Tiểu luận chủ đề: Truyền thông xã hội - Môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Tiểu luận chủ đề: Truyền thông xã hội - Môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 15 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (HN2)
Trường: Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Chủ đề: Truyền thông xã hội: Các group anti
fan, ném đá tập thể và những hệ lụy Page | 1 MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................1
MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC CỦA CÁC GROUP ANTI - FAN............................3
1. Khái niệm và bản chất của các group anti – fan.................................................3
1.1 Khái niệm......................................................................................................3
1.2 Bản chất.........................................................................................................3
2. Nguồn gốc của các group anti – fan...................................................................4
2.1 Nguồn gốc.....................................................................................................4
2.2 Nguyên nhân.................................................................................................5
CHƯƠNG 2: HỆ LỤY CỦA CÁC GROUP ANTI...................................................8
1. Thực trạng..........................................................................................................8
2. Hệ lụy.................................................................................................................9
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP......................................................................................11
1. Nhận thức.........................................................................................................11
2. Hành động........................................................................................................11
KẾT LUẬN.............................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................14 Page | 2 MỞ ĐẦU
Trong các loại hình truyền thông, truyền thông xã hội đang ngày càng phát triển
mạnh mẽ. Nếu ở thập niên trước, sự phát triển của Internet diễn ra nhanh chóng tại
Việt Nam và trên toàn châu Á đã góp phần thay đổi tư duy về cách kết nối với cuộc
sống của con người, trở thành phương tiện hữu hiệu giúp con người tiếp thu thông
tin mới, thì ngày nay, những Mạng xã hội trở nên phổ biến nhất. Những ông lớn
phải nhắc tên như Facebook, Youtube, Twitter, Tiktok, . .. đã trở thành các công cụ
giao tiếp không thể thiếu của đông đảo giới trẻ ngày nay.
Đối với con người không gian mạng được coi như một trải nghiệm xã hội, nơi
mỗi cá nhân có thể giao lưu, trao đổi kiến thức, tìm kiếm trợ giúp cho nhau, hợp
tác kinh doanh hoặc hoạt động trực tiếp nhằm quảng bá các phương tiện thông tin
đại chúng, . .. Thế nhưng, mạng xã hội ngày nay đang dần bị biến chất. Nó trở
thành nơi con người rũ bỏ sự tiêu cực thông qua việc tấn công một người mà họ
chưa bao giờ gặp và đối tượng bị đánh vào nhiều nhất là những ngôi sao hàng đầu.
Các group anti-fan được thành lập ngày một đông và đã có hàng ngàn người
tham gia. Thật đáng buồn là con người đã bị chính sản phẩm trí tuệ của bản thân
điều khiển triệt để với việc dùng không đúng cách khiến các mặt xấu bột phát từ đó
và đưa ra vô số những vấn đề bức xúc khó giải quyết. Đó cũng là nguồn cảm hứng
khiến em lựa chọn chủ đề: "Truyền thông xã hội: Các group antifan, ném đá
tập thể và nhiều hệ luỵ." Page | 3
CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC CỦA CÁC GROUP ANTI - FAN
1. Khái niệm và bản chất của các group anti – fan 1.1 Khái niệm
Anti – fan ( Người tẩy chay hay người chống đối ): là một số người hứng thú
viết, thảo luận hoặc trong một số trường hợp tạo ra một tác phẩm phái sinh
về một đối tượng truyền thông nhưng chỉ với mục đích duy nhất nhằm
chống lại hoặc giễu nhại.
“Group anti” là từ chỉ các hội nhóm trên facebook được tạo ra nhằm mục
đích tẩy chay, chỉ trích, thậm chí là bới móc đời tư của những người nổi tiếng. 1.2 Bản chất
Khi một group anti được hình thành thì thông thường tôn chỉ mục đích của
nhóm sẽ là nhằm đả kích hoặc gây làn sóng phản đối một nhân vật cụ thể. Tuy
nhiên, đôi lúc đây cũng là chiêu trò của một số thành phần muốn tận dụng sự ghét
bỏ và giận dữ của cộng đồng mạng với một cá nhân nào đó nhằm trục lợi cho bản thân.
