-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Cùng tìm hiểu về nhà thơ Nguyễn Minh Châu | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Cùng tìm hiểu về nhà thơ Nguyễn Minh Châu | Đại học Sư Phạm Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn 131 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Cùng tìm hiểu về nhà thơ Nguyễn Minh Châu | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Cùng tìm hiểu về nhà thơ Nguyễn Minh Châu | Đại học Sư Phạm Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn 131 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư Phạm Hà Nội
Preview text:
Buổi 16: 30/03/2022 NGUYỄN MINH CHÂU - Cửa sông: (1967) - Mảnh trăng cuối rừng:
- Dấu chân người lính (1972): Khẳng định vị thế của Nguyễn Minh Châu
- Người đàn bà trên chiến tàu tốc hành (1983) - Mảnh đất tình yêu:
- Nguyễn Minh Châu toàn tập: 5 tập
- Tài liệu tham khảo: Nguyễn Minh Châu về tác giả và tác phẩm,
Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi mới VHVN sau 1975
I. Tiểu sử, con người
- Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con, và Nguyễn Minh
Châu được ăn học đầy đủ và ý thức được điều đó nên rất cảm kích
- Ông là người có tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng với mẹ của mình
- Trong nhật kí của bà Doanh (vợ Nguyễn Minh Châu) có viết:
“Nguyễn Minh Châu sợ nhất là giọt nước mắt trên gương mặt
của người vợ và hạnh phúc nhất là khi nhìn thấy các con ăn”,
người luôn luôn bị dằn vặt bởi người làm con, làm chồng và làm cha
- Ông là một người nặng tình với quê hương: “Trời cho tôi sống
thì tôi sẽ viết cho những gì xứng đáng với quê hương của tôi”
- Hình bóng của quê hương của ông trên những trang văn
- “Cửa sông” viết về làng ven biển trong những ngày đầu kháng chiến chống Mĩ
- Vùng đất phía tây miền Trung “chó ăn đá, gà ăn sỏi” vô cùng khắc nghiệt
- Mối quan hệ giữa tiểu sử, con người nhà văn và những tác phẩm của ông:
+ Dáng người trông cũ kĩ, người ngại nói, tính tình nhút nhát
“đến cả con chuột cũng làm cho tôi sợ”, thụt thò, thập thò, e thẹn
+ Trong văn Nguyễn Minh Châu, tình yêu luôn luôn gắn liền với
tình thương, càng buồn thì càng đẹp, tình thương đi liền với cái
đẹp, gắn bó sâu nặng với nông thôn và nông dân “Phiên chợ
Giát thể hiện cái nhìn triết học, lịch sử của NMC về số phận và con người Việt Nam
+ Sau khi tốt nghiệp trung học thì ông tham gia môi trường
quân ngũ, là một trong những nhà văn thành công khi viết vể
đề tài chiến tranh và người lính
=> Là con người sống nặng tình nặng, sớm có ý thức đổi mới
văn xuôi, nhận viết hạn chế của VH chính trị
=> Là người mở đường tài hoa và tinh anh
II. Quá trình sáng tác
- Lấy mốc 1975 vì mốc đó tương đối là gắn liền với chính trị
- Có thể lấy tác phẩm “Bức tranh” (1982) là tác phẩm có ý
nghĩa bước ngoặt trên hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu:
+ Đề tài: đạo đức thế sự là tâm điểm của tác phẩm, đạo đức
của con người trong đời thường (sau 1975 đặc biệt là 1986)
+ Chủ đề: Một truyện ngắn đa chủ đề
Tư tưởng về con người bất toàn, con người là thường
xuyên, không hoàn hảo, là chính mình, là rồng-phượng,
rắn-rết, thiên thần-ác quỷ, đi ngược lại cả sự thần thánh
hóa, linh thiêng hóa con người của nền văn học sử thi. Là
sự thay đổi con người và quan hệ con người trong cả một nền văn học
Là sự thức tỉnh lương tri con người, có tội lỗi nhưng có khả
năng sám hối, ăn năn của tòa án lương tâm con người
Mối quan hệ giữa cái tôi – cái ta: Liệu vinh quang của cộng
đồng có thể dựa trên nỗi đau khổ của cá nhân hay không?
