Đặc trưng của văn hóa gốc nông nghiệp | Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Đặc trưng của văn hóa gốc nông nghiệp | Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 6 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HÓA GỐC NÔNG
NGHIỆP
Việt Nam ta từ xưa tới nay luôn được biết tới là một quốc gia có nên
văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh. Sự khác
biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu, phân bố dân tộc, dân cư và sự khác
nhau về lối sống, lối sản xuất đã tạo ra nhiều vùng văn hóa có những nét
đặc trưng riêng tại Việt Nam.Và đó cũng là nguyên do hình thành nên loại
hình văn hóa gốc nông nghiệp mà hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu.
Việt Nam là quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á - khu vực điển hình
của vùng văn hóa Phương Đông. Môi trường sống của cư dân phương
Đông là xứ nóng sinh ra mưa nhiều (ẩm) tạo nên các con sông lớn với
những vùng đồng bằng trú phú nên đã hình thành nghề trồng trọt. Chính
vì vậy mà chúng ta có những đặc trưng của nền văn hóa gốc nông nghiệp:
Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc
ngươi dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa kêt trái và
thu hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên dân nông
nghiệp có ý thức tôn trọng và ươc vọng sống hòa hợp vời thiên nhiên.
Người Việt Nam mở miệng là nói “lạy trời”, “nhờ trời”, “ơn trời”…
Người nông dân Việt trong tâm thức luôn coi trời là chỗ dựa cho nên
có những câu ca dao rất gần gũi như:
“Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp”
Hay như:
“Ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn nơi thì cày sâu”
Trong tư duy: Vì nghề nông, nhât là nghề nông nghiệp lúa nước,
cùng một lúc phụ thuộc vào tất cả mọi hiện tượng thiên nhiên: đất,
nước, mưa, nắng…Nắng, mưa nhiều quá hoặc không nắng, không
mưa đều nguy hiểm cả. Nên Người Việt có câu:
“Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.”
Hay:
“Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng”
Cho nên trong nhận thức của người dân dần hình thành lối tư duy tổng
hợp, bao quát thiên về kinh nghiệm, trực giác, cảm tính và duy linh (linh
cảm).Tổng hợp kéo theo hiện chứng – cái mà người nông nghiệp quan
tâm không phải là các yếu tố riêng rẽ, mà là những mối quan hệ qua lại
giữa chúng. Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là chú
trọng đến các mối quan hệ giữa chúng. Người nông dân ta quan sát từng
yếu tố, hiện tượng của tự nhiên để đúc kết ra kinh nghiệm trong sản xuất,
trồng trọt. Và để có thể nhớ một cách dễ dàng, có thể truyền lại cho nhiều
đời, cha ông ta đã chuyển thể những kinh nghiệm khô khan đó thành
những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ gần gũi, giản dị, và xúc tích. Ví dụ
như:
“Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa”
Cơn đằng Đông vừa trông vừa trông vừa chạy
Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi.
Cơn đằng Bắc, đổ thóc ra phơi
Cơn đằng Tây, mưa ngu bão ngáo.”
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”
Đó chính là đặc trưng tư duy của văn hóa gốc nông nghiệp mà nông
nghiệp lúa nước là điển hình.
Trong tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa tổ chức hội
theo nguyên tắc trọng tình, chuộng sự hòa thuận, tương trợ, quan tâm
đến những láng giềng. Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau phải
tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên sở lấy tình nghĩa làm đầu.
Điều này cũng đã được đề cập rất nhiều trong ca dao, tục ngữ Việt
Nam như:
“Bán anh em xa, mua láng giềng gần”
“Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”
Không chỉ là tình làng nghĩa xóm, dân ta còn luôn ưa chuộng hòa
bình, luôn có thái độ sống hòa thuận, tương trợ nước láng giềng. Từ
xưa, khi đất nước còn nghèo khó, vừa thoát khỏi chiến tranh, dân ta,
bộ đội ta đã không ngại ngần giúp đỡ nước bạn khi họ cần. Điển hình
là sự kiện:
Tháng 12/1978, trước lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu
nước Campuchia, quân và dân Việt Nam đã phối hợp với các lực
lượng vũ trang cách mạng Campuchia tiến hành các cuộc tấn công
Khmer Đỏ, giải phóng hoàn toàn Campuchia”.
