Cốm làng Vòng - Cơ sở Văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Cốm làng Vòng - Cơ sở Văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam(CSVHVN)
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQGHN
BỘ MÔN NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
--------------------------------------- BÀI TẬP NHÓM
MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Học kì 1 năm 2022-2023
Đề tài: CỐM THƠM- LÀNG VÒNG Danh sách nhóm STT Mã sinh viên Họ và tên Số thứ tự Ghi chú 1 22041375 Nguyễn Lan Anh 63 2 22040744 Phạm Hà Anh 74 3 22040789 Vũ Đặng Thảo Anh 94 4 18061318 Trịnh Thị Duyên 169 5 22041565 Nguyễn Việt Hà 216 0764069816 6 22040763 Nguyễn Thị Diệu Linh 394 7 22040803 Nguyễn Hoàng Minh 467 8 22041566 Nguyễn Thị Ngọc 516 9 21041764 Nguyễn Thị Việt Trinh 721 10 20040718 Tô Sơn Tùng 733 Hà Nội, tháng 12 năm 2022 Cơ sở Văn hóa Việt Nam NHẬT KÝ LÀM VIỆC NHÓM STT NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG THỜI HẠN ĐÁNH GIÁ 1
Các bạn cùng bầu cử và tự Cả nhóm 16/10 Tốt
ứng cử cho vị trí trưởng nhóm 2 Chọn chủ đề Cả nhóm 17/10 - 21/10 Tốt 3
Đưa ra các cuộc gặp mặt Cả nhóm 22/10 Tốt
trực tiếp dựa trên ý kiến của các bạn 4 Lập danh sách phân chia Trưởng nhóm 24/10 Tốt công việc 5
Bìa + mục lục + chỉnh sửa Trinh 25/10 Nhiệt tình, chủ động chung + in ấn trong việc thu thập thông tin nhưng khả năng vận dụng ngôn ngữ còn ở mức hạn chế 6 Phần mở đầu Ngọc 25/10 Hoàn thành đúng hạn, chăm chỉ, biết lắng nghe ý kiến từ người khác tuy nhiên cần phát biểu nhiều hơn 7
Kết luận + tài liệu tham Minh 25/10 Năng động, có ý thức khảo trách nhiệm cao trong công việc được giao nhưng cần chọn lọc, tìm hiểu thông tin một cách chính xác 8 Phụ lục ảnh Hà 25/10 Chú thích ảnh rõ ràng, phân chia, chỉ đạo các bạn làm việc cụ thể, linh hoạt, tuy nhiên cần phải có sự 1 Cơ sở Văn hóa Việt Nam chuẩn bị kỹ càng cho chuyến đi 9 Nội dung: Quá trình hình Tùng 25/10 Nhiệt tình, hòa đồng,
thành và thực trạng làng nội dung tìm hiểu Vòng đầy đủ, nhưng cần có sự chắt lọc thông tin hơn 10
Nội dung: Sự thay đổi của Linh 25/10 Hòa đồng, có ý thức
làng Vòng từ quá khứ đến trách nhiệm cao
hiện tại và nguyên nhân của trong công việc. Khả sự biến đổi đó năng tìm kiếm thông tin tốt nhưng cần hoàn thiện đúng hạn 11 Nội dung: Điểm tương Hà Anh 25/10 Trình bày phần tìm
đồng và khác biệt của làng hiểu mạch lạc, có ý Vòng với các làng nghề thức trách nhiệm khác trong công việc nhưng khá trầm tính 12 Nội dung: Truyền thống Duyên 25/10 Năng nổ, tiếp thu ý
làm cốm: sự ra đời, cách kiến từ người khác làm, giá trị đem lại nhưng cần đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo hơn 13
Nội dung: Các truyền thống Thảo Anh 25/10 Có ý thức trách nổi bật khác nhiệm cao trong công việc, năng động tuy nhiên cần hiểu kỹ và tổng hợp thông tin chính xác 14 Nội dung: Các giải pháp Lan Anh 25/10 Phần trình bày cô
phát triển thế mạnh truyền đọng, hoàn thành thống của làng Vòng đúng hạn tuy nhiên cần tìm hiểu chi tiết hơn 2 Cơ sở Văn hóa Việt Nam MỤC LỤC I.