Bản chất đích thực của sáng tạo nghệ thuật là gì? Là cái
không tìm thì lại gặp, cái không định thì lại đến
Tinh thần nghệ sĩ chiến sĩ, tinh thần dấn thân rất đáng trân trọng
Những gì là sản phẩm nhiệt tình của trách nhiệm công dân
(chủ quan duy ý chí) thì phải bắt nguồn từ tình cảm con người
+ Đặc điểm cốt truyện:
+ Điểm nhìn trần thuật:
1. Chặng I (trước 1982)
- Đề tài: chiến tranh và người lính
- Góc nhìn sử thi, “Miền cháy”, “Những người đi từ trong rừng
ra”, “Người sót lại của rừng cười”
=> Đề tài thời hậu chiến
- Nguyễn Minh Châu vẫn là một nhà văn sử thi, ông viết về đề
tài chiến tranh người lính, phản ánh lãng mạn cuộc chiến tranh
của người lính, đề tài hậu chiến
- Trong tiểu thuyết hoành tráng của “dấu chân người lính”,
Nguyễn Minh Châu miêu tả sinh động, tỉ mỉ các trận đánh của
dân tộc, nếu như không phải là người trải nghiệm thì không thể viết được như vậy
- Khát vọng đi tìm “hạt ngọc trong tâm hồn con người”:
+ Nhân vật Lãm trong “Mảnh trăng cuối rừng”, một chàng trai
có tâm hồn mơ mộng, mê khói, nhưng bỏ lại sau lưng tất cả gia
đình, mối tình đẹp với Hiền – cô bạn cùng lớp, cắt máu ở tay xin đi bộ đội
=> Đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mĩ, kết
thúc cuốn tiểu thuyết là sự hi sinh bi tráng của Lãm ở tuổi 20
+ Cô Nguyệt được lí tưởng hóa có “đôi gót chân bóng hồng
sạch sẽ, đôi lụa chấm gót chân”,... một vẻ đẹp mát mẻ như
sương núi, thông minh, dũng cảm - Cảm hứng ngợi ca
- Kiểu nhân vật loại hình: nhân vật có tính chất tiêu biểu loại
cho một tầng lớp, một cộng đồng,...
- Nhân vật sử thi, làm nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng quật cường
- Dù là nhà văn sử thi nhưng nét riêng ngòi bút của ông trên
hành trình đi tìm cái đẹp, đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn
con người, có những cái lộ thiên nhưng có cái đi tìm thì mới
thấy, có những vênh lệch, hoàn toàn trùng khớp
- Điểm nhìn trần thuật: cái tôi kể chuyện Buổi 17: 1/04/2022
II. Chặng II (sau 1982) - Đề tài:
+ Ông vẫn quan tâm tới đề tài chiến tranh, nhưng trên tinh
thần nhận thức lại bản thân, bi kịch của những người lính sau
thời hậu chiến (mở rộng góc nhìn ra hơn)
+ Con người cộng đồng thay bằng con người nhân sinh thế sự, đời tư, đạo đức + Nông thôn, nông dân
+ Càng ngày càng quan tâm tới số phận con người: số phận
của người lính sau chiến tranh, số phận của người chị, người vợ, nhọc nhằn cay đắng
+ Quan tâm tới những chuyện cuộc sống hàng ngày: chuyện
mộng du của cô Quỳ trong “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành”, chuyện làm mối của hai đứa trẻ con cho người lớn,...
- Đi sâu ngòi bút vào vấn đề của đời sống, phản ánh hiện thực
tàn khốc đè nặng áp lực lên các nhân vật
=> Góc nhìn tập trung vào nhân bản con người, chú ý nhiều
hơn tới những mất mát đau thương với nét trầm hùng và âm
hưởng bi tráng như trong “Cỏ lau”
- Chủ để: tác phẩm đa chủ đề
+ Khát vọng đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người,
biểu dương những gì là hào hùng trong cuộc sống bụi bặm hàng
ngày (cái đẹp trong cái khổ)
+ Nhân vật của ông đôi lúc bị đặt trong một sự tra tấn tinh thần
khủng khiếp, luôn luôn là một mối quan hoài sâu sắc về số phận con người
+ Nhưng sau tất cả nhân vật của ông vẫn còn tính người, cái đẹp và tính thiện
- Nhân vật: đa dạng hóa các kiểu nhân vật
+ Ông họa sĩ: nhân vật tự thú, tự ý thức
+ Nhân vật nổi loạn, nhân vật dị biệt: cô Quỳ
+ Nhân vật tính cách, nhân vật số phận
- Điểm nhìn trần thuật:
II. Vai trò của Nguyễn Minh Châu đối với công cuộc đổi
mới nền văn học
- Nguyên Ngọc nói: “Nguyễn Minh Châu là người mở đường tinh anh và tài năng nhất”