Hay như đến hiện tại, Việt Nam vẫn luôn giữ thái độ thân thiện, hòa
đồng không chỉ với các nước anh em láng giềng mà còn với tất cả các
quốc gia trên thế giới.
Lối sống trọng tình đưa đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng Mẫu đề
cao nguyên lý Mẹ. Trong truyền thống Việt Nam, tinh thần coi trọng ngôi
nhà, coi trọng cái bếp coi trọng người phụ nữ hoàn toàn nhất quán
nét: Phụ nữ Việt Nam người quản kinh tế, tài chính trong gia
đình người nắm tay hòm chìa khóa. Chính bởi vậy người Việt Nam
coi Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông không bằng cồng bà…; còn theo kinh
nghiệm dân gian thì Ruộng sâu trâu nái, không bằng con gái đầu lòng.
Phụ nữ Việt Nam cũng chính người vai trò quyết định trong việc
giáo dục con cái: Phúc đức tại mẫu, Con dại cái mang. Vì tầm quan trọng
của người mẹ cho nên trong tiếng Việt, từ cái với nghĩa là “mẹ” đã mang
thêm nghĩa “chính, quan trọng”: sông cái, đường cái, đũa cái, cột cái,
trống cái, ngón tay cái, máy cái…Tuy nhiên trong một giai đoạn của
hội cũ, tưởng trọng nam khinh nữ đã bị truyền vào Việt Nam đã bị
người dân phản ứng một cách dữ dội. Vậy nên không phải ngẫu nhiên
vùng nông nghiệp Đông Nam Á này được nhiều học giả phương Tây gọi
“xứ sở Mẫu hệ”. Cho đến tận bây giờ,các dân tộc ít chịu ảnh hưởng
của văn hóa Trung Hoa như Chàm hoặc hoàn toàn không chịu ảnh hưởng
như nhiều dân tộc Tây Nguyên (Êđê, Giarai…), vai trò của người phụ nữ
vẫn rất lớn: phụ nữ chủ động trong hôn nhân, chồng về đằng nhà vợ,
con cái đặt tên theo họ mẹ… Cũng không phải ngẫu nhiên cho đến
nay, người Khmer vẫn gọi người đứng đầu phum, sóc của họ là mê phum,
sóc (mê=mẹ), bất kể đó đàn ông hay đàn bà. Tất cả đều do những
đặc trưng của nền văn hóa gốc nông nghiệp để lại từ đời xưa.
Về cách thức tổ chức cộng đồng, lối tư duy tổng hợp biện chứng,
cộng với nguyên tắc trọng tình dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn ứng
biến cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, dẫn đến xuất hiện nhiều
triết lí sống:
“Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”
Hay như:
“Đi với Bụt mặc áo cà-sa, đi với ma mặc áo giấy”
Sống theo tình cảm, con người còn phải biết tôn trọng xử bình
đẳng, dân chủ với nhau. Đó nền dân chủ làng mạc, trước nền
quân chủ phong kiến phương Đông nền dân chủ sản phương Tây.
Lối sống trọng tình cách xử dân chủ dẫn đến tâm coi trọng cộng
đồng, tập thể. Người nông nghiệp làm gì cũng phải tính đến tập thể, luôn
có tập thể đứng sau.
Tuy nhiên, mặt trái của tính linh hoạt thói tùy tiện biểu hiện tật co
giãn giờ giấc (giờ cao su), sự thiếu tôn trọng pháp luật… Lối sống trọng
tình làm cho thói tùy tiện càng trở nên trầm trọng hơn: “Một bồ cái
không bằng một tí cái tình”… Nó dẫn đến tệ “đi cửa sau” trong giải quyết
công việc: “Nhất quen, nhì thân, tam thần, tứ thế”…Ví dụ như người Việt
chúng ta thường thói quen vi phạm các quy tắc giao thông như vượt
đèn đỏ, không đội bảo hiểm khi tham gia giao thông hay gian lận
điểm thi THPTQG ở tỉnh Hà Giang
Trong lối ứng xử với môi trường hội: Tư duy tổng hợp phong
cách linh hoạt của văn hóa nông nghiệp còn quy định thái độ dung
hợp trong tiếp nhận các yếu tố: Việt Nam không những không
chiến tranh tôn giáo mà, ngược lại, mọi tôn giáo thế giới (Nho giáo,
Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo…) đều được tiếp nhận đều
bình đẳng giữa các tôn giáo. Việt Nam một nước đa tông giáo với
khoảng 13 đạo khác nhau. Tất cả các tôn giáo được Nhà nước công
nhận thì đều bình đẳng trước pháp luật và điều này đã được ghi lại tại
điền 24 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(Đạo Phật) (Đạo Hồi)
Đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược, người Việt Nam luôn hết sức
mềm dẻo, hiếu hòa. Ngày xưa, trong kháng chiến chống ngoại xâm, mỗi
khi thế thắng đã thuộc về ta một cách rõ ràng, cha ông ta thường dừng lại
chủ động cầu hòa, “trải chiếu hoa” cho giặc về, mở đường cho chúng rút
lui trong danh dự.
