Cơ sở lý luận - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Phạm trù
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc
tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng
thuộc một lĩnh vực nhất định.
Mỗi bộ môn khoa học đều có hệ thống phạm trù riêng của mình phản ánh
những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến thuộc
phạm vi khoa học đó nghiên cứu. thí dụ, trong toán có phạm trù “số”, “hình”,
“điểm”, “mặt phẳng”…, trong vật lý học có các phạm trù “khối lượng”, “vận
tốc”, “gia tốc”…, trong kinh tế học có phạm trù “hàng hóa”, ‘giá trị”, ‘tiền tệ”…
Các phạm trù trên đây, chỉ phản ánh những mối liên hệ chung trên một lĩnh
vực hiện thực nhất định thuộc phạm vi nghiên cứu của các môn khoa học
chuyên ngành. Khác với điều đó, các phạm trù của phép biện chứng duy vật
như “vật chất”, “ý thức”, vận động”…là những khái niệm chung nhất phản ánh
những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất
không phải chỉ của một lĩnh vực nhất định nào đấy của hiện thực, mà của toàn
bộ thế giới hiện thực, bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Mọi sự vật, hiện
tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, đều có quá trình vận động, biến đổi,
đều có mâu thuẫn, có nội dung và hình thức,..nghĩa là đều có những mặt,
những thuộc tính, những mối liên hệ được phản ánh trong các phạm trù của
phép biện chứng duy vật. Do vậy, giữa phạm trù của các khoa học cụ thể và
phạm trù của phép biện chứng có mối quan hệ biện chứng với nhau; đó là
mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung.
Với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện
chứng khái quát những mối liên hệ phổ biến nhất bao quát các lĩnh vực tự
nhiên, xã hội, và tư duy vào các cặp phạm trù cơ bản, đó là các cặp phạm trù
cái chung và cái riêng, nguyên nhân và kết quả…
2. Khái niệm
– Cái riêng: Phạm trù dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình
nhất định.
– Cái chung: Phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu
tố, những quan hệ,…tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng.
– Cái đơn nhất: Phạm trù dùng để chỉ những đặc tính, những tính chất,…chỉ
tồn tại ởmột sự vật, một hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện
tượng khác.
3. Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung
Cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan, vì nó là biểu hiện tính hiện thực
tất yếu, độclập với ý thức con người.
Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn
tại của mình;cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng mà nó phải tồn
tại trong từng cái riêng cụ thể,xác định.
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; không có cái riêng tồn tại
độc lập tuyệt đối tách rời cái chung, mà tất yếu nó phải tồn tại trong mối liên hệ
với cái chung.
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là
cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Bởi vì, cái riêng là tổng
hợp của cái chung và cái đơnnhất; còn cái chung biểu hiện tính phổ biến, tính
Quy luật của nhiều cái riêng.
Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện
xác định.
Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung đã được Lênn khái quát: “Như vậy,
các mặt đối lập là đồng nhất. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái
chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Bất cứ cái
riêng (nào cũng) là cái chung.Bất cứ cái chung nào cũng là (một bộ phận, một
khía cạnh hay một bản chất) của cái riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao
quát một cách đại khái tất cả mọi vật riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không
gia nhập đầy đủ vào cái chung. bất cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng
nghìn sự chuyển hóa mà liên hệ với những cái riêng thuộc loại khác (sự vật,
hiện tượng, quá trình)
4. Ý nghĩa phương pháp luận
Cần phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng cụ thể trong các hoạt
động của con người; không nhận thức cái chung thì trong thực tiễn giải quyết
mỗi cái riêng, mỗi trường hợp cụ thể sẽ vấp phải những sai lầm, mất phương
hướng. Muốn nắm được cái chung thì cần phải xuất phát từ những cái riêng
bởi cái chung không tồn tại trừu tượng ngoài những cái riêng.
Mặt khác, cần phải được cá biệt hóa cái chung trong mỗi hoàn cảnh, điều kiện
cụ thể; khắc phục bệnh giáo điều, siêu hình, máy móc, hoặc cục bộ, địa
phương trong vận dụng mỗi cái chung để giải quyết mỗi trường hợp cụ thể.
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cũng cần phải biết tận dụng các điều
kiện cho sự chuyển hóa giữa cái đơn nhất và cái chung theo những mục đích
nhất định, bởi vì giữa cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau
trong những điều kiện cụ thể.
II. VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ CÁI CHUNG - CÁI RIÊNG VÀO LĨNH VỰC KINH
DOANH
1. Lĩnh vực kinh doanh là gì?
Lĩnh vực kinh doanh là hoạt động kinh tế của cá nhân, tổ chức nhằm mục đích thu lại lợi
nhuận kinh tế. Kinh doanh bao gồm nhiều lĩnh vực như: Tài chính, tin tức, sản xuất, thông
tin, giải trí, công nghiệp, bán lẻ, phân phối, vận tải,…
Ngành kinh doanh còn có tên gọi tiếng anh là Business là các hoạt động kiếm tiền bằng
sản xuất hoặc mua bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu
đó là bất kỳ hỏa động hoặc các doanh nghiệp tham gia vì lợi nhuận từ công ty, doanh
nghiệp, tổ chức, ngân hàng, sản xuất nhỏ như hộ gia đình hoặc những người bán hàng
rong…
2. Các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh đối với một công ty, doanh nghiệp đều với mục đích kiếm lợi
nhuận thông qua một loạt các hoạt động chuyên nghiệp như:
Nghiên cứu và phát triển
Nghiên cứu và phát triển đề cập đến các hoạt động liên quan đến sự đổi mới.
Nhằm phát hiện và tạo ra các sản phẩm mới, các dịch vụ có tiềm năng đem lại lợi
nhuận cao.
Nghiên cứu và phát triển rất khó để quản lý vì xác định của các nhà nghiên cứu
không thể dự đoán chính xác làm cách nào để đạt được như mong muốn.
Tiếp thị
Tiếp thị được định nghĩa là một hoạt động tập hợp các tổ chức, các quy trình, giao
tiếp và phân phối trao đổi các dịch vụ có giá trị cho khách hàng và trên thị trường
kinh tế, xã hội.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thì tiếp thị được chia thành một lớp
gọi là tiếp thị kỹ thuật số hay còn gọi là Digital Marketing đó là tiếp thị sản phẩm
và dịch vụ để sử dụng công nghệ kỹ thuật số.
Tài chính
Tài chính là một lĩnh vực liên quan đến đầu tư. Bao gồm các động lực của tài sản
và nợ phải trả theo thời gian và điều kiện mức độ không chắc chắn và rủi ro. Tài
chính cũng có thể định nghĩa là khoa học về quản lý tiền.
Tài chính nhằm mục đích định giá tài sản dựa trên mức độ rủi ro và tỷ suất lợi
nhuận dự kiến. Tài chính được chia thành 3 loại khác nhau: Tài chính công, tài
chính doanh nghiệp, tài chính cá nhân.
Kế toán
Kế toán là đo lường và xử ký, truyền đạt thông tin tài chính về các thực thể kinh tế.
Sản xuất
Ngành sản xuất tạo ra hàng hóa để sử dụng hoặc bán trong các hoạt động sản xuất,
kinh doanh. Thuật ngữ này đề cập đến hàng loạt các hoạt động của con người từ
thủ công nghiệp đến công nghệ cao nhưng đều áp dụng phổ biến nhất cho sản xuất
công nghiệp. Từ các nguyên liệu thô được chuyển thành hàng hóa phẩm trên quy
mô lớn.
Bán hàng
Bán hàng là hoạt động liên quan đến bán hàng. Các số lượng hàng hóa hoặc những
dịch vụ được bán hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Bán hàng thường
được tích hợp với tất cả các ngành kinh doanh và là chìa khóa thành công của một
công ty.
Quản trị doanh nghiệp
Để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì cần được quản lý. Các mảng cần được
quản lý trong doanh nghiệp như: Quản lý tài chính, quản lý tiếp thị, quản lý nhân
sự, quản lý chiến lược, quản lý sản xuất, quản lý hoạt động, quản lý công nghệ
thông tin.
3. Cái chung vận dụng vào lĩnh vực kinh doanh
Ngày nay có đa dạng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh với đa dạng cách thức kinh
doanh khác nhau. Tuy nhiên, dù là lĩnh vực kinh doanh nào cũng có một số đặc
điểm chung, mang tính quy luật mà bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào đều có.
Đặc điểm chung đầu tiên dễ nhận thấy nhất đó là hoạt động kinh doanh- hoạt động
kiếm tiền thông qua việc sản xuất hay mua bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Có
thể hiểu đơn giản rằng, bất kỳ hoạt động hay doanh nghiệp nào tham gia vì lợi
nhuận ở mọi lĩnh vực kinh doanh (bất động sản, tài chính, vận tải, phân phối, dịch
vụ, khai thác nông- lâm sản, thông tin- truyền thông…) đều có điểm chung là hoạt
động kinh doanh.
