Đặc điểm lễ hội truyền thống Việt Nam | Tiểu luận Cơ sở văn hóa Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc gia  khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Chính những  nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
31 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đặc điểm lễ hội truyền thống Việt Nam | Tiểu luận Cơ sở văn hóa Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc gia  khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Chính những  nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

8 4 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA TUYÊN TRUYỀN
--------------------oOo--------------------
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
Giảng viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh
Sinh viên: Lâm Thùy Linh
MSSV: 2057080032
Lớp: Quan Hệ Công Chúng Chuyên Nghiệp K40
Hà Nội, tháng 3 năm 2022
MỞ ĐẦU
Việt Nam một quốc gia đã hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều
quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam một nền văn hóa mang bản sắc riêng.
Chính những nét đó làm nên cốt cách, hình hài bản sắc của dân tộc Việt Nam.
Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội vùng văn hóa rất
đặc trưng. Lễ hội sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như mặt ở khắp mọi miền
đất nước.
Lễ hội truyền thống môi trường góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng
mệnh cộng cảm của sức mạnh cộng đồng. Lễ hội không chỉ tấm gương phản
chiếu nền văn hóa dân tộc còn là môi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền
văn hóa dân tộc ấy. Điều này càng cực kỳ quan trọng trong điều kiện hội công
nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn cầu hóa hiện nay, bản sắc văn hóa dân tộc đang
dần phai nhạt đi. Không chỉ vậy, lễ hội còn sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân
công đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc; dịp để con người trở về
nguồn cội tự nhiên, nguồn cội của dân tộc.
Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài “Đặc điểm lễ hội truyền thống Việt Nam”
để tìm hiểu về lễ hội truyền thống và làm nổi bật giá trị, ý nghĩa của lễ hội truyền
thống đối với văn hóa Việt Nam. Từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả để bảo tồn
và phát huy lễ hội truyền thống Việt Nam.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lễ hội
Lễ hội một hình thức sinh hoạt văn hoá tất yếu nảy sinh trong xã hội loài
người trên sở nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người khi sống thành
cộng đồng. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, lễ hệ thống các hành vi, động tác
nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước
chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân học chưa khả năng
thực hiện. Hội sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát
từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho
từng nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự
sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, từ bao đời nay quy tụ
niềm mơ ước chung vào bốn chữ “nhân khang, vật thịnh”. Lễ hội là hoạt động của
một tập thể người, liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo. Do nhận thức, người xưa
rất tin vào trời đất, thổ thần, thủy thần, sơn thần, lễ hội cổ truyền đã phản ánh hiện
tượng đó. Tôn giáo có ảnh hưởng đáng kể đối với lễ hội. Tôn giáo thông qua lễ hội
làm phương tiện phô trương thanh thế, ngược lại lễ hội thông qua tôn giáo để thần
linh hóa những gì trần tục.
1.2. Lễ hội truyền thống Việt Nam
Lễ hội của dân tộc Việt Nam đã hình thành và phát triển cùng với lịch sử dân
tộc, của đất nước biểu hiện qua trống đồng Đông Sơn, tiêu biểu vùng đồng
bằng Bắc Bộ - cái nôi của dân tộc Việt đó Hội mùa, Hội làng... ngày hội cố kết
cộng đồng, biểu trưng những giá trị của đời sống tâm linh, đời sống hội văn
hóa của cộng đồng. những lễ hội mang tính toàn quốc như Hội đền Hùng, Hội
đền Kiếp Bạc. Theo thư tịch cổ, lễ hội của người Việt được ghi chép cụ thể từ thời
nhà Lý, thế kỷ XI. Trong thực tế, lễ hội đã diễn ra từ ngàn xưa, ban đầu mang tính
tự phát, nghi lễ được tổ chức giản đơn, biểu hiện quan hệ của con người đối với
những lực lượng thần của siêu nhiên bằng niềm tin được linh thiêng hóa. Đối
với người Việt Nam, nghề sản xuất chủ yếu trong hội truyền thống sản xuất
lúa nước. Vòng quay của thời vụ, của thiên nhiên, sự chi phối mùa màng của các
lực lượng tự nhiên cuộc sống khó khăn bất trắc đã tạo ra trong họ những nhu
cầu tâm linh. Những lúc mùa vụ, người nông dân phải "đầu tắt mặt tối", "thức
khuya dậy sớm". vậy những lúc nông nhàn thường vào hai mùa: mùa xuân
mùa thu, họ nhu cầu tạ ơn cầu xin thần linh để một mùa màng bội thu,
một cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Mặt khác, người dân cũng khát vọng được vui
chơi giải trí, thể hiện mình trong đời sống cộng đồng cho bõ những ngày vất vả. Vì
vậy, lễ hội được dần hình thành. Qua thời gian những biến thiên của lịch sử, lễ
hội đã dần lắng đọng nhiều lớp phù sa văn hóa đặc sắc.
1.3. Một số lễ hội tiêu biểu của các vùng miền Việt Nam
1.3.1. Vùng Tây Bắc
Tây Bắc là khu vực bao gồm hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn sông Hồng
kéo dài tới bắc Thanh Nghệ.
Một số lễ hội truyền thống phổ biến như:
Lễ hội cầu mưa: Mọi người đi hát cầu mưa khắp các nhà trong bản rồi
rước đuốc vòng quanh bản.
Lễ hội hoa ban: Họ thỉnh bái thần rừng, thần hang và hồn vía đôi trai gái qua
sự tích, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt
Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn ở Hà Giang mừng một vụ thu hoạch hoa
màu vừa kết thúc
Lễ hội Gầu tào của đồng bào dân tộc nhằm cầu phúc hoặc cầu mệnh
1.3.2. Vùng Việt Bắc
Việt Bắc là khu vực bao gồm hệ thống núi non hiểm trở bên tả ngạn Sông Hồng
Lễ hội của cư dân vùng Việt Bắc rất phong phú:
Lễ hội Lồng tồng: cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, đời sống
ấm no
Sinh hoạt hội chợ như chợ tình Khâu Vai - Giang; chợ tình Mộc Châu -
Sơn la
1.3.3. Vùng châu thổ Bắc Bộ
Châu thổ Bắc Bộ một hình tam giác bao gồm vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng, sông Thái Bình và sông Mã với cư dân Việt (Kinh) sống quần tụ thành.
Lễ hội ở vùng châu thổ Bắc Bộ cực kì đa dạng:
Mật độ hội dày đặc theo vòng quay thiên nhiên như lễ thức thờ Mẹ lúa,
thờ thần Mặt Trời,...
Lễ hội đền Gióng: tưởng niệm ca ngợi chiến công của người anh hùng
Thánh Gióng
Hội Lim: tôn vinh nét đẹp của những làn điệu quan họ tỉnh Bắc Ninh
Giỗ tổ Hùng Vương: thể hiện lòng tưởng nhớ của triệu triệu người con đất
Việt về tổ tiên dựng nước
Hội Xoan: tưởng nhớ Xuân Nương - một nữ tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng
1.3.4. Vùng Trung Bộ
Vùng Trung Bộ thời khá dài nơi định của các tiểu vương quốc Chăm-
pa. Chính vì vậy, các lễ hội truyền thống chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Chăm-
pa:
Lễ hội Katê: mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong sự hòa hợp lứa đôi,
sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật
Lễ hội Cầu Ngư: Cầu cho không chỉ được mùa cá mà còn được mùa lúa, cầu
mưa thuận gió hòa
1.3.5. Vùng Tây Nguyên
Vùng Tây Nguyên nằm trên sườn đông của dải Trường Sơn; bắt đầu từ vùng núi
Bình - Trị - Thiên với trung tâm bốn tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm
Đồng. Một số lễ hội tiêu biểu của vùng Tây Nguyên:
Lễ rước Kpan của người Ê đê: giống nghi thức đón một thành viên mới vào
gia đình
Lễ hội mừng nhà rông mới của dân tộc Gia Rai, Kon Tum: mỗi khi xây xong
nhà mới đều làm lễ cúng mừng
Lễ cúng hồn lúa của người Ê-đê: Người Ê-đê tin rằng nếu không làm lễ cúng
hồn lúa sẽ khiến cho hồn lúa buồn và bỏ đi mất
Lễ hội đâm trâu: cúng tế giàng trời, cầu mưa thuận gió hòa ấm no cho buôn
làng
Hội đua voi ở Tây Nguyên
1.3.6. Vùng Nam Bộ
Vùng Nam Bộ nằm trong lưu vực sông Đồng Nai hệ thống sông Cửu Long. Lễ
hội nơi đây mang nhiều màu sắc đặc trưng cho nhiều nền văn hóa khác nhau:
Lễ sen Đôlta của người Khmer: lòng hiếu thảo, tri ân của con cháu với cha
mẹ, ông bà và tổ tiên
Lễ hội cầu mưa Patau Sah của người Chăm: nhằm tôn vinh thần cai quản
nông nghiệp
Lễ hội chùa bà Thiên Hậu của người Hoa
Lễ hội kỳ an đình Châu Phú của người dân Nam Bộ: tưởng nhớ công đức
của Thành hoàng Nguyễn Hữu Cảnh.
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
2.1. Cách tổ chức lễ hội
2.1.1. Về thời gian
Lễ hội thường diễn ra vào 2 dịp : mùa xuân thì mở màn vụxuân thu nhị kỳ
gieo trồng, mùa thu để bước vào vụ thu hoạch. Đây chính các mốc mở đầu
kết thúc, tái sinh một chu trình sản xuất nông nghiệp. Quá trình sản xuất nông
nghiệp từ lúc cắm cây mạ, gieo hạt xuống ruộng, nương, người nông dân chỉ còn
biết trông chờ vào sự phù hộ của các lực lượng thiên nhiên. Để tăng niềm tin cho
sự trông chờ đó, họ đã tìm mọi cách tác động, cầu xin các thế lực thiên nhiên giúp
đỡ. Sinh hoạt lễ hội tín ngưỡng dân gian của các dân tộc Việt Nam đều bắt
nguồn từ sự cầu mùa. Do đó, thời điểm tổ chức lễ hội, các sinh hoạt tín ngưỡng,
đều tùy thuộc vào mùa, vụ sản xuất, nhưng do sự phân bố không đồng đều của các
dân tộc Việt Nam trên các vùng địa khác nhau, lịch viết mùa vụ sản xuất
cũng khác nhau. Điều đó khiến thời điểm tổ chức các lễ hội cũng khác nhau. Đa số
lễ hội tổ chức vào hai thời điểm mùa xuân và mùa thu, nhưng ở nhiều dân tộc thiểu
số, thời điểm tổ chức các lễ hội lại mở vào cuối (thường tháng 6 hay tháng 7
âm lịch).
