh tế, khổ) quân sự, có trình độ cao về khoa học – kĩ 16 thuật)
Nguồn: Phan Ngọc Liên (chủ biên), Hướng dẫn ôn tập lịch sử câu hỏi tự luận và trắc
nghiệm, Nxb Đại học quốc gia TP HCM, 2007.
c. Bản chất của chủ nghĩa phát xít:
Mặc dù các nước phát xít cũng là các nước đế quốc nhưng thực chất chủ nghĩa phát
xít là nền chuyên chính khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sô vanh
nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính.
Nó thay thế chế độ dân chủ tư sản đại nghị bằng nền thống trị độc tài tàn bạo nhất
của các tập đoàn đại tư sản. Nó hoàn toàn không phải là sự vùng dậy của giai cấp tiểu tư
sản như các đảng này tuyên truyền hòng lôi kéo đông đảo thanh niên, học sinh, sinh
viên tham gia bị biến thành lực lượng xung kích của chúng.
Do vậy chủ nghĩa phát xít không chỉ mâu thuẫn với chủ nghĩa xã hội mà đối
lập với tất cả các lực lượng đấu tranh cho hoà bình và dân chủ, chống chiến tranh đế quốc.
Câu hỏi 3: Nêu đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 –
1933). Giải thích vì sao trong bối cảnh khủng hoảng đó, các nước Anh – Pháp –Mĩ
vẫn giữ nguyên nền dân chủ tư sản, còn Đức – Italia – Nhật Bản lại thiết lập chế độ
độc tài phát xít ? Điều đó đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?
1. Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) :
- Kéo dài nhất (từ 1929 – 1933).
- Tàn phá nặng nề nhất (có thể nêu một vài dẫn chứng cho thấy sự thiệt hại ở Mĩ, ở Bra-xin).
- Toàn diện nhất (diễn ra ở tất cả ngành kinh tế).
- Phạm vi rộng lớn : ở hầu hết các nước tư bản.
- Gây nên những hậu quả chính trị - xã hội tai hại nhất.
2. Vì sao trong bối cảnh khủng hoảng đó, các nước Anh – Pháp – Mĩ vẫn giữ
nguyên nền dân chủ tư sản, còn Đức – Italia – Nhật Bản lại thiết lập chế độ độc tài phát xít ?
* Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách
mạng, ngoài những chính sách và biện pháp về kinh tế thông thường ra, giai
cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát :
Đức – Italia – Nhật Bản:
- Ít thuộc địa, nghèo tài nguyên, thị trường tiêu thụ hẹp Khả năng chống đỡ khủng hoảng kém.
- Không thoả mãn với hệ thống VécxaiOasinhtơn.
- Truyền thống quân phiệt nặng nề. Do vậy, Đức – Italia – Nhật Bản chọn
con đường phá vỡ nền dân chủ tư sản, thiết lập nền độc tài phát xít. Anh – Pháp – Mĩ:
- Nhiều thuộc địa, giàu tài nguyên, thị trường tiêu thụ lớn. Khả năng chống đỡ khủng hoảng cao.
- Thoả mãn với hệ thống VécxaiOasinhtơn.
- Truyền thống dân chủ tư sản sâu sắc. 17
Do vậy, Anh – Pháp – Mĩ chọn con đường giữ nguyên nền dân chủ tư sản, tiến
hành cải cách kinh tế - xã hội, ôn hoà để thoát khỏi khủng hoảng.
Câu hỏi 4: Nhận xét và lý giải những đặc điểm của 2 trật tự thế giới được hình
thành trong thế kỷ XX
- Lịch sử phát triển của xã hội loài người trong TK XX đã chứng kiến sự tồn tại và
tan rã của 2 trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn (1919- 1939) và trật tự 2
cực Ianta (1945- 1991). Làm rõ những đặc điểm của các trật tự thế giới trong thế kỷ XX
sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn đúng đắn hơn, khách quan hơn về sự ra đời của trật tự
thế giới mới hiện nay. Trật tự theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn và trật tự 2 cực Ianta có
những đặc điểm cần lưu ý như sau:
1- Cả hệ thống Véc xai- Oasinhtơn và trật tự 2 cực Ianta đều là kết quả của những
cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu trong lịch sử nhân loại
2- Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập để phục vụ những lợi ích cao nhất của họ
3- Đều có các tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì trật tự thế giới
(Hội Quốc Liên và Liên Hợp Quốc)
4- Đều chỉ tồn tại có ý nghĩa tương đối, trong một khoảng thời gian nhất định.
