-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 16: Chuồng nuôi và biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi
Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 16: Chuồng nuôi và biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu giải SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức nhé.
Chủ đề: Chương 5: Công nghệ chăn nuôi (KNTT)
Môn: Công nghệ 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 16 Mở đầu
Thế nào là một chuồng nuôi tốt? Những nguyên nhân nào làm cho chuồng nuôi bị ô
nhiễm? Cần phải làm gì để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi? Bài làm
Một chuồng nuôi tốt phải đảm bảo những điều kiện sau: khô thoáng, sạch sẽ, vệ
sinh định kì, cách xa nhà dân, khi dân cư,...
Những nguyên nhân làm cho chuồng nuôi bị ô nhiễm:
Không vệ sinh định kì. Không thoát nước.
Không thu gom, xử lí chất thải.
Để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cần phải:
Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh chuồng ở.
Áp dụng công nghệ vào xây dựng chuồng trại. I. Chuống nuôi
1. Mổ số yêu cầu chung về chuồng nuôi
Từ những nội dung trong mục I.1 và kinh nghiệm của bản thân, em hãy cho biết:
Câu hỏi 1: Nếu chuồng nuôi (nuôi gà, vịt, lợn, trâu, bò,...) đặt cạnh nhà ở thì có thể
gây ra những tác hại gì đối với vật nuôi, con người và môi trường? Bài làm
Nếu chuồng nuôi (nuôi gà, vịt, lợn, trâu, bò,...) đặt cạnh nhà ở thì có thể gây ra
những tác hại đối với vật nuôi, con người và môi trường là: Lây lan dịch bệnh.
Ảnh hưởng xấu đến môi trường, vật nuôi.
Không đảm bảo vệ sinh, dễ gây bệnh cho người.
Câu hỏi 2: Vì sao lại nên xây chuồng theo hướng nam hoặc hướng đông - nam? Bài làm
Nên xây chuồng theo hướng nam hoặc hướng đông - nam vì để đón gió mát và ánh
sáng mặt trời buổi sáng chiếu vào chuồng.
Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu và giải thích tại sao
chuồng nuôi phải phù hợp với đặc điểm sinh lí của từng loại vật nuôi. Bài làm
Chuồng nuôi phải phù hợp với đặc điểm sinh lí của từng loại vật nuôi vì:
Đảm bảo thuận tiện nhất cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lí vật nuôi và
thu gom, xử lí chất thải chăn nuôi.
Đảm bảo được lâu dài và ổn định, chi phí xây dựng thấp nhất.
2. Các kiểu chuồng nuôi phổ biến
Câu hỏi: Nêu ưu và nhược điểm của mỗi loại chuồng nuôi. Ở gia đình, địa phương
em đang sử dụng loại chuồng nuôi nào là chủ yếu? Bài làm Ưu điểm Nhược điểm Chuồng hở
Dễ làm, chi phí đầu tư thấp, Khó kiểm soát tiểu khí hậu
phù hợp với các giống vật chuồng nuôi, vật nuôi chịu
nuôi địa phương và chăn
ảnh hưởng nhiều bởi điều nuôi hữu cơ.
kiện thời tiết tự nhiên, không phù hợp với chăn
nuôi công nghiệp, khó đảm bảo an toàn sinh học. Chuồng kín
Đảm bảo tối ưu cho vật
Chi phí đầu tư lớn; cần hệ
nuôi các điều kiện về tiểu thống điện, nước hiện đại; khí hậu không bị ảnh
ảnh hưởng tới việc đối xử
hưởng bởi điều kiện mùa nhân đạo với vật nuôi.
vụ, thời tiết nên cho năng
suất cao, giảm chi phí thức ăn, ít dịch bệnh.
Chuồng kín - hở linh hoạt Khi thời tiết, khí hậu tốt có Đầu tư ban đầu lớn, thường
thể mở cửa sổ để lấy ánh
chỉ phù hợp với quy mô
sáng và thông thoáng khí tự chăn nuôi công nghiệp và
nhiên nhằm tiết kiệm điện, bán công nghiệp. nước.
