Cơ sở văn hoá - Ẩm thức Việt Nam - Lịch sử văn minh thế giới 2 | Trường Đại Học Duy Tân
Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm : Văn hoá là hệ thống hữu cơ gồm giá trị vật chất vàtinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động, tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Môn: Lịch sử văn minh thế giới 2 (HIS 222)
Trường: Đại học Duy Tân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
23:18 10/8/24
CƠ SỞ VĂN HOÁ - ẨM THỰC VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
VIỆN ĐÀO TẠO & NGHIÊN CỨU DU LỊCH BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: Văn hoá ẩm thực Việt
Môn: Cơ Sở Văn Hoá Việt Nam Lớp: CUL 251 L
Giảng viên: Nguyễn Thị Kim Bài
Nhóm: Đại sứ văn hoá
Thành viên: Nguyễn Văn Tuấn Nguyễn Thị Thuỷ
Nguyễn Vũ Lộc Xuyên Trần Thị Mỹ Quyên
Trần Thị Bích Phương Trương Thị Mơ
Phan Minh Uyên Phạm Thị Quyên
Bùi Thị Thanh Trà Nguyễn Thị Thảo Quyên
Lê Thị Hà My Phan Trường Dỹ 1 about:blank 1/22 23:18 10/8/24
CƠ SỞ VĂN HOÁ - ẨM THỰC VIỆT NAM MỤC LỤC
BÀI TIỂU LUẬN............................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN........................................................................ 4 1.
Văn hoá............................................................................................................... 4 2.
Ẩm thực............................................................................................................... 4 3.
Văn hoá ẩm thực.................................................................................................... 5
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU VĂN HOÁ ẨM THỰC VIỆT.......................................................6 I.
ĐẶC TRƯNG CHUNG ẨM THỰC VIỆT NAM............................................................6
1.1 Tính tổng hợp và tính cộng đồng...............................................................................6
1.1.1 Tính tổng hợp.................................................................................................... 6
1.1.2 Tính Cộng Đồng................................................................................................ 7
1.2 Tính linh hoạt và biện chứng...................................................................................8
1.2.1 Tính linh hoạt.................................................................................................... 8
1.2.2 Tính biện chứng................................................................................................. 9
II. NHỮNG CHUẨN MỰC TRONG ẨM THỰC VIỆT.....................................................10
2.1 Coi trọng tính cân bằng trong ăn uống:.....................................................................10
2.2 Coi trọng tính chỉnh thể, thống nhất trong ăn uống:......................................................11
2.3 Coi ăn uống là phép dưỡng sinh trị bệnh...................................................................12 III.
NHỮNG ĐẶC TRƯNG RIÊNG CỦA ẨM THỰC BA MIỀN.......................................13
3.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ẨM THỰC 3 MIỀN...........................................14
3.1.1 MIỀN BẮC.................................................................................................... 14
3.1.2 MIỀN TRUNG................................................................................................ 14
3.1.3 MIỀN NAM.................................................................................................... 15
3.2 ĐẶC TRƯNG ẨM THỰC 3 MIỀN BẮC, TRUNG, NAM.............................................15 2 about:blank 2/22 23:18 10/8/24
CƠ SỞ VĂN HOÁ - ẨM THỰC VIỆT NAM
3.2.1 MIỀN BẮC.................................................................................................... 15
3.2.2 MIỀN TRUNG................................................................................................ 16
3.2.3 MIỀN NAM.................................................................................................... 17
3.3 CÁC MÓN ĂN NỔI TIẾNG ĐẶC TRƯNG BA MIỀN.................................................17
3.3.1 MIỀN BẮC.................................................................................................... 18
3.3.2 MIỀN TRUNG................................................................................................ 18
3.3.3 MIỀN NAM.................................................................................................... 18 IV.
ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA ẨM THỰC VIỆT NAM VỚI ẨM THỰC PHƯƠNG TÂY........18
CHƯƠNG III: TÍNH ỨNG DỤNG CỦA ẨM THỰC VIỆT TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH...........21
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 22
CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 3 about:blank 3/22 23:18 10/8/24
CƠ SỞ VĂN HOÁ - ẨM THỰC VIỆT NAM 1. Văn hoá
Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm : Văn hoá là hệ thống hữu cơ gồm giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động, tương tác giữa
con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. 2. Ẩm thực
Theo “Từ điển Việt Nam thông dụng” thì ẩm thực chính là ăn uống - là hoạt động
để cung cấp năng lượng cho con người sống và hoạt động.
Ăn là hoạt động cơ bản nhất của con người, gắn liền với con người ngay từ buổi sơ
khai. Nên, vào thời điểm ấy, ăn uống chỉ là một hoạt động sinh học, một phản ứng
tự nhiên không điều kiện của con người. Con người khi đó chỉ ăn theo bản năng,
giống như tất cả các loài động vật khác, ăn để duy trì sự sống và bảo tồn giống nòi.
Thời kỳ này, ăn uống chưa có chọn lọc, họ ăn tất cả những gì kiếm được, và đặc
biệt là ăn sống, uống sống.
Cùng với sự phát triển của con người thì hoạt động nghệ thuật trong ăn uống hay
ẩm thực cũng thay đổi theo hướng tích cực với sự đa dạng của các món ăn và cách chế biến.
Trước kia, các món ăn chỉ đáp ứng nhu cầu ăn cho no bụng nhưng bây giờ con
người quan tâm đến tính thẩm mỹ của món ăn, ăn bằng mắt, bằng mũi và tất cả các
giác quan của cơ thể... Vì thế, các món ăn, đồ uống được chế biến và bày biện một
cách đặc sắc hơn, cầu kỳ hơn và nấu ăn cũng như thưởng thức món ăn trở thành
một nghệ thuật. Ẩm thực không chỉ là sự tiếp cận về góc độ văn hóa vật chất mà
còn chứa đựng trong đó văn hóa tinh thần
3. Văn hoá ẩm thực
Trong cuốn “Từ điển Việt Nam thông dụng”, định nghĩa văn hóa ẩm thực được hiểu theo 2 nghĩa:
Theo nghĩa rộng, “ Văn hóa ẩm thực” là một phần văn hóa nằm trong tổng thể,
phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình cảm... khắc
họa một số nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền,
quốc gia. Nó chi phối một phần không nhỏ trong cách ứng xử và giao tiếp của một
cộng đồng, tạo nên đặc thù của cộng đồng ấy. 4 about:blank 4/22 23:18 10/8/24
CƠ SỞ VĂN HOÁ - ẨM THỰC VIỆT NAM
Theo nghĩa hẹp “Văn hóa ẩm thực” là những tập quán và khẩu vị của con người,
những ứng xử của con người trong ăn uống, những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống,
những phương thức chế biến bày biện trong ăn uống và cách thưởng thức món ăn.