Cụ thể hơn, trong hoạt động kinh doanh, các linh vực đều có một số đặc điểm như
sau: Trao đổi hàng hóa và dịch vụ, Giao dịch trong nhiều giao dịch, Lợi nhuận là
mục tiêu chính, Kỹ năng kinh doanh để thành công, Rủi ro và không chắc chắn,
Đáp ứng nhu cầu của con người và nghĩa vụ xã hội.
Đầu tiên, về trao đổi hàng hóa và dịch vụ: Toàn bộ các hoạt động kinh doanh đều
có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến sự trao đổi hàng hóa hay dịch vụ đổi lấy
tiền, hay giá trị của tiền.
Tiếp theo, về giao dịch trong nhiều giao dịch: Trong kinh doanh, việc trao đổi
hàng hóa, dịch vụ chính là một hoạt động diễn ra thường xuyên. Một sản phẩm,
dịch vụ trước khi đến tay người tiêu dùng có thể trải qua nhiều giao dịch khác
nhau.
Bên cạnh đó, về lợi nhuận là mục tiêu chính: Việc kinh doanh được thực hiện với
mục đích đó là tìm kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận cũng là phần thưởng cho các dịch
vụ của một doanh nhân.
Ngoài ra, về kỹ năng kinh doanh để thành công: Dù là ai muốn thành công, trở
thành một người doanh nhân giỏi thì đều cần hội tụ các phẩm chất và kỹ năng
kinh doanh tốt để có thể điều hành được doanh nghiệp.
Hơn nữa, trong hoạt động kinh doanh luôn có rủi ro và không chắc chắn: Kinh
doanh không thể nào tránh được hết các rủi ro và sự không chắc chắn. Một số rủi
ro, chẳng hạn là sự mất mát do hỏa hoạn, trộm cắp có thể được bảo vệ bằng bảo
hiểm. Cũng có những điều không chắc chắn chẳng hạn như mất mát do thay đổi
nhu cầu hay thị trường mất giá,…
Cuối cùng, hoạt động kinh doanh phải đáp ứng được mong muốn, thỏa mãn ước
mơ của con người thông qua việc tiến hành kinh doanh. Bằng việc sản xuất và
cung cấp các mặt hàng khác nhau, các doanh nhân sẽ cố gắng thúc đẩy sự hài lòng
của người dùng.
4.Cái riêng vận dụng trong lĩnh vực kinh doanh
Trong lĩnh vực kinh doanh, ngoài những đặc điểm chung ra còn rất nhiều đặc
điểm riêng đối với từng lĩnh vực kinh doanh. Ở đây, chúng ta làm rõ những đặc
điểm riêng của các lĩnh vực kinh doanh như sau:
Ngành nông nghiệp và khai thác
Với ngành này, các hoạt động chính liên quan đến hoạt động sản xuất nguyên liệu
thô nông sản và khoáng sản. Những nguyên liệu chủ yếu lấy từ hoạt động chăn
nuôi thủy sản, động vật, khai thác gỗ, khoáng sản, trồng cây nông nghiệp.
Ngành dịch vụ tài chính
Dịch vụ tài chính là bao gồm các ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm,
v.v. thu lợi nhuận thông qua việc đầu tư và quản lý nguồn vốn.
Hiện nay, ngành dịch vụ tài chính ngày càng phát triển trong bối cảnh nền kinh tế
thị trường phát triển mạnh mẽ. Hàng loạt các dịch vụ về tài chính, ngân hàng được
ra đời với nguyên tắc cung cấp lợi ích cho cả hai bên người sử dụng và bên cung
cấp. Điều này cho thấy được tương lai rộng mở của lĩnh vực này.
Ngành thông tin
Đây là ngành nghề mà những công ty kinh doanh sẽ bán lại quyền sở hữu trí tuệ
để thu lợi nhuận. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền mà người sở hữu những sản phẩm
đó khi đăng ký có thể bán lại, hoặc nhượng lại nhưng có thời hạn những sản phẩm
đã đăng ký quyền để đảm bảo việc sản phẩm trí tuệ không bị đạo nhái một cách
tùy tiện.
