-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chuyên đề : Văn học dân gian Việt Nam | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên đề : Văn học dân gian Việt Nam | Trường Đại học Sư phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn 131 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Chuyên đề : Văn học dân gian Việt Nam | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên đề : Văn học dân gian Việt Nam | Trường Đại học Sư phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn 131 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư Phạm Hà Nội
Preview text:
CẤU TRÚC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN
1. Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề 2. Cấu trúc đề thi
Phần I (8,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận dạng đề mở.
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Phần II (12,0 điểm): Vận dụng kiến thức văn học và lý luận văn học, viết bài nghị luận văn học
CHUYÊN ĐỀ : VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM.
1. Những giá trị cơ bản của Văn học dân gian Việt Nam. a. Giá trị nội dung.
- Phản ánh chân thực cuộc sống lao động, chiến đấu để dựng nước và giữ nước của dân tộc.
- Thể hiện truyền thống dân chủ và tinh thần nhân văn của nhân dân.
- Bộc lộ đời sống tâm hồn phong phú, tinh tế và sâu sắc của nhân dân (yêu đời,
lạc quan, yêu cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống, căm ghét cái xấu, sự độc ác, sống
tình nghĩa, thuỷ chung,...).
- Tổng kết những tri thức, kinh nghiệm của nhân dân về mọi lĩnh vực trong mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình.
b. Giá trị nghệ thuật.
- Xây dựng được những mẫu hình nhân vật đẹp, tiêu biểu cho truyền thống quí báu của dân tộc.
- Văn học dân gian là nơi hình thành nên những thể loại văn học cơ bản và tiêu
biểu của dân tộc do nhân dân lao động sáng tạo nên. Văn học dân gian còn là kho
lưu giữ những thành tựu nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc mà các thế hệ đời
sau cần học tập và phát huy.
2. Vai trò của văn học dân gian
a. Vai trò và tác dụng trong đời sống tinh thần của xã hội
- Văn học dân gian nêu cao những bài học về phẩm chất tinh thần, đạo đức,
truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan, ý chí đấu tranh
bền bỉ để giải phóng con người khỏi bất công, ý chí độc lập, tự cường, niềm tin bất diệt vào cái thiện,...
- Văn học dân gian góp phần quan trọng bồi dưỡng cho con người những tình
cảm tốt đẹp, cách nghĩ, lối sống tích cực và lành mạnh.
b. Vai trò, tác dụng trong nền văn học dân tộc 1
- Nhiều tác phẩm văn học dân gian đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật
của thời đại đã qua mà các nhà văn cần học tập để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị.
- Văn học dân gian mãi mãi là ngọn nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết
về các phương diện đề tài, thể loại, văn liệu,...
3. Một số lưu ý về phương pháp đọc – hiểu văn học dân gian.
Để hiểu đúng, văn bản văn học dân gian, chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau :
- Nắm vững đặc trưng của thể loại, bởi lẽ không một nét độc đáo nào của một
tác phẩm văn học dân gian cụ thể lại vượt ra khỏi những đặc trưng cơ bản của thể
loại. Cần lấy những đặc trưng chung Về thể loại làm căn cứ để đọc hiểu những tác phẩm cụ thể.
- Muốn đọc hiểu chính xác một tác phẩm văn học dân gian, cần đặt nó vào trong
hệ thống những văn bản tương quan, thích ứng (về đề tài, thể loại, cách diễn đạt)
- Trong quá trình hình thành, biến đổi, lưu truyền, tác phẩm văn học dân gian
luôn gắn bó mật thiết và phục vụ trực tiếp cho các hình thức sinh hoạt cộng đồng
khác nhau (gia đình, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lao động,
vui chơi, ca hát, lễ hội,...) của nhân dân. Bởi thế, để đọc hiểu chính xác và sâu sắc
ý nghĩa tác phẩm, cần đặt nó trong mối quan hệ với các hình thức sinh hoạt cộng đồng.
4. Ảnh hưởng của Văn học dân gian đối với văn học viết Việt Nam.