Theo Jean Anthelme Brillat Savarin: “Văn hóa ẩm thực là một biểu hiện quan
trọng trong đời sống con người, nó cũng hàm chứa những ý nghĩa triết lý, là
những gì chính tạo hóa giúp con người kiếm thức ăn, nuôi sống họ lại còn cho họ
nếm mùi khoái lạc với các món ăn ngon.”
Như vậy, “Văn hóa ẩm thực” là một phần của văn hóa ứng xử, thể hiện những thói
quen ăn uống và cách thức chế biến món ăn của mỗi dân tộc, mỗi khu vực khác nhau.
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU VĂN HOÁ ẨM THỰC VIỆT I.
ĐẶC TRƯNG CHUNG ẨM THỰC VIỆT NAM
Văn hóa ẩm thực Việt Nam chịu ảnh hưởng về phong tục, tập quán, thói quen,
địa lý, điều kiện khí hậu và đặc biệt là quan niệm của con người. Chạy dọc theo đất
nước hình chữ S từ Bắc đến Nam với 63 tỉnh thành và 54 dân tộc anh em, Việt
Nam được đánh giá là quốc gia có nền văn hóa ẩm thực độc đáo, hoang dã nhưng
lại vô cùng tinh tế không thua kém các nước trên thế giới.
Dù mỗi nơi đều có những nét đặc trưng riêng trong văn hóa ẩm thực nhưng vẫn
không làm mất đi nét tương đồng vốn có được hình thành từ lịch sử của dân tộc.
Những nét tương đồng trong nền ẩm thực Việt 3 miền bao gồm:
1.1 Tính tổng hợp và tính cộng đồng
1.1.1 Tính tổng hợp * Cách chế biến
Đầu tiên tính tổng hợp thể hiện rõ nét qua cách chế biến, sự kết hợp hài hoà giữa
rau này với các loại rau khác nhau. Hay là sự kết hợp giữa rau và các loại thực
phẩm khác nhau như tôm, thịt và các loại gia vị hay cùng với các loại rau, đậu,
gạo. Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt, bùi béo….
Điều đó được thể hiện qua câu: 5 about:blank 5/22 23:18 10/8/24
CƠ SỞ VĂN HOÁ - ẨM THỰC VIỆT NAM
“ Canh cải nấu với cá rô
Gừng thơm một lát cho cô giữ chồng”
Tính tổng hợp còn thể hiện qua phương pháp chế biến của người Việt. Có nhiều
cách chế biến khác nhau để tạo nên một món ăn ngon như :xào, nấu, ninh, tần, hấp,
nộm… Từng ấy thứ tổng hợp lại với nhau, bổ sung lẫn nhau để cho ta những món
ăn có đủ mọi chất : chất đạm, chất béo, chất bột, chất khoáng, chất nước; nó không
những có giá trị dinh dưỡng cao còn tạo nên một hương vị vừa độc đáo ngon
miệng, vừa nồng nàn khó quên của đủ ngũ vị :mặn - béo - chua - cay - ngọt, lại vừa
có cái đẹp hài hòa của đủ ngũ sắc: đen - đỏ -xanh - trắng - vàng. Tất cả những điều
đó là sự tổng hợp hài hoà giữa chất, mùi vị làm cho món ăn không những có giá trị
dinh dưỡng cao mà còn có hương vị đặc biệt hấp dẫn.
Cuối cùng tính tổng hợp thể hiện qua cách ăn đặc trưng vốn có của người Việt:
Cả bữa ăn là một quá trình tổng hợp của các món ăn, giác quan. Cách ăn tổng hợp
của người Việt Nam tác động vào đủ mọi giác quan : mũi ngửi mùi thơm ngào ngạt
từ những món ăn, mắt nhìn màu sắc hài hòa của bàn ăn, lưỡi thưởng thức vị ngon
của thức ăn; tai nghe tiếng kêu giòn tan của thức ăn, không phải ngẫu nhiên mà khi
uống trà ngon người Việt thích chép miệng, khi uống rượu ngon thích "khà" lên
mấy tiếng, đôi khi nếu được dùng tay cầm thức ăn và đưa lên miệng ăn (như khi ăn
thịt gà luộc) giúp cảm nhận rõ nét hơn về những món ăn đó thì lại càng thấy ngon!
Theo tục ăn trầu của người Việt đó cũng là sự tổng hợp của nhiều vị khác nhau.
Trầu cau nhai làm một, miếng trầu có cái tươi ngọt từ hạt cau, vị cay của lá trầu,
cái nồng nàn của vôi, cái bùi của rễ… tất cả tạo nên chất kích thích, làm cho thơm
mồm, đỏ môi. Miếng trầu còn tiềm ẩn tình nghĩa anh em trong sự tích trầu cau.
Sống chia rẽ anh em là chết. Sự hối hận đền bù cho cái chết, bằng cái chết… Chết
rồi nhưng vì biết hối hận nên lại sống lại, hóa thân nơi trầu - cau - vôi, hòa hợp nơi miếng trầu.
1.1.2 Tính Cộng Đồng
Từ thuở khai thiên lập địa đến nay, hay từ lúc chúng ta sinh ra thì đã thấy trong gia
đình mọi người thường ngồi ăn chung với nhau, quây quần bên mâm cơm gia đình.
Mâm cơm Việt là một nét đặc trưng từ lâu đời và gắn liền với người dân theo năm
tháng. Với người Việt, sự quây quần giữa các thành viên trong gia đình bên mâm 6 about:blank 6/22 23:18 10/8/24
CƠ SỞ VĂN HOÁ - ẨM THỰC VIỆT NAM
cơm thể hiện một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc, ấm no. Trong bữa ăn, người Việt
Nam sẽ dọn tất cả các món lên cùng một lúc để tất cả mọi người cùng thưởng
thức.Từ những bát thức ăn chung, mỗi người sẽ tự múc thức ăn vào trong bát riêng.
Hơn nữa, trước khi ăn sẽ có lời mời với mỗi thành viên hay khách đến nhà. Nét
văn hóa đặc trưng này thể hiện sự hiếu khách, tình cảm và trân trọng đối với người
khác. Trong bữa ăn mọi người thường gắp thức ăn cho nhau và trò chuyện chia sẻ
những câu chuyện hằng ngày với nhau. Điều đó giúp gắn kết tình thân và tăng sự
thấu hiểu, đồng cảm của mọi người.
Tính cộng đồng còn thể hiện qua thú uống rượu Cần. Mọi người ngồi xung quanh
bình rượu, tra những cần dài vào mà cùng uống hoặc lần lượt chuyền tay nhau
uống chung một cần. Chính là biểu hiện một triết lý thâm thúy về tính cộng đồng
của người dân buôn làng sống chết có nhau, sự sẻ chia và đoàn kết giữa những con
người trong cùng một buôn hay làng xóm.