- Mở rộng quan niệm về hiện thực và cách tiếp cận hiện thực,
hiện thực của các biến cố lịch sử, tác phẩm của ông thường
phản ánh các khung lịch sử sự kiện, hiện thực xuôi chiều và đơn
giản, “một mảng hiện thực được tráng một lớp men hơi dày”:
+ Xuôi chiều: người anh hùng đẹp toàn vẹn
+ Đơn giản: nhất nhất là motif: “ta thắng – địch thua”, hành
quân – chiến dịch – bao vây – chiến thắng, đất giải phóng
=> Căn bệnh của chúng ta là “căn bệnh duy ý chí”, đồng hồ
Liên Xô thì tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ, trăng Trung Quốc thì tròn hơn trăng nước Mĩ
- Năm 1978, ông nêu một câu hỏi: “Chẳng lẽ chúng ta có thể
yên tâm với cái hiện thực này sao?”, ông chuyển sang quan
niệm hiện thực đơn giản sang hiện thực phức tạp, đa chiều về
con người không bị bó hẹp trong một khuôn khổ có sẵn
- Hướng vận động của hiện thực là xuôi chiều và tất yếu:
+ Bến quê: xung đột cốt truyện, cốt truyện sự kiện
+ Chiếc thuyền ngoài xa: đề tài nhân sinh thế sự, cốt truyện
lồng cốt truyện, hiện thực đời sống phong phú phức tạp, nhiều
chiều, đầy nghịch lí, cuối cùng những người thực thi công lí
nhưng Phùng và Đẩu phải từ bỏ cái nhìn duy lí của cuộc đời, lại
bị giáo hóa bởi một người đàn bà thất học nhưng mà trải đời,
hạt ngọc mà ông tìm ra là cái đẹp cất giấu trong cái khổ, cái
đẹp chính là đạo đức nhìn như nhiều góc độ như góc độ sinh
thái, góc độ nhân sinh, góc nhìn nghệ thuật, góc độ thời đại,...
để rồi có thể nhận ra được nhiều mặt trái trong tác phẩm trên
(tính chất khái quát về hình tượng – người đàn bà hàng chài)
giữa đời sống và nghệ thuật luôn luôn có một khoảng cách, nhà
văn muốn chiếm hữu được thì phải có tâm và có tài, dựa vào thiện chí của anh
=> Dù cho có quan hoài sâu sắc về cuộc đời đi chăng nữa
nhưng cuối cùng đọng lại trong Nguyễn Minh Châu là niềm tin
về cuộc đời, về con người ẩn giấu bên trong
=> “Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm
điểm lả con người. Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một
tờ biên bản của một chặng đời sống con người ta, trên con
đường dài dằng dặc đi đến cõi hoàn thiện”
- “Một xã hội nhân đạo là một xã hội làm cho con người không
còn đói nữa” - Nguyễn Đình Thi
- “Lí thuyết chỉ là màu xám còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi” - Goethe
- “Trước khi thay đổi cách viết thì anh phải thay đổi tư tưởng và
quan niệm của bản thân”
- Đổi mới quan niệm của con người về nghệ thuật:
+ Chặng sử thi: ông quan niệm về con người lí tưởng, hoàn hảo,
nguyên khiến, nhất quán, con người chủ yếu được thể hiện trên
bình diện xã hội, con người chỉ là điểm nhìn như chưa là đích đến của tác phẩm
+ Chặng đời sống: con người chủ yếu được nhìn nhận trên bình
diện xã hội, được đặt trong mối quan hệ với hoàn cảnh, với lịch
sử, quan niệm về con người bất toàn, con người đa diện, con
người thường xuyên không hoàn hảo, xấu xa, mặt trái, tham
lam, đê tiện, như tác phẩm “Bức tranh” hay “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”
Trần thuật là nghệ thuật kể chuyện: nghệ thuật xây dựng cốt
truyện, xây dựng nhân vật, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ
trần thuật, cách xây dựng nhân vật, người kể chuyện, điểm
nhìn, người trần thuật, điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài,....
Hiện tượng nới lỏng cốt truyện: Bức tranh, bến quê,... tập trung
miêu tả tâm lí nhân vật, cốt truyện tuyến tính (cái gì xảy ra
trước thì kể trước cái gì xảy ra sau thì kể sau) không hề có trong
tác phẩm của ông mà được đan cài, xen kẽ, xâu chuỗi các chi
tiết với nhau một cách chặt chẽ