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………... 4 II.
NỘI DUNG………………………………………………………………….5
1. Giới thiệu chung……………………………………………………………..5 2. Truyền thống làm cốm
2.1. Quy trình làm cốm……………………………………………………..6
2.2. Giá trị của cốm…………………………………………………………..9
3. Sự thay đổi theo thời gian của nghề làm cốm………………………………10
4. Giải pháp phát triển thế mạnh làng Vòng………………………………….13
5. So sánh sản phẩm của làng Vòng với các làng nghề khác…………………14 5.1. Điểm tương đồng 5.2. Điểm khác biệt III.
KẾT LUẬN………………………………………………………………...15 IV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………..15 V.
PHỤ LỤC ẢNH……………………………………………………………16 3 Cơ sở Văn hóa Việt Nam I. PHẦN MỞ ĐẦU
Ẩm thực là một trong những yếu tố không thể thiếu góp phần tạo nên nét đặc
trưng riêng trong văn hóa của mỗi quốc gia, nó không chỉ phản ánh đời sống hiện
thực của người dân mà còn mang giá trị tinh thần quý giá. Việt Nam là một quốc gia
được biết đến với nền ẩm thực truyền thống đa dạng, độc đáo. Nền văn hóa ẩm thực
Việt Nam được kết tinh một cách tự nhiên từ chính những bữa ăn đời thường trong
cuộc sống hàng ngày, được truyền từ thế hệ này cho đến thế hệ khác. Trên cùng một
dải đất hình chữ S nhưng 3 vùng miền Bắc - Trung – Nam, mỗi nơi lại có những đặc
trưng riêng trong văn hóa ẩm thực. Đặc trưng ấy thể hiện trong từng món ăn mang
đậm chất địa phương và chịu nhiều ảnh hưởng của tập quán dân cư cũng như các
điều kiện tự nhiên phong phú; từ đó tạo ra sự đa dạng cho nền ẩm thực Việt. Nếu
linh hồn của những món ăn miền Trung là vị cay, mặn và ngọt vừa; miền Nam thiên
về vị ngọt thì ẩm thực miền Bắc lại ghi lại dấu ấn trong lòng thực khách bởi hương
vị thanh đạm, nhẹ nhàng. Các gia vị trong món ăn được tiết chế vừa phải, tương hỗ
lẫn nhau tạo nên hương vị tinh tế mà thanh tao. Tuy nhiên, khi nhắc tới những tinh
hoa của nền ẩm thực phía Bắc, ta không thể không nhắc tới ẩm thực Hà Nội. Với bề
dày lịch sử hơn 1.000 năm tuổi, Hà Nội là nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa những giá
trị văn hóa truyền thống của các tỉnh thành, vùng miền trên cả nước, để rồi trong
quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa đó, Hà Nội đã chắt lọc những gì tinh túy nhất
trở thành bản sắc riêng của mình. Ẩm thực cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Điểm dễ nhận thấy ở các món ăn Hà Nội là sự tinh tế, đơn giản mà hài hòa. Điều
đáng ngạc nhiên ở đây là bản sắc văn hóa ẩm thực Hà Nội không chỉ thể hiện ở
những món ăn mặn mà còn ở cả những thức quà vốn chỉ để ăn vui miệng.
Nhằm mang lại một góc nhìn gần gũi và mang tính thực tiễn cao hơn về một thức
quà tao nhã đã làm say đắm nhiều thực khách, nhóm chúng tôi đã tiến hành đề tài
“Cốm Thơm - Làng Vòng”. Hi vọng rằng đề tài sẽ mang đến cho người đọc những
thông tin hữu ích, đa chiều về một món ăn đã gắn bó với tuổi thơ của biết bao người
dựa trên những trải nghiệm thực tế cũng như thông tin thu thập được tại Làng Vòng,
phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Thông qua đề tài,
người đọc sẽ có những thông tin chi tiết, cụ thể về lịch sử của cốm, quy trình chế 4 Cơ sở Văn hóa Việt Nam
biến, giá trị của của của cốm và sự thay đổi của làng từ quá khứ đến hiện tại. Từ đó
có thêm hứng thú và đam mê với đặc sản địa phương nói riêng cũng như ẩm thực
truyền thống của dân tộc nói chung. I. PHẦN NỘI DUNG 1. Giới thiệu chung
Giờ đang là mùa cốm mà chúng em đi suốt từ đầu đến cuối làng Vòng xưa (nay
là phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) hiếm hoi lắm mới nghe thấy tiếng chày,
tiếng sàng, tiếng sẩy. Chuyện mất nghề cổ truyền kể từ khi đô thị phát triển phải kể
đến là cốm làng Vòng. Từ xưa, các cụ nhà ta đã có câu:
"Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn."