Nhận xét về ảnh hưởng to lớn của văn học dân gian đối với văn học thành văn
Việt Nam, giáo trình Văn học dân gian nhận định: “Văn học dân gian là cội nguồn,
là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng nền văn học dân tộc Việt Nam. Nhiều thể loại văn học
viết được xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa các thể loại văn học dân gian.
Nhiều tác phẩm , nhiều hình tượng do văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm
hứng, là thi liệu, văn liệu của văn học viết. Nhiều nhà thơ , nhà văn lớn của dân tộc
(Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du , Hồ Xuân Hương , Phan Bội
Châu , Nguyễn Bính, Hồ Chí Minh, Nguyễn Duy….) đã tiếp thu có kết quả văn
học dân gian để sáng tạo nên những tác phẩm văn chương ưu tú”.
Đó là một nhận định xác đáng thể hiện rõ mối quan hệ máu thịt gắn bó giữa văn
học dân gian và văn học thành văn trong suốt tiến trình phát triển của văn học dân
tộc. VHDG chính là nền tảng của văn học viết và có tác động lớn đến sự hình
thành và phát triển của văn học viết, là nguồn cảm hứng dồi dào, tiếp thêm chất
liệu và cảm hứng sáng tạo cho văn học viết.
- Về phương diện nội dung: VHDG cung cấp cho các nhà văn của mọi thời đại
những quan niệm xã hội, đạo đức của nhân dân lao động, của các dân tộc. Ngoài
ra, nó còn cung cấp những tri thức hữu ích về tự nhiên xã hội, góp phần quan trọng
về sự hình thành nhân cách con người. Nó bảo tồn, phát huy những truyền thồng
tốt đẹp của dân tộc như: truyền thống yêu nước, tinh thần hướng thiện, trọng nhân 2
nghĩa, giàu tình thương,... Biểu hiện rõ nhất là ở đề tài, nguồn cảm hứng, tư tưởng
nhân ái, tình cảm lạc quan, yêu đời, tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình yêu con người,...
+ Đề tài tiêu biểu trong văn học dân gian: Số phận người phụ nữ, thân phận
người lao động nói chung, tình yêu đôi lứa, những kinh nghiệm sống quý báu, đặc
biệt ngợi ca tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước,...
+ Nguồn cảm hứng : Văn học dân gian thường lấy nguồn cảm hứng từ thiên
nhiên, cuộc sống xã hội, lao động sản xuất,... Đặc biệt, ca dao Việt Nam đã đưa ra
những tiêu chí về vẻ đẹp người con gái truyền thống.
+ Tư tưởng nhân ái : Văn học dân gian đề cao tình cảm yêu thương con người
nhất là thân phận người phụ nữ, người lao động cùng khổ,...
- Về phương diện nghệ thuật: VHDG cung cấp cho các nhà văn một kho tàng
các truyền thống nghệ thuật dân tộc, từ ngôn ngữ đến các hình thức thơ ca, các
phương pháp xây dựng nhân vật, hình ảnh, cách nói, các biện pháp tu từ, thể loại, chất liệu dân gian,...
+ Ngôn ngữ : ngôn ngữ văn học dân gian mang đậm tính triết lí, giàu chất thơ
song hình thức biểu đạt lại gần gũi, dễ hiểu. Người dân lao động thường dùng
những cách nói trong giao tiếp hàng ngày để diễn đạt tư tưởng, tình cảm cũng như đúc kết kinh nghiệm sống.
VD : Truyền thống lấy lá trầu để làm ngôn ngữ bày tỏ tình cảm :
“Anh thương em trầu hết lá lươn”.
“Bắc thang lên hái ngọn trầu vàng
Trầu em cao số muộn màng anh thương”.
“Bây giờ em mới hỏi anh
Trầu vàng nhá với cau xanh thế nào ?
“Cau xanh nhá với trầu vàng,
Tình anh sánh với duyên nàng đẹp đôi.”