2.1.2. Về không gian
Trong lễ hội truyền thống, những nghi lễ, nghi trình quan trọng thường được
tổ chức tập trung tại địa điểm linh thiêng. Đó một không gian hẹp, thể
không gian nhân tạo như đình, đền, miếu, chùa, cũngthể là không gian tự nhiên
như gò, đống, bãi… Tại những địa điểm này, cái thiêng được hiện tồn, biểu trưng
như: kiểu kiến trúc, tượng, ngai thờ, nghi vật, nghi trượng và cả những ứng xử nghi
lễ. Như vậy, không gian linh thiêng là một đặc điểm chung của lễ hội truyền thống,
đó là nơi diễn ra các nghi lễ trọng tâm của lễ hội.
2.1.3. Về nghi thức tổ chức
Trong một lễ hội rất nhiều nghi thức tuân theo trình tự nhất định, đòi hỏi
phải có sự chuẩn bị chu đáo, quá trình tập luyện kỹ lưỡng và sự đồng lòng, hợp sức
của nhân dân, nhằm làm cho lễ hội diễn ra một cách tốt nhất, thu hút nhiều người
tham gia, đồng thời thỏa mãn lòng mong mỏi, chờ đợi của mọi người. Thông
thường, người ta đưa ra các chuẩn mực chung về quá trình chuẩn bị các nghi
thức tổ chức lễ hội như sau:
Quá trình chuẩn bị gồm hàng loạt công việc phải làm như: chọn địa điểm,
trang hoàng nơi thờ tự, chuẩn bị tổ chức các trò chơi các hoạt động dịch vụ để
làm cho không khí hội trở nên sôi động náo nức hơn; chuẩn bị đồ tế tự, lễ vật
(kiểm tra, lau sạch các đồ vật như cờ, tán, lọng…, chuẩn bị lễ vật với loại hoa quả
ngon, các loại bánh, gạo…); chuẩn bị về con người: những người tham gia các nội
dung tế lễ (quan trọng nhất ban hành tiết), to nhất chủ tế, bồi tế (phó tế)
người kề cận chủ tế, nội táng (hai người) giúp chủ tế vào ra, Đông xướng và Tây
xướng một ngườihứng, một người bái và một loạt những người phục vụ
thể từ 10 đến 12 người chấp sự làm nhiệm vụ dâng đồ cúng; chuẩn bị người khiêng
kiệu, người cầm cờ… tất cả đều luyện tập kỹ lưỡng.
Nghi thức tổ chức gồm trình tự các bước: lễ cáo yết; lễ tỉnh sinh; lễ rước nước;
lễ mộc dục lễ gia quan. Đại tế nghi thức rất quan trọng trong lễ hội, đoàn tế
gồm 17 đến 19 người, những người này phải trai giới trước đó một tuần. Ông chủ
tế người quan trọng nhất mặc áo dài, đội mũ, đi hài. Đại tế nhằm thỉnh mời
đón rước thần linh về dự hội với dân làng đồng thời để dâng lòng tỏ bày biết ơn tới
thần linh. Diễn xướng dân gian và tục hèm là nghi thức tế lễ, nghi lễ diễn tả lai lịch
và công trạng của thần, thánh với quy mô lớn.
2.1.4. Về người tổ chức và người đi lễ
Văn hóa nói chung, trong đó có sáng tạo lễ hội sáng tạo của nhân dân, do
nhân dân nhân dân. Trong các lễ hội, nhân dân tự đứng ra tổ chức, chi phí, sáng
tạo và tái hiện các sinh hoạt cộng đồng, hưởng thụ các giá trị văn hóa và tâm linh.
Đặc điểm này làm cho lễ hội bao giờ cũng thấm đượm tinh thần dân chủ và nhân
bản sâu sắc.
Lễ hội thu hút hàng ngàn người tham gia ở khắp nơi từ mọi miền đất nước
và khách nước ngoài. Giữa tiết trời ấm áp của mùa lễ hội, lòng người phơi phới rủ
nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, cúng bái, tham quan, du lịch,..Chính vậy
sự phong phú của lễ hội Việt Nam vừa nét đẹp văn hóa của dân tộc vừa là một
trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
2.2. Cơ cấu lễ hội truyền thống Việt Nam
Nếu lễ tết diễn ra trong phạm vi không gian gia đình thì lễ hội lại diễn ra
ngoài không gian cộng đồng làng, vùng miền, Tổ quốc. Lễ hội mỗi làng quê khác
nhau thì ngày hội làng cũng khác nhau. Mặt khác, lễ hội mang tính tộc người rất
rõ, các dân tộc khác nhau sẽ những lễ hội khác nhau...Đã thành một ước lệ,
người ta chia lễ hội thành hai bộ phận: lễ và hội.
Phần lễ các nghi thức thờ cúng được thực thi trong lễ hội, thường là có sự
giống nhau trong các lễ hội, sau này được thể chế hóa thành điển lễ của các triều
đình phong kiến. Chẳng hạn nghi thức quy định khi nào dâng rượu, khi nào dâng
trà, dâng oản quả, dâng thức ăn mặn v.v...Phần hội phần khác nhau giữa các lễ
hội. Thành tố đáng lưu ý trong phần hội trò diễn. Trò diễn hoạt động mang
tính nghi lễ, diễn lại toàn bộ hay một phần hoạt động của cuộc đời nhân vật được
phụng thờ. Chẳng hạn, trò diễn Thánh Gióng đánh giặc Ân trong ngày hội Gióng,
trò diễn tả lại Quang Trung đại phá quân Thanh trong lễ hội Đống Đa vv...
Trình tự của một trò diễn bao giờ cũng đi từ nơi thờ vọng đến nơi gắn bó với một
sự kiện nào đó trong cuộc đời vị thánh. Trong lễ hội thờ Thành hoàng làng, trò diễn
thường theo trình tự: điểm bắt đầu của đám rước lúc đi là đình làng, điểm kết thúc
của đám rước nghề (miếu). Các trò diễn trong lễ hội các lớp văn hoá tín
ngưỡng của các thời kỳ lịch sử khác nhau lắng đọng lại, phản ánh những sinh hoạt
của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước gắn kết với nhân vật được phụng thờ. Cùng
với các trò diễn là trò chơi. Các trò chơi trong lễ hội thường không mang tính nghi
lễ. Nhưng cũng những trò chơi trước kia vốn các trò diễn mang tính nghi lễ,
nhưng nay đã mờ nhạt, như trò chọi gà, trò đấu vật. . . . . . . .
Phần hội gồm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú. Xét về nguồn gốc,
phần lớn các trò chơi này đều xuất phát từ những ước vọng thiêng liêng của con
người nông nghiệp. Xuất phát từ ước vọng cầu mưa các trò tạo ra tiếng nổ
phỏng tiếng sấm vào các hội mùa xuân để nhắc trời làm mưa như thi đốt pháo, đi
thuyền đốt pháo, ném pháo, đánh pháo đất... Xuất phát từ ước vọng cầu cạn các
trò thi thả diều vào các hội mùa mong gió lên, nắng lên để nước lụt mau rút
xuống. Xuất phát từ ước vọng phồn thực các trò cướp cầu thả lỗ, đánh đáo, ném
còn, nhún đu, bắt chạch trong chum... Xuất phát từ ước vọng luyện rèn sự nhanh
nhẹn, tháo vát, khéo léo là các trò thi thổi cơm, thi luộc gà, thi dọn cỗ, thi bắt lợn,
thi bắt vịt, thi dệt vải, thi leo cầu ùm, thi bịt mắt bắt dê, đua cà kheo... Xuất phát từ
ước vọng luyện rèn sức khoẻ và khả năng chiến đấu là các trò đấu vật, kéo co, chọi
gà, chọi trâu, chọi cá chọi dế …
Lấy lễ hội đền An Dương Vương làm minh chứng sẽ thấy ranh giới giữa
phần lễphần hội khác mạch lạc. Hội đền An Dương Vương cử hành hàng năm
vào ngày 6 tháng Giêng kéo dài khoảng 10 ngày. Trong ngày lễ hội sự tham
dự của cư dân 12 xóm trong vùng Cổ Loa, bởi vậy lễ hội thường mờ đầu bằng đám
rước Văn Chỉ kiệu thành hoàng của các xóm sang đền thờ Vua chủ, tức đền
Thượng - nơi thờ An Dương Vương. Trong đền thờ đôi ngựa hồng trống
đồng của vua Thục, trước đền giếng Ngọc gắn với câu chuyện tình Mỵ Châu
Trọng Thủy. Đền Thượng sẽ là nơi cử hành tế lễ, sân đền có cắm cờ ngũ sắc và bày
các tự. Hai bên tả hữu ngựa hồng ngựa bạch, chính giữa hương án bày
đồ lễ, hộp kính đựng hóa vàng các đồ ngũ sự cùng khí giới của nhà vua. Khi
đám rước tới, các tiên chỉ s sắp xếp theo chánh hội tế cử hành nghi thức tế cổ
truyền, thường lễ đại tế kéo dài từ quá Ngọ sang Mùi. Sau buổi tế, dân làng tổ
chức rước kiệu Thần của 12 xóm kiệu Long Đình của nhà vua cũng cung tên
kiếm nỏ, phường bát âm, quạt đi một vòng quan giếng Ngọc về đình Ngự triều
Di Quy, tương truyền đây nơi ngự triều của Thục phán An Dương Vương. Đến
đây thì đám rước xong cũng lúc dân làng tham dự những trò vui cổ truyền
như đánh đu, đánh đáo, tổ tôm, hội vật... Hội kéo dài cho tới ngày 16 tháng Giêng,
sau đó sẽ làm lễ tạ trời đất, kết thúc lễ hội.
Những ngày hội đền An Dương Vương sự kiện văn hóa lịch sử để nhân
dân khách thập phương tới tham quan, tế lễ vui hội, để cùng nhau ôn lại
truyền thống đánh giặc giữ nước của Tổ tiên. Lễ hội này đã trở thành chứng tích
văn hóa truyền thống của người dân, tạo thành một ấn tượng, nơi gặp gỡ, giao
lưu với các hoạt động văn hóa sôi nổi. Phần lễ diễn ra trang trọng. Phần hội là tưng
bừng vui tươi. Tham dự lễ hội để thêm hiểu biết tự hào về một nét văn hóa
đặc sắc của ngàn năm Thăng Long Hà Nội.