Theo lời thuật lại, cốm làng Vòng bắt đầu có từ cách đây cả ngàn năm. Sự ra đời
của Cốm cũng hết sức ngẫu nhiên. Truyền thuyết kể lại rằng, thời vua Lý Thái Tổ
dời kinh đô về Thăng Long, có một năm trời đất lũ lụt làm dân mất mùa. Cánh đồng
lúa làng Vòng đang ngậm hạt cũng chìm trong lũ lụt. Có một chàng trai làng Vòng
xả mình vào dòng nước lũ, đi cắt những ngọn lúa ngậm sữa thoi thóp kia về tuốt ra,
rang và giã cho người mẹ già ăn cầm bữa. Hạt lúa nếp non, được qua tay giã, giần
sàng, thành hạt cốm có vị thơm dẻo bùi đặc biệt. Chàng trai loan truyền cho dân
làng cùng làm theo. Nghề làm cốm ở làng Vòng ra đời trong sự khốn cùng ấy.
Sau đó tiếng thơm của Cốm làng Vòng đã lan truyền tới kinh thành và nhà vua
cho mời người thợ làng Vòng vào Kinh đô làm thử. Mẻ cốm đầu mùa được dâng lên
nhà vua với lòng thành kính, nhà vua hết sức khen ngợi sự sáng tạo, thông minh của
người dân làng Vòng nên đã ban phong sắc cho làng.
2. Truyền thống làm cốm Vòng
2.1. Quy trình làm cốm Vòng 5 Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Nguyên liệu làm Cốm Vòng là lúa nếp non: Có rất nhiều loại lúa nếp có thể
làm cốm như lúa lương phượng, lúa nếp thơm, nếp than, nếp quýt, nếp hoa, nhưng
lúa nếp cái hoa vàng là loại cho ra thành phẩm thơm ngon đặc biệt.
Bước 1 - Sàng lọc thóc/Đãi
thóc: Lúa nếp non mới gặt về
được tuốt sạch sẽ để lấy hạt.
Sau đó, người dân sàng bỏ rơm,
đãi qua nước để loại bỏ các hạt
thóc lép nổi lên trên mặt nước.
Khâu này rất quan trọng vì
bước này có tác dụng làm sạch
hạt thóc khỏi chất bẩn và đảm
bảo chất lượng cho từng hạt lúa nếp non để làm cốm.
Bước 2 - Rang thóc Cốm: Thóc
sau khi đãi sạch, cho vào chảo rang.
