Cơ sở xây dựng gia đình - Chủ Nghĩa Xã hội khoa học | Đại học Tôn Đức Thắng

Cơ sở kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên CNXH là sự phát triển của lực lượng sản xuất và tương ứng trình độ của lực lượng sản xuất là quan hệ sản xuất mới. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

CƠ SỞ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Cơ sở kinh tế - xã hội
- Cơ sở kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên CNXH là
sự phát triển của lực lượng sản xuất tương ứng trình độ của lực lượng
sản xuất là quan hệ sản xuất mới , trong đó cốt lõi là chế độ sở hữu XHCN
đối với tư liệu sản xuất.
Nguồn gốc của sự áp bức, bóc lột và bất bình đẳng trong xã hội và gia đình dần
bị xóa bỏ, tạo cơ sở kinh tế cho việc xây dựng quan hệ bình đẳng trong gia đình
và giải phóng phụ nữ trong xã hội.
- Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất:
trong xóa bỏ nguồn gốc gây nên tình trạng thống trị của người đàn ông
gia đình, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, sự nô dịch đối
với phụ nữ.
Cơ sở để biến lao động tư nhân trong gia đình thành lao động xã hội trực
tiếp, người phụ nữ dù tham gia lao động xã hội hay tham gia lao động gia đình
thì lao động của họ đóng góp cho sự vận động và phát triển, tiến bộ của xã hội.
Cơ sở làm cho hôn nhân được thực hiện dựa trên cơ sở tình yêu chứ không
phải vì lí do kinh tế, địa vị xã hội hay một sự tính toán nào khác.
- Ví dụ: Nhân vật Người đàn bà hàng chài trong tác phẩm văn học “Chiếc thuyền
ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu là ví dụ điển hình của người phụ nữ
bị phụ thuộc vào người đàn ông, chịu sự đánh đập hành hạ của người chồng do
ảnh hưởng của chiến tranh khiến nền kinh tế Việt Nam gặp khủng hoảng trầm
trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
2. Cơ sở chính trị - xã hội
- Cơ sở chính trị để xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên CNXH là việc
thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, nhà nước XHCN. Trong đó, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động
được thực hiện quyền lực của mình không có sự phân biệt giữa nam và nữ.
- Nhà nước:
công cụ xóa bỏ những luật lệ cũ kỹ, lạc hậu đè nặng lên phụ nữ, đồng
thời giải phóng phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình.
cơ sở của việc xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên CNXH, thể
hiện rõ nhất ở vai trò của hệ thống pháp luật, trong đó có Luật hôn nhân và gia
đình cùng với hệ thống chính sách xã hội. => Đảm bảo bình đẳng giới,…
- Hệ thống pháp luật và chính sách xã hội đó vừa định hướng, vừa thúc đẩy
quá trình hình thành gia đình mới trong thời kì quá độ đi lên CNXH .
- Hệ thống chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện thì việc xây dựng gia đình và
đảm bảo hạnh phúc gia đình còn hạn chế.
- Ví dụ: Nhà nước ban hành một số chính sách đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ
như: bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ, khuyến khích người
sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, cải
thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ,
tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao
động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống
lao động và cuộc sống gia đình,…
3. Cơ sở văn hóa
- Những cải biến cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa nhằm phê phán,
loại bỏ những tư tưởng và lối sống lạc hậu, xây dựng tư tưởng và lối sống
mới tiến bộ, nâng cao dân trí, ý thức đạo đức và ý thức pháp luật của công
dân,… là tiền đề quan trọng để xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc.
- Sự phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ góp phần
nâng cao trình độ dân trí, kiến thức khoa học và công nghệ của xã hội, đồng
thời cũng cung cấp cho các thành viên trong gia đình kiến thức, nhận thức mới,
làm nền tảng cho sự hình thành những giá trị, chuẩn mực mới, điều chỉnh các
mối quan hệ gia đình trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thiếu đi cơ sở văn hóa, hoặc cơ sở văn hóa không đi liền với cơ sở kinh tế,
chính trị, thì việc xây dựng gia đình sẽ lệch lạc, không đạt hiệu quả cao.