2.3. Đặc điểm chung của lễ hội truyền thống Việt Nam
2.3.1 Tính “thiêng”
Lễ hội Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần
được suy tôn nhân thần hay nhiên thần. Đó những lễ hội gắn với những anh
hùng lịch sử dân tộc, những người có công với làng với nước (có người chữa bệnh,
có người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú). Song, những
người đó bao giờ cũng được “thiêng hoá trở thành “thần thánh” trong tâm trí
người dân. Những nghi lễ và hội trò trong lễ hội cũng có mối quan hệ mật thiết với
những tín ngưỡng dân gian. Chẳng hạn, tín ngưỡng phồn thực rất phổ biến trong lễ
nghi phong tục các dân tộc nông nghiệp, xuất phát từ quan niệm giao hoà âm
dương, đực - cái ảnh hưởng quyết định tới sinh trưởng của cây lúa, mùa màng. Do
vậy, trong các ngày hội mùa Xuân, hội vào Mùa thường trình diễn các lễ nghi, trò
diễn mang tính phồn thực. Đó là trò cướp kén (kén làm theo hình dương vật và âm
hộ cắm vào nhau) hay trò tùng vừa rước lúa, nằm xôi vừa làm động tác
múa dí dương vật – âm vật vào nhau theo nhịp trống “tùng”.
Nghi lễ lễ hội truyền thống bao giờ cũng chứa đựng tính biểu trưng, biểu
tượng cao. Nói cách khác, ngôn ngữ của nghi lễ, lễ hội ngôn ngữ biểu trưng,
biểu tượng. Thí dụ, để nói sức mạnh của Ông Gióng trước quân xâm lược, các cụ
ngày xưa tạo ra diễn xướng ba trận đánh bằng cách ông Hiệu cờ của Ông Gióng
(chứ không phải Ông Gióng, và làm sao để thần linh xuất hiện dưới dạng phàm
trần) vừa phất cờ vừa ba lần nhảy lên đá tung ba chiếc bát (tượng trưng cho núi
đồi), úp trên ba cái chiếu (tượng trưng cho ba cánh đồng). Hay để nói tục tôn thờ
mặt trời, các cụ bày ra tục đánh phết, vật cù, mà quả phết, quả cù được sơn đỏ, biểu
trưng cho mặt trời, sự vận động của quả cù từ lỗ phía đông sang lỗ phía tây hai
đầu sân là tượng trưng cho đường vận hành của vầng thái dương... .
2.3.2 Tính cộng đồng
Lễ hội nào cũng của thuộc về một cộng đồng người nhất định, đó
thể là cộng đồng làng hội làng), cộng đồng nghề nghiệp (hội nghề), cộng đồng
tôn giáo (hội chùa, hội đền, hội nhà thờ), cộng đồng dân tộc (hội đền Hùng) đến
cộng đồng nhỏ hẹp hơn, như gia tộc, dòng họ... Mỗi cộng đồng nơi hình thành
và tồn tại những sinh hoạt văn hoá dân gian trong đó có lễ hội.
2.3.3 Tính địa phương
Lễ hội được sinh ra tồn tại đều gắn với một con người vùng đất nhất
định. Bởi thế lễ hội ở vùng nào mang đậm sắc thái vùng đó. Cùng mang những đặc
điểm chung của một nền văn hoá dân tộc nhưng ở mỗi vùng văn hoá khác nhau với
những điều kiện tự nhiên hội không đồng nhất đã tạo nên những lễ hội đặc
trưng riêng của ba miền Bắc - Trung - Nam không thể nhầm lẫn.
2.3.4 Tính cung đình
Đa phần các nhân vật được suy tôn trong các lễ hội của người Việt là những
người đã giữ chức vụ trong triều đình ngày xưa. Bởi thế những nghi thức diễn ra
trong lễ hội, từ tế lễ, dâng hương đến rước kiệu... đều phỏng sinh hoạt cung
đình. Sự mô phỏng đó thể hiện ở cách bài trí, trang phục động tác đi lại... Điều này
làm cho lễ hội trở nên trang trọng, lộng lẫy hơn. Mặt khác, lễ nghi cung đình cũng
làm cho người tham gia cảm thấy được nâng lên một vị trí khác ngày thường, đáp
ứng tâm lý, những khát khao, nguyện vọng của người dân.
2.3.5 Tính đương đại
Tuy mang nặng sắc thái cổ truyền, lễ hội, trong quá trình vận động của lịch
sử, cũng dần tiếp thu những yếu tố đương đại. Những trò chơi mới, những cách bài
trí mới, những phương tiện kỹ thuật mới... đã tham gia vào lễ hội, giúp cho việc tổ
chức lễ hội thuận tiện hơn, đáp ứng nhu cầu mới. Tuy vậy, những sự tiếp thu này
đều phải dần dần qua sự sàng lọc, không thể là một sự lắp ghép tuỳ tiện, vô lý.
2.3.6 Tính diễn xướng
Diễn xướng được hiểu với hàm nghĩa khá rộng, bao gồm những hành động,
lời nói nhằm biểu đạt một thông tin nào đó giữa một người hay một nhóm người
với một nhóm người khác. Như vậy thể coi toàn bộ các sinh hoạt văn hoá dân
gian tồn tại dưới dạng các diễn xướng. Do đó, trong lễ hội cổ truyền, tính diễn
xướng thể hiện một cách khá nét tiêu biểu. Thông qua trình diễn bằng hành
động lời nói của tập thể những con người trong cộng đồng, người ta muốn tái
hiện lịch sử, tái hiện xã hội, tái hiện cội nguồn tự nhiên của tự nhiên và con người.
2.4. Các loại hình lễ hội
Trước hết, loại hình lễ hội liên quan đến nhân vật trung tâm của lễ hội. Đó
nhân vật được cả cộng đồng suy tôn thờ phụng. Tất cả nghi lễ, lễ thức trò diễn,
trò chơi đều hướng tới nhân vật được thờ phụng này. Tuỳ từng tiêu chí phân loại
mà người ta có thể chia hệ thống nhân vật được thờ phụng này thành các loại: nhân
thần và nhiên thần; phúc thần và ác thần; nam thầnnữ thần cùng các Mẫu... Các
loại hình lễ hội khá phong phú: lễ hội nghề nghiệp, lễ hội kỷ niệm các anh hùng
dân tộc, lễ hội tín ngưỡng tôn giáo…
Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên
các lễ hội nghề nghiệp, trong đó quan trọng nhất các lễ hội nông nghiệp.
những lễ hội với mục đích cầu mưa, chống hạn: Hội chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc
Ninh) mở vào 8 - 4; hội Tứ Pháp chùa Thứa (Thuận Thành, Bắc Ninh), cũng mở
vào 8 - 4; hội Tứ Pháp Yên Mỹ (Hưng Yên) và Tứ Pháp Văn Lâm (Hưng Yên) đều
vào ngày 17 - 1; hội Tam Tổng (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) chỉ mở khi trời làm đại
hạn... Người Bana (Tây Nguyên)hội đâm trâu để tạ ơn trời ban cho mùa màng
sức khoẻ, được tổ chức vào đầu xuân; hội cốm (Sa Mok) đón mùa lúa chín tổ
chức vào khoảng tháng 10, người Tày, Nùng, Thái (Tây Bắc) hội xuống đồng
(lồng tồng) mở vào mùa xuân; người Khơ Mú (Sơn La) có hội cơm mới vv…
Ngoài lễ hội của nghề nông chính, còn những lễ hội của các nghề đúc
đồng, nghề dệt, nghề rèn, nghề pháo... và nhất là các lễ hội liên quan đến cuộc sống
vùng sông nước (Hội đua thuyền ở Đồng Hới, Quảng Bình; hội đua ghe ngo Sóc
Trăng, Hậu Giang...)...
Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường xã hội
những lễ hội kỷ niệm các anh hùng dựng nước giữ nước. Hội Đền Hùng (xã Hi
Cương, Phong Châu, Vĩnh Phú) giỗ Tổ Hùng Vương (Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ
ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng Ba); hội Gióng (Phù Đổng, Gia Lâm,Nội) tổ chức
vào ngày 9 - 4 (Ai ơi mùng 9 tháng Tư, không đi hội Gióng cũng hư mất đời); hội
đền An Dương Vương (Cổ Loa, Hà Nội) tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng; hội đền
Hai Bà Trưng (làng Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mở vào ngày 3 - 2 và
đền Hạ Lôi (Mê Linh, Nội) mở vào 15 tháng Giêng kỷ niệm ngày hai tuẫn
tiết; hội đền Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) mở vào 20 - 8 kỷ niệm ngày mất của
Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn; hội Tây Sơn (Tây Sơn, Bình Định) kỷ niệm
Quang Trung Nguyễn Huệ hội Đống Đa kỷ niệm chiến thắng Đống Đa năm
1789 của Quang Trung mở vào ngày 5 tháng Giêng…
Lễ hội tôn giáo – tín ngưỡng gồm các lễ hội Phật giáo như hội chùa Hương
mở vào mùa xuân; hội chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Tây) mở vào ngày 6 - 3;
hội chùa Thầy (Quốc Oai, Tây) mở vào ngày 7- 3; các lễ hội tín ngưỡng dân
gian như hội đền Và (Bất Bạt, Tây) mở vào 15 tháng Giêng thờ thần Tản Viên;
hội đền Bắc Lệ (Hữu Lũng, Lạng Sơn) mở vào đầu tháng Giêng thờ Mẫu Thượng
Ngàn; hội Chử Đồng Tử (xã Tự Nhiên, Thường Tín, Tây) mở vào trung tuần
tháng 2, hội Phủ Giày (Vân Cát, Vụ Bản, Nam Định) mở vào thượng tuần tháng 3
hội đền Sòng (Bỉm Sơn, Thanh Hoá) thờ Liễu Hạnh v.v..Những lễ hội của Việt
Nam được phân chia theo vòng quay nông vụ, bốn mùa xuân hạ thu đông, mùa nào
cũng tưng bừng lễ hội. Mùa xuân là mùa nhiều lễ hội nhất bởi đây là lúc nông nhàn
“tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Các lễ hội chủ yếu là: hội làng Bát Tràng, hội làng
Bạch Hạc, lễ hội Chùa Hương, hội đền An Dương Vương, lễ hội Đống Đa, hội
Lim, hội Lồng Tồng, lễ hội Làng Sinh, hội Hát Xuân, hội đền Hai Bà Trưng, lễ hội
thánh Gióng, lễ hội đền Hùng, lễ hội Trường Yên, lễ hội đền Đô, lễ hội chùa
Thầy... Lễ hội mùa không nhiều bằng lễ hội mùa xuân lễ hội mùa đông mật
độ cũng thưa thớt hơn nếu so với lễ hội mùa thu: rằm tháng Bảy, lễ hội điện Hòn
Chén, lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc, rằm Trung Thu, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, lễ hội
chùa Keo…
Lễ vật được dân lên làm thức cúng trong lễ hội được chuẩn bị công phu
cẩn trọng, cho thấy thái độ tôn kính của con người trong nghi lễ. hai loại thức
cúng: một loại thức cúng phổ biến tất cả các lễ hội như oản, hương, hoa, quả
.vv..; hai loại thức cúng mang tính nghi lễ, chỉ từng lễ hội riêng biệt, như
món bánh trôi ở hội đền Hát Môn, món chè củ mài ở lễ hội vùng Phong Châu (tỉnh
Phú Thọ)... Không gian của lễ hội bao gồm cả trong di tích lẫn ngoài di tích. Tuỳ lễ
hội ở từng địa phương, từng làng mà không gian này sẽ có những nét khác nhau.
