Cùng tìm hiểu Những khó khăn cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài | Đại học công nghệ Sài Gòn
Cùng tìm hiểu Những khó khăn cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài | Đại học công nghệ Sài Gòn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị kinh doanh(CNSG)
Trường: Đại học Công nghệ Sài Gòn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
3.2.2 Những khó khăn 3.2.2.1
Khó cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.
Hiện nay, tùy thuộc vào kinh nghiệm và năng lực làm việc - chức danh và
nhiệm vụ công việc - quy mô doanh nghiệp - khu vực làm việc… mà mức lương
dành cho các kỹ sư cơ khí sẽ có sự khác nhau. Cụ thể, đối với kỹ sư cơ khí mới ra
trường và người chưa có kinh nghiệm: mức lương dao động trong khoảng từ 8-10
triệu đồng/tháng. Với kỹ sư cơ khí trình độ cao, đã có kinh nghiệm vào khoảng từ
3-5 năm, mức lương dao động trong khoảng từ 8-15 triệu đồng/tháng. Đối với kỹ
sư cơ khí trình độ cao, đã có kinh nghiệm trên 5 năm, thành thạo ngoại ngữ, có
chứng chỉ hành nghề… mức lương lên đến hàng chục triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, kỹ sư cơ khí làm việc cho các công ty, tập đoàn nước ngoài sẽ
được trả mức lương cao hơn so với các công ty tại Việt Nam - kỹ sư cơ khí là
người ngoại quốc được trả lương cao hơn kỹ sư cơ khí trong nước… Với mức
lương chênh lệch này, lao động có trình độ có xu hướng chuyển việc sang những
công ty lớn hơn, trả mức lương cao hơn, chế độ phúc lợi tốt hơn càng gây ra nhiều
khó khăn cho sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp cơ khí Việt Nam khi phải vừa
phải tìm kiếm lao động, vừa phải tiếp tục đào tạo lại một nguồn lao động khác để
phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp mình. 3.2.2.2
Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nhân lực chất lượng cao không chỉ đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn
trong nước mà sẽ cần phải tính tới những tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường
nước ngoài. Đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, tay nghề chuyên nghiệp và khả năng sản
xuất tập trung, những đặc trưng cơ bản của cuộc CMCN 4.0. Đây được coi là một
trong những vấn đề cấp thiết ảnh hưởng đến sản xuất và hiệu quả kinh tế của
ngành gia công Cơ khí nước ta. Đây là rào cản, hạn chế lớn nhất nhân lực Việt
Nam trong cuộc Cách Mạng Công Nghiệp 4.0. Đồng thời, những hạn chế này đã
đưa đến nhiều hệ lụy khác như giá trị nguồn nhân lực Việt Nam tên thị trường lao động không cao. 3.2.2.3
Các nguồn nhân lực chất lượng cao phân bố không đều.
Nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta lại phân bố không hợp lý: 92,2%
cán bộ có trình độ tiến sĩ trở lên tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh, số cán bộ có trình độ từ tiến sĩ trở lên ở các vùng Tây Bắc, Tây
Nguyên và Nam Bộ chiếm chưa tới 1%. Trong số giáo sư và phó giáo sư, có tới
86,2% ở Hà Nội; 9,5% ở Thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương còn lại chưa tới
4,3%. Với sự phân bố không đồng đều này sẽ làm cho các thành phố lớn ngày
càng phát triển mạnh trọng khi đó ở các vùng núi thì lại lạc hậu nên càng làm
khoảng cách giàu nghèo càng thêm xa cách. 3.2.2.4
Công tác đào tạo chưa phù hợp.
Cụ thể, phương thức giảng dạy vẫn còn lạc hậu, chưa áp dụng các công
nghệ hiện đại mới đang được sử dụng. Trong công tác xây dựng chương trình
giảng dạy còn thiếu các chương trình thực tế, dẫn đến thiếu cơ hội cho HS, SV áp
dụng những kiến thức được học trong nhà trường vào các vấn đề cụ thể của xã hội.
Thêm vào đó, tình trạng người lao động thiếu định hướng trong việc chọn
ngành nghề từ bậc phổ thông cũng khiến cho cung lao động của Việt Nam gặp
nhiều vấn đề. Với tâm lý bằng cấp, hầu hết người lao động đều lựa chọn học ĐH
hoặc sau ĐH mà không chú trọng đến cầu nhân lực cũng như học nghề, điều này
dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ hiện nay và tình trạng người lao động có
bằng ĐH nhưng chấp nhận làm những công việc không cần chuyên môn kỹ thuật.
SV Việt Nam cũng chưa định hướng tốt những ngành nghề mà thị trường có nhu cầu.