Tuy nhiên, tính cộng đồng trong ăn uống đòi hỏi phải có văn hóa. Tính cộng đồng
trong ăn uống đòi hỏi nơi con người một thứ văn hóa giao tiếp cao - văn hóa ăn
uống. Bài học đầu tiên mà các cụ dạy cho con cháu là “ăn trông nồi, ngồi trông
hướng” không có nghĩa là tuân thủ quy luật kẻ ngồi trên. Câu này mang một ý
nghĩa tương quan. Ta tuân thủ luật tương quan cộng đồng một quy luật dựa theo sự
tương quan giữa mọi người. Do vậy, người Việt không có lễ nghi cố định trong các
bữa tiệc, nhưng họ có lễ phép theo tinh thần tôn kính và nhường nhịn. Con kính
cha, cha nhường con, cháu mời ông, ông cho cháu. Chủ nhường khách, khách
nhường chủ. Vì mỗi thành viên trong bữa ăn của người Việt Nam đều phụ thuộc
lẫn nhau nên phải có ý tứ khi ngồi và mực thước khi ăn.
Tính cộng đồng thể hiện qua nồi cơm và chén nước mắm. Các món ăn khác thì có
thể có người ăn, người không, còn cơm và nước mắm thì ai cũng xơi và ai cũng
chấm. Vì ai cũng dùng, cho nên chúng trở thành thước đo sự ý tứ, đo trình độ văn
hóa của con người. “ nồi cơm” và “ chén nước mắm” là biểu tượng của tính cộng
đồng trong bữa ăn giống như “sân đình” và “bến nước” là biểu tượng cho tính cộng
đồng nơi làng xã. Nồi cơm ở đầu mâm và chén nước mắm ở giữa mâm còn là biểu
tượng cho cái đơn giản mà thiết yếu Người .
Việt ăn cơm chung cùng một nồi cơm,
chấm chung chén nước mắm. Biểu hiện của tính mực thước ở chỗ tôn trọng khách
“tiên khách hậu chủ”. 7 about:blank 7/22 23:18 10/8/24
CƠ SỞ VĂN HOÁ - ẨM THỰC VIỆT NAM
1.2 Tính linh hoạt và biện chứng 1.2.1 Tính linh hoạt
Tính linh hoạt thể hiện qua dụng cụ ăn uống, cụ thể đó là đôi đũa. Đó là cách ăn
đặc thù xuất phát từ cư dân trồng lúa nước Đông Nam Á cổ đại. Trong khi người
phương Tây phải dùng một bộ đồ ăn tổng hợp gồm thìa, nĩa, dao, mỗi thứ một
chức năng riêng lẻ thì đôi đũa của người Việt Nam thực hiện một cách cực kỳ linh
hoạt hàng loạt chức năng khác nhau : gắp, và, xé, xẻ, dầm, khoắng, trộn, vét và…
nối cho cánh tay dài ra để gắp thức ăn xa. Bạn có thể sử dụng đũa trong hầu hết các
món ăn, từ kho, xào, chiên, hay thậm chí là cả canh. Tập quán dùng đũa lâu đời đã
khiến cho ở người Việt Nam hình thành cả một triết lý : triết lý đôi đũa. Trước hết,
đó là triết lý về tính cặp đôi. “Vợ chồng như đũa có đôi/ Bây giờ chồng thấp vợ
cao, như đôi đũa lệch so sao cho bằng/ Vợ dại không hại bằng đũa vênh…” Thời
Lê, bẻ gãy đôi đũa là dấu hiệu ly hôn. Thứ đến là triết lý về tính số đông. Bó đũa là
biểu tượng của sự đoàn kết, của tính cộng đồng. 1.2.2 Tính biện chứng
Tính biện chứng đòi hỏi ăn uống phải có sự hài hoà, quân bình và cân bằng:
Đầu tiên, sự hài hòa âm dương trong thức ăn, người Việt Nam phân biệt thức ăn
theo 5 mức âm dương ứng với ngũ hành: Hàn, Nhiệt, Ôn, Lương, Bình. Người Việt
tuân thủ nghiêm ngặt luật âm dương bù trừ và chuyển hóa khi chế biến. Tập quán
dùng gia vị của Việt Nam, ngoài các tác dụng kích thích dịch vị, làm dậy mùi thơm
ngon của thức ăn, chứa các kháng sinh thực vật có tác dụng bảo quản thức ăn còn
có tác dụng đặc biệt là điều hòa âm dương, hàn nhiệt của thức ăn.
Tiếp đến, sự quân bình âm dương trong cơ thể, việc ăn uống quân bình âm dương
sẽ giúp cân bằng cơ thể. Người Việt Nam còn sử dụng thức ăn như những vị thuốc
để điều chỉnh sự mất quân bình âm dương trong cơ thể. Mọi bệnh tật đều do mất
quân bình âm dương, vì vậy, một người bị ốm do quá âm cần ăn đồ dương và
ngược lại, ốm do quá dương cần ăn đồ âm để khôi phục lại sự thăng bằng đã mất.
Ví dụ : đau bụng nhiệt (dương) thì cần ăn những thứ hàn (âm) như chè đậu đen,
nước sắc đậu đen (màu đen âm), trứng gà, lá mơ… 8 about:blank 8/22 23:18 10/8/24
CƠ SỞ VĂN HOÁ - ẨM THỰC VIỆT NAM
Cuối cùng, sự cân bằng âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên. Để
đảm bảo sự quân bình âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên, người
Việt Nam có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu, theo mùa. Người sống ở nơi khí
hậu lạnh (âm) nên sử dụng thức ăn có tính dương hơn và người ở nơi khí hậu nóng
(dương) nên sử dụng thức ăn có tính âm hơn. Sự uyển chuyển trong ăn uống này là
giúp cơ thể hòa hợp và quân bình với thiên nhiên. Việt Nam là xứ nóng (dương),
cho nên phần lớn thức ăn đều thuộc loại bình, hàn (âm). Cơ cấu ăn truyền thống
thiên về thức ăn thực vật (âm) và ít ăn thức ăn động vật (dương) chính là góp phần
quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng giữa con người với môi trường. II.
NHỮNG CHUẨN MỰC TRONG ẨM THỰC VIỆT
Việt Nam là đất nước có nền văn hóa lâu đời, nền văn hóa của Việt Nam cũng rất
đa dạng, từ văn hóa đời sống, phong tục tập quán cho tới văn hóa ẩm thực đều có
nét riêng biệt so với bạn bè trên quốc tế, chính vì thế nên mỗi một nét văn hóa lại
cần có những chuẩn mực riêng để định giá cho mình.