2.5. Giá trị văn hóa của lễ hội
Lễ hội hàm chứa trong mình những giá trị văn hóa cơ bản, không chỉ giá
trị truyền thống còn đáp ứng những nhu cầu của con người trong hội hiện
nay. Đó là lý do vì sao con người hiện nay đang sống trong một xã hội công nghiệp
hóa hiện đại hóa lại vẫn luôn nhu cầu khát vọng hướng về nguồn cội thông
qua sinh hoạt lễ hội của cộng đồng.
2.5.1. Lễ hội là sinh hoạt cộng đồng
Lễ hội sinh hoạt cộng đồng bởi luôn thuộc về một cộng đồng nhất
định, của một cộng đồng, được sinh ra trong lòng cuộc sống của một cộng
đồng người nhất định gắn với một không gian cộng cảm, cộng mệnh, cộng tồn,
cộng xác định. Cộng đồng lớn quốc gia dân tộc như Hội đền Hùng, cộng
đồng nhỏ như cộng đồng gia tộc, dòng họ, cộng đồng tôn giáo, cộng đồng nghề
nghiệp, cộng đồng làng xã. Chính nhu cầu của sự đồng cảm trong lao động sản
xuất, trong hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa đã khiến lễ hội phát sinh, nhu
cầu ấy cũng môi trường sống của lễ hội. Chính lễ hội đã trở thành biểu tượng
của sức mạnh cộng đồng, đây giá trị căn cốt nhất giải sức lôi cuốn của lễ
hội trong đời sống văn hóa xã hội hiện nay.
2.5.2. Giá trị nhận thức là giá trị làm nên chiều sâu của lễ hội Việt Nam.
Lễ hội một pho lịch sử khổng lồ, đó tích tụ số những lớp văn hoá
phong tục, tín ngưỡng, nghệ thuật, các sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc.
một bảo tàng sống về các mặt sinh hoạtcác giá trị tinh thần của dân tộc, lễ hội
sức sống sức thuyết phục mạnh mẽ. Bóc tách lễ hội sẽ thấy được nhiều lớp
văn hoá sống động trầm tích được lưu giữ trong đó qua suốt chiều dài lịch sử.
Thông qua lễ hội, con người nhận thức được thế giới tự nhiên mà trong cảm quan
của họ, tự nhiên ấy là hiện thân của người Mẹ Tự nhiên luôn che chở bao bọc, luôn
mang đến cho con người những điều tốt lành, hạnh phúc.
2.5.3. Lễ hội mang giá trị nhân sinh
Nói lễ hội mang giá trị nhân sinh bởi niềm tin vào thế giới tự nhiên đã được
nhân hóa thành cái siêu nhiên mang phẩm chất người, giá trị người. Chính vì vậy lễ
hội thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng, giải trí của con người. Thực hiện các nghi thức
trong lễ hội, con người biểu hiện lòng biết ơn đối với trời đất, thần linh, các anh
hùng dân tộc đã công giúp họ trong cuộc sống trong sự nghiệp dựng nước,
giữ nước.
Thông qua lễ hội, con người tự nâng cao ý thức lịch sử ý thức hội của
mình bởi lễ hội bao giờ cũng gắn bó với cội nguồn và lịch sử dân tộc cho nên nó có
giá trị đạo đức, giá trị nhân văn, giá trị truyền thống. Người ta thể cảm nhận
nắm bắt được lịch sử thông qua lễ hội, thông qua các nghi lễ trò diễn, trò chơi
được trình bày trong lễ hội. Phần lễ trong lễ hội nông nghiệp thể hiện sự cầu xin và
ước vọng về mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống yên bình hạnh phúc
cho mọi người, thể hiện niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên. Đời sống văn hóa trong
những ngày lễ hội được nâng lên trình độ cao so với những ngày thường. Con
người tham gia hăng say, hết mình vào các hoạt động lễ hội: Các trò chơi, hoạt
động văn nghệ .v... Những sinh hoạt vui chơi trong phần hội phản ánh hiện thực
khát vọng của dân nông nghiệp lúa nước, thể hiện tài năng trí tuệ, tâm hồn tinh
tế, nhạy cảm của người Việt Nam. Cả một nền văn hoá trò chơi dân gian sống động
của dân tộc cũng được hình thành, lưu giữ phát triển từ đấy. Người dân thực sự
tham gia vào lễ hội, họ vừa là chủ thể vừa khách thể của hoạt động văn hóa đặc
trưng này. Lễ hội hướng về nguồn cội, tái hiện lịch sử sinh thành phát triển của
văn hóa dân tộc thông qua các điển tích điển cố, các lễ nghi của phần lễtrò diễn
trò chơi trong phần hội khiến lễ hội gắn với du lịch về nguồn cội.
Cuộc sống ngày hôm nay với những bộn bề lo toan, con người luôn căng
thẳng bởi nhịp điệu gấp gáp những toan tính đời thường. Cách mạng khoa học
kỹ thuật quá trình toàn cầu hóa tác động một cách cụ thể trực tiếp đến đời
sống con người cả phương diện vật chất tinh thần. Đó cũng chính khi tiếng
gọi về nguồn cội cất lên trong tâm linh, khiến con người tìm đến với lễ hội tìm
về với cái tự nhiên của mình, để khẳng định nguồn gốc cộng đồng bản sắc văn
hóa, tìm về với cái riêng trong cái chung. Đời sống tâm linh một phần thiết yếu
của đời sống con người, và lễ hội chính nhà sự thăng hoa của đời thường nhằm đáp
ứng nhu cầu về đời sống tâm linh ấy. Đời thường tạm thời bị lãng quên bởi lễ hội
đã vượt lên trên đời sống hiện thực để trở thành cái thiêng liêng, để rồi sau lễ hội,
người ta có thêm năng lượng sống.
2.5.4. Lễ hội một sinh hoạt văn hóa ý nghĩa cộng đồng cộng cảm
sâu sắc.
Lễ hội cuốn hút đông đảo mọi người vào những sinh hoạt văn hoá của cộng
đồng. gắn các thành viên lại với nhau trong niềm cộng cảm, niềm tự hào về
làng xóm, về quê hương, đất nước dân tộc. Đến với lễ hội, con người đều
chung những cảm xúc, những khát vọng. Không gian thời gian của lễ hội
không gian, thời gian linh thiêng. Con người tồn tại trong một hiện thực khác -
hiện thực ít nhiều mang tính chất huyền ảo. Khi cầu nguyện các vị thánh phù hộ
gọi sức mạnh của quá khứ cho hiện tại và tạo đà cho tương lai. Lễ hội giúp cho con
người xích lại gần nhau trong niềm cộng cảm, niềm vui được hòa nhập với cộng
đồng. Khi đến với lễ hội, người ta nhu cầu sống tốt hơn, ứng xử với nhau đẹp
hơn bởi bản thân lễ hội đã mang giá trị văn hóa nghệ thuật, nghệ thuật luôn đi
liền với ý thức thẩm mỹ và năng lực sáng tạo của con người. Lễ hội mang ý nghĩa
dân chủ, nhân bản và giá trị thẩm mỹ cao. Nhà
Lễ hội xuất hiện từ khi hội chưa giai cấp vẫn tồn tại các hội
văn minh. Tinh thần dân chủ của lễ hội được khẳng định chỗ tất cả mọi người,
mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong đời sống hội đều được tham gia bình đẳng
trong hoạt động lễ hội. Đến với lễ hội, toàn thể cộng đồng đều hoá thân, nhập cuộc,
thực sự thưởng thức sáng tạo. Khi đó, con người được thực thi khát vọng dân
chủ ngày thường, vì nhiều do khác nhau, không phải lúc nào cũng được,
thậm chí bị vùi dập. Không khí trang nghiêm, hồ hởi của lễ hội đã kích thích mọi
tài năng, năng khiếu, ý chí vươn tới sự hoàn thiện, hoàn mỹ của con người.
Lễ hội đưa lại niềm phấn khởi “vui như hội” cho con người. thể hiện
niềm ước về sự tốt đẹp cho cộng đồng, ý chí vươn lên của nhân ... Hoạt
động lễ hội cũng dịp phát huy cao độ năng lực thẩm mỹ của con người. Sinh
hoạt lễ hội dung chứa nhiều thể loại nghệ thuật, đặc biệt là: tạo hình dân gian, nghệ
thuật biểu diễn dân gian .vv.. Tất cả cộng đồng thực sự tham gia thưởng thức
sáng tạo nghệ thuật bằng toàn bộ tài năng và tâm huyết của chính mình.
2.5.5. Lễ hội mang giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa
Đối với văn hóa Việt Nam, lễ hội càng giá trị đặc biệt. không chỉ
môi trường tiềm ẩn những nhân tố dân chủ trong sáng tạo hưởng thụ giá trị văn
hóa, nó không chỉ là bảo tàng lịch sử văn hóa dân tộccòn sức mạnh của văn
hóa nội sinh để chống lại sự đồng hóa về phương diện văn hóa, để bảo vệ bảo sắc
dân tộc của văn hóa Việt Nam.
Việt Nammột trong những quốc gia số lượng lễ hội rất lớn: hơn 8000
lễ hội trong năm với các loại hình phong phú hấp dẫn. Hầu hết các lễ hội của Việt
Nam đều bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian, từ thẳm sâu tâm thức văn hóa dân tộc,
cho nên nó bám rễ rất sâu vào đời sống, nó trường tồn cùng lịch sử văn hóa.