=> Trên đây những đặc trưng của nền văn hóa gốc nông nghiệp. Tuy
nhiên văn minh nông nghiệp kéo dài đã làm chậm sự phát triển của tiến
trình lịch sử Việt Nam, không tạo ra được những tiền đề điều kiện để
bức ra khỏi cái khung phong kiến phương Đông, làm hạn chế tính năng
động, sáng tạo của con người Việt Nam dẫn đến sự trì trệ của hội
Việt Nam. Vậy nên bên cạnh sự giữ gìn nên văn hóa đặc trưng của dân
tộc, ta còn cần biết sáng tạo, vận dụng những thành quả tiến bộ của nền
văn minh thế giới.
*Chứng minh văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa nông nghiệp
trồng trọt điển hình:
Do Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, với điều kiện
vị trí địa lí, tự nhiên thuận lợi, nằm góc tận cùng phía Đông Nam
Châu Á, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nhiều con sông lớn như sông
Hồng, sông Mekong… nhiều vùng đồng bằng phù sa màu mỡ là điều kiện
thuận lợi để phát triển nông nghiệp lúa nước nên văn hóa Việt Nam thuộc
loại hình văn hóa nông nghiệp điển hình.
Người Việt thích cuộc sống định cư, ổn định, không thích sự di chuyển,
thay đổi, tình cảm gắn với quê hương xứ sở, với làng, nước… nên
hình thành lối sống tự trị, kép kín, hướng nội.
Do dân Việt Nam sống bằng nghề nông nghiệp nên rất sùng bái tự
nhiên, luôn mong muốn mưa thuận gió hòa để cuộc sống no đủ “Lạy
trời, ơn trời…”, có nhiều tín ngưỡng, lễ hội sùng bái tự nhiên vậy phổ
biến ở các tộc người trên khắp mọi miền đất nước.
Cuộc sống định tạo cho người Việt tiinh1 gắn kết cộng đồng cao,
xem nhẹ vai trò nhân: “Bán anh em xa mua láng giềng gần, Một con
ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
Lối sống trọng tình nghĩa, các quan hệ ứng xử thường đặt tình cao hơn lí,
ứng xử nhiều hóa, nhân ái, không thích sức mạnh, bạo lực.
Cuộc sống định ổn định của nghề nông nghiệp trồng trọt cần đến vai
trò chăm lo thú vén của người phụ nữ, vai trò của người phụ nự được tôn
trọng và đề cao.
Lối duy tổng hợp biện chứng, nặng về kinh nghiệm chủ quan cảm
tính cũng thể hiện rõ trong văn hóa nhận thức, ứng xử của người Việt, coi
trọng kinh nghiệm chủ quan hơn sở khách quan tri thức khoa
học. Kiểu duy thiên về chủ quan, cảm tính kêt hợp lối sống trọng tình
đã tạo nên thói quen tư duy, ứng xử tùy tiện.
Lối duy tổng hợp biện chứng cũng nguyên nhân dẫn đến lối ứng
xử mềm dẻo, linh hoạt.
