Cơ sở lý luận - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Trong nhận thức và thực tiễn cần quán triệt quan điểm toàndiện. Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong nhậnthức các sự vật , hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi phải xemxét sự vật như một chỉnh thể của tất cả các mặt, các bộ phận, cácyếu tố, các thuộc tinh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật
Trong nhận thức và thực tiễn cần quán triệt quan điểm toàn
diện. Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong nhận
thức các sự vật , hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi phải xem
xét sự vật như một chỉnh thể của tất cả các mặt, các bộ phận, các
yếu tố, các thuộc tinh, cùng các mối liên hệ của chúng trong bản
thân sự vật; mối liên hệ giữa sự vật này với sự vật khác và với môi
trường xung quanh, kể cả các mối liên hệ trung gian, gian tiếp.
V.I.Lenin viết: “ Muốn thực sự hiểu được sự vật, phải nhìn bao
quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và quan hệ
gián tiếp của sự vật đó”, phải tính đến “ tổng hòa những quan hệ
muôn vẻ của sự vật ấy với sự vật khác”. Nghĩa là phải xem xét khách
thể trong tất cả mối liên hệ và quan hệ của nó với khách thể khác.
Tuy nhiên, theo V.I.Lenin : “ Chúng ta không thể làm được điều đó
một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả
sự vật đề phòng cho chúng ta không phạm sai lầm và sự cứng
nhắc”. Có hai lí do mà chúng ta không thể hoàn thành điều đó một cách đầy đủ:
Một là, sự vật trong quá trình tồn tại phải trải qua rất nhiều giai
đoạn khác nhau, trong mỗi giai đoạn tồn tại và phát triển không phải
bao giờ sự vật cũng bộc lộ tất cả các mối liên hệ và quan hệ của nó
cũng như các quan hệ của sự vật này với sự vật khác, hơn nữa
những mối quan hệ và liên hệ ấy chỉ được biểu hiện ra trong những điều kiện nhất định.
Hai là, bản thân chúng ta- những chủ thể nhận thức- những
phẩm chất và năng lực của chúng ta luôn bị chế ước bởi những điều
kiện xã hội lịch sử, do đó không bao giờ có thể bao quát được hết
những mối quan hệ và liên hệ của sự vật này với sự vật khác. Ví dụ: 1
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta
đang thực hiện còn sơ khai, các yếu tố thị trường mới được tạo lập
chưa đồng bộ, các quan hệ thị trường đang trong giai đoạn hình
thành và phát triển còn đang biến động, do đó nhận thức về kinh tế
thị trường của chúng ta còn chưa đầy đủ. Quan điểm toàn diện gắn
chặt với quan điểm lịch sử- cụ thể. Tuy nhiên về mặt nguyên tắc,
trong những điều kiện cho phép, cần phải nắm được thông tin đầy
đủ nhất về sự vật để có nhận thức đúng đắn nhất và toàn diện nhất về sự vật.
Quan điểm toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức được sự vật cần
xem xét nó trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn của con người.
Cùng một sự vật, xuất phát từ nhu cầu khác nhau chủ thể sẽ phản
ánh những mặt khác nhau của sự vật và do vậy, nó biểu hiện ra là
những cái khác nhau. Mối liên hệ giữa sự vật với như cầu của chủ
thể là rất đa dạng, trong một hoan cảng nhất định, con người chỉ
phản ánh một số mối liên hệ nhất định của sự vật với nhu cầu nhất
định của mình, nên nhận thức về sự vật cũng mang tính tương đối,
không đầy đủ, không trọn vẹn. Nắm được điều đó chúng ta sẽ tránh
được việc tuyệt đối hóa những tri thức đã có về sự vật và tránh xem
đó là những chân lí bất biến, tuyệt đối cuối cùng về sự vật, không
thể bổ sung, không thể phát triển.
Thuật ngụy biện cũng để ý đến nhiều mối quan hệ khác nhau
của sự vật nhưng lại đưa cái không cơ bản thành cái cơ bản, cái
không bản chất thành cái bản chất. Cả chủ nghĩa chiết trung và
thuật ngụy biện đều là phương pháp luận sai lầm trong xem xét sự
vật, hiện tượng. Vạch rõ chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện
khác với phép biện chứng. Lenin viết: “Tính linh hoạt toàn diện, phổ
biến của các khái niệm, áp dụng một cách chủ quan bằng chủ nghĩa
chiết trung và ngụy biện. Tính linh hoạt áp dụng một cách khách
quan nghĩa là phản ánh tính toàn diện của quá trình vật chất và sự 2
thống nhất của quá trình đó, thì đó là phép biện chứng., là sự phản
ánh chính xác sự phát triển vinh viễn của thế giới”.