→ Tiếp nối truyền thống ấy, Hồ Xuân Hương cũng sử dụng ngôn ngữ trầu cau để
bày tỏ khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến :
“Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi” (Mời trầu)
+ Hình ảnh : Trong văn học dân gian phần lớn là cảnh thiên nhiên hay sinh hoạt
rất quen thuộc với người bình dân. Trong cuộc sống hàng ngày, người dân lao động
rất thân thuộc với mái đình, cây đa, bến nước,... vì vậy, trong tình yêu đôi lứa,
trong nỗi nhớ quê hương,... người lao động đã tái hiện lại những không gian thân
thuộc ấy trong lời ca của mình : “Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương 3
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”. (Ca dao)
→ Rau muống, con thuyền,... cũng là những hình ảnh không thể thiếu trong thơ Nguyễn Trãi
“...Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then...”
(Thuật hứng 24 - Nguyễn Trãi)
+ Cách nói : Các hình thức lặp lại là đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu trong ca
dao: lặp lại kết cấu, hình ảnh, lặp lại dòng thơ mở đầu hoặc một từ, một cụm từ,... Ví dụ :
+ Vì thuyền, vì bến, vì sông
Vì hoa nên bận cánh ong đi về.
+ Còn non còn nước còn trời
Còn cô bán rượu còn người say sưa.
+ Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua. (Ca dao)
Trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) cũng có những câu thơ có kiểu dùng từ tương ứng:
+ Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa
+ Còn non, còn nước, còn dài
Còn về còn nhớ đến người hôm nay
+ Các biện pháp tu từ : Văn học dân gian thường sử dụng các biện pháp tu từ như:
so sánh, ẩn dụ, nhân hoá,... để giúp hình dung một cách cụ thể thông qua những
hình ảnh quen thuộc như : hạt mưa, tấm lụa đào, cái giếng, cây đa, bến nước, con thuyền, con đò,... Trong ca dao :
“Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”.
“Trúc dặn dò mai, bến dặn dò thuyền
Nghe ai quyến rũ bỏ lời nguyền của anh
Bến dặn dò thuyền, trúc dặn dò mai
Nghe ai quyến rũ, không vãng lai chốn này”.
“Lênh đênh một chiếc thuyền tình
Mười hai bến nước biết gửi mình vào đâu”. 4
→ “Thuyền - bến” còn là nguồn cảm hứng của các nhà thơ giúp họ sáng tác nên
những tác phẩm mang đậm tính truyền thống như trong thơ Xuân Diệu :
“Tình giai nhân: bến đợi dưới cây già
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt”. Và thơ Hàn Mặc Tử :
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?”.
Hay với sự cách tân của Chế Lan Viên “thuyền - bến” lại là : “Buổi sáng em xa chi Cho chiều, mùa thu đến Để lòng anh ghé bến Nghe thuyền em ra đi”.
+ Thể loại : Hơn 90% số bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.
Trong ca dao còn có thể thơ khác, như : song thất lục bát, vãn bốn, vãn năm.
Nguyễn Du đã rất thành công trong việc sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc với tác
phẩm “Truyện Kiều”. Ngoài, còn có một số tác phẩm văn học viết cũng được sử
dụng thể thơ dân tộc này : “Lục Vân Tiên” (Nguyễn Đình Chiểu), “Lỡ bước sang ngang” (Nguyễn Bính),....
+ Chất liệu dân gian : Các nhà thơ đã sử dụng rất linh hoạt chất liệu dân gian vào tác phẩm của mình : VD: : Câu thơ :
“Tay ai thì lại làm nuôi miệng
Làm biếng ngồi ăn lở núi non.” (Nguyễn Trãi)
→ Gợi liên tưởng tới 2 câu tục ngữ : “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, “Miệng ăn núi lở”. Câu thơ :
“Gần son thì đỏ, mực thì đen
Sáng, biết nhờ ơn thuở bóng đè” (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
→ làm chúng ta nhớ đến câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Như vậy, trong quá trình phát triển, hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết
luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát
triển. Văn học dân gian là nền tảng cho văn học viết tiếp thu. Trái lại, văn học viết
có tác động trở lại làm văn học dân gian thêm phong phú, đa dạng.
CHUYÊN ĐỀ : THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI.