Lập một nhóm kín trên Facebook để tập hợp tất cả các anti-fan của một ai đó
nhằm tăng quy mô nhóm, tạo tương tác cao và bước cuối cùng là bán lại group khi
cần thiết cũng là cách thức kiếm tiền theo trào lưu anti-fan dạo gần đây.
Có thể kể đến như nhóm antifan của nhà văn Gào (tên thật Vũ Phương Thanh)
với hơn 145.000 thành viên, nhóm chỉ trích Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015
Phạm Hương có 50.000 thành viên, hội tẩy chay Chi Pu với 15.000 thành viên hay
anti cầu thủ Quang Hải và bạn gái cũ Huỳnh Anh với 14.000 thành viên. Page | 4
Sau khi số lượng người tham gia tăng đến khoảng hơn 200.000, các nhóm này
bắt đầu mở những dịch vụ thu phí như quảng cáo cho ngôi sao, hoạt động trên
kênh tin tức showbiz hay bán hàng online
Nhiều người cho biết mục đích chủ yếu của những nhóm này là nhằm PR,
mượn hơi người khác để thu hút cộng đồng mạng và nhằm mục đích kinh doanh.
Một số khác cho biết những group như vậy sẽ nhanh chóng bị bán đi khi có giá.
2. Nguồn gốc của các group anti – fan 2.1 Nguồn gốc
Giữa những năm 2000, cụm từ antifan được nhắc đến nhiều ở Mỹ khi một
nhóm người tuyên bố tuyệt thực để kêu gọi chương trình American Idol loại
thí sinh họ căm ghét là Sanjaya Malakar ra khỏi cuộc thi.
Năm 2007, “văn hóa anti” bắt đầu nở rộ trên mạng xã hội, hàng loạt các
group nói xấu người nổi tiếng được thành lập và nhanh chóng thu hút hàng
ngàn người tham gia: Rachael Ray Sucks (anti các đầu bếp truyền hình Mỹ),
Wretched Beast (anti Elizabeth Swann, nhân vật của Keira Knightley trong
phim Cướp biển vùng Caribbean) và Jodiemush (anti VĐV, người mẫu Jodie Marsh)…
Ở Hàn Quốc, các cổng thông tin điện tử như Naver và Daum là kênh tiếp thu
tin tức chính, cho phép người dùng để lại bình luận mà không cần tiết lộ tên
thật. Văn hóa bình luận ẩn danh được cho là nguyên nhân chủ yếu của nạn bắt nạt trực tuyến. Page | 5
Dữ liệu của cảnh sát Hàn Quốc cho thấy: từ năm 2014 – 2018, số lượng các
trường hợp phỉ báng, xúc phạm và “bạo lực bằng lời nói” trên mạng xã hội
đã tăng gần gấp đôi và không có dấu hiệu giảm cho đến ngày nay. 2.2 Nguyên nhân
Theo em khảo sát 35 bạn đến từ nhiều trường đại học khác nhau ( FTU, VNU, NEU, HUST, HPMU, UTT, …)
Không thích lối sống của một người nổi tiếng nào đó
Anti nữ hoàng đạo lý H.G, Anti chị D, Anti nhà văn G, Anti MC quốc dân
-Thành cry - MC ngôn tình, Anti fan có tâm, Anti MC thích nói đạo lý - MC
thích nói đớt, Anti CEO M.L… Hùa theo số đông
Tại những hội nhóm này, các thành viên cung cấp thông tin hầu như đều
chưa qua kiểm chứng. Họ đưa ra suy đoán, cung cấp bằng chứng mập mờ,
tin đồn bóng gió, thất thiệt để tấn công, làm tổn hại danh tiếng ngôi sao
mình anti. Họ cảm tưởng mình đang sinh hoạt trong một vỏ bọc an toàn với
một đám đông và không cần chịu trách nhiệm những gì mình đang hành xử
trên không gian này. Chính vì thế, những người tạo ra các trang “anti-fan” Page | 6
dễ lôi kéo số đông vào tham gia bình luận, chia sẻ thông tin trong các diễn đàn ấy. Hóng hớt
Nguyễn Thanh Nguyên (22 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TPHCM) kể: “Tôi thỉnh
thoảng có tham gia vào các nhóm này, mặc dù không ghét nghệ sĩ nào. Vì tò
mò những chuyện được kể trong nhóm, nên tôi tham gia vào để đọc thôi, đôi
lúc thấy cũng vui”.