Chảo rang Cốm phải là loại chảo
gang đúc, xung quanh đắp bằng xỉ
than và không đốt than mà đun
bằng củi tuy nhiên ngày nay chảo
rang thóc đã có loại được gắn
thêm máy đảo tự động. Như hình
bên cạnh, một bác trai đang nhóm
củi ở phía trên và chảo rang cốm ở
phía trên. Trong quá trình rang
phải đảo liên tục đều thóc để đảm
bảo độ chín đều của Cốm. Rang
khoảng 30 phút thì kiểm tra thử bằng cách đặt 5 hạt lên miếng gỗ, dùng ngón tay 6 Cơ sở Văn hóa Việt Nam
miết mạnh, nếu thấy hạt thóc "2 quằn 3 róc", tức 2 hạt chưa bóc vỏ nhưng bị quăn
lại, còn 3 hạt còn lại róc vỏ nhưng không bị quằn là được… Thông thường một mẻ
cốm rang thủ công mất khoảng 1.5 giờ đồng hồ tùy theo độ non của Cốm và độ lớn của lửa rang. Bước 3 - Giã Cốm: Sau khi rang xong, người làm
Cốm Vòng đợi nguội rồi
cho từng mẻ vào cối giã, mỗi mẻ khoảng vài kilogam. Thóc được giã đều và vừa tay mươi
phút, mỗi mẻ có trấu thì
xúc ra để sảy, sau đó cho
vào giã tiếp. Tùy theo độ non của lúa khi gặt mà
người giã cốm sẽ ước lượng, trung bình khoảng 7 lần giã là hoàn tất, cốm mới đủ độ
mềm, thanh mảnh, dẻo dai. Tại làng Vòng, người giã cốm thường giã đến lần thứ 5
thì phân loại thành 3 loại: cốm rót, cốm non và cốm già, sau đó mới giã riêng từng loại trong hai lần cuối. Bước 4 - Đóng gói thành phẩm Cốm Làng Vòng:
Cốm thành phẩm sẽ được
gói trong hai lớp lá, lớp bên
trong là lá ráy xanh và mát
giữ cố không bị khô và không phai nhạt màu xanh
ngọc, lớp ngoài là lớp lá sen có hương thơm thoang
thoảng. Cuối cùng là gói cốm được buộc bằng lạt nếp màu xanh trước khi đưa đến tay người mua. 7 Cơ sở Văn hóa Việt Nam
2.2. Thưởng thức cốm trong các món ăn
Vụ cốm mùa thu kéo dài khoảng 3 tháng, bắt đầu từ mùng 1 tháng 7 Âm lịch trở đi.
Cốm thành phẩm thường có 3 loại:
- Cốm đầu mùa: loại cốm sử dụng lúa nếp non đầu mùa có hạt mỏng, mềm,
dẻo thích hợp dùng ăn chay hoặc ăn kèm với chuối tiêu trứng cuốc.
Với người Hà Nội, cách ăn
chuối cũng có cái thú và nghệ
thuật thưởng thức riêng. Thu
về, nhà nhà thường thích thú đi
mua nải chuối tiêu trứng cuốc
để chấm với cốm Vòng. Dù gì
thì đây cũng là đặc sản hạng
sang của riêng Hà Nội và chỉ có
vào mùa thu. Khi ăn món này
phải thật nhẹ nhàng, từ tốn:
Chuối được bẻ đôi hoặc cắt thành từng đoạn ngắn, chấm miếng chuối vào cốm rồi
cho vào miệng nhai thật chậm. Lúc ấy, ta mới thấy được cái vị ngọt thơm nồng của
chuối hoà quyện vị dẻo bùi của cốm và thoảng chút hương dìu dịu của lá sen... - Cốm giữa mùa: lúc này, cốm thường được dùng để làm chả cốm. Sau những hạt cốm thơm đầu mùa là món
chả cốm béo ngậy được chuẩn bị cho bữa tối trong gia đình. Vẫn là những hạt cốm xanh nhưng giờ được trộn 8 Cơ sở Văn hóa Việt Nam
chung cùng thịt xay, mỡ phần và gia vị sau đó nặn thành miếng cỡ lòng bàn tay.
Miếng chả cốm còn sống được đem hấp qua sau đó mới chiên vàng trên chảo dầu
nóng. Vào những ngày tiết trời se lạnh, chả cốm nóng giòn được ăn cùng bánh mỳ,
bún hoặc cơm. Món ngon có vị dẻo thơm từ cốm, xốp từ lớp vỏ ngoài và đậm đà
của thịt khiến bữa cơm cứ thế mà nhanh chóng vơi đi.
- Cốm cuối mùa: thường có hạt to, dày, ăn hơi cứng; phù hợp cho việc nấu chè
hoặc làm xôi cốm. Đến cuối tháng, cốm mộc là nếp cuối màu hạt to và cứng thường
để rang thành cốm khô hay gia giảm, pha
chế ăn tạm đợi mùa sau. 9 Cơ sở Văn hóa Việt Nam
2.3. Giá trị của cốm làng Vòng
Nói tới cốm là nói tới sự thanh tao, lịch sự và trong trẻo của mùa thu, cũng như
nói tới sự sáng tạo của người dân Bắc Bộ. Hình ảnh Cốm cũng đã xuất hiện trong
tác phẩm “Một thứ quà của lúa non: Cốm” rút từ tập “Hà Nội băm sáu phố phường”
(1943) của Thạch Lam và được tác giả miêu tả bằng ngòi bút tinh tế, trân trọng:
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát
ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”.