1. Đặc trưng thi pháp: hệ thống ước lệ thẩm mỹ cổ điển.
a. Ước lệ trong văn học nói chung: 5
- Trong đời sống xã hội, ước lệ là một qui ước có tính cộng đồng. Ước lệ là một
tín hiệu riêng của một cộng đồng khi cảm nhận thực tại, làm cho sự vật và hiện
tượng hiện lên đúng với chiều kích qui ước và đúng với cách hiểu của cả cộng đồng.
- Văn học nghệ thuật mọi thời, mọi dân tộc bao giờ cũng có tính ước lệ. Bởi
lẽ, văn học không là phiên bản thu nhỏ của hiện thực đời sống, nhưng bắt nguồn từ
mảnh đất thực tại, thanh lọc thực tại qua cái nhìn nghệ thuật của nhà văn, lăng kính
thẩm mỹ của thời đại. Có điều, ước lệ trong văn học là ước lệ thẩm mỹ có tính qui
ước của các nhà văn trong một thời đại, một dòng văn học nhất định.
b. Ước lệ trong văn học trung đại Việt Nam
* Ước lệ, một đặc trưng thi pháp:
- Văn học trung đại, ước lệ được nhà văn sử dụng triệt để, nghiêm túc và phổ
biến. Các nhà văn bao giờ cũng cảm thụ và diễn đạt thế giới bằng hệ thống nghệ
thuật ước lệ. Ước lệ đã trở thành một đặc trưng thi pháp của văn học.
- Đặc trưng thi pháp này hình thành từ bối cảnh lịch sử xã hội phong kiến và
cảm quan thẩm mỹ của tầng lớp nghệ sĩ Hán học.
Xã hội phong kiến là một xã hội đẳng cấp, lắm nghi thức công thức. Xã hội bị
lễ nghĩa trói buộc, nên văn chương tất phải ước lệ. Tấng lớp Nho học xem sách
xưa, lời nói cuả thánh hiền, người trước là chuẩn mực thì văn chương không thể
không đạt đến những mẫu mực về bút pháp, dùng từ, xây dựng hình ảnh, hình
tượng, sử dụng điển tích, điển cố,... Với các nhà văn thời này văn chương phải
“Văn dĩ tải đạo”, “Thi dĩ ngôn chí”; sáng tác văn học là hình thức trước thư lập
ngôn, nên văn chương ước lệ mới đẹp, mới sang trọng. Trong tác phẩm, nhà văn
càng sử dụng nhiều nghệ thuật ước lệ chừng nào thì càng uyên áo, càng đẹp; mới
thực hiện được chức năng giáo dục đạo lý của nó; mới góp phần hình thành mẫu
người phong kiến lý tưởng.
* Ước lệ bao gồm ba tính chất:
- Tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ. - Tính sùng cổ. - Tính phi ngã.
Tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ:
- Không phải ngẫu nhiên văn học chính thống thời phong kiến được mênh danh
là văn chương bác học (Văn học dân gian gọi là văn học bình dân). Gọi như thế,
văn chương mang trong mình nó tính bác học. Người sáng tác phải bác học và
người tiếp nhận cũng rất bác học. Bởi đây là loại văn chương phòng khách, trà dư tưủ hậu.
- Văn chưong chính thống thời phong kiến mang tính qui phạm từ góc độ sáng
tác đến thưởng thức. Giới văn học hẹp, chỉ quanh quẩn trong tầng lớp trí thức Hán
học tài hoa, tao nhân mặc khách. Trường hợp Nguyễn Khuyến và Dương Khuê là 6
một thí dụ tiêu biểu. Độc giả của Nguyễn Khuyến là Dương Khuê, nên khi bạn văn
mất, nhà thơ như muốn gác bút:
Thơ muốn viết đắn đo chẳng viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa ?
- Sáng tác trong môi trường ấy, tất nhiên uyên bác có ý nghĩa thẩm mỹ. Người
sáng tác cũng như người tiếp nhận đều phải thông thuộc kính sử, điển cố, điển tích;
phải có vốn thi liệu, văn liệu phong phú học tập được từ những áng văn bất hủ của
người xưa. Văn chương càng uyên bác càng có sức hấp dẫn lớn, có tính nghệ thuật cao.