Bị dắt mũi bởi một tổ chức hay cá nhân nào đó
Số đông tham gia trên các trang anti-fan tưởng chừng như chỉ làm tốt cho bõ
ghét ấy đa phần rơi vào chiếc bẫy của những kẻ tác động đằng sau (thường
là người đứng ra tạo dựng trang) : Đẩy fan đến chỗ gào thét hạ bệ uy tín đối
tượng mục tiêu, hô hào tẩy chay các nhãn hàng thương hiệu đang cộng tác
với đối tượng mục tiêu để triệt tiêu nguồn thu nhập của nghệ sĩ!
Khi số lượng thành viên của nhóm anti fan đạt đến hàng ngàn thì câu chuyện
bôi nhọ nghệ sĩ giảm dần và nhiều nhóm cũng thay đổi nội dung hoạt động.
Để giữ chân thành viên thì nhiều bài đăng về chuyện tình cảm, gia đình xuất
hiện, bởi đây là đề tài thu hút số đông bạn trẻ; hay các bài viết có tính ghép
đôi cho người đang cô đơn cũng được ủng hộ nồng nhiệt. Tiếp sau nữa, các
bài viết bán hàng, quảng bá sản phẩm ngày một nhiều. Và có nhóm, lượng
thành viên lên đến hơn trăm ngàn người, để đăng bài quảng bá sản phẩm thì
người viết phải đóng một mức phí nhất định quản trị nhóm mới duyệt bài.
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến nghệ sĩ nào đó bị anti có thể do một bộ phận
fan nào đó muốn nâng idol của mình lên. Page | 7
Trong showbiz thì các nghệ sĩ sẽ có sự cạnh tranh nhau nhất định, đó chính
là điều bắt buộc. Bởi trong lĩnh vực nào cũng vậy, chỉ có cố gắng tiến lên và
nổi bật hơn thì bạn mới có thể mang lại nhiều giá trị hơn. Do vậy mà để
nâng idol, thần tượng của mình lên, giúp họ nổi tiếng hơn thì các fan sẵn
sàng biến thành anti fan để phá nghệ sĩ được xem là thần tượng của mình.
Ví dụ: Năm 2020, fan của nữ diễn viên Trịnh Sảng và thành viên Tuyên
Nghi (nhóm nhạc Rocket Girls 101) tranh cãi nảy lửa khi hai nghệ sĩ cùng
tình cờ xuất hiện trong một bức ảnh chụp tại sân bay.
Khi các tranh luận xem ai xinh đẹp, nổi tiếng hơn ngày càng trở nên gay gắt,
một số cư dân mạng đã để lại những lời nhắn lăng mạ, lập hội nói xấu Trịnh
Sảng trên Sina, Weibo. Cuối cùng, nữ diễn viên đã phải khởi kiện một số
người hâm mộ của Tuyên Nghi vì cảm thấy bị xúc phạm. Page | 8
CHƯƠNG 2: HỆ LỤY CỦA CÁC GROUP ANTI 1. Thực trạng
Anti fan có ở nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này là đương nhiên bởi vì có
nhiều người yêu thích nghệ sĩ thì cũng sẽ có một số người không yêu thích và thậm
chí là ghét bỏ họ. Do vậy mà đây là điều tồn tại theo một lẽ tất nhiên.
Tuy nhiên, điểm chúng ta nên chú ý về anti fan đó là sức ảnh hưởng của họ.