Như vậy, loại hình văn hóa Việt Nam được xem loại hình văn hóa gốc
nông nghiệp trồng trọt điển hình, đều được thể hiện nét trong cách tổ
chức đời sống phương thức duy, lối ứng xử của người Việt được
xem là nét đặc trưng trong văn hóa Việt Nam.
| 1/6

Preview text:

ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HÓA GỐC NÔNG NGHIỆP
Việt Nam ta từ xưa tới nay luôn được biết tới là một quốc gia có nên
văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh. Sự khác
biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu, phân bố dân tộc, dân cư và sự khác
nhau về lối sống, lối sản xuất đã tạo ra nhiều vùng văn hóa có những nét
đặc trưng riêng tại Việt Nam.Và đó cũng là nguyên do hình thành nên loại
hình văn hóa gốc nông nghiệp mà hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu.
Việt Nam là quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á - khu vực điển hình
của vùng văn hóa Phương Đông. Môi trường sống của cư dân phương
Đông là xứ nóng sinh ra mưa nhiều (ẩm) tạo nên các con sông lớn với
những vùng đồng bằng trú phú nên đã hình thành nghề trồng trọt. Chính
vì vậy mà chúng ta có những đặc trưng của nền văn hóa gốc nông nghiệp:
Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc
ngươi dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa kêt trái và
thu hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên dân nông
nghiệp có ý thức tôn trọng và ươc vọng sống hòa hợp vời thiên nhiên.
Người Việt Nam mở miệng là nói “lạy trời”, “nhờ trời”, “ơn trời”…
Người nông dân Việt trong tâm thức luôn coi trời là chỗ dựa cho nên
có những câu ca dao rất gần gũi như: “Lạy trời mưa xuống Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày Lấy đầy bát cơm Lấy rơm đun bếp” Hay như:
“Ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn nơi thì cày sâu”
Trong tư duy: Vì nghề nông, nhât là nghề nông nghiệp lúa nước,
cùng một lúc phụ thuộc vào tất cả mọi hiện tượng thiên nhiên: đất,
nước, mưa, nắng…Nắng, mưa nhiều quá hoặc không nắng, không
mưa đều nguy hiểm cả. Nên Người Việt có câu:
“Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.” Hay:
“Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng”
Cho nên trong nhận thức của người dân dần hình thành lối tư duy tổng
hợp, bao quát thiên về kinh nghiệm, trực giác, cảm tính và duy linh (linh
cảm).Tổng hợp kéo theo hiện chứng – cái mà người nông nghiệp quan
tâm không phải là các yếu tố riêng rẽ, mà là những mối quan hệ qua lại
giữa chúng. Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là chú
trọng đến các mối quan hệ giữa chúng. Người nông dân ta quan sát từng
yếu tố, hiện tượng của tự nhiên để đúc kết ra kinh nghiệm trong sản xuất,
trồng trọt. Và để có thể nhớ một cách dễ dàng, có thể truyền lại cho nhiều
đời, cha ông ta đã chuyển thể những kinh nghiệm khô khan đó thành
những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ gần gũi, giản dị, và xúc tích. Ví dụ như:
“Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa”
“Cơn đằng Đông vừa trông vừa trông vừa chạy
Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi.
Cơn đằng Bắc, đổ thóc ra phơi
Cơn đằng Tây, mưa ngu bão ngáo.”
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”
Đó chính là đặc trưng tư duy của văn hóa gốc nông nghiệp mà nông
nghiệp lúa nước là điển hình.
Trong tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa tổ chức xã hội
theo nguyên tắc trọng tình, chuộng sự hòa thuận, tương trợ, quan tâm
đến những láng giềng. Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau phải
tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu.
Điều này cũng đã được đề cập rất nhiều trong ca dao, tục ngữ Việt Nam như:
“Bán anh em xa, mua láng giềng gần”
“Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”
Không chỉ là tình làng nghĩa xóm, dân ta còn luôn ưa chuộng hòa
bình, luôn có thái độ sống hòa thuận, tương trợ nước láng giềng. Từ
xưa, khi đất nước còn nghèo khó, vừa thoát khỏi chiến tranh, dân ta,
bộ đội ta đã không ngại ngần giúp đỡ nước bạn khi họ cần. Điển hình là sự kiện:
“Tháng 12/1978, trước lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu
nước Campuchia, quân và dân Việt Nam đã phối hợp với các lực
lượng vũ trang cách mạng Campuchia tiến hành các cuộc tấn công
Khmer Đỏ, giải phóng hoàn toàn Campuchia”.