- Ví dụ: thời phong kiến và hiện đại ( người thuyết trình chỉnh sửa lại cho phù
hợp với cách nói của mình)
Thời phong kiến : hạn chế việc phụ nữ được đi học, qui định phụ nữ phải tam
tòng tứ đức, chỉ được chăm lo việc nhà và chỉ được sống phụ thuộc vào người
đàn ông trong gia đình ( cha, chồng, con trai,...). Không có sự bình bẳng trong
gia đình, người phụ nữ thườn sống không hạnh phúc do sự ràng buộc của tư
tưởng xưa.
Thời hiện đại : phụ nữ được đi học, thậm chí học thức rất cao. Mức độ quan
trọng của họ trong gia đình thường ngang bằng với đàn ông. Phụ nữ được tham
gia tất cả các hoạt động trong việc phát triển xã hội, không bị bắt ép về hôn
nhân, được lựa chọn bạn đời của mình và xây dựng gia đình trên nền tảng của
hôn nhân tự nguyện.
4. Chế độ hôn nhân tiến bộ
- Hôn nhân tự nguyện :
Là hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ.
Tình yêu chân chính là cơ sở cho hôn nhân tự do. Hôn nhân dựa trên cơ sở
tình yêu chân chính có nghĩa là tình yêu là lí do, là động cơ duy nhất của
việc kết hôn. Không có sự chi phối của yếu tố kinh tế, sự tính toán về lợi ích
kinh tế, về địa vị danh vọng trong hôn nhân. Theo Ph. Ăngghen tình yêu chân
chính có đặc điểm là: “Một là, nó giả định phải có tình yêu đáp lại của người
mình yêu; và về mặt này người đàn bà là người ngang hàng với người đàn ông;
hai là, tình yêu nam nữ có một sức mạnh và sự bền bĩ đến mức khiến cho hai
bên thấy không lấy được nhau và phải xa nhau là một đau khổ lớn nhất”; ba là
“ không thể chia sẻ”.
- Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
Hôn nhân 1 vợ 1 chồng đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử xã hội loài
người, khi có sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối với chế độ công hữu
nguyên thủy.
Nguyên tắc hôn nhân một với một chồng góp phần xóa bỏ hoàn toàn chế
độ đa thê đã tồn tại lâu trong xã hội phong kiến trước đây. Nguyên tắc này
đã đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân, nhưxóa bỏ những hủ tục lạc hậu
quan niệm “ trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”…Qua
đó đã xây dựng mô hình hôn nhân gia đình mới dân chủ, tiến bộ, hạnh
phúc vững bền.
Trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện hôn nhân 1 vợ 1
chồng là thực hiện sự giải phóng đối với phụ nữ bình đẳng. Thực hiện sự
tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng. Trong đó, vợ và chồng đều có quyền
lợi và nghĩa vụ ngang nhau về mọi vấn đề cuộc sống gia đình. Vợ và
chồng như nghề nghiệp, tự do lựa chọn những vấn đề riêng, chính đáng
công tác xã hội, học tập và các như cầu riêng.... Đồng thời cũng có sự thống
nhất trong việc giải quyết các vấn đề của gia đình như nuôi dạy con cái,
ăn, ở.... Nhằm xây dựng 1 gia đình hạnh phúc.
- Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý
Quan hệ hôn nhân, gia đình thực chất không phải là vấn đề riêng tư của
mỗi gia đình mà là quan hệ xã hội. Tình yêu giữa nam và nữ là vấn đề
riêng của mỗi cá nhân, xã hội không can thiệp, nhưng khi 2 người đã thoả
thuận để đi đến kết hôn tức là đã đưa quan hệ riêng bước vào quan hệ xã
hội, thì , điều đó được biểu hiện bằng thủ phải có sự thừa nhận của xã hội
tục pháp lý trong hôn nhân.
Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân là thể hiện sự tôn trọng trong
tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm với gia đình xã hội
và ngược lại. Đây cũng là biện pháp ngăn chặn những cá nhân lợi dụng
quyền tự do kết hôn, tự do ly hôn để thoã mãn những nhu cầu không chính
đáng, mà ngược lại, là cơ sở để thực hiện những quyền đó một cách đầy đủ
nhất.