2.1 Coi trọng tính cân bằng trong ăn uống:
- Điều phối hợp lý giữa các loại lương thực, thực phẩm: Trong cơ cấu bữa ăn luôn
điều phối hợp lý giữa các loại lương thực, thực phẩm: cơm, rau củ, cá, thịt,... Giúp
món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, cân bằng cho cơ thể.
- Phân biệt đồ ăn, thức uống theo tính chất:
+ Hàn (âm nhiều): thịt vịt, mướp đắng, cua, sò…
+ Nhiệt (dương nhiều): gạo nếp, bột mì, gừng, riềng…
+ Ôn (ấm, dương ít): cà rốt, nghệ, tía tô, đậu đỏ …
+ Lương (mát, âm ít): bạc hà, cúc hoa, mạn kinh tử...
+ Bình (trung tính): thịt heo, cá chép, gạo tẻ, vừng
Người Việt tuân thủ khá nghiêm ngặt luật âm dương bù trừ và chuyển hóa.
- Cân bằng trong khâu chế biến món ăn: Trong quá trình chế biến món ăn của
người Việt luôn dung hòa các yếu tố âm dương ngũ hành. Trong nền ẩm thực Việt,
từ những món cầu kỳ, phức tạp cho tới những món ăn đơn giản, ăn vặt, quà sáng
cũng đều chứa đựng rõ nét ý thức về nguyên lý âm dương 9 about:blank 9/22 23:18 10/8/24
CƠ SỞ VĂN HOÁ - ẨM THỰC VIỆT NAM
VD: Một bát nước chấm đạt “chuẩn” phải dung hòa các yếu tố âm dương, ngũ hành.
+ Vị mặn: nước mắm (thủy)
+ Vị đắng: vỏ chanh (hỏa)
+ Vị chua: chanh, giấm (mộc)
+ Vị cay: ớt, tiêu (kim)
+ Vị ngọt: đường (thổ)
Người Việt có tập quán dùng gia vị rất nhiều. Gia vị ngoài tác dụng kích thích dịch
vị làm dậy mùi thơm ngon của thức ăn còn chứa các kháng sinh thực vật có tác
dụng bảo quản thức ăn hạn chế sự phát triển của vi sinh vật và đặc biệt là điều hòa
âm dương, hàn nhiệt của thức ăn.
Do vậy, khi chế biến thức ăn, cần kết hợp các nguyên liệu với nhau một cách hài
hòa tự nhiên theo âm dương để món ăn trở nên hấp dẫn hơn, ngon hơn.
- Cân bằng ăn uống với từng đối tượng cơ thể:
Theo quan niệm của người Việt Nam thì mọi bệnh tật sinh ra là do cơ thể bị mất
cân bằng âm dương, thức ăn chính là vị thuốc để điều chỉnh sự mất cân bằng ấy, giúp cơ thể khỏi bệnh.
Vì vậy, nếu người bệnh ốm do quá âm cần phải ăn đồ ăn dương (đau bụng lạnh,
uống nước gừng sẽ khỏi); ngược lại nếu người bệnh ốm do quá dương thì cần phải
ăn đồ ăn âm (bệnh kiết lị, ăn trứng gà rang với lá mơ); bê Ÿnh sốt cảm lạnh (âm) thì
ăn cháo gừng, tía tô (dương); còn sốt cảm nắng (dương) thì ăn cháo hành (âm)…
- Cân bằng ăn uống theo mùa vụ (thời trân):
Ở mỗi vùng miền, cách chế biến món ăn cũng được thay đổi đảm bảo sự cân bằng
âm dương giữa con người và môi trường. Người Việt có tập quán ăn uống theo
vùng khí hậu và theo mùa.
Chẳng hạn, mùa hè nóng (nhiệt – hành hỏa) nên ăn các loại thức ăn hàn, lương
(mát), có nước (âm – hành Thủy), có vị chua (âm) thì vừa dễ ăn, vừa dễ tiêu hóa,
vừa giải nhiệt. Mùa đông lạnh (hàn – âm) thì nên ăn các loại thức ăn khô, nhiều mỡ
(dương), như các món xào, rán, kho. Để tạo nên mối quan hệ tương hỗ giữa thiên nhiên và con người.
● Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể.
● Chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè…
- Cân bằng, hài hòa trong thức ăn:
Trong chế biến thức ăn, phải đảm bảo: 10 about:blank 10/22 23:18 10/8/24
CƠ SỞ VĂN HOÁ - ẨM THỰC VIỆT NAM
+ Ngũ chất: bột, nước, khoáng, đạm, béo
+ Ngũ vị: chua, cay, ngọt, mặn, đắng
+ Ngũ sắc: trắng, xanh, vàng, đỏ, đen
2.2 Coi trọng tính chỉnh thể, thống nhất trong ăn uống:
Người Việt luôn chú trọng trong việc thống nhất giữa thức ăn:
+ Với từng đối tượng mỗi cơ thể: Chế độ ăn uống của mỗi người là khác nhau vì
vậy mỗi người cần phải biết nhu cầu ăn uống của chúng ta cụ thể như sau:
- Người thừa, dư cân, người bị mắc bệnh béo phì, nhiễm mỡ cần ăn nhiều rau, chất
xơ; hạn chế ăn nhiều thức ăn có dầu mỡ như chiên, rán... nhưng bên cạnh đó bổ sung đủ chất đạm
- Người thiếu, suy dinh dưỡng cần ăn nhiều chất đạm, chất tinh bột ngoài ra còn
cần bổ sung thêm chất xơ, vitamin,....
+ Nếu như ăn quá nhiều đồ bổ dẫn đến tình trạng thừa chất dinh dưỡng chúng ta sẽ
dễ mắc bệnh về tim mạch, béo phì, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ,....
+ Nếu như ăn uống không đều đặn, thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy
dinh dưỡng, cơ thể còi cọc, không lớn, bụng phình to…
+ Giữa từng cơ thể với môi trường tự nhiên: Ăn uống theo vùng khí hậu, theo
mùa-mùa nào ăn thức ấy. Mùa xuân mưa ẩm nhiều dễ gây dị ứng ngứa ngáy thì cần
ăn thực phẩm giàu magie (rau quả khô), mangan (trứng, ngũ cốc) để phòng bệnh.