Ngành kinh doanh vận tải
Những đơn vị kinh doanh vận tải làm công việc vận chuyển hàng hóa từ nơi này
sang nơi khác, từ đó thu được lợi nhuận. Kinh doanh vận tải có thể hoạt động dưới
nhiều hình thức và thông qua nhiều loại phương tiện khác nhau. Tùy thuộc vào
nhu cầu sử dụng của khách hàng để có những sự thay đổi.
Ngành kinh doanh dịch vụ
Đây là một trong ba loại hình kinh doanh chính đang rất phát triển hiện nay. Công
việc kinh doanh này không tạo ra hàng hóa hữu hình mà cung cấp các dịch vụ và
hàng hóa vô hình, thu lợi nhuận từ sức lao động và trải nghiệm khách hàng. Đây
là một lĩnh vực rất đáng đầu tư bởi nó rất đa dạng các hình thức hoạt động cho bạn
lựa chọn phù hợp.
Một số ví dụ: kinh doanh khách sạn – nhà hàng; kinh doanh du lịch; dịch vụ vì
sức khỏe; tư vấn bất động sản; vận hành, sửa chữa điện tử, tư vấn pháp lý;…
Kinh doanh bất động sản
Hoạt động kinh doanh này giúp bạn thu lợi từ việc cho bán, thuê các tài sản như
đất, nhà ở và các loại công trình khác.
Ngành kinh doanh dịch vụ công cộng
Lĩnh vực này phải kể đến các ngành như ngành điện, xử lý chất thải, nước sinh
hoạt thường được đặt dưới sự quản lý của chính phủ.
Bán lẻ và phân phối
Đóng vai trò như một trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng, thu lợi nhuận
từ việc cung cấp hoạt động dịch vụ giao thương, buôn bán.
Kinh doanh bán lẻ luôn là một kênh bán hàng hiệu quả giúp các doanh nghiệp
tăng doanh số lên chóng mặt. Nhờ có kinh doanh bán lẻ mà hàng hóa, sản phẩm
được lưu thông từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Hiện nay hầu hết các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn đều xây dựng và đầu tư rất
nhiều vào kênh bán lẻ để đẩy mạnh thương hiệu đến với người tiêu dùng khắp cả
nước.
Theo lý luận của chủ nghĩ Mác- Lênin, cái riêng phong phú hơn cái chung, cái
riêng bao hàm cái chung. Ở đây cái chung là hoạt động kinh doanh của các lĩnh
vực kinh doanh, nó được bao hàm trong những cái riêng như chúng ta đã nói ở
trên.
5. Cái đơn nhất trong lĩnh vực kinh doanh
Ở đây, ta nói về cái đơn nhất của một lĩnh vực kinh doanh nhất định. Ví dụ ở lĩnh
vực vận tải thì cái đơn nhất là vận tải- hoạt động vận chuyển hàng hóa từ nơi này
sang nơi khác để thu lợi nhuận. Đó là quá trình tác động lực vào các vật thể để
dịch chuyển vật thể nào đó từ vị trí này đến vị trí khác. Vận tải gắn liền với nhu
cầu sinh hoạt, sản xuất hàng ngày của con người.
Vận tải hiện nay là kết quả cuộc cách mạng khoa học công nghệ vận tải. Từ thập
niên 60 – 70 của thế kỷ trước, vận tải (logistics) đã trở thành ngành kinh tế – kỹ
thuật quan trọng, luôn gắn kết với giao thông vận tải trong sản xuất và lưu thông
phân phối. Trên thế giới, không có bất kì quốc gia nào hoạt động mà không có sự
phối hợp chặt chẽ với Bộ giao thông vận tải. Riêng đối với các nước đã phát triển,
cơ sở hạ tầng phát triển và đã hoàn thiện từ lâu như: đường cao tốc, cảng biển,
đường sắt, đường bộ, đường hàng không…
Vận tải là yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của logistics. Vận tải hỗ trợ kết hợp
những yếu tố tưởng chừng như không hề có sự liên kết nào với nhau lại trở thành
những thứ bổ trợ cho nhau trong quy trình của chuỗi cung ứng. Theo khảo sát của
các nhà nghiên cứu thống kê được, logistics có sự kết hợp chặt chẽ của vận tải sẽ
mang lại doanh thu cao hơn 7-14% tùy vào mỗi ngành kinh doanh. Do đó, để đảm
bảo chuỗi cung ứng vận hành hiệu quả thì phải đảm bảo hệ thống vận tải được
quản lý một cách chặt chẽ và tối ưu. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả các thành
viên trong chuỗi cung ứng đều phải có một tầm nhìn tuyệt đối với hình thức vận
tải, hoạt động thương mại điện tử.
| 1/6

Preview text:

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Phạm trù
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc
tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng
thuộc một lĩnh vực nhất định.