Địa phương em đang sử dụng loại chuồng nuôi hở là chủ yếu.
3. Một số yêu cầu chuồng hở cho các vật nuôi phổ biến
Câu hỏi: Quan sát Hình 16.2 và nêu những đặc điểm chính của kiểu chuồng hở trong chăn nuôi gà thịt. Bài làm
Đặc điểm chính của kiểu chuồng hở trong chăn nuôi gà thịt: Nền chuồng:
Xây cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50cm) để dễ thoát nước.
Nền làm băng bê tông, láng xi măng trơn nhẵn để dễ vệ sinh, khử khuẩn.
Chia chuồng thành từng ô để nuôi các nhóm gà khác nhau.
Mặt nền trải lớp lót dày khoảng 20-30cm để nuôi mỗi lứa gà. Tường chuồng:
Chỉ xây cao khoảng 50cm.
Phía trên có lưới B40 hoặc có song bằng tre, gỗ đảm bảo thông thoáng và an toàn vật nuôi.
Phía ngoài có bạt để che gió lùa, mưa hắt khi cần thiết. Mái chuồng:
Làm chuồng kiểu 4 mái, đủ độ cao để đảm bảo ánh sáng, thông thoáng chuồng nuôi.
Câu hỏi: Theo em, kiểu chuồng hở trong chăn nuôi lợn phù hợp với quy mô chăn
nuôi hộ gia đình hay chăn nuôi công nghiệp? Vì sao? Bài làm
Kiểu chuồng hở trong chăn nuôi lợn phù hợp với quy mô chăn nuôi công nghiệp vì
điều kiện để xây dựng chuồng nuôi lợn tốn chi phí, cần xây dựng với quy mô chăn
nuôi công nghiệp để giảm chi phí nhưng vẫn giữ chất lượng của vật nuôi.
II. Biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của việc đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường
trong chăn nuôi. Liên hệ thực tiễn chăn nuôi của gia đình và địa phương, đề xuất
một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ
môi trường trong chăn nuôi. Bài làm
Ý nghĩa của việc đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn
nuôi: giúp tạo môi trường sạch sẽ, an toàn cho cả con người và vật nuôi, là giải pháp
quan trọng để phòng bệnh cho vật nuôi, phòng bệnh lây truyền giữa động vật và con
người, làm giảm các tác động xấu của chăn nuôi đến môi trường, là chìa khóa cho
sự phát triển chăn nuôi bền vững.
Đề xuất một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và
bảo vệ môi trường trong chăn nuôi:
Quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân và nước thải.
Khi kết thúc mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh khử trùng trước khi nuôi đợt mới.
Đình kì phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi bằng các loại thuốc khử
trừng, nước xà phòng, nước vôi,...
Thường xuyên thu gom chất thải kịp thời để đưa đi xử lí.
Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu vấn đề ô nhiễm
chuồng nuôi trong chăn nuôi lợn công nghiệp và các biện pháp xử lí. Bài làm
Vấn đề ô nhiễm chuồng nuôi trong chăn nuôi lợn công nghiệp:
Chất thải dồn lại không được xử lý triệt để.
Chỉ một lượng nhỏ chất thải được xử lý qua hệ thống bioga còn lại được xả
thẳng xuống kênh mương.
Xây dựng chuồng nuôi không đúng quy cách. Biện pháp xử lí:
Chỉ cấp phép xây dựng trang trại chăn nuôi cho dự án chăn nuôi quy mô lớn
với hạ tầng đầy đủ, hệ thống xử lý chất thải hiện đại tránh những hệ lụy sau
này (Đủ khoảng cách xa khu dân cư, có hệ thống xử lý chất thải đạt yêu cầu
môi trường, trồng cây xanh cách ly và các yêu cầu về an toàn phòng, chống dịch bệnh,...).