5- Đều không giải quyết được những mâu thuẫn, những bất hòa trong quan hệ quốc tế.
- Cả 2 trật tự thế giới trong thế kỷ XX đều được sinh ra từ 2 cuộc chiến tranh tàn
khốc nhất trong lịch sử loài người và đều do các cường quốc thắng trận thiết lập để phục
vụ những lợi ích cao nhất của họ.. Chiến tranh thế giới I vừa kết thúc, các nước thắng
trận hay chính xác hơn là những nước có vai trò quyết định đến kết cục của chiến tranh
đã lập ra trật tự theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn. Ở trật tự 2 cực Ianta, tình hình cũng
như vậy. Chiến tranh thế giới II gần đến hồi kết, tháng 2/1945, các nước có vai trò quyết
định trong chiến tranh như Mỹ, Liên Xô, Anh đã tổ chức Hội nghị Ianta, tạo cơ sở cho
ra đời của Trật tự 2 cực Ianta. Như vậy, chiến tranh là yếu tố đầu tiên quyết định sự xuất
hiện trật tự thế giới trong thế kỉ XX. 18
- Ở cả 2 trật tự thế giới trong TK XX đều lập ra một tổ chức quốc tế nhằm duy trì
những nghị quyết mà các nước thắng trận đã đề ra và giám sát, duy trì trật tự thế giới:
đó là Hội Quốc Liên (trong trật tự Véc-Oa) và Liên Hợp Quốc (trong trật tự Ianta). Các
tổ chức quốc tế lớn này đã có những vai trò nhất định trong các mối quan hệ quốc tế sau chiến tranh.
- Cả 2 trật tự thế giới trong thế kỷ XX chỉ tồn tại có ý nghĩa tương đối. Nó dễ bị
rạn nứt, luôn luôn bị đe dọa phá vỡ, bị xói mòn ngay từ khi nó mới ra đời. Trật tự theo
hệ thống Vecxai- Oasinhtơn ra đời 1919 thì chỉ 10 năm sau, thế giới lâm vào cuộc
khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 rồi sau đó là sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít, trật tự
theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn đã bị rạn nứt. Các nước Đức, Nhật, Italia không chấp
nhận sự sắp đặt của Anh- Pháp- Mỹ trong quan hệ quốc tế, đã gây ra cuộc Chiến tranh
thế giới thứ hai đưa đến sự sụp đổ của trật tự này. Ở trật tự 2 cực Ianta, tình hình cũng
tương tự. Nó ra đời trong những năm 1945 - 1947 thì đến những năm 50, đầu 60 với sự
thắng lợi của cách mạng Trung Quốc, sự phát triển kinh tế của Nhật Bản, Tây Âu cũng
khiến trật tự này bị xói mòn nghiêm trọng. Trung Quốc đầu những năm 60 không chấp
nhận Liên Xô đứng đầu hệ thống XHCN nữa, thậm chí coi Liên Xô là đế quốc xã hội.
Ở phía bên kia, Nhật Bản, Tây Âu cũng không còn chấp nhận sự chi phối tuyệt đối của Mỹ.
- Cả 2 trật tự thế giới trong thế kỷ XX đều không giải quyết được những mâu
thuẫn, những bất hòa trong quan hệ quốc tế. Mâu thuẫn giữa các nước diễn ra gay gắt. Ở
trật tự theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn, các nước bại trận trong Chiến tranh thế giới I
(đặc biệt là Đức) bị thua thiệt sau chiến tranh, bị mất hết thuộc địa nên những nước này
luôn tìm cách phá bỏ trật tự đã được xác lập để phân chia lại thế giới bằng vũ lực. Ở trật
tự 2 cực Ianta, tình hình cũng như vậy. Quan hệ giữa hai cực, hai hệ thống luôn trong
tình trạng đối đầu, căng thẳng, khiến nguy cơ chiến tranh thế giới có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 19
1. SGK Lịch sử lớp 11 nâng cao, Nxb Giáo dục.
2. Trần Huy Đoàn, Trần Thùy Chi, Hướng dẫn ôn thi bồi dưỡng học sinh giỏi THPT chuyên
đề Lịch sử, Nxb QGHN, 2014.
3. Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2012.
4. Trịnh Đình Tùng, Bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2012. 20