Cốm là một tặng vật của trời đất, chứa đựng trong Cốm là hương thơm mộc
mạc, giản dị của lúa; hương của đồng quê bao la và cả sự tần tảo sớm hôm của
người dân hiền lành, chất phác. Qua đó, ta thấy Cốm không phải là một món ăn
thông thường mà đã trở thành một thức quà độc đáo trong phong tục của người dân
Bắc Bộ, là nét độc đáo trong ẩm thực của người Việt ta từ bao đời.
Cốm không chỉ là thức quà giàu dinh dưỡng mà còn được yêu thích bởi giá
thành phải chăng và công dụng đa dạng trong việc chế biến nhiều món ăn khác
nhau. Cốm làng Vòng được chế biến một cách cầu kỳ, tỉ mỉ nên được người ta trân
trọng lựa chọn làm món quà vừa dân dã vừa ngon để đem đi biếu bạn bè, người thân
như một chút gợi nhớ về mùa thu Hà Nội. Vì thế mỗi khi nhắc đến Cốm, không thể
nào bỏ qua thương hiệu cốm Làng Vòng đã nổi tiếng gần xa.
3. Sự thay đổi từ quá khứ đến hiện tại
Làng Vòng là ngôi làng nổi tiếng đã có truyền thống lâu đời về nghề làm cốm
được lưu truyền bằng các câu tục ngữ, dân gian:
“ Nghề chi ba vốn bốn lời
Theo nghề làm cốm cho đời ngọt thơm.”
Từ xa xưa, để làm ra được những hạt cốm đẹp mắt, tươi ngon, dẻo bùi, thơm
mùi sữa của lúa nếp non, những người nghệ nhân làng nghề đã tự tay làm thủ công
từng công đoạn từ việc trồng lúa, thu hoạch đến xay, giã, giần, sàng. Nghề cốm đòi 10 Cơ sở Văn hóa Việt Nam
hỏi phải có đôi bàn tay khéo léo và nhạy cảm, theo kinh nghiệm và bí quyết riêng
của từng nhà. Nhưng ngày nay, nghề làm cốm đã được cơ giới hóa mọi công đoạn,
vì vậy công việc đã đỡ vất vả hơn bởi đã có những công cụ, máy móc hiện đại thay thế cho sức người. Hình ảnh: Máy sàng cốm Nguồn:
https://bnews.vn/photo/nghe-com-vong-khi-lang-len-pho/150863/trang-1.html 11 Cơ sở Văn hóa Việt Nam Hình ảnh: Máy rang cốm
Nguồn:https://cand.com.vn/Xa-hoi/Ghe-Com-lang-Vong-nho-huong-vi-mua-thu-Ha- Noi-i583219/
Cốm là món ăn truyền thống duy trì hương vị trên đất Hà Thành. Trước kia, dân
làng chỉ chọn lọc thứ nguyên liệu là gạo nếp cái hoa vàng trồng trên đất làng Vòng
nhưng ngày nay, do sự phát triển của đô thị, trên những thửa ruộng ấy mọc lên
những tòa nhà cao tầng, những phố xá đông đúc, những cửa hàng, siêu thị, quán ăn
san sát. Những khi vào mùa, ngoài đường không còn thơm mùi lúa nếp non, đi khắp
các ngõ ngách cũng không còn được thấy cảnh náo nức, tất bật của những người
nghệ nhân, không còn được nghe râm ran tiếng chày thậm thịch, những đống rơm
xanh trước hiên nhà, hay những cột khói mù mịt cả ngôi làng. Để cho ra được thành
phẩm tốt nhất, giữ được nguyên hương vị đặc trưng của cốm làng Vòng, họ đã phải
thu gom khắp nơi vùng ngoại thành như Đông Anh, Mễ Trì…hay đến những mảnh
đất xa xôi hơn như Bắc Ninh, Hòa Bình, Vĩnh Phúc… Những người nghệ nhân yêu
nghề không ngại khổ cực đi khắp các tỉnh thành miền Bắc để tìm ra giống lúa phù
hợp làm cốm, đảm bảo được độ dẻo và thơm bùi của cốm xưa. Do đó, dù những hạt
thóc đến từ những nơi khác nhau nhưng hương vị cốm làng Vòng không bao giờ
thay đổi, vẫn giữ nguyên được hương vị truyền thống từ ngàn đời.
Trong chuyển đi thực tế vừa rồi, sau khi đi khắp làng nhưng chỉ thấy lác đác
vài ngôi nhà còn giữ nguyên nghề, còn đâu hầu như đều bỏ nghề, chuyển sang công
việc khác. Làng Vòng ở gần trung tâm thành phố, giá đất ở đây tăng vùn vụt. Mỗi
nhà chỉ cần cắt ra bán một ít đất là trong tay có tiền tỷ để làm ăn, buôn bán. Hơn
nữa, làng Vòng được địa thế thuận lợi vì gần đó là các trường Đại học Sư phạm, Đại
học Quốc gia, Đại học Thương mại, Học viện Báo chí tuyên truyền… Vì thế, chỉ
cần xây nhà cho sinh viên thuê hay làm các dịch vụ cũng có thể dễ dàng kiếm ra
tiền. Người nghệ nhân tỉ mỉ, cẩn thận trong từng công đoạn để làm ra được mẻ cốm
ưng ý thế nhưng lời lãi không được bao nhiêu mà còn rất vất vả. Bây giờ, làm cốm
chỉ vì còn yêu nghề, muốn giữ được truyền thống của làng chứ muốn kiếm ăn bằng
việc làm cốm thì khó. Có lẽ, vì chính những lý do đó, ở làng Vòng bây giờ là không
có gia đình nào làm cốm theo nghề một cách đúng nghĩa. 12 Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Trước kia, cốm làng Vòng chỉ được thưởng thức vào những dịp thu Hà Nội.
Nhưng bây giờ, những người yêu cốm có thể thưởng thức món quà đặc sản truyền
thống này bất kỳ lúc nào bởi dân làng đã dùng tủ cấp đông nên có thể làm cốm sấy
khô, bảo quản được rất lâu, khoảng 1 năm. Cốm tươi được bọc lá sen, sau đó đưa
vào tủ đông đá, khi ăn bỏ ra khoảng 30-40 phút là ăn ngon như thường.
Cốm là thức quà đặc trưng, mộc mạc, giản dị của đồng quê nội cỏ Việt Nam,
mang hương vị của sự cần cù, chịu khó, sáng tạo của người nghệ nhân nghề cốm.
Mỗi khi nhắc đến cốm làng Vòng lại nhớ đến câu ca dao tục ngữ:
“Cốm Vòng thơm mãi bàn tay
Đi xa Hà Nội nhớ ngày cốm thơm”.
4. Giải pháp phát triển thế mạnh làng Vòng
Cốm làng Vòng đang dần bị mai một và bị lãng quên theo thời gian. Chính vì
vậy, chúng ta cần phải có những giải pháp để tìm lại hương cốm làng Vòng, để gìn
giữ và duy trì thứ đặc sản của phố phường Hà Nội này.
“Cha truyền con nối”, các thế hệ đi trước phải có trách nhiệm tuyên truyền về
nét đẹp của cốm, một nét đẹp văn hóa lâu đời từ xưa đến nay và mãi mãi sau này, và
để các thế hệ sau này tiếp nối những gì của người đi trước để lại.
Các chính quyền địa phương luôn tạo cơ hội và đưa ra các chính sách phù hợp
cũng như cổ vũ, động viên cho người dân trong việc giữ gìn, bảo vệ, phát huy nghề
truyền thống. Từ đó hiểu được ý nghĩa của nghề cốm đối với đời sống tinh thần của
người dân Việt Nam để có thể lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ sau như câu nói: cha truyền con nối.
Song song với phát triển du lịch ta có thể lồng ghép và quảng bá nghề làm cốm
truyền thống đến với bạn bè trong và ngoài nước. Từ đó nâng cao giá trị văn hoá
truyền thống của người Việt Nam và góp phần thúc đẩy tạo nên công ăn việc làm cho người dân. 13 Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm phải đặt lên hàng đầu trước vấn nạn chạy
theo lợi nhuận trước mắt mà không quan tâm đến sức khoẻ của người khác.