Kiểm tra kỹ các trang trại đã và đang xây dựng nếu không đảm bảo các tiêu
chuẩn, đặc biệt là vấn đề xử lý chất thải kiên quyết đình chỉ.
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết đóng cửa các trang trại không
đáp ứng yêu cầu, hoặc cố tình vi phạm, để tình trạng ô nhiễm kéo dài, chậm khắc phục.
Triển khai các hoạt động: Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng; cấp phát thuốc,
hướng dẫn chủ các trang trại thực hiện các biện pháp thu gom chất thải chăn
nuôi để xử lý, đảm bảo môi trường chăn nuôi, ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh. Luyện tập
Câu hỏi 1: Trình bày các yêu cầu về chuồng nuôi. Bài làm
Các yêu cầu về chuồng nuôi:
Vị trí: Chuồng nuôi nên xây dựng ở nơi yên tĩnh, xa khu dân cư, xa đường giao
thông nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng xấu đến môi trường, vật nuôi.
Đối với chăn nưôi nông hộ thì chuồng nuôi phải cách biệt với nhà ở.
Hướng chuồng: Nên theo hướng nam hoặc hướng đông - nam để đón gió mát và ánh
sáng mặt trời buổi sáng chiếu vào chuồng.
Nền chuồng: Cần khô ráo và ấm áp, chắc chắn, có độ dốc vừa phải, dễ thoát nước
và nền cao hơn mặt đất xung quanh.
Kiến trúc xây dựng: Chuồng nuôi được thiết kế và xây dựng phù hợp với đặc điểm
sinh lí của từng loại vật nuôi. Đảm bảo thuận tiện nhất cho việc chăm sóc, nuôi
dưỡng, quản lí vật nuôi và thu gom, xử lí chất thải chăn nuôi. Đảm bảo sử dụng
được lâu dài và ổn định, chi phí xây dựng thấp nhất. Nên áp dụng tối đa công nghệ
mới trong xây dựng chuồng trại và sử dụng thiết bị cơ giới hoá, tự động hoá nhằm
tăng năng suất, giảm chi phí lao động.
Câu hỏi 2: Trình bày các biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi
trường chăn nuôi. Nêu ý nghĩa của từng biện pháp. Bài làm
Đề đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cần chú ý một số biện pháp sau:
Vệ sinh chuồng nuôi: Hằng ngày quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông
rãnh thoát phân và nước thải. Khi kết thúc mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh khử trùng
trước khi nuôi đợt mới.
Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: Định kì phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng
nuôi bằng các loại thuốc khử trùng, nước xà phòng, nước vôi,... Hằng năm định kì
quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.
Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi: Thường xuyên thu gom chất thải kịp thời để đưa đi xử lí. Vận dụng
Câu hỏi: Đề xuất một số giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
nông hộ (gà, lợn, trâu, bò,...) ở gia đình, địa phương em. Bài làm
Một số giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nông hộ (gà, lợn,
trâu, bò,...) ở gia đình, địa phương em:
Cần quy hoạch lại, đưa chăn nuôi ra xa đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và nhất
thiết phải thực hiện quy định chăn nuôi an toàn gắn với bảo vệ môi trường.
Sử dụng kỹ thuật cho vào thức ăn và chất thải chăn nuôi các men, các chế phẩm
sinh học nhằm hạn chế khí độc hại và vi sinh vật có hại.
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thân thiện với môi trường. Tùy điều kiện cụ thể từng nơi
để lựa chọn một trong 3 quy trình xử lý chất thải như: bể lắng - hầm biogas - ao sinh
học, hầm biogas - ao sinh học và hầm biogas - thùng sục khí - ao sinh học; trong đó
trọng tâm là chăn nuôi theo mô hình VAC và sử dụng hầm biogas.
Ủ phân bằng phương pháp sinh học cùng với việc che phủ kín.
Xử lý nước thải bằng cây thủy sinh.
Sử dụng Zeolit, dung dịch điện hoạt hóa Anolit, các chế phẩm sinh học (EM).
Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái.