Đặc điểm kinh tế của độc quyền và độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản | Kinh tế chính trị | Đại học Ngoại thương

Đặc điểm kinh tế của độc quyền và độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản của Trường Đại học Ngoại thương. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

lOMoARcPSD|40651217
lOMoARcPSD|40651217
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CỦA ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ
NƯỚC TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1.Lý luận của V.I. Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền
Tổng kết thực tiễn vai trò của độc quyền trong nền kinh tế các nước tư
bản phát triển nhất giai đoạn cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, V.I. Lênin đã
khái quát năm đặc điểm của độc quyền tư bản chủ nghĩa như sau:
a.Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trung tư bản lớn
-Sự tích tụ và tập trung sản xuất cao được biểu hiện ở chỗ số lượng các
xí nghiệp tư bản lớn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế nhưng nắm
giữ và chi phối thị trường , điều đó đã trực tiếp dẫn đến hình thành các
tổ chức độc quyền.
-Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hóa, các tổ chức độc quyền hình
thành theo liên kết ngang (chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng
một ngành) nhưng về sau đã phát triển theo liên kết dọc (mở rộng ra
nhiều ngành khác nhau)
-Về mặt lịch sử, các hình thức tổ chức độc quyền bản từ thấp đến cao,
bao gồm: cartel, syndicate, trust, consortium.
+Cartel là hình thức tổ chức độc quyền trong đó các xí nghiệp tư bản
lớn ký các hiệp nghị thỏa thuận với nhau giá cả, sản lượng hàng hóa, thị
trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán,… Cartel là liên minh độc quyền
không vững chắc, thường tan vỡ trước kỳ hạn.
+Syndictae là hình thức độc quyền cao hơn, ổn định hơn cartel (mọi việc
mua, bán do một ban quản trị chung của syndicate đảm nhận). Mục đích
của syndicate là thống nhất đầu mối mua và bán để mua nguyên liệu với
lOMoARcPSD|40651217
giá rẻ, bán hàng hóa với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
+Trust là hình thức độc quyền cao hơn cartel và syndicate (cả việc sản
xuất, tiêu thụ hàng hóa đều do một ban quản trị chung thống nhất quản
lý). Các xí nghiệp tư bản tham gia trust trở thành những cổ đông thu lợi
nhuận theo số lượng cổ phần.
+Consortium có trình độ và quy mô lớn nhất (không những các xí
nghiệp tư bản lớn mà consortium còn bao gồm cả các syndicate, các
trust). Với kiểu liên kết dọc, một consortium có thể có hàng trăm xí
nghiệp liên kết.
b.Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài chính và hệ
thống tài phiệt chi phối
-Sự ra đời của tư bản tài chính
+Các ngân hàng vừa và nhỏ không đủ tiềm lực và uy tín để phục vụ cho
việc kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp lớn vì vậy phải tự
sáp nhập vào các ngân hàng lớn hoặc phải phá sản, quá trình này đã thúc
đẩy các tổ chức độc quyền ngân hàng ra đời.
+Các tổ chức độc quyền ngân hàng làm cho ngân hàng có vai trò mới: từ
chỗ chỉ là trung gian trong việc thanh toán và tín dụng mà nay đã nắm
được hết lượng tiền tệ của xã hội, khống chế mọi hoạt động của nền kinh
tế-xã hội.
+Các tổ chức độc quyền công nghiệp cũng tham gia vào công việc của
ngân hàng để chi phối hoạt động của ngân hàng. Quá trình độc quyền
hóa trong công nghiệp và ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau làm
nảy sinh một loại hình tư bản mới: tư bản tài chính => Tư bản tài chính
được hình thành.
V.I. Lênin: “ … tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản
ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của
những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp”
lOMoARcPSD|40651217
-Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành những nhà tư
bản kếch xù chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị của toàn xã hội
gọi là tài phiệt.
-Các tài phiệt thực hiện sự thống trị của mình thông qua “chế độ tham
dự”. Ngoài “chế độ tham dự”, tài phiệt còn sử dụng những thủ đoạn
khác để thu lợi nhuận độc quyền cao. Còn về chính trị, các nhà tài phiệt
chi phối mọi hoạt động của cơ quan nhà nước. c. Xuất khẩu tư bản
trở thành phổ biến
-Việc đưa tư bản ra nước ngoài tìm kiếm nơi đầu tư có lợi nhất trở nên
phổ biến.
-Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm mục đích thu
được giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở nước nhập khẩu tư bản.
-Hai hình thức xuất khẩu tư bản: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
+Đầu tư trực tiếp: hình thức biến các xí nghiệp ở nước nhận đầu tư trở
thành một chi nhánh của “công ty mẹ” ở chính quốc.
+Đầu tư gián tiếp: hình thức đầu tư mà nhà đầu tư không trực tiếp tham
gia quản lý hoạt động đầu tư.
d. Cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các
tập đoàn độc quyền
-Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản
tăng lên cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới
về mặt kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ
chức độc quyền quốc tế.