* Tổng kết về cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội:
- Xoá bỏ sự thống trị của người đàn ông trong gia đình, xoá bỏ sự bất bình đẳng
giữa nam và nữ, sự nô dịch đối với phụ nữ.
- Xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cũng là cơ sở cho hôn nhân thực hiện
trên cơ sở tình yêu chứ không phải vì kinh tế hay địa vị xã hội.
- Thiết lập quyền nhà nước của giai cấp công nhân. Nhân dân lao động được
thực hiện quyền nghĩa vụ của mình mà không phải phân biệt giữa nam và nữ.
- Phát triển giáo dục, đào tạo, xoá bỏ các tư tưởng lạc hậu , nâng cao trình độ trí
thức , hình thành nền tảng chuẩn mực cho gia đình.
- Đảm bảo sự bình đẳng trong hôn nhân, giữa vợ và chồng, vợ chồng bình
thường, vợ và chồng đều có quyền hạn và nghĩa vụ ngang nhau.
* Câu hỏi củng cố:
1. Điền vào chỗ trống:
Những cải biến cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa nhằm ............ , loại
bỏ những tư tưởng và lối sống lạc hậu, ............... tư tưởng và lối sống mới tiến
bộ, nâng cao dân trí, ý thức đạo đức và ý thức pháp luật của công dân,… là
........... để xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
2. Hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện từ khi nào:
A: khi có sự thắng lợi của chế độ tư Từ sớm trong lịch sử xã hội loài người,
hữu đối với chế độ công hữu nguyên thủy.
B: Từ sau thời kì phong kiến,khi có sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối với chế
độ công hữu nguyên thủy.
C: Từ khi có sự xuất hiện nhà nước, khi có sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối
với chế độ công hữu nguyên thủy.
3. Việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động tạo ra sự kiện quan trọng gì:
- A: Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động được thực hiện quyền lực của
mình không có sự phân biệt giữa nam và nữ.
- B: Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động được thực hiện quyền lực của
mình.
- C: Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động không được thực hiện quyền
lực của mình không có sự phân biệt giữa nam và nữ.
| 1/4

Preview text:

CƠ SỞ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Cơ sở kinh tế - xã hội
- Cơ sở kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên CNXH là
sự phát triển của lực lượng sản xuất tương ứng trình độ của lực lượng
sản xuất là quan hệ sản xuất mới

, trong đó cốt lõi là chế độ sở hữu XHCN
đối với tư liệu sản xuất.
 Nguồn gốc của sự áp bức, bóc lột và bất bình đẳng trong xã hội và gia đình dần
bị xóa bỏ, tạo cơ sở kinh tế cho việc xây dựng quan hệ bình đẳng trong gia đình
và giải phóng phụ nữ trong xã hội.
- Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất:
 Là xóa bỏ nguồn gốc gây nên tình trạng thống trị của người đàn ông trong
gia đình, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, sự nô dịch đối với phụ nữ.
Cơ sở để biến lao động tư nhân tr
ong gia đình thành lao động xã hội trực
tiếp, người phụ nữ dù tham gia lao động xã hội hay tham gia lao động gia đình
thì lao động của họ đóng góp cho sự vận động và phát triển, tiến bộ của xã hội.
Cơ sở làm cho hôn nhân được thực hiện dựa trên cơ sở tình yêu chứ không
phải vì lí do kinh tế, địa vị xã hội hay một sự tính toán nào khác.
- Ví dụ: Nhân vật Người đàn bà hàng chài trong tác phẩm văn học “Chiếc thuyền
ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu là ví dụ điển hình của người phụ nữ
bị phụ thuộc vào người đàn ông, chịu sự đánh đập hành hạ của người chồng do
ảnh hưởng của chiến tranh khiến nền kinh tế Việt Nam gặp khủng hoảng trầm
trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
2. Cơ sở chính trị - xã hội
- Cơ sở chính trị để xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên CNXH là việc
thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động
, nhà nước XHCN. Trong đó, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động
được thực hiện quyền lực của mình không có sự phân biệt giữa nam và nữ. - Nhà nước:
 Là công cụ xóa bỏ những luật lệ cũ kỹ, lạc hậu đè nặng lên phụ nữ, đồng
thời giải phóng phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình.
 Là cơ sở của việc xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên CNXH, thể
hiện rõ nhất ở vai trò của hệ thống pháp luật, trong đó có Luật hôn nhân và gia
đình cùng với hệ thống chính sách xã hội. => Đảm bảo bình đẳng giới,…
- Hệ thống pháp luật và chính sách xã hội đó vừa định hướng, vừa thúc đẩy
quá trình hình thành gia đình mới tron
g thời kì quá độ đi lên CNXH .
- Hệ thống chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện thì việc xây dựng gia đình và
đảm bảo hạnh phúc gia đình còn hạn chế.
- Ví dụ: Nhà nước ban hành một số chính sách đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ
như: bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ, khuyến khích người
sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, cải
thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ,
tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao
động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống
lao động và cuộc sống gia đình,… 3. Cơ sở văn hóa
- Những cải biến cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa nhằm phê phán,
loại bỏ những tư tưởng và lối sống lạc hậu, xây dựng tư tưởng và lối sống
mới tiến bộ, nâng cao dân trí, ý thức đạo đức và ý thức pháp luật của công
dân
,… là tiền đề quan trọng để xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
- Sự phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ góp phần
nâng cao trình độ dân trí, kiến thức khoa học và công nghệ của xã hội, đồng
thời cũng cung cấp cho các thành viên trong gia đình kiến thức, nhận thức mới,
làm nền tảng cho sự hình thành những giá trị, chuẩn mực mới, điều chỉnh các
mối quan hệ gia đình trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 Thiếu đi cơ sở văn hóa, hoặc cơ sở văn hóa không đi liền với cơ sở kinh tế,
chính trị, thì việc xây dựng gia đình sẽ lệch lạc, không đạt hiệu quả cao.
- Ví dụ: thời phong kiến và hiện đại ( người thuyết trình chỉnh sửa lại cho phù
hợp với cách nói của mình)  Thời phong kiến
: hạn chế việc phụ nữ được đi học, qui định phụ nữ phải tam
tòng tứ đức, chỉ được chăm lo việc nhà và chỉ được sống phụ thuộc vào người
đàn ông trong gia đình ( cha, chồng, con trai,...). Không có sự bình bẳng trong
gia đình, người phụ nữ thườn sống không hạnh phúc do sự ràng buộc của tư tưởng xưa.
Thời hiện đại
: phụ nữ được đi học, thậm chí học thức rất cao. Mức độ quan
trọng của họ trong gia đình thường ngang bằng với đàn ông. Phụ nữ được tham
gia tất cả các hoạt động trong việc phát triển xã hội, không bị bắt ép về hôn
nhân, được lựa chọn bạn đời của mình và xây dựng gia đình trên nền tảng của hôn nhân tự nguyện.
4. Chế độ hôn nhân tiến bộ - Hôn nhân tự nguyện :
Là hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ.
Tình yêu chân chính là cơ sở
cho hôn nhân tự do. Hôn nhân dựa trên cơ sở
tình yêu chân chính có nghĩa là tình yêu là lí do, là động cơ duy nhất của
việc kết hôn. Không có sự chi phối của yếu tố kinh tế, sự tính toán về lợi ích
kinh tế, về địa vị danh vọng trong hôn nhân. Theo Ph. Ăngghen tình yêu chân
chính có đặc điểm
là: “Một là, nó giả định phải có tình yêu đáp lại của người
mình yêu; và về mặt này người đàn bà là người ngang hàng với người đàn ông;
hai là, tình yêu nam nữ có một sức mạnh và sự bền bĩ đến mức khiến cho hai
bên thấy không lấy được nhau và phải xa nhau là một đau khổ lớn nhất”; ba là “ không thể chia sẻ”.
- Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
 Hôn nhân 1 vợ 1 chồng đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử xã hội loài
người, khi có sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối với chế độ công hữu nguyên thủy.