Mỗi bộ môn khoa học đều có hệ thống phạm trù riêng của mình phản ánh
những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến thuộc
phạm vi khoa học đó nghiên cứu. thí dụ, trong toán có phạm trù “số”, “hình”,
“điểm”, “mặt phẳng”…, trong vật lý học có các phạm trù “khối lượng”, “vận
tốc”, “gia tốc”…, trong kinh tế học có phạm trù “hàng hóa”, ‘giá trị”, ‘tiền tệ”…
Các phạm trù trên đây, chỉ phản ánh những mối liên hệ chung trên một lĩnh
vực hiện thực nhất định thuộc phạm vi nghiên cứu của các môn khoa học
chuyên ngành. Khác với điều đó, các phạm trù của phép biện chứng duy vật
như “vật chất”, “ý thức”, vận động”…là những khái niệm chung nhất phản ánh
những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất
không phải chỉ của một lĩnh vực nhất định nào đấy của hiện thực, mà của toàn
bộ thế giới hiện thực, bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Mọi sự vật, hiện
tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, đều có quá trình vận động, biến đổi,
đều có mâu thuẫn, có nội dung và hình thức,..nghĩa là đều có những mặt,
những thuộc tính, những mối liên hệ được phản ánh trong các phạm trù của
phép biện chứng duy vật. Do vậy, giữa phạm trù của các khoa học cụ thể và
phạm trù của phép biện chứng có mối quan hệ biện chứng với nhau; đó là
mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung.
Với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện
chứng khái quát những mối liên hệ phổ biến nhất bao quát các lĩnh vực tự
nhiên, xã hội, và tư duy vào các cặp phạm trù cơ bản, đó là các cặp phạm trù
cái chung và cái riêng, nguyên nhân và kết quả… 2. Khái niệm
– Cái riêng: Phạm trù dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định.
– Cái chung: Phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu
tố, những quan hệ,…tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng.
– Cái đơn nhất: Phạm trù dùng để chỉ những đặc tính, những tính chất,…chỉ
tồn tại ởmột sự vật, một hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác.
3. Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung
Cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan, vì nó là biểu hiện tính hiện thực
tất yếu, độclập với ý thức con người.
Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn
tại của mình;cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng mà nó phải tồn
tại trong từng cái riêng cụ thể,xác định.
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; không có cái riêng tồn tại
độc lập tuyệt đối tách rời cái chung, mà tất yếu nó phải tồn tại trong mối liên hệ với cái chung.
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là
cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Bởi vì, cái riêng là tổng
hợp của cái chung và cái đơnnhất; còn cái chung biểu hiện tính phổ biến, tính
Quy luật của nhiều cái riêng.
Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện xác định.
Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung đã được Lênn khái quát: “Như vậy,
các mặt đối lập là đồng nhất. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái
chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Bất cứ cái
riêng (nào cũng) là cái chung.Bất cứ cái chung nào cũng là (một bộ phận, một
khía cạnh hay một bản chất) của cái riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao
quát một cách đại khái tất cả mọi vật riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không
gia nhập đầy đủ vào cái chung. bất cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng
nghìn sự chuyển hóa mà liên hệ với những cái riêng thuộc loại khác (sự vật, hiện tượng, quá trình)
4. Ý nghĩa phương pháp luận
Cần phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng cụ thể trong các hoạt
động của con người; không nhận thức cái chung thì trong thực tiễn giải quyết
mỗi cái riêng, mỗi trường hợp cụ thể sẽ vấp phải những sai lầm, mất phương
hướng. Muốn nắm được cái chung thì cần phải xuất phát từ những cái riêng
bởi cái chung không tồn tại trừu tượng ngoài những cái riêng.
Mặt khác, cần phải được cá biệt hóa cái chung trong mỗi hoàn cảnh, điều kiện
cụ thể; khắc phục bệnh giáo điều, siêu hình, máy móc, hoặc cục bộ, địa
phương trong vận dụng mỗi cái chung để giải quyết mỗi trường hợp cụ thể.
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cũng cần phải biết tận dụng các điều
kiện cho sự chuyển hóa giữa cái đơn nhất và cái chung theo những mục đích
nhất định, bởi vì giữa cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau
trong những điều kiện cụ thể. II.
VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ CÁI CHUNG - CÁI RIÊNG VÀO LĨNH VỰC KINH DOANH
1. Lĩnh vực kinh doanh là gì?
Lĩnh vực kinh doanh là hoạt động kinh tế của cá nhân, tổ chức nhằm mục đích thu lại lợi
nhuận kinh tế. Kinh doanh bao gồm nhiều lĩnh vực như: Tài chính, tin tức, sản xuất, thông
tin, giải trí, công nghiệp, bán lẻ, phân phối, vận tải,…
Ngành kinh doanh còn có tên gọi tiếng anh là Business là các hoạt động kiếm tiền bằng
sản xuất hoặc mua bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu
đó là bất kỳ hỏa động hoặc các doanh nghiệp tham gia vì lợi nhuận từ công ty, doanh
nghiệp, tổ chức, ngân hàng, sản xuất nhỏ như hộ gia đình hoặc những người bán hàng rong…
2. Các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh
đối với một công ty, doanh nghiệp đều với mục đích kiếm lợi
nhuận thông qua một loạt các hoạt động chuyên nghiệp như:
Nghiên cứu và phát triển
Nghiên cứu và phát triển đề cập đến các hoạt động liên quan đến sự đổi mới.
Nhằm phát hiện và tạo ra các sản phẩm mới, các dịch vụ có tiềm năng đem lại lợi nhuận cao.
Nghiên cứu và phát triển rất khó để quản lý vì xác định của các nhà nghiên cứu
không thể dự đoán chính xác làm cách nào để đạt được như mong muốn. Tiếp thị
Tiếp thị được định nghĩa là một hoạt động tập hợp các tổ chức, các quy trình, giao
tiếp và phân phối trao đổi các dịch vụ có giá trị cho khách hàng và trên thị trường kinh tế, xã hội.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thì tiếp thị được chia thành một lớp
gọi là tiếp thị kỹ thuật số hay còn gọi là Digital Marketing đó là tiếp thị sản phẩm
và dịch vụ để sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Tài chính
Tài chính là một lĩnh vực liên quan đến đầu tư. Bao gồm các động lực của tài sản
và nợ phải trả theo thời gian và điều kiện mức độ không chắc chắn và rủi ro. Tài
chính cũng có thể định nghĩa là khoa học về quản lý tiền.
Tài chính nhằm mục đích định giá tài sản dựa trên mức độ rủi ro và tỷ suất lợi
nhuận dự kiến. Tài chính được chia thành 3 loại khác nhau: Tài chính công, tài
chính doanh nghiệp, tài chính cá nhân. Kế toán
Kế toán là đo lường và xử ký, truyền đạt thông tin tài chính về các thực thể kinh tế. Sản xuất
Ngành sản xuất tạo ra hàng hóa để sử dụng hoặc bán trong các hoạt động sản xuất,
kinh doanh. Thuật ngữ này đề cập đến hàng loạt các hoạt động của con người từ
thủ công nghiệp đến công nghệ cao nhưng đều áp dụng phổ biến nhất cho sản xuất
công nghiệp. Từ các nguyên liệu thô được chuyển thành hàng hóa phẩm trên quy mô lớn. Bán hàng
Bán hàng là hoạt động liên quan đến bán hàng. Các số lượng hàng hóa hoặc những
dịch vụ được bán hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Bán hàng thường
được tích hợp với tất cả các ngành kinh doanh và là chìa khóa thành công của một công ty. Quản trị doanh nghiệp
Để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì cần được quản lý. Các mảng cần được
quản lý trong doanh nghiệp như: Quản lý tài chính, quản lý tiếp thị, quản lý nhân
sự, quản lý chiến lược, quản lý sản xuất, quản lý hoạt động, quản lý công nghệ thông tin. 3.
Cái chung vận dụng vào lĩnh vực kinh doanh
Ngày nay có đa dạng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh với đa dạng cách thức kinh
doanh khác nhau. Tuy nhiên, dù là lĩnh vực kinh doanh nào cũng có một số đặc
điểm chung, mang tính quy luật mà bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào đều có.
Đặc điểm chung đầu tiên dễ nhận thấy nhất đó là hoạt động kinh doanh- hoạt động
kiếm tiền thông qua việc sản xuất hay mua bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Có
thể hiểu đơn giản rằng, bất kỳ hoạt động hay doanh nghiệp nào tham gia vì lợi
nhuận ở mọi lĩnh vực kinh doanh (bất động sản, tài chính, vận tải, phân phối, dịch
vụ, khai thác nông- lâm sản, thông tin- truyền thông…) đều có điểm chung là hoạt động kinh doanh.