-Lịch sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chứng tỏ thị trường trong
nước luông gắn với thị trường ngoài nước.Đặc biệt trong giai đoạn chủ
nghĩa tư bản độc quyền , thị trường ngoài nước còn có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với các nước tư bản. V.I. Lênin nhận xét: “…Bọn tư sản
lOMoARcPSD|40651217
chia nhau thế giới không phải do tính độc ác đặc biệt của chúng mà do
sự tập trung đã tới mức độ buộc chúng phải đi vào con đường ấy để
kiếm lời”.
-Các cuộc cạnh tranh khốc liệt tất yếu dẫn đến xu hướng thỏa hiệp, ký
kết hiệp định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới
dạng cartel, syndicate, trust quốc tế.
đ. Lôi kéo, thúc đầy các chính phủ vào việc phân định khu vực lãnh
thổ ảnh hưởng là cách thức để bảo vệ lợi ích độc quyền.
-Do sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của các cường quốc
tư bản dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại lãnh thổ thế giới. Đó là một
trong những nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc chiến tranh, thậm chí
là chiến tranh thế giới.
-Các cường quốc tư bản chuyển sang thi hành chính sách thực dân mới
với nội dung chủ yếu là dùng viện trợ kinh tế, kỹ thuật, quân sự để duy
trì sự lệ thuộc của các nước đang phát triển.
*Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền dưới chủ nghĩa tư bản có
quan hệ chặt chẽ với nhau, nói lên bản chất sự thống trị của tư bản độc
quyền. Đó cũng là biểu hiện của phương thức thực hiện lợi ích của các
tập đoàn độc quyền trong giai đoạn phát triển độc quyền của chủ nghĩa
tư bản.
2.Lý luận của V.I. Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà
nước trong chủ nghĩa tư bản.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã thúc đẩy trình độ độc quyền lên
trạng thái cao hơn- độc quyền nhà nước. Các đặc trưng kinh tế chủ yếu
của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản là:
lOMoARcPSD|40651217
a. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước
-V.I. Lênin đã từng nhấn mạnh rằng sự liên minh cá nhân của các
ngân hàng với công nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh cá nhân
của các ngân hàng và công nghiệp với chính phủ. Sự kết hợp về nhân
sự được thực hiện thông qua các đảng phái và các đảng phái này đã
giúp tư bản độc quyền thực hiện sự thống trị và trực tiếp xây dựng
đội ngũ công chức cho bộ máy nhà nước.
-Các hội chủ xí nghiệp trở thành lực lượng chính trị, kinh tế to lớn, là
chỗ dựa cho nhà nước tư sản.
-Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước đã tạo
ra những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc
quyền và cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. b. Sự
hình thành, phát triển sở hữu nhà nước
-Sở hữu trong độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư
sản, của tư bản độc quyền có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của
tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại, phát triển của chủ nghĩa tư
bản.
-Sở hữu nhà nước thực hiện được các chức năng cơ bản:
+Mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho
sự phát triển của độc quyền.
+Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc di chuyển tư bản của các tổ
chức độc quyền đầu tư vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau,
chuyển từ những ngành ít lãi sang những ngành kinh doanh có hiệu
quả hơn một cách dễ dàng thuận lợi.
+Làm chỗ dựa cho sự điều tiết kinh tế của nhà nước theo những
chương trình nhất định.
lOMoARcPSD|40651217
c.Độc quyền nhà nước trở thành công cụ để nhà nước điều tiết
nền kinh tế
-Hệ thống điều tiết của nhà nước tư sản bao gồm bộ máy quản lý
gắn với hệ thống chính sách, công cụ có khả năng điều tiết sự vận
động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, toàn bộ quá trình tái sản
xuất xã hội
-Sự điều tiết kinh tế của nhà nước được thực hiện dưới nhiều hình
thức: hướng dẫn, kiểm soát,…
-Nhà nước tư sản điều tiết kinh tế và thực hiện các chính sách kinh
tế thông qua các công cụ chủ yếu như ngân sách, thuế, hệ thống
tiền tệ,…
-Bộ máy điều tiết kinh tế: cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp
về mặt nhân sự còn có sự tham gia của những đại biểu của tập
đoàn tư bản độc quyền lớn và các quan chức nhà nước.
*Cơ chế điều tiết kinh tế độc quyền nhà nước là sự dung hợp cả ba
cơ chế: thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước
nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ
chế
Câu hỏi củng cố
Câu 1: Sự hình thành các tổ chức độc quyền dựa trên cơ sở chủ yếu trực
tiếp nào ?
A. Sản xuất nhỏ phân tán.
B. Tích tụ, tập trung sản xuất và sự ra đời của các xí nghiệp quy mô lớn.
C. Sự xuất hiện các thành tựu mới của khoa học.
D. Sự hoàn thiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
Câu 2: Các tổ chức độc quyền của các quốc gia cạnh tranh với nhau trên
thị trường quốc tế sẽ dẫn đến:
A. Các tổ chức độc quyền sẽ thôn tính nhau, đấu tranh không khoan
nhượng.
lOMoARcPSD|40651217
B. Sẽ có tổ chức độc quyền bị phá sản, còn lại những tổ chức độc quyền
khác mạnh lên.
C. Thỏa hiệp với nhau hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.
D. Cả ba phương án kia đều đúng
| 1/7