Hay như đến hiện tại, Việt Nam vẫn luôn giữ thái độ thân thiện, hòa
đồng không chỉ với các nước anh em láng giềng mà còn với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Lối sống trọng tình đưa đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng Mẫu đề
cao nguyên lý Mẹ. Trong truyền thống Việt Nam, tinh thần coi trọng ngôi
nhà, coi trọng cái bếp và coi trọng người phụ nữ là hoàn toàn nhất quán
và rõ nét: Phụ nữ Việt Nam là người quản lí kinh tế, tài chính trong gia
đình – người nắm tay hòm chìa khóa. Chính bởi vậy mà người Việt Nam
coi Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông không bằng cồng bà…; còn theo kinh
nghiệm dân gian thì Ruộng sâu trâu nái, không bằng con gái đầu lòng.
Phụ nữ Việt Nam cũng chính là người có vai trò quyết định trong việc
giáo dục con cái: Phúc đức tại mẫu, Con dại cái mang. Vì tầm quan trọng
của người mẹ cho nên trong tiếng Việt, từ cái với nghĩa là “mẹ” đã mang
thêm nghĩa “chính, quan trọng”: sông cái, đường cái, đũa cái, cột cái,
trống cái, ngón tay cái, máy cái…Tuy nhiên trong một giai đoạn của xã
hội cũ, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã bị truyền vào Việt Nam và đã bị
người dân phản ứng một cách dữ dội. Vậy nên không phải ngẫu nhiên mà
vùng nông nghiệp Đông Nam Á này được nhiều học giả phương Tây gọi
là “xứ sở Mẫu hệ”. Cho đến tận bây giờ, ở các dân tộc ít chịu ảnh hưởng
của văn hóa Trung Hoa như Chàm hoặc hoàn toàn không chịu ảnh hưởng
như nhiều dân tộc Tây Nguyên (Êđê, Giarai…), vai trò của người phụ nữ
vẫn rất lớn: phụ nữ chủ động trong hôn nhân, chồng về ở đằng nhà vợ,
con cái đặt tên theo họ mẹ… Cũng không phải ngẫu nhiên mà cho đến
nay, người Khmer vẫn gọi người đứng đầu phum, sóc của họ là mê phum,
mê sóc (mê=mẹ), bất kể đó là đàn ông hay đàn bà. Tất cả đều do những
đặc trưng của nền văn hóa gốc nông nghiệp để lại từ đời xưa.
Về cách thức tổ chức cộng đồng, lối tư duy tổng hợp biện chứng,
cộng với nguyên tắc trọng tình dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn ứng
biến cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, dẫn đến xuất hiện nhiều triết lí sống:
“Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” Hay như:
“Đi với Bụt mặc áo cà-sa, đi với ma mặc áo giấy”
Sống theo tình cảm, con người còn phải biết tôn trọng và cư xử bình
đẳng, dân chủ với nhau. Đó là nền dân chủ làng mạc, nó có trước nền
quân chủ phong kiến phương Đông và nền dân chủ tư sản phương Tây.
Lối sống trọng tình và cách cư xử dân chủ dẫn đến tâm lí coi trọng cộng
đồng, tập thể. Người nông nghiệp làm gì cũng phải tính đến tập thể, luôn có tập thể đứng sau.
Tuy nhiên, mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện biểu hiện ở tật co
giãn giờ giấc (giờ cao su), sự thiếu tôn trọng pháp luật… Lối sống trọng
tình làm cho thói tùy tiện càng trở nên trầm trọng hơn: “Một bồ cái lí
không bằng một tí cái tình”… Nó dẫn đến tệ “đi cửa sau” trong giải quyết
công việc: “Nhất quen, nhì thân, tam thần, tứ thế”…Ví dụ như người Việt
chúng ta thường có thói quen vi phạm các quy tắc giao thông như vượt
đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông hay gian lận
điểm thi THPTQG ở tỉnh Hà Giang
Trong lối ứng xử với môi trường xã hội: Tư duy tổng hợp và phong
cách linh hoạt của văn hóa nông nghiệp còn quy định thái độ dung
hợp trong tiếp nhận các yếu tố: ở Việt Nam không những không có
chiến tranh tôn giáo mà, ngược lại, mọi tôn giáo thế giới (Nho giáo,
Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo…) đều được tiếp nhận và đều
bình đẳng giữa các tôn giáo. Việt Nam là một nước đa tông giáo với
khoảng 13 đạo khác nhau. Tất cả các tôn giáo được Nhà nước công
nhận thì đều bình đẳng trước pháp luật và điều này đã được ghi lại tại
điền 24 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(Đạo Phật) (Đạo Hồi)
Đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược, người Việt Nam luôn hết sức
mềm dẻo, hiếu hòa. Ngày xưa, trong kháng chiến chống ngoại xâm, mỗi
khi thế thắng đã thuộc về ta một cách rõ ràng, cha ông ta thường dừng lại
chủ động cầu hòa, “trải chiếu hoa” cho giặc về, mở đường cho chúng rút lui trong danh dự.