Lễ hội một bộ bách khoa đồ sộ, một bảo tàng sống về văn hoá của người
Việt. đã sẽ tác động mạnh mẽ, sâu sắc vào thế giới tâm linh, tâm hồn, tính
cách người Việt Nam xưa và mai sau. Tuy nhiên, cũng cần thấy trong lễ hội có cả
yếu tố phi văn hóa, phản văn hoá. Đó là vấn đề thương mại hóa trong lễ hội, vấn đề
tín dị đoan .vv.. Cần loại bỏ những yếu tố trên khi kế thừa kho tàng lễ hội cổ
truyền nhằm góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc.
| 1/31

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TUYÊN TRUYỀN
--------------------oOo--------------------
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
Giảng viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh Sinh viên: Lâm Thùy Linh MSSV: 2057080032
Lớp: Quan Hệ Công Chúng Chuyên Nghiệp K40 Hà Nội, tháng 3 năm 2022 MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều
quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng.
Chính những nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam.
Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là vùng văn hóa rất
đặc trưng. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền đất nước.
Lễ hội truyền thống là môi trường góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng
mệnh và cộng cảm của sức mạnh cộng đồng. Lễ hội không chỉ là tấm gương phản
chiếu nền văn hóa dân tộc mà còn là môi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền
văn hóa dân tộc ấy. Điều này càng cực kỳ quan trọng trong điều kiện xã hội công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa hiện nay, bản sắc văn hóa dân tộc đang
dần phai nhạt đi. Không chỉ vậy, lễ hội còn là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân
công đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc; là dịp để con người trở về
nguồn cội tự nhiên, nguồn cội của dân tộc.
Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài “Đặc điểm lễ hội truyền thống Việt Nam”
để tìm hiểu về lễ hội truyền thống và làm nổi bật giá trị, ý nghĩa của lễ hội truyền
thống đối với văn hóa Việt Nam. Từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả để bảo tồn
và phát huy lễ hội truyền thống Việt Nam. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lễ hội
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá tất yếu nảy sinh trong xã hội loài
người trên cơ sở nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người khi sống thành
cộng đồng. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, lễ là hệ thống các hành vi, động tác
nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước
mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân học chưa có khả năng
thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát
từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho
từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự
sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ
niềm mơ ước chung vào bốn chữ “nhân khang, vật thịnh”. Lễ hội là hoạt động của
một tập thể người, liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo. Do nhận thức, người xưa
rất tin vào trời đất, thổ thần, thủy thần, sơn thần, lễ hội cổ truyền đã phản ánh hiện
tượng đó. Tôn giáo có ảnh hưởng đáng kể đối với lễ hội. Tôn giáo thông qua lễ hội
làm phương tiện phô trương thanh thế, ngược lại lễ hội thông qua tôn giáo để thần
linh hóa những gì trần tục.
1.2. Lễ hội truyền thống Việt Nam
Lễ hội của dân tộc Việt Nam đã hình thành và phát triển cùng với lịch sử dân
tộc, của đất nước biểu hiện qua trống đồng Đông Sơn, mà tiêu biểu ở vùng đồng
bằng Bắc Bộ - cái nôi của dân tộc Việt đó là Hội mùa, Hội làng... ngày hội cố kết
cộng đồng, biểu trưng những giá trị của đời sống tâm linh, đời sống xã hội và văn
hóa của cộng đồng. Có những lễ hội mang tính toàn quốc như Hội đền Hùng, Hội
đền Kiếp Bạc. Theo thư tịch cổ, lễ hội của người Việt được ghi chép cụ thể từ thời
nhà Lý, thế kỷ XI. Trong thực tế, lễ hội đã diễn ra từ ngàn xưa, ban đầu mang tính
tự phát, nghi lễ được tổ chức giản đơn, biểu hiện quan hệ của con người đối với
những lực lượng thần bí của siêu nhiên bằng niềm tin được linh thiêng hóa. Đối
với người Việt Nam, nghề sản xuất chủ yếu trong xã hội truyền thống là sản xuất
lúa nước. Vòng quay của thời vụ, của thiên nhiên, sự chi phối mùa màng của các
lực lượng tự nhiên và cuộc sống khó khăn bất trắc đã tạo ra trong họ những nhu
cầu tâm linh. Những lúc mùa vụ, người nông dân phải "đầu tắt mặt tối", "thức
khuya dậy sớm". Vì vậy những lúc nông nhàn thường vào hai mùa: mùa xuân và
mùa thu, họ có nhu cầu tạ ơn và cầu xin thần linh để có một mùa màng bội thu,
một cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Mặt khác, người dân cũng có khát vọng được vui
chơi giải trí, thể hiện mình trong đời sống cộng đồng cho bõ những ngày vất vả. Vì
vậy, lễ hội được dần hình thành. Qua thời gian và những biến thiên của lịch sử, lễ
hội đã dần lắng đọng nhiều lớp phù sa văn hóa đặc sắc.
1.3. Một số lễ hội tiêu biểu của các vùng miền Việt Nam 1.3.1. Vùng Tây Bắc
Tây Bắc là khu vực bao gồm hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn sông Hồng
kéo dài tới bắc Thanh Nghệ.
Một số lễ hội truyền thống phổ biến như:
Lễ hội cầu mưa: Mọi người đi hát cầu mưa ở khắp các nhà trong bản rồi
rước đuốc vòng quanh bản.
Lễ hội hoa ban: Họ thỉnh bái thần rừng, thần hang và hồn vía đôi trai gái qua
sự tích, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt
Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn ở Hà Giang mừng một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc
Lễ hội Gầu tào của đồng bào dân tộc nhằm cầu phúc hoặc cầu mệnh 1.3.2. Vùng Việt Bắc
Việt Bắc là khu vực bao gồm hệ thống núi non hiểm trở bên tả ngạn Sông Hồng
Lễ hội của cư dân vùng Việt Bắc rất phong phú:
Lễ hội Lồng tồng: cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, đời sống ấm no
Sinh hoạt hội chợ như chợ tình Khâu Vai - Hà Giang; chợ tình Mộc Châu - Sơn la
1.3.3. Vùng châu thổ Bắc Bộ
Châu thổ Bắc Bộ là một hình tam giác bao gồm vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng, sông Thái Bình và sông Mã với cư dân Việt (Kinh) sống quần tụ thành.
Lễ hội ở vùng châu thổ Bắc Bộ cực kì đa dạng:
Mật độ hội hè dày đặc theo vòng quay thiên nhiên như lễ thức thờ Mẹ lúa, thờ thần Mặt Trời,...
Lễ hội đền Gióng: tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng
Hội Lim: tôn vinh nét đẹp của những làn điệu quan họ tỉnh Bắc Ninh
Giỗ tổ Hùng Vương: thể hiện lòng tưởng nhớ của triệu triệu người con đất
Việt về tổ tiên dựng nước
Hội Xoan: tưởng nhớ Xuân Nương - một nữ tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng 1.3.4. Vùng Trung Bộ
Vùng Trung Bộ có thời kì khá dài là nơi định cư của các tiểu vương quốc Chăm-
pa. Chính vì vậy, các lễ hội truyền thống chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Chăm- pa:
Lễ hội Katê: mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong sự hòa hợp lứa đôi,
sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật
Lễ hội Cầu Ngư: Cầu cho không chỉ được mùa cá mà còn được mùa lúa, cầu mưa thuận gió hòa 1.3.5. Vùng Tây Nguyên
Vùng Tây Nguyên nằm trên sườn đông của dải Trường Sơn; bắt đầu từ vùng núi
Bình - Trị - Thiên với trung tâm là bốn tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm
Đồng. Một số lễ hội tiêu biểu của vùng Tây Nguyên:
Lễ rước Kpan của người Ê đê: giống nghi thức đón một thành viên mới vào gia đình
Lễ hội mừng nhà rông mới của dân tộc Gia Rai, Kon Tum: mỗi khi xây xong
nhà mới đều làm lễ cúng mừng
Lễ cúng hồn lúa của người Ê-đê: Người Ê-đê tin rằng nếu không làm lễ cúng
hồn lúa sẽ khiến cho hồn lúa buồn và bỏ đi mất
Lễ hội đâm trâu: cúng tế giàng trời, cầu mưa thuận gió hòa ấm no cho buôn làng
Hội đua voi ở Tây Nguyên 1.3.6. Vùng Nam Bộ
Vùng Nam Bộ nằm trong lưu vực sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long. Lễ
hội nơi đây mang nhiều màu sắc đặc trưng cho nhiều nền văn hóa khác nhau:
Lễ sen Đôlta của người Khmer: lòng hiếu thảo, tri ân của con cháu với cha mẹ, ông bà và tổ tiên
Lễ hội cầu mưa Patau Sah của người Chăm: nhằm tôn vinh thần cai quản nông nghiệp
Lễ hội chùa bà Thiên Hậu của người Hoa
Lễ hội kỳ an đình Châu Phú của người dân Nam Bộ: tưởng nhớ công đức
của Thành hoàng Nguyễn Hữu Cảnh.
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
2.1. Cách tổ chức lễ hội 2.1.1. Về thời gian
Lễ hội thường diễn ra vào 2 dịp xuân thu nhị :
kỳ mùa xuân thì mở màn vụ
gieo trồng, mùa thu để bước vào vụ thu hoạch. Đây chính là các mốc mở đầu và
kết thúc, tái sinh một chu trình sản xuất nông nghiệp. Quá trình sản xuất nông
nghiệp từ lúc cắm cây mạ, gieo hạt xuống ruộng, nương, người nông dân chỉ còn
biết trông chờ vào sự phù hộ của các lực lượng thiên nhiên. Để tăng niềm tin cho
sự trông chờ đó, họ đã tìm mọi cách tác động, cầu xin các thế lực thiên nhiên giúp
đỡ. Sinh hoạt lễ hội và tín ngưỡng dân gian của các dân tộc Việt Nam đều bắt
nguồn từ sự cầu mùa. Do đó, thời điểm tổ chức lễ hội, các sinh hoạt tín ngưỡng,
đều tùy thuộc vào mùa, vụ sản xuất, nhưng do sự phân bố không đồng đều của các
dân tộc ở Việt Nam trên các vùng địa lý khác nhau, lịch viết và mùa vụ sản xuất
cũng khác nhau. Điều đó khiến thời điểm tổ chức các lễ hội cũng khác nhau. Đa số
lễ hội tổ chức vào hai thời điểm mùa xuân và mùa thu, nhưng ở nhiều dân tộc thiểu
số, thời điểm tổ chức các lễ hội lại mở vào cuối hè (thường là tháng 6 hay tháng 7 âm lịch). 2.1.2. Về không gian
Trong lễ hội truyền thống, những nghi lễ, nghi trình quan trọng thường được
tổ chức tập trung tại địa điểm linh thiêng. Đó là một không gian hẹp, có thể là
không gian nhân tạo như đình, đền, miếu, chùa, cũng có thể là không gian tự nhiên
như gò, đống, bãi… Tại những địa điểm này, cái thiêng được hiện tồn, biểu trưng
như: kiểu kiến trúc, tượng, ngai thờ, nghi vật, nghi trượng và cả những ứng xử nghi
lễ. Như vậy, không gian linh thiêng là một đặc điểm chung của lễ hội truyền thống,
đó là nơi diễn ra các nghi lễ trọng tâm của lễ hội.