Cụ thể hơn, trong hoạt động kinh doanh, các linh vực đều có một số đặc điểm như
sau: Trao đổi hàng hóa và dịch vụ, Giao dịch trong nhiều giao dịch, Lợi nhuận là
mục tiêu chính, Kỹ năng kinh doanh để thành công, Rủi ro và không chắc chắn,
Đáp ứng nhu cầu của con người và nghĩa vụ xã hội.
Đầu tiên, về trao đổi hàng hóa và dịch vụ: Toàn bộ các hoạt động kinh doanh đều
có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến sự trao đổi hàng hóa hay dịch vụ đổi lấy
tiền, hay giá trị của tiền.
Tiếp theo, về giao dịch trong nhiều giao dịch: Trong kinh doanh, việc trao đổi
hàng hóa, dịch vụ chính là một hoạt động diễn ra thường xuyên. Một sản phẩm,
dịch vụ trước khi đến tay người tiêu dùng có thể trải qua nhiều giao dịch khác nhau.
Bên cạnh đó, về lợi nhuận là mục tiêu chính: Việc kinh doanh được thực hiện với
mục đích đó là tìm kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận cũng là phần thưởng cho các dịch vụ của một doanh nhân.
Ngoài ra, về kỹ năng kinh doanh để thành công: Dù là ai muốn thành công, trở
thành một người doanh nhân giỏi thì đều cần hội tụ các phẩm chất và kỹ năng
kinh doanh tốt để có thể điều hành được doanh nghiệp.
Hơn nữa, trong hoạt động kinh doanh luôn có rủi ro và không chắc chắn: Kinh
doanh không thể nào tránh được hết các rủi ro và sự không chắc chắn. Một số rủi
ro, chẳng hạn là sự mất mát do hỏa hoạn, trộm cắp có thể được bảo vệ bằng bảo
hiểm. Cũng có những điều không chắc chắn chẳng hạn như mất mát do thay đổi
nhu cầu hay thị trường mất giá,…
Cuối cùng, hoạt động kinh doanh phải đáp ứng được mong muốn, thỏa mãn ước
mơ của con người thông qua việc tiến hành kinh doanh. Bằng việc sản xuất và
cung cấp các mặt hàng khác nhau, các doanh nhân sẽ cố gắng thúc đẩy sự hài lòng của người dùng.
4.Cái riêng vận dụng trong lĩnh vực kinh doanh
Trong lĩnh vực kinh doanh, ngoài những đặc điểm chung ra còn rất nhiều đặc
điểm riêng đối với từng lĩnh vực kinh doanh. Ở đây, chúng ta làm rõ những đặc
điểm riêng của các lĩnh vực kinh doanh như sau:
Ngành nông nghiệp và khai thác
Với ngành này, các hoạt động chính liên quan đến hoạt động sản xuất nguyên liệu
thô nông sản và khoáng sản. Những nguyên liệu chủ yếu lấy từ hoạt động chăn
nuôi thủy sản, động vật, khai thác gỗ, khoáng sản, trồng cây nông nghiệp.
Ngành dịch vụ tài chính
Dịch vụ tài chính là bao gồm các ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm,
v.v. thu lợi nhuận thông qua việc đầu tư và quản lý nguồn vốn.
Hiện nay, ngành dịch vụ tài chính ngày càng phát triển trong bối cảnh nền kinh tế
thị trường phát triển mạnh mẽ. Hàng loạt các dịch vụ về tài chính, ngân hàng được
ra đời với nguyên tắc cung cấp lợi ích cho cả hai bên người sử dụng và bên cung
cấp. Điều này cho thấy được tương lai rộng mở của lĩnh vực này. Ngành thông tin
Đây là ngành nghề mà những công ty kinh doanh sẽ bán lại quyền sở hữu trí tuệ
để thu lợi nhuận. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền mà người sở hữu những sản phẩm
đó khi đăng ký có thể bán lại, hoặc nhượng lại nhưng có thời hạn những sản phẩm
đã đăng ký quyền để đảm bảo việc sản phẩm trí tuệ không bị đạo nhái một cách tùy tiện.
Ngành kinh doanh vận tải
Những đơn vị kinh doanh vận tải làm công việc vận chuyển hàng hóa từ nơi này
sang nơi khác, từ đó thu được lợi nhuận. Kinh doanh vận tải có thể hoạt động dưới
nhiều hình thức và thông qua nhiều loại phương tiện khác nhau. Tùy thuộc vào
nhu cầu sử dụng của khách hàng để có những sự thay đổi.