⇒ Tóm lại, để có thể gìn giữ nét đẹp trong văn hóa ẩm thực, duy trì và phát triển
cho “cốm làng Vòng” được sống như thời vàng son của nó cần sự chung tay góp
sức của cả các cấp chính quyền và người dân. Để cho những hình ảnh ấy còn trường
tồn, mùi hương ấy còn đọng lại mãi trong ta, trong mỗi độ thu về, để thức quà riêng
biệt ấy còn mang trong mình hương vị tất cả sự đảm đang, cần cù và sáng tạo của
người dân làm nông nghiệp.
5. So sánh sản phẩm của làng Vòng với làng nghề khác 5.1. ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG
– Đều là làng nghề truyền thống đã nhiều năm tuổi.
– Bắt nguồn từ những công việc phụ tranh thủ làm lúc nông nhàn, để chế tạo
những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt.
– Các sản phẩm làng nghề là sự kết tinh, giao thoa giữa giá trị văn hóa truyền
thống và hiện đại; mang dấu ấn, bản sắc văn hóa riêng biệt của từng địa phương. 5.2. ĐIỂM KHÁC BIỆT a) Sản phẩm:
– Làng Vòng đã nổi tiếng với hương vị thơm dẻo của cốm
– Làng Gốm Bát Tràng là làng nghề truyền thống nổi tiếng về các sản phẩm bằng gốm sứ.
– Lụa Hà Đông hay còn gọi là làng lụa Vạn Phúc là làng nghề dệt lụa tơ tằm
đẹp có tiếng khắp cả nước từ ngàn năm trước, lụa ở đây từng được chọn may
trang phục cho triều đình.
b) Là một đặc sản của mùa thu Hà Nội: 14 Cơ sở Văn hóa Việt Nam
“Hà Nội mùa thu là những gánh cốm nhịp nhàng trên vai các bà, các mẹ trên khắp
nẻo đường, là hương vị dân dã như tĩnh lại giữa lòng thành phố nhộn nhịp. Nhắc
đến cốm, người ta thường nhớ ngay đến một ngôi làng nhỏ ở quận Cầu Giấy với
truyền thống làm cốm bao năm từ thời xa xưa, cốm làng Vòng, thứ quà quê giản dị
mà lại đi vào tuổi thơ, lớn lên cùng bao lớp người con đất Tràng An.”
(trích https://dacsanthanhnam.com/com-lang-vong/)
Cốm làng Vòng Hà Nội được làm từ nếp cái hoa vàng, loại nếp hạt tròn căng, bóng,
mẩy. Mỗi năm lại có hai vụ nhưng có lẽ ngon nhất phải là khoảng thời gian từ tháng
7 đến tháng 10, khi tiết trời vào thu. Cách thức làm cốm thì có lẽ ở vùng quê nào
cũng biết, nhưng để có được hạt cốm vừa dẻo vừa thơm ngon thì chắc chỉ có làng Vòng mới có được. III. KẾT LUẬN
Ngày nay, khi bước vào làng, người ta không còn nghe râm ran tiếng chày
giã gạo, đường làng cũng không còn thơm mùi lúa nếp bởi làng đã lên phố, bị cuốn
theo nhịp sống của kinh tế thị trường khiến ai nấy không khỏi bồi hồi, đau đáu nhớ
làng Vòng một thuở. Còn nhớ lần đầu nhóm chúng tôi có cơ hội tới với ngôi làng,
hình ảnh hiện ra trước mắt khiến chúng tôi có đôi chút bất ngờ bởi khi bước qua
cánh cổng “Làng cốm Vòng” thì bên trong, nói một cách thẳng thắn, chẳng khác là
bao những khu tổ dân phố bình thường khác ở thủ đô nhộn nhịp. Thi thoảng vẫn
xuất hiện những cửa hàng bán “cốm làng Vòng”, thế nhưng những gói cốm được
đóng bao bì kỹ càng một cách công nghiệp chỉ khiến chúng tôi nhớ về hình ảnh
những người nghệ nhân ngày xưa cũ với gánh cốm bên vệ đường, cốm được gói
bằng lá chuối, toả ra mùi thơm dịu. Những hình ảnh ấy bây giờ có lẽ thật khó để bắt
gặp quá nhiều nơi làng nghề này.