2.1.3. Về nghi thức tổ chức
Trong một lễ hội có rất nhiều nghi thức tuân theo trình tự nhất định, đòi hỏi
phải có sự chuẩn bị chu đáo, quá trình tập luyện kỹ lưỡng và sự đồng lòng, hợp sức
của nhân dân, nhằm làm cho lễ hội diễn ra một cách tốt nhất, thu hút nhiều người
tham gia, đồng thời thỏa mãn lòng mong mỏi, chờ đợi của mọi người. Thông
thường, người ta đưa ra các chuẩn mực chung về quá trình chuẩn bị và các nghi
thức tổ chức lễ hội như sau:
Quá trình chuẩn bị gồm hàng loạt công việc phải làm như: chọn địa điểm,
trang hoàng nơi thờ tự, chuẩn bị tổ chức các trò chơi và các hoạt động dịch vụ để
làm cho không khí hội trở nên sôi động và náo nức hơn; chuẩn bị đồ tế tự, lễ vật
(kiểm tra, lau sạch các đồ vật như cờ, tán, lọng…, chuẩn bị lễ vật với loại hoa quả
ngon, các loại bánh, gạo…); chuẩn bị về con người: những người tham gia các nội
dung tế lễ (quan trọng nhất là ban hành tiết), to nhất là chủ tế, bồi tế (phó tế) là
người kề cận chủ tế, nội táng (hai người) giúp chủ tế vào ra, Đông xướng và Tây
xướng một người hô hứng, một người hô bái và một loạt những người phục vụ có
thể từ 10 đến 12 người chấp sự làm nhiệm vụ dâng đồ cúng; chuẩn bị người khiêng
kiệu, người cầm cờ… tất cả đều luyện tập kỹ lưỡng.
Nghi thức tổ chức gồm trình tự các bước: lễ cáo yết; lễ tỉnh sinh; lễ rước nước;
lễ mộc dục và lễ gia quan. Đại tế là nghi thức rất quan trọng trong lễ hội, đoàn tế
gồm 17 đến 19 người, những người này phải trai giới trước đó một tuần. Ông chủ
tế là người quan trọng nhất mặc áo dài, đội mũ, đi hài. Đại tế nhằm thỉnh mời và
đón rước thần linh về dự hội với dân làng đồng thời để dâng lòng tỏ bày biết ơn tới
thần linh. Diễn xướng dân gian và tục hèm là nghi thức tế lễ, nghi lễ diễn tả lai lịch
và công trạng của thần, thánh với quy mô lớn.
2.1.4. Về người tổ chức và người đi lễ
Văn hóa nói chung, trong đó có sáng tạo lễ hội là sáng tạo của nhân dân, do
nhân dân vì nhân dân. Trong các lễ hội, nhân dân tự đứng ra tổ chức, chi phí, sáng
tạo và tái hiện các sinh hoạt cộng đồng, hưởng thụ các giá trị văn hóa và tâm linh.
Đặc điểm này làm cho lễ hội bao giờ cũng thấm đượm tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc.
Lễ hội thu hút hàng ngàn người tham gia ở khắp nơi từ mọi miền đất nước
và khách nước ngoài. Giữa tiết trời ấm áp của mùa lễ hội, lòng người phơi phới rủ
nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, cúng bái, tham quan, du lịch,..Chính vì vậy
sự phong phú của lễ hội Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa của dân tộc vừa là một
trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
2.2. Cơ cấu lễ hội truyền thống Việt Nam
Nếu lễ tết diễn ra trong phạm vi không gian gia đình thì lễ hội lại diễn ra
ngoài không gian cộng đồng làng, vùng miền, Tổ quốc. Lễ hội mỗi làng quê khác
nhau thì ngày hội làng cũng khác nhau. Mặt khác, lễ hội mang tính tộc người rất
rõ, các dân tộc khác nhau sẽ có những lễ hội khác nhau...Đã thành một ước lệ,
người ta chia lễ hội thành hai bộ phận: lễ và hội.
Phần lễ là các nghi thức thờ cúng được thực thi trong lễ hội, thường là có sự
giống nhau trong các lễ hội, sau này được thể chế hóa thành điển lễ của các triều
đình phong kiến. Chẳng hạn nghi thức quy định khi nào dâng rượu, khi nào dâng
trà, dâng oản quả, dâng thức ăn mặn v.v...Phần hội là phần khác nhau giữa các lễ
hội. Thành tố đáng lưu ý trong phần hội là trò diễn. Trò diễn là hoạt động mang
tính nghi lễ, diễn lại toàn bộ hay một phần hoạt động của cuộc đời nhân vật được
phụng thờ. Chẳng hạn, trò diễn Thánh Gióng đánh giặc Ân trong ngày hội Gióng,
trò diễn mô tả lại Quang Trung đại phá quân Thanh trong lễ hội Đống Đa vv...
Trình tự của một trò diễn bao giờ cũng đi từ nơi thờ vọng đến nơi gắn bó với một
sự kiện nào đó trong cuộc đời vị thánh. Trong lễ hội thờ Thành hoàng làng, trò diễn
thường theo trình tự: điểm bắt đầu của đám rước lúc đi là đình làng, điểm kết thúc
của đám rước là nghề (miếu). Các trò diễn trong lễ hội là các lớp văn hoá tín
ngưỡng của các thời kỳ lịch sử khác nhau lắng đọng lại, phản ánh những sinh hoạt
của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước gắn kết với nhân vật được phụng thờ. Cùng
với các trò diễn là trò chơi. Các trò chơi trong lễ hội thường không mang tính nghi
lễ. Nhưng cũng có những trò chơi trước kia vốn là các trò diễn mang tính nghi lễ,
nhưng nay đã mờ nhạt, như trò chọi gà, trò đấu vật. . . . . . . .
Phần hội gồm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú. Xét về nguồn gốc,
phần lớn các trò chơi này đều xuất phát từ những ước vọng thiêng liêng của con
người nông nghiệp. Xuất phát từ ước vọng cầu mưa là các trò tạo ra tiếng nổ mô
phỏng tiếng sấm vào các hội mùa xuân để nhắc trời làm mưa như thi đốt pháo, đi
thuyền đốt pháo, ném pháo, đánh pháo đất... Xuất phát từ ước vọng cầu cạn là các
trò thi thả diều vào các hội mùa hè mong gió lên, nắng lên để nước lụt mau rút
xuống. Xuất phát từ ước vọng phồn thực là các trò cướp cầu thả lỗ, đánh đáo, ném
còn, nhún đu, bắt chạch trong chum... Xuất phát từ ước vọng luyện rèn sự nhanh
nhẹn, tháo vát, khéo léo là các trò thi thổi cơm, thi luộc gà, thi dọn cỗ, thi bắt lợn,
thi bắt vịt, thi dệt vải, thi leo cầu ùm, thi bịt mắt bắt dê, đua cà kheo... Xuất phát từ
ước vọng luyện rèn sức khoẻ và khả năng chiến đấu là các trò đấu vật, kéo co, chọi
gà, chọi trâu, chọi cá chọi dế …
Lấy lễ hội đền An Dương Vương làm minh chứng sẽ thấy rõ ranh giới giữa
phần lễ và phần hội khác mạch lạc. Hội đền An Dương Vương cử hành hàng năm
vào ngày 6 tháng Giêng và kéo dài khoảng 10 ngày. Trong ngày lễ hội có sự tham
dự của cư dân 12 xóm trong vùng Cổ Loa, bởi vậy lễ hội thường mờ đầu bằng đám
rước Văn Chỉ và kiệu thành hoàng của các xóm sang đền thờ Vua chủ, tức là đền
Thượng - nơi thờ An Dương Vương. Trong đền có thờ đôi ngựa hồng và trống
đồng của vua Thục, trước đền có giếng Ngọc gắn với câu chuyện tình Mỵ Châu
Trọng Thủy. Đền Thượng sẽ là nơi cử hành tế lễ, sân đền có cắm cờ ngũ sắc và bày
các kí tự. Hai bên tả hữu là ngựa hồng ngựa bạch, chính giữa là hương án có bày
đồ lễ, hộp kính đựng hóa vàng và các đồ ngũ sự cùng khí giới của nhà vua. Khi
đám rước tới, các tiên chỉ sẽ sắp xếp theo chánh hội tế và cử hành nghi thức tế cổ
truyền, thường là lễ đại tế kéo dài từ quá Ngọ sang Mùi. Sau buổi tế, dân làng tổ
chức rước kiệu Thần của 12 xóm và kiệu Long Đình của nhà vua cũng cung tên
kiếm nỏ, phường bát âm, cơ quạt đi một vòng quan giếng Ngọc về đình Ngự triều
Di Quy, tương truyền đây là nơi ngự triều của Thục phán An Dương Vương. Đến
đây thì đám rước xong và cũng là lúc dân làng tham dự những trò vui cổ truyền
như đánh đu, đánh đáo, tổ tôm, hội vật... Hội kéo dài cho tới ngày 16 tháng Giêng,
sau đó sẽ làm lễ tạ trời đất, kết thúc lễ hội.
Những ngày hội đền An Dương Vương là sự kiện văn hóa lịch sử để nhân
dân và khách thập phương tới tham quan, tế lễ và vui hội, để cùng nhau ôn lại
truyền thống đánh giặc giữ nước của Tổ tiên. Lễ hội này đã trở thành chứng tích
văn hóa truyền thống của người dân, tạo thành một ấn tượng, là nơi gặp gỡ, giao
lưu với các hoạt động văn hóa sôi nổi. Phần lễ diễn ra trang trọng. Phần hội là tưng
bừng vui tươi. Tham dự lễ hội là để thêm hiểu biết và tự hào về một nét văn hóa
đặc sắc của ngàn năm Thăng Long Hà Nội.