Nói nhỏ thì không đáng kể, nói lớn thì cũng chưa hẳn đã như thế. Tuỳ theo quốc
gia, sự tấn công của anti fan lên nghệ sĩ sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Anti fan trên thế giới
Chúng ta đến với K-biz, một đất nước mà sức mạnh của anti fan có thể nói là
cực kỳ khủng khiếp và biểu hiện rất rõ rệt. Những hành động khủng khiếp của anti
fan tại K-biz phải kể đến sự kiện nước của Yunho (DBSK) đã bị một anti fan tạt
keo vào và thật may mắn là điều này đã không ảnh hưởng tới giọng ca của nam ca
sĩ này. Thế nhưng, nó cảnh báo về sự chuyển tướng của những anti fan tại Hàn Quốc.
Một số những hành động tiêu cực mà anti fan K-pop giành cho nghệ sĩ như tạo
biển đen lighstick trong show của nghệ sĩ hoặc các buỗi biểu diễn âm nhạc chung,
không công nhận hay tẩy chay các sản phẩm do nghệ sĩ làm người đại diện, . ..
Tạm xa K-biz thì US-UK cũng là một trong nhiều thị trường hoạt động mạnh
của anti fan. So với antifan K-pop thì antifan US-UK có vẻ như lịch sự và văn
minh hơn. Tuy vậy, bạn không nên quên hình ảnh những nghệ sĩ ra đường luôn có
rất đông vệ sĩ bao quanh. Page | 9
Mặc dù độ nổi tiếng của các nghệ sĩ US-UK là toàn thế giới, thế nhưng những
anti fan cũng là kẻ thù đáng gờm của họ. Những anti fan US-UK sẵn sàng là những
điều tệ hại nhất nhằm thoả mãn hư vinh của bản thân. Ví dụ như tẩy chay nghệ sĩ,
không download bài hát của họ, không mua đĩa, làm nghệ sĩ phải bỏ show, không được vào top, . ..
Anti fan tại Việt Nam
So với lực lượng anti fan trên thế giới thì anti fan tại Việt Nam rõ ràng có sự
khiêm tốn hơn khá nhiều. Sức ảnh hưởng và sự tác động của anti fan Việt Nam
không phải không có, thế nhưng những hành động này lại được coi là "văn minh,
lịch sự" hơn so với trên thế giới nói chung và K-pop nói riêng.
Ví dụ như Sơn Tùng được coi là nghệ sĩ có nhiều anti fan nhất trong V-pop.
Ngay từ khi mới gia nhập showbiz đã trở nên nổi tiếng, thì bên cạnh tài năng còn là
các tai tiếng xấu xa của anti fan giành cho nghệ sĩ này. Và cho dù bị công kích khá
gay gắt thì Sơn Tùng vẫn luôn tích cực hoạt động nghệ thuật và hiện nay có khá
nhiều người đã từ anti fan sang fan của anh.
Các hành động của anti fan Việt chủ yếu trên thế giới mạng. Và điều này không
mấy ảnh hưởng đối với nghệ sĩ trong việc tham gia show của anh. Và họ cũng
được chào đón nhiệt tình tại các địa điểm mình xuất hiện. Do đó mà sức công phá
của anti fan Việt được đánh giá là nhẹ nhàng hơn rất nhiều. 2. Hệ lụy
Bạo lực mạng diễn ra trực tuyến, nhưng nó ảnh hưởng đến những người ngoại
tuyến và có tác động đến thế giới thực, khiến nạn nhân có thể bị sợ hãi, lo lắng
hoặc đáng sợ hơn là kẻ xấu chi phối hành động ngoài đời thật của nạn nhân. Page | 10
Từ đó có thể thấy, tác hại của bạo lực mạng là vô cùng lớn. Đặc biệt là khi câu
chuyện gắn với những người nổi tiếng, có tên tuổi và sức ảnh hưởng. Khi đó, bạo
lực mạng diễn ra càng đem lại hậu quả to lớn gấp nhiều lần.