Preview text:

lOMoARcPSD|40651217

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CỦA ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

1.Lý luận của V.I. Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền

Tổng kết thực tiễn vai trò của độc quyền trong nền kinh tế các nước tư bản phát triển nhất giai đoạn cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, V.I. Lênin đã khái quát năm đặc điểm của độc quyền tư bản chủ nghĩa như sau:

a.Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trung tư bản lớn

-Sự tích tụ và tập trung sản xuất cao được biểu hiện ở chỗ số lượng các xí nghiệp tư bản lớn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế nhưng nắm giữ và chi phối thị trường , điều đó đã trực tiếp dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền.

-Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hóa, các tổ chức độc quyền hình thành theo liên kết ngang (chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành) nhưng về sau đã phát triển theo liên kết dọc (mở rộng ra nhiều ngành khác nhau)

-Về mặt lịch sử, các hình thức tổ chức độc quyền cơ bản từ thấp đến cao, bao gồm: cartel, syndicate, trust, consortium.

+Cartel là hình thức tổ chức độc quyền trong đó các xí nghiệp tư bản lớn ký các hiệp nghị thỏa thuận với nhau giá cả, sản lượng hàng hóa, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán,… Cartel là liên minh độc quyền không vững chắc, thường tan vỡ trước kỳ hạn.

+Syndictae là hình thức độc quyền cao hơn, ổn định hơn cartel (mọi việc mua, bán do một ban quản trị chung của syndicate đảm nhận). Mục đích của syndicate là thống nhất đầu mối mua và bán để mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hóa với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao. +Trust là hình thức độc quyền cao hơn cartel và syndicate (cả việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa đều do một ban quản trị chung thống nhất quản lý). Các xí nghiệp tư bản tham gia trust trở thành những cổ đông thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần.

+Consortium có trình độ và quy mô lớn nhất (không những các xí nghiệp tư bản lớn mà consortium còn bao gồm cả các syndicate, các trust). Với kiểu liên kết dọc, một consortium có thể có hàng trăm xí nghiệp liên kết.

b.Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối

-Sự ra đời của tư bản tài chính

+Các ngân hàng vừa và nhỏ không đủ tiềm lực và uy tín để phục vụ cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp lớn vì vậy phải tự sáp nhập vào các ngân hàng lớn hoặc phải phá sản, quá trình này đã thúc đẩy các tổ chức độc quyền ngân hàng ra đời.

+Các tổ chức độc quyền ngân hàng làm cho ngân hàng có vai trò mới: từ chỗ chỉ là trung gian trong việc thanh toán và tín dụng mà nay đã nắm được hết lượng tiền tệ của xã hội, khống chế mọi hoạt động của nền kinh tế-xã hội.

+Các tổ chức độc quyền công nghiệp cũng tham gia vào công việc của ngân hàng để chi phối hoạt động của ngân hàng. Quá trình độc quyền hóa trong công nghiệp và ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau làm nảy sinh một loại hình tư bản mới: tư bản tài chính => Tư bản tài chính được hình thành.

V.I. Lênin: “ … tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp”

-Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành những nhà tư bản kếch xù chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị của toàn xã hội gọi là tài phiệt.

-Các tài phiệt thực hiện sự thống trị của mình thông qua “chế độ tham dự”. Ngoài “chế độ tham dự”, tài phiệt còn sử dụng những thủ đoạn khác để thu lợi nhuận độc quyền cao. Còn về chính trị, các nhà tài phiệt chi phối mọi hoạt động của cơ quan nhà nước. c. Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến

-Việc đưa tư bản ra nước ngoài tìm kiếm nơi đầu tư có lợi nhất trở nên phổ biến.

-Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm mục đích thu được giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở nước nhập khẩu tư bản.

-Hai hình thức xuất khẩu tư bản: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

+Đầu tư trực tiếp: hình thức biến các xí nghiệp ở nước nhận đầu tư trở thành một chi nhánh của “công ty mẹ” ở chính quốc.