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngóai còn cười gió Đông (Nguyễn Du) Hay:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân gìau đủ khắp đòi phương. (Nguyễn Trãi)
- Văn chương của tao nhân mặc khách, nên có khuynh hướng lý tưởng hóa,
“văn chương hóa”, Các nhà văn thời ấy muốn tạo ra một thế giới nghệ thuật riêng
khác với thế giới đời thường. Cho nên, thế giới nghệ thuật của các trang văn thời
này luôn được các nhà văn cách điệu hóa cao độ. Hình tượng nghệ thuật càng cách điệu hóa càng đẹp.
Quan niệm này đã làm nấy sinh thái độ xem thường văn xuôi, trong thơ
ca. Trong cái nhìn của các nhà văn và độc giả văn học thời phong kiến, văn xuôi
gần với đời sống thực tại, ít được cách điệu hóa; thơ mới là thứ ngôn ngữ giàu tính
cách điệu. Con người trong văn chương phải đẹp một cách lý tưởng: tóc mây, mày
liễu, mặt hoa, tay tiên, gót sen, vóc hạc,... Cử chỉ, đi đứng, ăn nói tựa như đang
sống trong thế giới của nghệ thuật sân khấu:
Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành dao
Chàng Vương quen mặt ra chào
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa (Nguyễn Du)
Tạo vật thiên nhiên đi vào văn chương cũng phải thật sang quý và đẹp như
mai, cúc, tùng, bách, liễu,...
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn (Bà Huyện Thanh Quan) 7
- Nhìn chung, văn chương thời ấy không chú ý tả thực. Tả thực nếu có, chỉ
dùng cho những nhân vật phản diện phàm tục như Mã giám sinh, Sở Khanh, Tú bà; Bùi Kiệm, Trịnh Hâm:
Thoắt trông nhờn nhợt màu da
Ăn chi cao lớn đẫy đà lám sao ? (Nguyễn Du)
Con người Bùi Kiệm máu dê
Ngồi thề lê mặt như sề thịt trâu ! (Nguyễn Đình Chiểu)
Thời bấy giờ, người ta quan niệm con người không hòan thiện, hòan mỹ
bằng tạo hóa, không tài hoa bằng hóa công. Vì thế, những gì cần lý tưởng hóa đều
phải được so sánh với thiên nhiên, thiên nhiên trở thành chuẩn mực cho cái đẹp của
con người. Con những tiểu nhân chỉ có thể so sánh với xác của chúng,mới tả thực. Tính sùng cổ:
- Do quan niệm thời gian phi tuyến tính, nên trong văn chương cổ của dân tộc ta,
các nhà văn luôn có xu hướng tìm về quá khứ. Họ lấy quá khứ làm chuẩn mực cho
cái đẹp, lẽ phải, đạo đức. Với họ thời đại hòang kim không có trong thực tại. Thời
đại hòang kim chỉ có vào thời Nghiêu, Thuấn; người anh hùng nghĩa sĩ lý tưởng là
Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng (Hịch tướng sĩ văn). Chân lý quá khứ là chân lý có sức
sáng tỏa muôn đời. Vì thế, văn chương thường lấy tiền đề là lý lẽ và kinh nghiệm
của cổ nhân, của lịch sử xa xưa (lập luận trong Quân trung từ mênh tập của
Nguyễn Trãi là một minh chứng).
- Văn học vì vậy mà đầy rẫy những điển tích, điển cố. Mẫu mực của văn
chương cũng như vậy. Thơ ca không ai có thể vượt qua những thi thánh, thi thần
như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,...
- Chính vì vậy, các nhà văn đời sau thường “tập cổ” vay mượn văn liệu, thi tứ,
hình ảnh nghệ thuật của các nhà thơ, nhà văn đời trước mà không bị đanh giá là
“Đạo văn”. Ngược lại, họ được đánh giá là một cây bút đạo đức, sang trọng; tác
phẩm của họ rất giàu gía trị. Tính phi ngã:
- Thời phong kiến, ý thức cá nhân chưa có điều kiện phát triển. Con người chưa
bao giờ “sống là mình”. Con người chỉ sống với không gian mà không sống cùng thời gian.