2.3. Đặc điểm chung của lễ hội truyền thống Việt Nam 2.3.1 Tính “thiêng”
Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần
được suy tôn là nhân thần hay nhiên thần. Đó là những lễ hội gắn với những anh
hùng lịch sử dân tộc, những người có công với làng với nước (có người chữa bệnh,
có người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú). Song, những
người đó bao giờ cũng được “thiêng hoá và trở thành “thần thánh” trong tâm trí
người dân. Những nghi lễ và hội trò trong lễ hội cũng có mối quan hệ mật thiết với
những tín ngưỡng dân gian. Chẳng hạn, tín ngưỡng phồn thực rất phổ biến trong lễ
nghi và phong tục các dân tộc nông nghiệp, xuất phát từ quan niệm giao hoà âm –
dương, đực - cái ảnh hưởng quyết định tới sinh trưởng của cây lúa, mùa màng. Do
vậy, trong các ngày hội mùa Xuân, hội vào Mùa thường trình diễn các lễ nghi, trò
diễn mang tính phồn thực. Đó là trò cướp kén (kén làm theo hình dương vật và âm
hộ cắm vào nhau) hay trò hí tùng dí vừa rước bó lúa, nằm xôi vừa làm động tác
múa dí dương vật – âm vật vào nhau theo nhịp trống “tùng”.
Nghi lễ và lễ hội truyền thống bao giờ cũng chứa đựng tính biểu trưng, biểu
tượng cao. Nói cách khác, ngôn ngữ của nghi lễ, lễ hội là ngôn ngữ biểu trưng,
biểu tượng. Thí dụ, để nói sức mạnh của Ông Gióng trước quân xâm lược, các cụ
ngày xưa tạo ra diễn xướng ba trận đánh bằng cách ông Hiệu cờ của Ông Gióng
(chứ không phải là Ông Gióng, và làm sao để thần linh xuất hiện dưới dạng phàm
trần) vừa phất cờ vừa ba lần nhảy lên đá tung ba chiếc bát (tượng trưng cho núi
đồi), úp trên ba cái chiếu (tượng trưng cho ba cánh đồng). Hay để nói tục tôn thờ
mặt trời, các cụ bày ra tục đánh phết, vật cù, mà quả phết, quả cù được sơn đỏ, biểu
trưng cho mặt trời, sự vận động của quả cù từ lỗ phía đông sang lỗ phía tây ở hai
đầu sân là tượng trưng cho đường vận hành của vầng thái dương... . 2.3.2 Tính cộng đồng
Lễ hội nào cũng là của và thuộc về một cộng đồng người nhất định, đó có
thể là cộng đồng làng xã hội làng), cộng đồng nghề nghiệp (hội nghề), cộng đồng
tôn giáo (hội chùa, hội đền, hội nhà thờ), cộng đồng dân tộc (hội đền Hùng) đến
cộng đồng nhỏ hẹp hơn, như gia tộc, dòng họ... Mỗi cộng đồng là nơi hình thành
và tồn tại những sinh hoạt văn hoá dân gian trong đó có lễ hội. 2.3.3 Tính địa phương
Lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một con người và vùng đất nhất
định. Bởi thế lễ hội ở vùng nào mang đậm sắc thái vùng đó. Cùng mang những đặc
điểm chung của một nền văn hoá dân tộc nhưng ở mỗi vùng văn hoá khác nhau với
những điều kiện tự nhiên và xã hội không đồng nhất đã tạo nên những lễ hội đặc
trưng riêng của ba miền Bắc - Trung - Nam không thể nhầm lẫn. 2.3.4 Tính cung đình
Đa phần các nhân vật được suy tôn trong các lễ hội của người Việt là những
người đã giữ chức vụ trong triều đình ngày xưa. Bởi thế những nghi thức diễn ra
trong lễ hội, từ tế lễ, dâng hương đến rước kiệu... đều mô phỏng sinh hoạt cung
đình. Sự mô phỏng đó thể hiện ở cách bài trí, trang phục động tác đi lại... Điều này
làm cho lễ hội trở nên trang trọng, lộng lẫy hơn. Mặt khác, lễ nghi cung đình cũng
làm cho người tham gia cảm thấy được nâng lên một vị trí khác ngày thường, đáp
ứng tâm lý, những khát khao, nguyện vọng của người dân. 2.3.5 Tính đương đại
Tuy mang nặng sắc thái cổ truyền, lễ hội, trong quá trình vận động của lịch
sử, cũng dần tiếp thu những yếu tố đương đại. Những trò chơi mới, những cách bài
trí mới, những phương tiện kỹ thuật mới... đã tham gia vào lễ hội, giúp cho việc tổ
chức lễ hội thuận tiện hơn, đáp ứng nhu cầu mới. Tuy vậy, những sự tiếp thu này
đều phải dần dần qua sự sàng lọc, không thể là một sự lắp ghép tuỳ tiện, vô lý. 2.3.6 Tính diễn xướng
Diễn xướng được hiểu với hàm nghĩa khá rộng, bao gồm những hành động,
lời nói nhằm biểu đạt một thông tin nào đó giữa một người hay một nhóm người
với một nhóm người khác. Như vậy có thể coi toàn bộ các sinh hoạt văn hoá dân
gian tồn tại dưới dạng các diễn xướng. Do đó, trong lễ hội cổ truyền, tính diễn
xướng thể hiện một cách khá rõ nét và tiêu biểu. Thông qua trình diễn bằng hành
động và lời nói của tập thể những con người trong cộng đồng, người ta muốn tái
hiện lịch sử, tái hiện xã hội, tái hiện cội nguồn tự nhiên của tự nhiên và con người.
2.4. Các loại hình lễ hội
Trước hết, loại hình lễ hội liên quan đến nhân vật trung tâm của lễ hội. Đó là
nhân vật được cả cộng đồng suy tôn và thờ phụng. Tất cả nghi lễ, lễ thức trò diễn,
trò chơi đều hướng tới nhân vật được thờ phụng này. Tuỳ từng tiêu chí phân loại
mà người ta có thể chia hệ thống nhân vật được thờ phụng này thành các loại: nhân
thần và nhiên thần; phúc thần và ác thần; nam thần và nữ thần cùng các Mẫu... Các
loại hình lễ hội khá phong phú: lễ hội nghề nghiệp, lễ hội kỷ niệm các anh hùng
dân tộc, lễ hội tín ngưỡng tôn giáo…
Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên
là các lễ hội nghề nghiệp, trong đó quan trọng nhất là các lễ hội nông nghiệp. Có
những lễ hội với mục đích cầu mưa, chống hạn: Hội chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc
Ninh) mở vào 8 - 4; hội Tứ Pháp chùa Thứa (Thuận Thành, Bắc Ninh), cũng mở
vào 8 - 4; hội Tứ Pháp Yên Mỹ (Hưng Yên) và Tứ Pháp Văn Lâm (Hưng Yên) đều
vào ngày 17 - 1; hội Tam Tổng (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) chỉ mở khi trời làm đại
hạn... Người Bana (Tây Nguyên) có hội đâm trâu để tạ ơn trời ban cho mùa màng
và sức khoẻ, được tổ chức vào đầu xuân; hội cốm (Sa Mok) đón mùa lúa chín tổ
chức vào khoảng tháng 10, người Tày, Nùng, Thái (Tây Bắc) có hội xuống đồng
(lồng tồng) mở vào mùa xuân; người Khơ Mú (Sơn La) có hội cơm mới vv…
Ngoài lễ hội của nghề nông là chính, còn có những lễ hội của các nghề đúc
đồng, nghề dệt, nghề rèn, nghề pháo... và nhất là các lễ hội liên quan đến cuộc sống
vùng sông nước (Hội đua thuyền ở Đồng Hới, Quảng Bình; hội đua ghe ngo ở Sóc Trăng, Hậu Giang...)...
Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường xã hội là
những lễ hội kỷ niệm các anh hùng dựng nước và giữ nước. Hội Đền Hùng (xã Hi
Cương, Phong Châu, Vĩnh Phú) giỗ Tổ Hùng Vương (Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ
ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng Ba); hội Gióng (Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức
vào ngày 9 - 4 (Ai ơi mùng 9 tháng Tư, không đi hội Gióng cũng hư mất đời); hội
đền An Dương Vương (Cổ Loa, Hà Nội) tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng; hội đền
Hai Bà Trưng (làng Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mở vào ngày 3 - 2 và
đền Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội) mở vào 15 tháng Giêng kỷ niệm ngày hai Bà tuẫn
tiết; hội đền Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) mở vào 20 - 8 kỷ niệm ngày mất của
Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn; hội Tây Sơn (Tây Sơn, Bình Định) kỷ niệm
Quang Trung Nguyễn Huệ và hội Đống Đa kỷ niệm chiến thắng Đống Đa năm
1789 của Quang Trung mở vào ngày 5 tháng Giêng…
Lễ hội tôn giáo – tín ngưỡng gồm các lễ hội Phật giáo như hội chùa Hương
mở vào mùa xuân; hội chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Tây) mở vào ngày 6 - 3;
hội chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Tây) mở vào ngày 7- 3; các lễ hội tín ngưỡng dân
gian như hội đền Và (Bất Bạt, Hà Tây) mở vào 15 tháng Giêng thờ thần Tản Viên;
hội đền Bắc Lệ (Hữu Lũng, Lạng Sơn) mở vào đầu tháng Giêng thờ Mẫu Thượng
Ngàn; hội Chử Đồng Tử (xã Tự Nhiên, Thường Tín, Hà Tây) mở vào trung tuần
tháng 2, hội Phủ Giày (Vân Cát, Vụ Bản, Nam Định) mở vào thượng tuần tháng 3
và hội đền Sòng (Bỉm Sơn, Thanh Hoá) thờ Liễu Hạnh v.v..Những lễ hội của Việt
Nam được phân chia theo vòng quay nông vụ, bốn mùa xuân hạ thu đông, mùa nào
cũng tưng bừng lễ hội. Mùa xuân là mùa nhiều lễ hội nhất bởi đây là lúc nông nhàn
“tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Các lễ hội chủ yếu là: hội làng Bát Tràng, hội làng
Bạch Hạc, lễ hội Chùa Hương, hội đền An Dương Vương, lễ hội Đống Đa, hội
Lim, hội Lồng Tồng, lễ hội Làng Sinh, hội Hát Xuân, hội đền Hai Bà Trưng, lễ hội
thánh Gióng, lễ hội đền Hùng, lễ hội Trường Yên, lễ hội đền Đô, lễ hội chùa
Thầy... Lễ hội mùa hè không nhiều bằng lễ hội mùa xuân và lễ hội mùa đông mật
độ cũng thưa thớt hơn nếu so với lễ hội mùa thu: rằm tháng Bảy, lễ hội điện Hòn
Chén, lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc, rằm Trung Thu, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, lễ hội chùa Keo…
Lễ vật được dân lên làm thức cúng trong lễ hội được chuẩn bị công phu và
cẩn trọng, cho thấy thái độ tôn kính của con người trong nghi lễ. Có hai loại thức
cúng: một là loại thức cúng phổ biến ở tất cả các lễ hội như oản, hương, hoa, quả
.vv..; hai là loại thức cúng mang tính nghi lễ, chỉ có ở từng lễ hội riêng biệt, như
món bánh trôi ở hội đền Hát Môn, món chè củ mài ở lễ hội vùng Phong Châu (tỉnh
Phú Thọ)... Không gian của lễ hội bao gồm cả trong di tích lẫn ngoài di tích. Tuỳ lễ
hội ở từng địa phương, từng làng mà không gian này sẽ có những nét khác nhau.