Ngành kinh doanh dịch vụ
Đây là một trong ba loại hình kinh doanh chính đang rất phát triển hiện nay. Công
việc kinh doanh này không tạo ra hàng hóa hữu hình mà cung cấp các dịch vụ và
hàng hóa vô hình, thu lợi nhuận từ sức lao động và trải nghiệm khách hàng. Đây
là một lĩnh vực rất đáng đầu tư bởi nó rất đa dạng các hình thức hoạt động cho bạn lựa chọn phù hợp.
Một số ví dụ: kinh doanh khách sạn – nhà hàng; kinh doanh du lịch; dịch vụ vì
sức khỏe; tư vấn bất động sản; vận hành, sửa chữa điện tử, tư vấn pháp lý;…
Kinh doanh bất động sản
Hoạt động kinh doanh này giúp bạn thu lợi từ việc cho bán, thuê các tài sản như
đất, nhà ở và các loại công trình khác.
Ngành kinh doanh dịch vụ công cộng
Lĩnh vực này phải kể đến các ngành như ngành điện, xử lý chất thải, nước sinh
hoạt thường được đặt dưới sự quản lý của chính phủ. Bán lẻ và phân phối
Đóng vai trò như một trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng, thu lợi nhuận
từ việc cung cấp hoạt động dịch vụ giao thương, buôn bán.
Kinh doanh bán lẻ luôn là một kênh bán hàng hiệu quả giúp các doanh nghiệp
tăng doanh số lên chóng mặt. Nhờ có kinh doanh bán lẻ mà hàng hóa, sản phẩm
được lưu thông từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Hiện nay hầu hết các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn đều xây dựng và đầu tư rất
nhiều vào kênh bán lẻ để đẩy mạnh thương hiệu đến với người tiêu dùng khắp cả nước.
Theo lý luận của chủ nghĩ Mác- Lênin, cái riêng phong phú hơn cái chung, cái
riêng bao hàm cái chung. Ở đây cái chung là hoạt động kinh doanh của các lĩnh
vực kinh doanh, nó được bao hàm trong những cái riêng như chúng ta đã nói ở trên.
5. Cái đơn nhất trong lĩnh vực kinh doanh
Ở đây, ta nói về cái đơn nhất của một lĩnh vực kinh doanh nhất định. Ví dụ ở lĩnh
vực vận tải thì cái đơn nhất là vận tải- hoạt động vận chuyển hàng hóa từ nơi này
sang nơi khác để thu lợi nhuận. Đó là quá trình tác động lực vào các vật thể để
dịch chuyển vật thể nào đó từ vị trí này đến vị trí khác. Vận tải gắn liền với nhu
cầu sinh hoạt, sản xuất hàng ngày của con người.
Vận tải hiện nay là kết quả cuộc cách mạng khoa học công nghệ vận tải. Từ thập
niên 60 – 70 của thế kỷ trước, vận tải (logistics) đã trở thành ngành kinh tế – kỹ
thuật quan trọng, luôn gắn kết với giao thông vận tải trong sản xuất và lưu thông
phân phối. Trên thế giới, không có bất kì quốc gia nào hoạt động mà không có sự
phối hợp chặt chẽ với Bộ giao thông vận tải. Riêng đối với các nước đã phát triển,
cơ sở hạ tầng phát triển và đã hoàn thiện từ lâu như: đường cao tốc, cảng biển,
đường sắt, đường bộ, đường hàng không…
Vận tải là yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của logistics. Vận tải hỗ trợ kết hợp
những yếu tố tưởng chừng như không hề có sự liên kết nào với nhau lại trở thành
những thứ bổ trợ cho nhau trong quy trình của chuỗi cung ứng. Theo khảo sát của
các nhà nghiên cứu thống kê được, logistics có sự kết hợp chặt chẽ của vận tải sẽ
mang lại doanh thu cao hơn 7-14% tùy vào mỗi ngành kinh doanh. Do đó, để đảm
bảo chuỗi cung ứng vận hành hiệu quả thì phải đảm bảo hệ thống vận tải được
quản lý một cách chặt chẽ và tối ưu. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả các thành
viên trong chuỗi cung ứng đều phải có một tầm nhìn tuyệt đối với hình thức vận
tải, hoạt động thương mại điện tử.