+Đầu tư gián tiếp: hình thức đầu tư mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

d. Cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tập đoàn độc quyền

-Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.

-Lịch sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chứng tỏ thị trường trong nước luông gắn với thị trường ngoài nước.Đặc biệt trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền , thị trường ngoài nước còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước tư bản. V.I. Lênin nhận xét: “…Bọn tư sản chia nhau thế giới không phải do tính độc ác đặc biệt của chúng mà do sự tập trung đã tới mức độ buộc chúng phải đi vào con đường ấy để kiếm lời”.

-Các cuộc cạnh tranh khốc liệt tất yếu dẫn đến xu hướng thỏa hiệp, ký kết hiệp định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới dạng cartel, syndicate, trust quốc tế.

đ. Lôi kéo, thúc đầy các chính phủ vào việc phân định khu vực lãnh thổ ảnh hưởng là cách thức để bảo vệ lợi ích độc quyền.

-Do sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của các cường quốc tư bản dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại lãnh thổ thế giới. Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc chiến tranh, thậm chí là chiến tranh thế giới.

-Các cường quốc tư bản chuyển sang thi hành chính sách thực dân mới với nội dung chủ yếu là dùng viện trợ kinh tế, kỹ thuật, quân sự để duy trì sự lệ thuộc của các nước đang phát triển.

*Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền dưới chủ nghĩa tư bản có quan hệ chặt chẽ với nhau, nói lên bản chất sự thống trị của tư bản độc quyền. Đó cũng là biểu hiện của phương thức thực hiện lợi ích của các tập đoàn độc quyền trong giai đoạn phát triển độc quyền của chủ nghĩa tư bản.

2.Lý luận của V.I. Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã thúc đẩy trình độ độc quyền lên trạng thái cao hơn- độc quyền nhà nước. Các đặc trưng kinh tế chủ yếu của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản là:

a. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước

-V.I. Lênin đã từng nhấn mạnh rằng sự liên minh cá nhân của các ngân hàng với công nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh cá nhân của các ngân hàng và công nghiệp với chính phủ. Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện thông qua các đảng phái và các đảng phái này đã giúp tư bản độc quyền thực hiện sự thống trị và trực tiếp xây dựng đội ngũ công chức cho bộ máy nhà nước.

-Các hội chủ xí nghiệp trở thành lực lượng chính trị, kinh tế to lớn, là chỗ dựa cho nhà nước tư sản.

-Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước đã tạo ra những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. b. Sự hình thành, phát triển sở hữu nhà nước

-Sở hữu trong độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản, của tư bản độc quyền có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại, phát triển của chủ nghĩa tư bản.

-Sở hữu nhà nước thực hiện được các chức năng cơ bản:

+Mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của độc quyền.

+Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc di chuyển tư bản của các tổ chức độc quyền đầu tư vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau, chuyển từ những ngành ít lãi sang những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn một cách dễ dàng thuận lợi.

+Làm chỗ dựa cho sự điều tiết kinh tế của nhà nước theo những chương trình nhất định.

c.Độc quyền nhà nước trở thành công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế

-Hệ thống điều tiết của nhà nước tư sản bao gồm bộ máy quản lý gắn với hệ thống chính sách, công cụ có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội

-Sự điều tiết kinh tế của nhà nước được thực hiện dưới nhiều hình thức: hướng dẫn, kiểm soát,…

-Nhà nước tư sản điều tiết kinh tế và thực hiện các chính sách kinh tế thông qua các công cụ chủ yếu như ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ,…

-Bộ máy điều tiết kinh tế: cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và về mặt nhân sự còn có sự tham gia của những đại biểu của tập đoàn tư bản độc quyền lớn và các quan chức nhà nước.

*Cơ chế điều tiết kinh tế độc quyền nhà nước là sự dung hợp cả ba cơ chế: thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế

Câu hỏi củng cố

Câu 1: Sự hình thành các tổ chức độc quyền dựa trên cơ sở chủ yếu trực tiếp nào ?

  1. Sản xuất nhỏ phân tán.
  2. Tích tụ, tập trung sản xuất và sự ra đời của các xí nghiệp quy mô lớn.
  3. Sự xuất hiện các thành tựu mới của khoa học.
  4. Sự hoàn thiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa

Câu 2: Các tổ chức độc quyền của các quốc gia cạnh tranh với nhau trên thị trường quốc tế sẽ dẫn đến:

  1. Các tổ chức độc quyền sẽ thôn tính nhau, đấu tranh không khoan nhượng.
  2. Sẽ có tổ chức độc quyền bị phá sản, còn lại những tổ chức độc quyền khác mạnh lên.
  3. Thỏa hiệp với nhau hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.
  4. Cả ba phương án kia đều đúng