Mùa hè nóng nực cần bổ sung nhiều nước, dùng rau, đồ uống lợi tiểu (rau má,
cải…) đồng thời mùa này tiêu tốn nhiều calorie nên có thể ăn nhiều đồ ngọt hơn
(mía, đường, thịt…). Mùa thu là thời điểm thích hợp để tích lũy năng lượng tránh
lạnh nên có thể ăn khoai sọ, thức ăn giàu đạm, đậu nành, lạc, cải bắp. Mùa đông
làm da khô thì phải bổ sung nước, ăn nhiều rau quả giữ ẩm (gia vị, protein, chất
béo, bơ, cá biển, wiki, cam, dứa, rau diếp xoăn, hành tỏi…) Ăn uống thích ứng:
+ Điều kiện địa lý: Vùng gần biển, sông, hồ thì ăn nhiều cá, tôm, cua. Những vùng
nằm sâu trong lục địa (đồng bằng), vùng rừng núi, dân cư ở đó sử dụng ít thuỷ sản
ngược lại họ sử dụng các món ăn được chế biến từ động, thực vật trên cạn.Vùng
đồng bằng chiêm trũng ăn cua, ốc. Vùng rừng núi ăn thịt thú rừng. +
Những vùng có khí hậu nóng hay ăn những món ăn có nhiều
Khí hậu, thời tiết:
nước, có tính mát. Những vùng có khí hậu lạnh hay ăn những món đặc, nóng. 11 about:blank 11/22 23:18 10/8/24
CƠ SỞ VĂN HOÁ - ẨM THỰC VIỆT NAM
+ Đặc điểm sinh lý, bệnh lý: Bị Covid thì không nên ăn các thực phẩm có nhiều
cholesterol như: nội tạng động vật, óc... Nên ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần, 3 quả
trứng/1 tuần và uống thêm sữa từ 1-2 cốc/ngày.
2.3 Coi ăn uống là phép dưỡng sinh trị bệnh
Từ xa xưa ông cha ta đã xem việc ăn uống như một phép dưỡng sinh trị bệnh:
“Bệnh tự khẩu nhập. Họa tự khẩu xuất”
Con người ốm đau là do yếu tố âm dương bị phá vỡ. Vì vậy luôn hài hòa giữa các yếu tố âm dương:
1. Vị chua: ngăn mồ hôi, giảm bài tiết nước tiểu như ô mai, thạch lựu...
2. Vị cay: hành khí, hoạt huyết như gừng, hành, tỏi, ớt...
3. Vị ngọt: bổ dưỡng như mật ong, các loại gạo, mì...
4. Vị đắng: giải độc, thanh nhiệt như trần bì, khổ qua...
5. Vị mặn: chống táo bón, nhuận tràng, bồi bổ âm huyết như muối, hải đới (rong biển).
-Từ việc xác định tính ,vị của thực phẩm
Những thực phẩm kỵ nhau:
Thịt gà, rau cải có câu?
Âm dương, khí huyết thoát vào hư vô!
Trứng vịt, lẫn tỏi, than ôi?
Ăn vào chắc chết, mười mươi rõ ràng!
Cải thìa, thịt chó xào vô?
Ăn vào, đi tả, hôn mê khôn lường!
Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh?
Ăn cùng một lúc, liên thanh sấm rền!
Quả lê, thịt ngỗng thường thường?
Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao! Đường đen sữa đậu nành pha ?
Đau bụng, tháo dạ, hoành hành suốt đêm!
Kiêng kỵ các thực phẩm theo 4 yếu tố sau: -Kiêng kỵ theo mùa:
+Mùa hè kiêng thức ăn tính nhiệt như thịt chó, thịt dê, quế, hồi…
+Mùa đông kiêng thức ăn có tính lạnh như cua, ốc, trai, hến…
-Kiêng kị theo thể chất: 12 about:blank 12/22 23:18 10/8/24
CƠ SỞ VĂN HOÁ - ẨM THỰC VIỆT NAM
+Người có thể chất nhiệt kiêng thức ăn cay nóng.
+Người có thể chất hàn kiêng thức ăn quá lạnh. -Kiêng kỵ theo tuổi:
+Trẻ em kiêng đồ sống , lạnh
+Người già kiêng thức ăn quá béo, ngọt hoặc mặn… -Kiêng kị theo giới:
+Phụ nữ có thai kiêng các thức ăn cay nóng, dễ kích thích hoặc quá sống lạnh.
+Phụ nữ sau khi sinh con nên kiêng các thức ăn có tính lạnh… III.
NHỮNG ĐẶC TRƯNG RIÊNG CỦA ẨM THỰC BA MIỀN
Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa, có
đa dạng địa hình như đồng bằng, đồi núi, sông, biển. Do đó, Việt Nam có nền nông
nghiệp lúa nước khá phát triển, các loại thức ăn như con trùng, sâm cầm, hoang thú
cũng được dùng nhiều và theo từng mùa: mùa nào thức ấy. Đồng thời, do có diện
tích lãnh thổ biển rộng lớn và trải dài, kênh rạch sông ngòi chằng chịt, nên việc sử
dụng các loài thuỷ hải sản làm thực phẩm cũng đa dạng và phong phú.
Ngoài ra, lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam.
Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, khí hậu và lịch sử đã quy định những đặc
điểm riêng của ẩm thực từng vùng – miền. Mỗi miền có một phong cách, khẩu vị
đặc trưng. Miền Bắc có phong cách ẩm thực lễ mễ, cầu kỳ; trong khi miền Trung
thì giới quý tộc rất kiểu cách, cầu kỳ, còn giới bình dân lại ăn đậm và no; còn miền
Nam thì thích ăn ngon, ăn no và ăn chơi cho vui miệng.
Bên cạnh đó, trải qua rất nhiều cuộc xâm lược và qua các hoạt động thông thương,
nền văn hoá của Việt Nam, trong đó có văn hoá ẩm thực, đã có sự tiếp biến với văn
hoá các dân tộc khác như Hoa (Trung Quốc), Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Hàn, Nhật... Điều
đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng.
3.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ẨM THỰC 3 MIỀN 3.1.1 MIỀN BẮC
- Vị trí địa lý:Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc lãnh thổ Việt Nam, Phía bắc giáp
Trung Quốc, phía tây giáp Lào và phía đông giáp biển Đông. 13 about:blank 13/22 23:18 10/8/24
CƠ SỞ VĂN HOÁ - ẨM THỰC VIỆT NAM
- Địa hình: Địa hình Bắc Bộ đa dạng và phức tạp. Bao gồm đồi núi, đồng
bằng, bờ biển và thềm lục địa đồng bằng châu thổ lớn thứ hai V , iệt Nam, với những con sông lớn.