Việc giữ gìn bản sắc và văn hoá truyền thống của dân tộc luôn rất quan trọng,
bởi những điều ấy góp phần thể hiện những màu sắc riêng của đất nước và làng cốm
Vòng là một ngôi làng nghề văn hoá lâu đời. Hơn hết, làng cốm Vòng đang là ‘nạn
nhân’ của quá trình đô thị hoá. Với tinh thần dân tộc và tự hào bản sắc, chúng ta có 15 Cơ sở Văn hóa Việt Nam
lẽ cần hành động nhiều hơn để phần nào đưa làng cốm Vòng trở lại vị thế vốn có,
thiết thực nhất chính là ủng hộ nhiều hơn và đưa món cốm tới gần hơn với mọi người. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo Khánh. (2021, January 14). Làng cốm Dịch Vọng (cốm Vòng) ngày nay
thế nào? Infonet. Retrieved November 28, 2022, from
https://infonet.vietnamnet.vn/lang-com-nuc-tieng-ha-thanh-nay-da-khac-may
-moc-ron-rang-thay-tieng-chay-gia-gao-274959.html
2. Minh Giang. (2021, September 23). Cốm làng Vòng - Đặc sản của mùa thu
Hà Nội. Ngày mới Online. Retrieved November 28, 2022, from
https://ngaymoionline.com.vn/com-lang-vong-dac-san-cua-mua-thu-ha-noi-2 7327.html
3. Nghiên cứu Cốm làng Vòng. (2016, April 4). 123doc. Retrieved November 28, 2022, from
https://123docz.net/document/3469186-nghien-cuu-com-lang-vong.htm#fullt ext-content
4. Quỳnh Giao. (n.d.). (DOC) CƠ SỞ VĂN HÓA | Quỳnh Giao. Academia.edu.
Retrieved November 28, 2022, from
https://www.academia.edu/38892248/C%C6%A0_S%E1%BB%9E_V%C4 %82N_H%C3%93A
5. Thành Đạt. (2020, October 6). Nghề cốm Vòng khi làng lên phố. Bnews.vn.
Retrieved November 28, 2022, from
https://bnews.vn/photo/nghe-com-vong-khi-lang-len-pho/150863/trang-1.ht ml
6. Tuyết Nhi. (2018, October 10). Về thăm làng Vòng xưa: Nghề cốm nay đã
khác rồi. tintucvietnam. Retrieved November 28, 2022, from
https://tintucvietnam.vn/ve-tham-lang-vong-xua-nghe-com-nay-da-khac-roi- d197054.html 16 Cơ sở Văn hóa Việt Nam V. PHỤ LỤC ẢNH
Ảnh 1: Cổng chính làng Vòng, Cầu Giấy, Hà Nội; 13:36 ngày 5/11/2022
Ảnh 2: Cổng chính làng Vòng, Cầu Giấy, Hà Nội; 13:40 ngày 5/11/2022 17 Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Ảnh 3: Cả nhóm cùng tìm hiểu về đặc sản tại một cơ sở làm cốm tiêu biểu; 14:10 ngày 5/11/2022
Ảnh 4: Vật liệu gói cốm truyền thống; 14:12 ngày 5/11/2022 18 Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Ảnh 5: Đặc sản bánh cốm Hà Nội; 14:16 ngày 5/11/2022
Ảnh 6: Sản phẩm khác của làng Vòng - bánh Xu Xê; 14:16 ngày 5/11/2022 19 Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Ảnh 7: Chụp hình cùng cô bán cốm tại cổng Làng; 14:20 ngày 5/11/2022
Ảnh 8: Quá trình bán cốm cho khách hàng; 14:22 ngày 5/11/2022 20 Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Ảnh 9: Tổng quan làng Vòng ở thời điểm hiện tại; 14:25 ngày 5/11/2022
Ảnh 10: Một sản phẩm khác được chế biến từ cốm: xôi cốm; 14:30 ngày 5/11/2022 21