Con người được nhìn nhận, đánh giá trên cơ sở của tầng lớp, giai cấp,
dòng tộc, địa vị xã hội. Con người chỉ phân thành hai loại: quân tử và tiểu nhân.
Trong cuộc sống cũng như trong văn chương, yêu đương tự do khó có thể chấp
nhận và không bao giờ đạt được hạnh phúc. Hôn nhân xây dựng trên cơ sở đẳng
cấp, môn đăng hộ đối. Người có văn hóa giáo dục là người biết khắc kỉ, biết nhún
mình, thu mình lại, hạ thấp cái tôi cá nhân của mình. 8
- Chính điều kiện xã hội ấy đã sinh ra hệ thống ước lệ trong văn chương, một
ước lệ nghệ thuật có tính phi ngã. Nhà văn cảm thụ và diễn tả thiên nhiên không
bằng cái nhìn hữu ngã và bằng ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu do cá nhân mình sáng tạo.
Tranh vẽ, thơ vịnh đều có sự quy định theo một công thức nhất định: tứ quý, tứ
linh, tứ thú,... Tạo vật thì phải là xuân lan, thu cúc, hoa điểu, tùng hạc, con người
thì ngư, tiều, canh, mục. Buổi chiều phải có chim bay về tổ, mục đồng thổi sáo réo
rắc ngồi trên mình trâu về thôn xa, người lữ thứ bước vội trên đường, chùa xa
chuông ngân tiếng âm trầm giục giã khách giang hồ,... Cảnh trăng khuya thì có
thuyền gối bãi, thuyền chở trăng; đêm thì có tiếng dế nỉ non, khoan nhặt, giọt ba
tiêu thánh thót rơi buồn,...
Truyện luôn có nhân vật giai nhân tài tử, trai anh hùng gặp gái thuyền quyên.
Gái đẹp luôn được miêu tả: mặt hoa da phấn, “làn thu thủy nét xuân sơn”, lưng
ong, gót sen; anh hùng thì râu hùm hàm én; đấng trượng phu, bậc quân tử được ví
như cây tùng, cây bách nơi chốn lâm tuyền, sẽ làm rường cột cho quốc gia,... Cốt
truyện thì theo một công thức định sẵn như: gặp gỡ, ly tán, đòan viên,...
Thơ phải cách luật. Luật phối thanh bằng trắc của thơ phú cũng quy định
nghiêm ngặt, chặt chẽ, khiến cho người làm thơ phải diễn tả thế giới bằng thính
giác có tinh “phi ngã” của cộng đồng tao nhân mặc khách. Bố cục thơ cũng định
sẵn, bất di bất dịch. Ngay cả tiêu đề thơ cũng quanh quẩn: ngôn hòai, thuật hoài, ngôn chí,...
Người viết văn làm thơ có một kho điển cố, kho thi liệu, văn liệu chung. Tất cả
đều là những hình ảnh, những ngôn từ ước lệ phi ngã. Nói chuyện tri âm, tri kỉ thì
“mắt xanh chẳng để ai vào”, nói tình yêu lỡ dỡ thì có chuyện Thôi Oanh Oanh,
Trương Quân Thụy. Nói người phụ nữ tài hoa thì ví như nàng Ban, ả Tạ. Cha mẹ là
huyên đường, vợ chồng là tao khang. Nhớ quê hương thì trông áng mây Tần xa
xa... Tất cả đều có nguồn gốc ở trong văn chương cổ Trung Hoa mà người viết văn,
làm thơ cũng như người đọc văn, đọc thơ phải thông thạo.
- Tuy nhiên, nói văn học trung đại có tính phi ngã không có nghĩa trong tác
phẩm văn chương không có dấu ấn bản ngã của người nghệ sĩ. Bởi lao động nghệ
thuật là một họat động sáng tạo; văn học chân chính không chấp nhận công thức,
phi ngã. Trong văn học thời trung đại của dân tộc ta, các cây bút lớn đều khẳng
định tư tưởng, cá tính và tài nghệ độc đáo của họ. Tiến trình văn học đã khẳng định
điều đó. Chúng ta không thể phủ nhận cá tính sáng tạo của Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Tản
Đà,... Chỉ có điều, do tính qui phạm nghệ thuật; nên sự khác biệt trong tư tưởng và
phong cách nghệ thuật của các cây bút ấy chỉ là những biến thức khác nhau của sự
vận dụng những chuẩn mực chung của cộng đồng văn học bấy giờ mà thôi.
2. Thiên nhiên trong văn học trung đại. 9
a. Thiên nhiên có địa vị danh dự trong văn chương.
- Đi vào vũ trụ văn chương của cha ông xưa, người đọc như được sống giữa thế
giới tạo vật thiên nhiên non nước hữu tình vừa tịch lặng vừa hòanh tráng. Trong
sáng tác của các nhà thơ, nhà văn trung đại hình như không thể vắng bóng thiên
nhiên. Thiên nhiên làm nên diện mạo, linh hồn của tác phẩm. Thiên nhiên biểu
hiện cảm quan vũ trụ, mỹ cảm và tư tưởng triết học phương Đông của các nghệ sĩ Nho học này.
- Riêng thi ca, thơ tức cảnh cũng như tranh sơn thủy chiếm một vị trí hết sức
quan trọng trong đời sống văn nghệ thời phong kiến.
+ Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ xã hội kinh tế nông nghiệp thô sơ của thời
trung đại. Thời ấy con người sống giữa thiên nhiên. Con người trực tiếp khai thác
thiên nhiên bằng bàn tay lao động của mình. Thiên nhiên là nguồn nuôi dưỡng tinh
thần và vật chất cho con người. Thiên nhiên có mặt trong cuộc sống gia đình, xã
hội của cư dân của nền văn hóa thảo mộc, nền văn minh lúa nước.
+ Hiện tượng nghệ thuật này cũng có thể nảy sinh từ hệ triết học phương Đông:
con người hòa đồng với vạn vật, tạo vật và con người tương sinh trong thế giới
này. Và cũng có thể xuất phát từ đời sống văn hóa tín ngưỡng Tô-tem hay tín
ngưỡng phồn thực phương Đông.
+ Hiện tượng này cũng có thể lý giải bằng hệ tư duy tổng hợp Đông phương,
bằng tính cách duy cảm của dân tộc ta. Con người không nhìn nhận mình là chủ
thể mà cảm nhận mình là một yếu tố cùng với thiên nhiên tạo nên sự sống của thế
giới thực tại này. Con người duy cảm nên luôn đắm mình vào những biến thái
mong manh, tinh vi của tạo vật để giao cảm, giao hòa. Vì vậy, ta hiểu văn chương
trung đại thơ ca chiếm một vị trí quan trọng và trong văn xuôi lại thắm đượm chất thơ, cảm xúc trữ tình.
b. Cảm thụ thiên nhiên trong văn chương trung đại.
- Vì những căn cứ trên, thiên nhiên không tách khỏi con người như một khách
thể trong văn chương. con người cảm thụ thiên nhiên như là một chủ thể. Con
người đã gán cho thiên nhiên những phẩm chất, thuộc tính của chính mình. Thiên
nhiên chưa được khám phá với những giá trị tự thân, chưa thực sự là đối tượng
hiện thực của văn học. Người ta tìm đến với thiên nhiên và xem thiên nhiên như là
một tư liệu để để ngụ tình hay giáo huấn đạo đức một cách không tự giác.
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Điều này khác với văn chương hiện đại. Văn chương hiện đại tôn trọng sự
sống riêng của tạo vật thiên nhiên. Thiên nhiên được miêu tả như là một khách thể.
- Từ tư tưởng và quan niệm trên, văn chương trung đại đã miêu tả thiên nhiên
theo một bút pháp đặc biệt: không tả hình xác của tạo vật mà gợi tả linh hồn của 10