- Khí hậu: Mang tính chất khí hậu lục địa là kiểu khí hậu có sự dao động về
thời tiết hàng năm do thiếu nguồn nước gần kề - lạnh về mùa đông, duyên
hải lại chịu ảnh hƣ ởng khí hậu cận nhiệt đới ẩm và gió mùa ẩm từ đất liền,
khí hậu cận nhiệt đới ẩm với 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông. -
Văn hóa: Bắc bộ là cái nôi hình thành dân tộc Việt, với các nền văn hóa lớn:
Hòa Bình, Đông Sơn…, là trung tâm diễn ra sự tiếp xúc với nền văn hóa
Trung Hoa, Ấn Độ, Pháp…, miền Bắc từng là kinh đô của các triều đại
phong kiến Việt Nam, đây là trung tâm của các lễ hội lớn của đất nước. 3.1.2 MIỀN TRUNG
- Vị trí địa lí: Là vùng đất nằm ở duyên hải hải trung bộ
- Địa hình: Địa hình hiểm trở, một bên là rừng, một bên là biển, hệ thống đầm phá
- Khí hậu: Có khí hậu khắc nghiệt: – hạn hán, mưa nhiều nắng lắm - lũ lụt.
- Văn hóa: Là vùng đất Sa Huỳnh với văn hóa Champa xưa, là nơi từng tồn tại
triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam 3.1.3 MIỀN NAM
- Vị trí địa lý: Phía cực Nam của Tổ quốc, giáp biển Đông và sông Mekong
- Địa hình: Khá bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng, Hai hệ thống sông lớn
nhất trong vùng là sông Đồng Nai và sông Cửu Long, hệ thống rừng ngập
mặn với hệ thống động, thực vật phong phú
- Khí hậu: Nằm trong vùng đặc trƣ ng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận
xích đạo, Một năm có hai mùa. Mùa mƣ a từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
- Văn hóa: Tiền thân là vùng đất của nền văn hóa Óc Eo, vị trí thuận lợi giao
lưu văn hóa: Thái Lan, Khmer, Trung Hoa..
3.2 ĐẶC TRƯNG ẨM THỰC 3 MIỀN BẮC, TRUNG, NAM 3.2.1 MIỀN BẮC 14 about:blank 14/22 23:18 10/8/24
CƠ SỞ VĂN HOÁ - ẨM THỰC VIỆT NAM
Văn hóa ẩm thực miền Bắc là nguồn gốc xuất xứ của món ăn Việt cho đến ngày
nay. Nói đến con người miền Bắc thì hầu hết đều sẽ nghĩ ngay đến những quy cũ,
sự ôn hòa và truyền thống. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến ẩm thực miền Bắc cho đến ngày nay.
Mặc dù vẫn có sự tiếp nhận từ nền ẩm thực của các nước khác nhưng hương vị rất
riêng của người miền Bắc dường như không hề mất đi. Từ xưa, người dân Việt đã
có câu: “Ăn Bắc mặc Nam”. Chính từ những nét truyền thống của người Bắc Bộ,
ông cha ta đã mang ẩm thực đi dọc theo các vùng miền, không ngừng sáng tạo để
thích nghi với từng vùng đất khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó mà dễ hiểu
vì sao miền Bắc lại có rất nhiều những món ăn truyền thống và luôn được người
dân gìn giữ cẩn thận. Trong tất cả những ngày lễ, Tết hay cúng kiến tổ tiên, mâm
cỗ miền Bắc gần như hoàn toàn là các món mang đậm hương sắc dân tộc Việt.
Đặc trưng của ẩm thực miền Bắc là món ăn có vị vừa phải, thanh đạm, nhẹ nhàng
nhưng lại có màu sắc sặc sỡ, không đậm các vị cay, ngọt, béo mà chủ yếu sử dụng
nước mắm loãng và mắm tôm để làm gia vị đi kèm.Nếu như ẩm thực miền Trung
mang đậm nét bản sắc của một vùng đất đầy nắng gió, miền Nam là sự hòa trộn
của nền ẩm thực khác nhau thì ẩm thực miền Bắc lại in đậm cốt cách của một nền văn hóa lâu đời.
Món ăn của người Bắc có vị thanh tao, không nồng gắt, không quá cay và thường
đề cao độ tươi ngon tự nhiên của từng thực phẩm. Cách chế biến món ăn và gia vị
cũng rất tinh tế, các loại gia vị được sử dụng nhiều trong các món ăn miền Bắc là
chanh, dấm, sấu, tiêu, ớt, gừng, hành, tỏi, nước mắm pha loãng và mắm tôm. Một
đặc điểm chung có thể thấy rõ trong các món ăn của người miền Bắc đó là ít ngọt,
ít cay và dậy mùi thơm đặc trưng trong khi chế biến.
Trong những dịp lễ tết sự khéo léo và tinh tế trong các món ăn miền Bắc càng được
thể hiện rõ nét hơn thông qua hình ảnh “mâm cao cỗ đầy” tức là mỗi mâm phải đủ
“bốn bát 6 đĩa” được chế biến cầu kỳ, bắt mắt và rất ngon miệng. Trong ăn uống,
cách ứng xử của người miền Bắc cũng rất tinh tế và nhẹ nhàng thể hiện qua những
câu tục ngữ như “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”,“lời chào cao hơn mâm cỗ”, ...
Vì vậy mà khi ăn uống bao giờ người lớn tuổi và những người được tôn trọng cũng
được mời ăn trước hay khi ăn nên gắp những miếng ngon nhất trước cho người 15 about:blank 15/22 23:18 10/8/24
CƠ SỞ VĂN HOÁ - ẨM THỰC VIỆT NAM
khác. Người miền Bắc ưa được gắp và được mời chào vồn vã, do đó trong ăn uống
cũng rất khó mời được họ ăn mà phải rất khéo léo và tế nhị. 3.2.2 MIỀN TRUNG
Món ăn miền Trung rất cay, rất cay- nóng, tính dương và rất mặn. Chính cái khắc
nghiệt về khí hậu của cái eo tổ quốc đã tạo nên những con người miền Trung chất
phát, mặn mà. Chính điều này cũng tác động đến phong cách ăn uống giản dị của
người dân miền Trung. Vì vậy, họ thường có quan điểm “ăn chắc mặc bền”, việc ăn
uống phải nhanh gọn và no lâu. Từ đó, dẫn đến thói quen nấu nướng lúc nào cũng
cay mặn hơn một chút, để ăn được nhiều cơm hơn, tiết kiệm thức ăn, dành dụm
được nguyên liệu và tiền bạc nhằm chống chọi với mưa lũ. Bên cạnh đó, cũng có
một nghiên cứu thông báo rằng, từ khi theo Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào đất
Thuận Hóa, cư dân Việt đã học tập người Chăm về việc sử dụng gia vị cay để
chống lại cái lạnh của mảnh đất này, như một phương thức để thích nghi và sinh
tồn chốn rừng thiêng nước độc.