 Nguyên tắc hôn nhân một với một chồng góp phần xóa bỏ hoàn toàn chế
độ đa thê đã tồn tại lâu trong xã hội phong kiến trước đây. Nguyên tắc này
đã xóa bỏ những hủ tục lạc hậu đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân, như
quan niệm “ trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”…Qua
đó đã xây dựng mô hình hôn nhân gia đình mới dân chủ, tiến bộ, hạnh phúc vững bền.
Trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực h
iện hôn nhân 1 vợ 1
chồng là thực hiện sự giải phóng đối với phụ nữ. Thực hiện sự bình đẳng
tôn trọng lẫn nhau
giữa vợ và chồng. Trong đó, vợ và chồng đều có quyền
lợi và nghĩa vụ ngang nhau về mọi vấn đề cuộc sống gia đình
. Vợ và
chồng tự do lựa chọn những vấn đề riêng, chính đáng như nghề nghiệp,
công tác xã hội, học tập và các như cầu riêng.... Đồng thời cũng có sự thống
nhất trong việc giải quyết các vấn đề của gia đình
như nuôi dạy con cái,
ăn, ở.... Nhằm xây dựng 1 gia đình hạnh phúc.
- Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý
Quan hệ hôn nhân, gia đình thực chất không phải là vấn đề riêng tư của
mỗi gia đình mà là quan hệ xã hội. Tình yêu giữa nam và nữ là vấn đề
riêng của mỗi cá nhân, xã hội không can thiệp, nhưng khi 2 người đã thoả
thuận để đi đến kết hôn tức là đã đưa quan hệ riêng bước vào quan hệ xã
hội, thì phải có sự thừa nhận của xã hội, điều đó được biểu hiện bằng thủ
tục pháp lý trong hôn nhân. 
Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân là thể hiện sự tôn trọng trong
tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm với gia đình xã hội
và ngược lại
. Đây cũng là biện pháp ngăn chặn những cá nhân lợi dụng
quyền tự do kết hôn, tự do ly hôn để thoã mãn những nhu cầu không chính
đáng, mà ngược lại, là cơ sở để thực hiện những quyền đó một cách đầy đủ nhất.
* Tổng kết về cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
- Xoá bỏ sự thống trị của người đàn ông trong gia đình, xoá bỏ sự bất bình đẳng
giữa nam và nữ, sự nô dịch đối với phụ nữ.
- Xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cũng là cơ sở cho hôn nhân thực hiện
trên cơ sở tình yêu chứ không phải vì kinh tế hay địa vị xã hội.
- Thiết lập quyền nhà nước của giai cấp công nhân. Nhân dân lao động được
thực hiện quyền nghĩa vụ của mình mà không phải phân biệt giữa nam và nữ.
- Phát triển giáo dục, đào tạo, xoá bỏ các tư tưởng lạc hậu , nâng cao trình độ trí
thức , hình thành nền tảng chuẩn mực cho gia đình.
- Đảm bảo sự bình đẳng trong hôn nhân, giữa vợ và chồng, vợ chồng bình
thường, vợ và chồng đều có quyền hạn và nghĩa vụ ngang nhau.
* Câu hỏi củng cố:
1. Điền vào chỗ trống:
Những cải biến cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa nhằm ............ , loại
bỏ những tư tưởng và lối sống lạc hậu, ...............
tư tưởng và lối sống mới tiến
bộ, nâng cao dân trí, ý thức đạo đức và ý thức pháp luật của công dân,… là
........... để xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
2. Hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện từ khi nào:
 A: Từ sớm trong lịch sử xã hội loài người, khi có sự thắng lợi của chế độ tư
hữu đối với chế độ công hữu nguyên thủy.
 B: Từ sau thời kì phong kiến,khi có sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối với chế
độ công hữu nguyên thủy.
 C: Từ khi có sự xuất hiện nhà nước, khi có sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối
với chế độ công hữu nguyên thủy.
3. Việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động tạo ra sự kiện quan trọng gì:
- A: Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động được thực hiện quyền lực của
mình không có sự phân biệt giữa nam và nữ.
- B: Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động được thực hiện quyền lực của mình.
- C: Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động không được thực hiện quyền
lực của mình không có sự phân biệt giữa nam và nữ.