=> Trên đây là những đặc trưng của nền văn hóa gốc nông nghiệp. Tuy
nhiên văn minh nông nghiệp kéo dài đã làm chậm sự phát triển của tiến
trình lịch sử Việt Nam, không tạo ra được những tiền đề và điều kiện để
bức ra khỏi cái khung phong kiến phương Đông, làm hạn chế tính năng
động, sáng tạo của con người Việt Nam và dẫn đến sự trì trệ của xã hội
Việt Nam. Vậy nên bên cạnh sự giữ gìn nên văn hóa đặc trưng của dân
tộc, ta còn cần biết sáng tạo, vận dụng những thành quả tiến bộ của nền văn minh thế giới.
*Chứng minh văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa nông nghiệp
trồng trọt điển hình:

Do Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, với điều kiện
vị trí địa lí, tự nhiên thuận lợi, nằm ở góc tận cùng phía Đông – Nam
Châu Á, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có nhiều con sông lớn như sông
Hồng, sông Mekong… nhiều vùng đồng bằng phù sa màu mỡ là điều kiện
thuận lợi để phát triển nông nghiệp lúa nước nên văn hóa Việt Nam thuộc
loại hình văn hóa nông nghiệp điển hình.
Người Việt thích cuộc sống định cư, ổn định, không thích sự di chuyển,
thay đổi, tình cảm gắn bó với quê hương xứ sở, với làng, nước… nên
hình thành lối sống tự trị, kép kín, hướng nội.
Do cư dân Việt Nam sống bằng nghề nông nghiệp nên rất sùng bái tự
nhiên, luôn mong muốn mưa thuận gió hòa để có cuộc sống no đủ “Lạy
trời, ơn trời…”, có nhiều tín ngưỡng, lễ hội sùng bái tự nhiên vì vậy phổ
biến ở các tộc người trên khắp mọi miền đất nước.
Cuộc sống định cư tạo cho người Việt có tiinh1 gắn kết cộng đồng cao,
xem nhẹ vai trò cá nhân: “Bán anh em xa mua láng giềng gần, Một con
ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
Lối sống trọng tình nghĩa, các quan hệ ứng xử thường đặt tình cao hơn lí,
ứng xử nhiều hóa, nhân ái, không thích sức mạnh, bạo lực.
Cuộc sống định cư ổn định của nghề nông nghiệp trồng trọt cần đến vai
trò chăm lo thú vén của người phụ nữ, vai trò của người phụ nự được tôn trọng và đề cao.
Lối tư duy tổng hợp – biện chứng, nặng về kinh nghiệm chủ quan cảm
tính cũng thể hiện rõ trong văn hóa nhận thức, ứng xử của người Việt, coi
trọng kinh nghiệm chủ quan hơn là cơ sở khách quan và tri thức khoa
học. Kiểu tư duy thiên về chủ quan, cảm tính kêt hợp lối sống trọng tình
đã tạo nên thói quen tư duy, ứng xử tùy tiện.
Lối tư duy tổng hợp – biện chứng cũng là nguyên nhân dẫn đến lối ứng xử mềm dẻo, linh hoạt.
Như vậy, loại hình văn hóa Việt Nam được xem là loại hình văn hóa gốc
nông nghiệp trồng trọt điển hình, đều được thể hiện rõ nét trong cách tổ
chức đời sống phương thức tư duy, lối ứng xử của người Việt và được
xem là nét đặc trưng trong văn hóa Việt Nam.