2.5. Giá trị văn hóa của lễ hội
Lễ hội hàm chứa trong mình những giá trị văn hóa cơ bản, không chỉ là giá
trị truyền thống mà còn đáp ứng những nhu cầu của con người trong xã hội hiện
nay. Đó là lý do vì sao con người hiện nay đang sống trong một xã hội công nghiệp
hóa hiện đại hóa lại vẫn luôn có nhu cầu và khát vọng hướng về nguồn cội thông
qua sinh hoạt lễ hội của cộng đồng.
2.5.1. Lễ hội là sinh hoạt cộng đồng
Lễ hội là sinh hoạt cộng đồng bởi nó luôn thuộc về một cộng đồng nhất
định, nó là của một cộng đồng, được sinh ra trong lòng cuộc sống của một cộng
đồng người nhất định gắn với một không gian cộng cảm, cộng mệnh, cộng tồn,
cộng cư xác định. Cộng đồng lớn là quốc gia dân tộc như Hội đền Hùng, cộng
đồng nhỏ như cộng đồng gia tộc, dòng họ, cộng đồng tôn giáo, cộng đồng nghề
nghiệp, cộng đồng làng xã. Chính nhu cầu của sự đồng cảm trong lao động sản
xuất, trong hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa đã khiến lễ hội phát sinh, nhu
cầu ấy cũng là môi trường sống của lễ hội. Chính lễ hội đã trở thành biểu tượng
của sức mạnh cộng đồng, và đây là giá trị căn cốt nhất lí giải sức lôi cuốn của lễ
hội trong đời sống văn hóa xã hội hiện nay.
2.5.2. Giá trị nhận thức là giá trị làm nên chiều sâu của lễ hội Việt Nam.
Lễ hội là một pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số những lớp văn hoá
phong tục, tín ngưỡng, nghệ thuật, các sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Là
một bảo tàng sống về các mặt sinh hoạt và các giá trị tinh thần của dân tộc, lễ hội
có sức sống và sức thuyết phục mạnh mẽ. Bóc tách lễ hội sẽ thấy được nhiều lớp
văn hoá sống động trầm tích và được lưu giữ trong đó qua suốt chiều dài lịch sử.
Thông qua lễ hội, con người nhận thức được thế giới tự nhiên mà trong cảm quan
của họ, tự nhiên ấy là hiện thân của người Mẹ Tự nhiên luôn che chở bao bọc, luôn
mang đến cho con người những điều tốt lành, hạnh phúc.
2.5.3. Lễ hội mang giá trị nhân sinh
Nói lễ hội mang giá trị nhân sinh bởi niềm tin vào thế giới tự nhiên đã được
nhân hóa thành cái siêu nhiên mang phẩm chất người, giá trị người. Chính vì vậy lễ
hội thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng, giải trí của con người. Thực hiện các nghi thức
trong lễ hội, con người biểu hiện lòng biết ơn đối với trời đất, thần linh, các anh
hùng dân tộc đã có công giúp họ trong cuộc sống và trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước.
Thông qua lễ hội, con người tự nâng cao ý thức lịch sử và ý thức xã hội của
mình bởi lễ hội bao giờ cũng gắn bó với cội nguồn và lịch sử dân tộc cho nên nó có
giá trị đạo đức, giá trị nhân văn, giá trị truyền thống. Người ta có thể cảm nhận và
nắm bắt được lịch sử thông qua lễ hội, thông qua các nghi lễ và trò diễn, trò chơi
được trình bày trong lễ hội. Phần lễ trong lễ hội nông nghiệp thể hiện sự cầu xin và
ước vọng về mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống yên bình hạnh phúc
cho mọi người, thể hiện niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên. Đời sống văn hóa trong
những ngày lễ hội được nâng lên ở trình độ cao so với những ngày thường. Con
người tham gia hăng say, hết mình vào các hoạt động lễ hội: Các trò chơi, hoạt
động văn nghệ .v... Những sinh hoạt vui chơi trong phần hội phản ánh hiện thực và
khát vọng của cư dân nông nghiệp lúa nước, thể hiện tài năng trí tuệ, tâm hồn tinh
tế, nhạy cảm của người Việt Nam. Cả một nền văn hoá trò chơi dân gian sống động
của dân tộc cũng được hình thành, lưu giữ và phát triển từ đấy. Người dân thực sự
tham gia vào lễ hội, họ vừa là chủ thể vừa là khách thể của hoạt động văn hóa đặc
trưng này. Lễ hội hướng về nguồn cội, tái hiện lịch sử sinh thành và phát triển của
văn hóa dân tộc thông qua các điển tích điển cố, các lễ nghi của phần lễ và trò diễn
trò chơi trong phần hội khiến lễ hội gắn với du lịch về nguồn cội.
Cuộc sống ngày hôm nay với những bộn bề lo toan, con người luôn căng
thẳng bởi nhịp điệu gấp gáp và những toan tính đời thường. Cách mạng khoa học
kỹ thuật và quá trình toàn cầu hóa tác động một cách cụ thể và trực tiếp đến đời
sống con người cả phương diện vật chất và tinh thần. Đó cũng chính là khi tiếng
gọi về nguồn cội cất lên trong tâm linh, khiến con người tìm đến với lễ hội là tìm
về với cái tự nhiên của mình, để khẳng định nguồn gốc cộng đồng và bản sắc văn
hóa, tìm về với cái riêng trong cái chung. Đời sống tâm linh là một phần thiết yếu
của đời sống con người, và lễ hội chính nhà sự thăng hoa của đời thường nhằm đáp
ứng nhu cầu về đời sống tâm linh ấy. Đời thường tạm thời bị lãng quên bởi lễ hội
đã vượt lên trên đời sống hiện thực để trở thành cái thiêng liêng, để rồi sau lễ hội,
người ta có thêm năng lượng sống.
2.5.4. Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa ý nghĩa cộng đồng và cộng cảm sâu sắc.
Lễ hội cuốn hút đông đảo mọi người vào những sinh hoạt văn hoá của cộng
đồng. Nó gắn các thành viên lại với nhau trong niềm cộng cảm, niềm tự hào về
làng xóm, về quê hương, đất nước và dân tộc. Đến với lễ hội, con người đều có
chung những cảm xúc, những khát vọng. Không gian và thời gian của lễ hội là
không gian, thời gian linh thiêng. Con người tồn tại trong một hiện thực khác -
hiện thực ít nhiều mang tính chất huyền ảo. Khi cầu nguyện các vị thánh phù hộ là
gọi sức mạnh của quá khứ cho hiện tại và tạo đà cho tương lai. Lễ hội giúp cho con
người xích lại gần nhau trong niềm cộng cảm, niềm vui được hòa nhập với cộng
đồng. Khi đến với lễ hội, người ta có nhu cầu sống tốt hơn, ứng xử với nhau đẹp
hơn bởi bản thân lễ hội đã mang giá trị văn hóa nghệ thuật, mà nghệ thuật luôn đi
liền với ý thức thẩm mỹ và năng lực sáng tạo của con người. Lễ hội mang ý nghĩa
dân chủ, nhân bản và giá trị thẩm mỹ cao. Nhà
Lễ hội xuất hiện từ khi xã hội chưa có giai cấp và vẫn tồn tại ở các xã hội
văn minh. Tinh thần dân chủ của lễ hội được khẳng định ở chỗ tất cả mọi người,
mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong đời sống xã hội đều được tham gia và bình đẳng
trong hoạt động lễ hội. Đến với lễ hội, toàn thể cộng đồng đều hoá thân, nhập cuộc,
thực sự thưởng thức và sáng tạo. Khi đó, con người được thực thi khát vọng dân
chủ mà ngày thường, vì nhiều lý do khác nhau, không phải lúc nào cũng có được,
thậm chí bị vùi dập. Không khí trang nghiêm, hồ hởi của lễ hội đã kích thích mọi
tài năng, năng khiếu, ý chí vươn tới sự hoàn thiện, hoàn mỹ của con người.
Lễ hội đưa lại niềm phấn khởi “vui như hội” cho con người. Nó thể hiện
niềm ước mơ về sự tốt đẹp cho cộng đồng, ý chí vươn lên của cá nhân ... Hoạt
động lễ hội cũng là dịp phát huy cao độ năng lực thẩm mỹ của con người. Sinh
hoạt lễ hội dung chứa nhiều thể loại nghệ thuật, đặc biệt là: tạo hình dân gian, nghệ
thuật biểu diễn dân gian .vv.. Tất cả cộng đồng thực sự tham gia thưởng thức và
sáng tạo nghệ thuật bằng toàn bộ tài năng và tâm huyết của chính mình.
2.5.5. Lễ hội mang giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa
Đối với văn hóa Việt Nam, lễ hội càng có giá trị đặc biệt. Nó không chỉ là
môi trường tiềm ẩn những nhân tố dân chủ trong sáng tạo và hưởng thụ giá trị văn
hóa, nó không chỉ là bảo tàng lịch sử văn hóa dân tộc mà còn là sức mạnh của văn
hóa nội sinh để chống lại sự đồng hóa về phương diện văn hóa, để bảo vệ bảo sắc
dân tộc của văn hóa Việt Nam.
Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng lễ hội rất lớn: hơn 8000
lễ hội trong năm với các loại hình phong phú hấp dẫn. Hầu hết các lễ hội của Việt
Nam đều bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian, từ thẳm sâu tâm thức văn hóa dân tộc,
cho nên nó bám rễ rất sâu vào đời sống, nó trường tồn cùng lịch sử văn hóa.
Lễ hội là một bộ bách khoa đồ sộ, một bảo tàng sống về văn hoá của người
Việt. Nó đã và sẽ tác động mạnh mẽ, sâu sắc vào thế giới tâm linh, tâm hồn, tính
cách người Việt Nam xưa và mai sau. Tuy nhiên, cũng cần thấy trong lễ hội có cả
yếu tố phi văn hóa, phản văn hoá. Đó là vấn đề thương mại hóa trong lễ hội, vấn đề
mê tín dị đoan .vv.. Cần loại bỏ những yếu tố trên khi kế thừa kho tàng lễ hội cổ
truyền nhằm góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.