Bữa cơm của người miền Trung không mang tính lễ nghĩa, gia phong như bữa
cơm của người miền Bắc. Cách bày bố mâm cơm không mang nặng tính hình thức
như ở Bắc bộ. Nói về ẩm thực miền Trung thì không thể bỏ qua sự nhã nhẹn, tỉ mỉ
trong từng món ăn của xứ Huế. Huế được xem là nơi bắt nguồn cho nền ẩm thực
Trung Bộ, món ăn Huế có hương vị đậm đà và rất rõ ràng, đầy đủ hương vị, từ
chua, cay, mặn, ngọt đến đắng, cay, béo, bùi, tuy mang đầy đủ hương vị nhưng khi
nấu, vị nào đều ra vị nấu, khi ăn có thể cảm nhận rõ ràng. Đặc biệt, người Huế nấu
ăn khá đậm vị và rất chuộng ăn cay, chú trọng về hình thức, phải hài hòa về màu
sắc và trang trí để mắt nhìn thấy thích, mũi ngửi thấy thơm, lúc ấy việc thưởng
thức món ăn mới trọn vẹn. 3.2.3 MIỀN NAM
Người miền Nam chân chất, ngọt ngào bao nhiêu thì món ăn của họ cũng chịu
ảnh hưởng không kém. Nói đến ẩm thực miền Nam, nhiều người sẽ nghĩ ngay câu
nói: “Dưới sông có cá, trên bờ có rau”. Câu nói gần như đã gói gọn hết những đặc
trưng vốn có của nền ẩm thực Nam Bộ.
Người miền Nam phóng khoáng và đơn giản. Chính vì vậy mà đi từ những sinh
hoạt đời thường cho đến cách thức chế biến món ăn đều gần gũi, bình dị và đơn sơ. 16 about:blank 16/22 23:18 10/8/24
CƠ SỞ VĂN HOÁ - ẨM THỰC VIỆT NAM
Người miền Nam có gì dùng nấy, không “kén cá chọn canh” như những vùng miền
khác. Họ tận dụng tất cả những gì vốn có mà của nơi đây để sáng tạo nên những
món ăn đặc sản vô cùng độc đáo. Con người ở đây phóng khoáng, bộc trực yêu
ghét rõ ràng, có gì nói đó, ăn to nói lớn. Tính lễ giáo bị phai nhạt đi rất nhiều, lời
nói thẳng thắn, dễ mất lòng người, chân thật đơn sơ, không cầu kỳ phức tạp thể
hiện sự mộc mạc qua cách ăn nói, ăn uống.
Ẩm thực miền Nam là sự hòa trộn từ văn hóa miền Bắc, Trung lẫn các dân tộc
khác như Chăm, Khmer và người Hoa. Với sự phóng khoáng, cởi mở, những món
ăn từ khu vực khác rất dễ du nhập và được biến tấu sao cho hợp khẩu vị. Người
miền Nam ưa thích vị ngọt nên hầu như các món ăn đều có nêm đường. Ăn nhiều
thủy sản nước ngọt như cua, chuột, cóc, nhái, ếch, rùa, rắn, lươn,… Mang đậm tính
đồng quê, phóng khoáng và hoang dã “làm chơi ăn thiệt”. Thường sử dụng các loại
rau, lá như bông điên điển, lá xoài, lục bình…
3.3 CÁC MÓN ĂN NỔI TIẾNG ĐẶC TRƯNG BA MIỀN 3.3.1 MIỀN BẮC
Cốm làng vòng ở Hà Nội, bún thang Hà Nội, chả giò Hà Nội, mắc khén Sơn
La, chả cá lá vọng, bánh Pẻng Phạ, thịt dê Ninh Bình, chả gà Hưng Yên, rượu
nếp Hoành Bồ, rượu Ba Kích, bánh tẻ Làng Chờ, bánh đậu xanh Hải Dương… 3.3.2 MIỀN TRUNG
Nem - Thanh Hóa, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, kẹo Cu đơ – Hà Tĩnh,
khoai deo - Quảng Bình, bánh canh- Quảng Trị, bún, các loại bánh – Huế, bánh
tráng cuốn thịt heo- Đà Nẵng, mì Quảng- Quảng Nam cá Bống Sông Trà-Quảng Ngãi, cao Lầu Hội An… 3.3.3 MIỀN NAM
Đuông dừa, hủ tiếu Nam Vang, thịt kho tàu, các loại lẩu ( Lẩu cá linh bông điên
điển,lẩu cua đồng…), cá lóc nướng trui, bánh pía Sóc Trăng… 17 about:blank 17/22 23:18 10/8/24
CƠ SỞ VĂN HOÁ - ẨM THỰC VIỆT NAM IV.
ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA ẨM THỰC VIỆT NAM VỚI ẨM THỰC PHƯƠNG TÂY
Văn hóa của mỗi đất nước hay dân tộc thì luôn luôn tồn tại những điều khác biệt
do thói quen, phong tục tập quán, lịch sử hay kể cả điều kiện tự nhiên. Và văn hóa
ẩm thực cũng thế, Đông hay Tây thì đều có những nét đặc trưng riêng, điểm khác
biệt căn bản trong việc ăn uống, có lẽ chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc người
phương Tây dùng muỗng, dao, nĩa để ăn trong khi người phương Đông (điển hình
là người Việt) chủ yếu dùng đôi đũa là vật dụng quen thuộc trong các bữa ăn. Đó là
một trong những điều đơn giản mà đã có sự khác biệt rồi. Sau đây là những điều
khác biệt giữa ẩm thực Việt Nam và ẩm thực phương Tây mà nhóm em tìm hiểu được:
Điểm khác biệt đầu tiên em muốn đề cập đến đó chính là thức ăn chính trong bữa
ăn. Phương Đông đặc biệt là Châu Á từ lâu đã xuất hiện “ Nền văn minh lúa nước”
chính vì vậy cơm là món không thể thiếu trong mâm cơm người Việt. Bên cạnh đó,
ở Châu Á có khí hậu nhiệt đới giúp cho người dân có thể dễ dàng trồng trọt nên rau
cũng là một thành phần tất yếu trong bữa cơm hàng ngày. Nước ta có đường bờ
biển dài hơn 3000km với hệ thống sông ngòi dày đặc và kênh rạch chằng chịt nên
thủy hải sản cũng nằm trong bữa ăn chính. Phương Tây nhờ vào khí hậu ôn đới nên
cây lúa mì là loại cây lương thực chủ yếu được trồng ở đây. Vì vậy bánh mì,
sandwich luôn nằm trong những buổi ăn chính đặc biệt là buổi sáng. Đối với người
Phương Tây thịt là thành phần quan trọng nhất của bữa ăn phổ biến có thể nói đến
thịt bò, cừu, bò, hay gà.
