“Chuyến tham quan đền tưởng niệm bến nọc” năm học: 2022 – 2023 | Tài liệu Môn Giáo dục quốc phòng an ninh Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Dù chi n tranh ở Việt Nam đã lùi xa vào quá khứ nhưng những tàng tích do chiến tranh để lại vẫn còn mãi với thời gian. Như bác Hồ đã từng nói “dân ta phải biết sử ta”, hiểu được đạo lý đơn giản đấy em từng ngày cùng với niềm yêu thích đơn thuần của mình tìm hiểu và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tấm lòng yêu nước của các thế hệ cha anh đi trước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG XUÂN VƯƠNG Năm học: 2022 – 2023 Họ và tên: Nguyễn Thị Phước Sang MSSV: 22126123 Tiểu đội: 5
BÀI THU HOẠCH CHUYẾN THAM QUAN ĐỀN BẾN NỌC
1. Lời mở đầu
Dù chiến tranh ở Việt Nam đã lùi xa vào quá khứ nhưng những tàng tích do chiến tranh
để lại vẫn còn mãi với thời gian. Như bác Hồ đã từng nói “dân ta phải biết sử ta”, hiểu được
đạo lý đơn giản đấy em từng ngày cùng với niềm yêu thích đơn thuần của mình tìm hiểu và
bày to lòng biết ơn sâu sắc đối với tấm lòng yêu nước của các thế hệ cha anh đi trước. Từ đó
cố gắng học tập và rèn luyện để trở thành một công dân có ích cho đất nước. Thông qua
chuyến đi tham quan tới thăm đền Bến Nọc – một di tích lịch sử vào ngày 3/10 vừa qua,
chúng em, những sinh viên đến từ mọi miền tổ quốc càng thêm biết ơn những hy sinh mất
mát của thể hệ cha anh đi trước và thêm trân trọng nền độc lập mà nước nhà đang có.
2. Đôi nét về lịch sử đền Bến Nọc
Ấn tượng khi bước vào ngôi đền này là một không gian
vô cùng yên tĩnh, trang nghiêm và sạch đẹp. Xung quanh đền
được trồng rất nhiều cây xanh tươi mát, được cắt tỉa gọn
gàng. Chính giữa sân trước có một bức tượng đài các bà mẹ
ôm xác con để tưởng nhớ đến những đồng bào ta đã bị thực
dân Pháp tàn sát, giết hại.
Theo lời kể của cô Linh Trang, trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, đồng bào, chiến sĩ Nam bộ nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng đã phải chịu rất nhiều nổi mất mát, thương tâm không thể tả thành lời. Trong đó có sự
kiện hơn 700 chiến sĩ đồng bào cách mạng bị thực dân Pháp sát hại vào năm 1946-1947 rồi
ném xác xuống cầu Bến Nọc,Thành Phố Hồ Chí Minh. Để ghi nhớ nổi đau này và cũng để
vinh danh sự hy sinh cao cả của những người nằm xuống, năm 2009 nhà nước đã cho xây
đền tưởng niệm Bến Nọc ở đường Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.
Ngoài biết thêm về lịch sử của ngôi đền, em còn được có cơ hội nghe những câu chuyện
thương tâm khi thực dân Pháp tiến hành càn quét khu vực miền N
am. Cô Trang cho biết tội
ác của chúng không có giấy mực nào có thể kể được hết, chúng sử dụng rất nhiều hình phạt,
tra khảo hết sức dã man, không còn một chút tính người. Bọn thực dân bắt các chiến sĩ và
đồng bào ta, chúng dùng roi điện chính vào người, cột người lên, dùng gậy đánh đập. Không chỉ thế, ể
đ đàn áp phong trào yêu nước ở Nam Bộ đang bùng nổ mạnh mẽ, chúng ra sức lùng
sực, cướp bóc, hãm hiếp, dùng mọi cực hình tra tấn. Đáng sợ nhất là chúng chặt đầu đồng
bào ta trong đó có các chiến sĩ cách mạng và những người dân nghèo vô tội, rồi vứt xác
xuống chân cầu Bến Nọc.
Các dụng cụ chúng dùng để tra tấn tù nhân
4. Lời kết
Qua câu chuyện của cô Trang kể giúp chúng em hiểu rõ hơn về những âm mưu độc ác
dã man của thực dân Pháp đôi với nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ. Chuyến tham quan đến
đền là cơ hội cho em biết thêm về một di tích lịch sử địa phương và những công lao to lớn
của người đi trước trong việc xây dựng, gìn giữ đất nước.
Sau chuyến tham quan di tích này, chúng em càng thêm tự hào về quê hương đất nước
mình, vô cùng trân trọng và biết ơn sự hy sinh của ông cha ta. Em mong có thể có nhiều cơ
hội được đến những di tích lịch sử để được nghe về việc ông cha ta đã chiến đấu kiên cương
giữ gìn non sông Việt Nam một cõi thống nhất.