Rõ ràng nguyên tắc toàn diện không đồng nhất với cách xem
dàn đều, liệt kê những tính qui định khác nhau của sự vật hay hiện
tượng đó; nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất
của sự vật hay hiện tượng đó. Từ những phân tích trên cho thấy logic
của quá trình hình thành quan điểm toàn diện trong nhận thức, xem
xét sự vật sẽ phải trãi qua nhiều giai đoạn cơ bản là đi từ ý niệm ban
đầu về cái toàn thể để nhận thức nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của
sự vật đó, và cuối cùng đi tới khái quát những tri thức phong phú đó
để rút ra những tri thức về bản chất của sự vật.
Từ nguyên tắc toàn diện trong nhận thức, chúng ta đi đến
nguyên tắc đồng bộ trong hoạt động thực tiễn. Nguyên tắc này đòi
hỏi muốn cải tạo sự vật, hiện tượng phải áp dụng đồng bộ một hệ
thống các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động làm
thay đổi các mặt, các mối liên hệ tương ứng của sự vật. Song trong
từng bước, từng giai đoạn phải nắm đúng khâu trọng tâm, then chốt.
Nghĩa là phải kết hợp chặt chẽ giữa “chính sách dàn đều” và “chính
sách có trọng điểm” để cải tạo sự vật. II.
NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN
1. Khái niệm nguyên tắc toàn diện
Nguyên tắc toàn diện là một phần của nguyên lý mối liên hệ
phổ biến nên cũng có những tính chất của nguyên lí này là khách
quan và phổ biến.Nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn là một trong những nguyên tắc phương pháp
luận cơ bản, quan trọng của phép biện chứng duy vật.
2. Nội dung của nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn 3
Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi, muốn nhận thức được bản chất
sự vật, hiện tượng và trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải
xem xét trên nhiều mặt, nhiều mối quan hệ của nó.
Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật
trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các
mặt chính của sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với
sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ
trên cơ sở đó mới nhận thức đúng về sự vật, xem xét sự vật trong
nhiều mối liên hệ giữa các bộ phận, yếu tố,… tránh cách xem xét
phiến diện, một chiều. Qua đó tạo ra được khả năng nhận thức đúng
được sự vật như nó vốn có trong thực tế và xử lý chính xác, có hiệu
quả đối với các vấn đề thực tiễn.
Nguyên tắc toàn diện còn đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt
các mối liên hệ, phải biết chú ý đến các mối quan hệ bên trong, bản
chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại
hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân.
Nguyên tắc toàn diện là một phần của nguyên lý mối quan hệ
phổ biến nên cũng có những tính chất của nguyên lí này là khách
quan và phổ biến. Mối liên hệ giữa các sự vật có tính khách quan và
phổ biến vì mọi vật trên thế giới đều có chung bản chất và nguồn
gốc, đó là tính vật chất của thế giới. Sự tồn tại khách quan của các
sự vật cụ thể đều là biểu hiện của mối liên hệ bên trong và bên
ngoài. Bên cạnh đó sự vật nào cũng là khâu trung gian và môi giới
của nhau, do đó các sự vật liên hệ với nhau thành một thể thống
nhất mà mọi sự vật trong đó đều là một bộ phận hay một khâu của nó.
Ví dụ: hiện nay để nước Việt Nam thực hiện mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì nước ta
cần xem xét và áp dụng nguyên tắc toàn diện. Cụ thể một mặt
chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước như nguồn nhân lực, 4
các thế mạnh tự nhiên, thế mạnh kinh tế, xã hội,… mặt khác, chúng
ta cũng phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng
toan cầu hóa mọi lĩnh vực đời sống và các linh vực kinh tế.
Xem xét toàn diện tất cả các mặt của những mối liên hệ của sự
vật đòi hỏi phải chú ý đến sự phát triển cụ thể của các mối quan hệ
đó. Chỉ có như vậy chúng ta mới thấy được vai trò của các mặt trong
từng giai đoạn cũng như toan bộ của quá trình vận động, phát triển
của từng mối quan hệ cụ thể của sự vật. “ Phép biện chứng đòi hỏi
người ta phải chú ý đến tất cả các mặt của những mối quan hệ trong
sự phát triển cụ thể của những quan hệ đó, chứ không phải lấy một
mẫu ở chỗ này, một mẫu ở chỗ kia”. Như vậy xem xét toàn diện
nhưng không bình quân mối quan hệ ấy trong tổng thể của chúng;
phải từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ
khái quát để rút ra cái chủ yếu nhất, bản chất nhất, quan trọng nhất
chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật.
Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện. Quan
điểm phiến diện chỉ thấy một mặt mà không thấy mặt khác, hoặc
giả chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét tràn lan, dàn đều, không
thấy được bản chất của sự vật. Quan điểm này cuối cùng rơi vào
thuật ngụy biện và chủ nghĩa chiết trung. Chủ nghĩa chiết trung
cũng tỏ ra chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vạt nhưng
lại không rút ra mặt bản chất, mối liên hệ căn bản, xem xét sự vật
một cách bình quân, kết hợp vô nguyên tắc các mối liên hệ, tạo
thành một mớ sự kiện hỗn tạp, gây lúng túng, mất phương hướng. III.
VẬN DỤNG VÀO CUỘC SỐNG CỦA BẢN THÂN 5