Điểm khác tiếp theo là gia vị,món ăn người Việt thường đậm đà và có hương vị
hơn so với các món ăn phương Tây. Bởi trong quá trình chế biến, người châu Á sử
dụng khá nhiều các loại gia vị để tạo mùi hương cho món ăn và cân bằng âm
dương . Họ thường nêm nếm đầy đủ các gia vị , như sử dụng gia vị có nguồn gốc
từ thực vật như hành, tỏi, ớt, sả,gừng, nghệ các loại lá như tía tô, ngò, húng.. hoặc
các gia vị khác như hạt nêm, muối, đường, bột ngọt ... Đặc biệt, trong một mâm
cơm luôn hiện hữu các loại nước chấm như nước mắm, tương, chao…Trái ngược
với người phương Đông người phương Tây luôn muốn món ăn của họ phải thật 18 about:blank 18/22 23:18 10/8/24
CƠ SỞ VĂN HOÁ - ẨM THỰC VIỆT NAM
đặc biệt nên các đầu bếp thường kết hợp các thành phần nguyên liệu có hơi hướng
mâu thuẫn với nhau. Họ hay kết hợp những thành phần như bơ, sữa, trứng và mỗi
món ăn luôn ăn kèm với một loại nước sốt riêng biệt.
Điểm khác thứ ba là văn hóa ăn uống, đặc biệt trong bữa ăn của người phương
Đông nói chung và người Việt nói riêng có thói quen ăn uống thường dùng đũa và
muỗng. Điều khác đặc biệt là người Việt thường ăn chung theo một mâm cơm có
đầy đủ các món ăn được đặt trong đĩa và tô; đặt chung trên mâm cơm và mọi người
gắp thức ăn vào chén của mình để ăn, canh thường đặt giữa mâm cơm. Lý giải cho
điều này chính là văn hóa cộng đồng trong cách ăn ở và sinh hoạt có từ ngàn năm
trước. Trước khi ăn, người nhỏ tuổi phải mời ông bà, cha mẹ trong gia đình trước
rồi mới đụng đũa và trong bữa ăn mọi người thường nói chuyện tạo sự gần gũi, vui
vẻ và thân mật. Ngược lại, người phương Tây dùng dao, thìa và nĩa để ăn từng
phần, từng miếng nhỏ. Do ảnh hưởng bởi các quy tắc tầng lớp quý tộc châu Âu nên
họ ăn riêng theo từng phần, tránh không nói chuyện trong khi ăn, không phát ra
tiếng động và đặc biệt tuân thủ những quy tắc về cách dùng dao- nĩa- thìa, khăn ăn,
đồ uống vì mỗi món ăn sẽ yêu cầu một bộ dụng cụ ăn khác nhau để phù hợp với món ăn đó.
Một điểm khác nhau nữa đó chính là hình thức trình bày món ăn, cách trình bày
của người Việt rất đa dạng và khá phức tạp. Họ thường sử dụng thẩm mỹ hình học
trong cách trang trí, với nhiều món ăn có thể tạo hình độc đáo như: nhỏ như sợi
bún, hình vuông tròn từ các rau củ quả, những bông hoa hồng tạo từ quả cà chua,...
Ngoài ra, họ thường kết hợp nhiều nguyên liệu cho một món ăn, thường để ớt, rau
ngò cho nhiều màu sắc và rắc tiêu phía trên món ăn. Ngược lại, phương Tây,
thường để nguyên miếng to, và người dùng phải dùng dao, nĩa để cắt nhỏ khi ăn.
Lại có nét trình bày tinh tế, đơn giản hơn nhưng vẫn giữ được nét sang trọng vốn
có của món ăn. Ẩm thực phương Tây đề cao sự đơn giản hóa khi bày biện, trang trí
món ăn. Đối với thịt bò hay cừu họ thường để một miếng to, sau đó dùng dao, nĩa
cắt miếng nhỏ để thức ăn dễ dàng lan tỏa trong miệng. Khác với người phương
Đông, mỗi phần ăn của họ rất ít, cách trang trí đơn giản nhưng tỉ mỉ và khéo léo,
họ cũng thường lấy nước sốt để trang trí. 19 about:blank 19/22 23:18 10/8/24
CƠ SỞ VĂN HOÁ - ẨM THỰC VIỆT NAM
Điểm khác biệt cuối cùng mà em muốn nhắc đến là đồ uống và món tráng miệng.
Người Việt thường chỉ uống rượu trong bữa ăn và uống chè xanh, trà sau bữa ăn.
Đối với rượu, các gia đình thường có rượu ngâm thuốc để phục vụ người già và
trung niên vào mỗi bữa ăn, mỗi người chỉ uống một vài chén theo phong cách uống
thuốc bổ. Còn uống sau bữa ăn có chè xanh, nước vối hoặc trà, tùy theo tập quán
vùng miền. Món tráng miệng thường là trái cây theo mùa, mùa nào thì sẽ ăn trái
cây mùa nấy. Sử dụng đồ uống có cồn vào các bữa ăn là điều khá phổ biến trong
ẩm thực phương Tây, rượu vang và bia là hai đồ uống sẽ thường được dùng kèm
trong bữa ăn. Trong khi người phương Đông dùng trái cây để tráng miệng thì
Phương Tây thường sử dụng các loại bánh ngọt, kem để kết thúc bữa ăn của mình.
Qua những phần trình bày ở trên, mọi người cũng đã hình dung khái quát về sự
khác biệt giữa hai nền ẩm thực Việt Nam - phương Tây. Từ đó chúng ta có thể thấy
sự đa dạng trong các nền văn hóa ẩm thực giữa các nước trên giới. Mỗi quốc gia,
mỗi vùng lãnh thổ đều có những nét đặc trưng văn hoá ẩm thực riêng biệt. Chúng
ta hãy luôn bảo tồn, phát huy những giá trị đặc sắc của nó ra rộng hơn với thế giới
và bạn bè quốc tế.
CHƯƠNG III: TÍNH ỨNG DỤNG CỦA ẨM THỰC VIỆT TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Văn hóa ẩm thực là đặc trưng văn hóa của mỗi vùng miền, địa phương. Văn hóa
ẩm thực đã trở thành một trong những nhân tố thu hút du khách đến với điểm đến
du lịch. Bên cạnh những loại hình du lịch khác nhau như: du lịch tâm linh, du lịch
nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh,… du lịch ẩm thực đang ngày càng trở thành xu thế
và chiếm vai trò không hề nhỏ trong sự phát triển du lịch địa phương. Theo Tổ
chức Du lịch thế giới, cơ cấu chi tiêu của du khách trong chuyến du lịch thì đến 1/3
là chi tiêu cho nhu cầu ẩm thực.
Ẩm thực là yếu tố góp phần tạo nên chất lượng và thương hiệu du lịch. Khai thác
giá trị văn hóa ẩm thực là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh du
lịch của mỗi quốc gia. Qua đó có thể thấy giá trị, vai trò quan trọng của ẩm thực
trong sự phát triển du lịch. 20 about:blank 20/22