Năm 2019, mạng xã hội chấn động với tin tức Sulli tự tử tại nhà riêng, cô là một
ví dụ điển hình của nạn nhân bạo lực mạng. Nữ diễn viên thường xuyên nhận được
nhiều bình luận tiêu cực trên mạng xã hội như “bệnh hoạn”, “thác loạn”, “ngu
xuẩn”, “vô học”,… Trong nhiều chương trình truyền hình thực tế, Sulli từng đưa ra
lời cầu cứu, tuy nhiên mọi nỗ lực đều như “muối bỏ biển”.
“ Tại sao tôi lại bị mắng chửi như vậy? Tôi cảm thấy có rất nhiều người mang
thành kiến nặng nề với duy nhất một mình em. Xin hãy hiểu tôi hơn một chút. Bạn bè
khán giả xin hãy yêu quý tôi thêm một chút, các phóng viên xin hãy yêu thương tôi
một chút ”, lời chia sẻ xót xa của Sulli trong chương trình truyền hình Jin Ri Market.
Không chỉ có Jong Huyn và Sulli mà rất nhiều nghệ sĩ của K-biz đã không thể
chịu đựng được sự lạnh lùng, những hành động biến tướng một cách thái quá cuả
anti fan và đã quyết định ra đi để giải thoát khỏi thế giới khắc nghiệt ấy.
Có thể thấy, công kích tập thể tưởng không nguy hiểm mà lại nguy hiểm không
tưởng. Đã có không ít những hậu quả đáng buồn xảy ra, nhẹ thì bị ảnh hưởng tâm
lý, trầm cảm, nặng hơn nữa đôi khi là những hành động nghĩ quẩn, mất đi sự sống.
Và ngay cả khi những người bị bạo lực ngôn từ có mạnh mẽ vượt qua những
giây phút này, thì đằng sau đó, hệ quả để lại không hề bị mất đi. Những lời nói
xuyên tạc, bôi nhọ đã xuất hiện ảnh hưởng đến danh dự cá nhân ai sẽ là người giải
quyết? Những ảnh hưởng về tâm lý, tinh thần ai sẽ là người chữa lành? Nặng nề
hơn, những bệnh tật hay mất mát xảy ra, ai sẽ là nguời chịu trách nhiệm? Page | 11
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP 1. Nhận thức
Bình tĩnh khi phán xét một sự việc nào đó, đừng vội đi theo đám đông để kẻ
gian lợi dụng được sơ hở.
Tự tạo cho mình một sự cân nhắc trước khi phát ngôn.
Tự động tránh những lời lẽ thô tục và tạo một cái nhìn khách quan trước vấn đề nào đó.
Đừng vì những bình luận được nhiều lượt thích; vì thói cuồng ngôn vị kỷ
núp bóng sau bàn phím mà kêu gọi tấn công người khác bằng từ ngữ xấu xí;
nuôi dưỡng lòng căm ghét, gieo những điều tiêu cực.
Tiến sĩ tâm lý Lê Nguyên Phương trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ:
“Người thực hiện tẩy chay cần ý thức rằng đây là quyền của mình. Chúng ta
cần phải phân tích và đánh giá xem hành động của mình có đem lại lợi ích
cho mình và người khác không. Cảm xúc là động lực của mọi hành vi,
nhưng không ai hành động hoàn toàn theo cảm xúc. Chúng ta thường cân
nhắc về hành động có thể đem lại hậu quả cho bản thân, nhưng thường bất
cẩn hơn về hậu quả đối với người khác.” 2. Hành động
Giáo dục văn hóa ứng xử và văn minh trên mạng từ nhà trường
Các cơ quan nhà nước nên có cổng báo cáo hành vi vi phạm an ninh mạng online.
Mức phạt hiện nay cho các hành vi vi phạm Luật an ninh mạng còn quá nhẹ, vì
thế những sự việc vi phạm vẫn đang diễn ra hằng ngày. Page | 12
Doanh nghiệp, cộng đồng người trẻ và giới showbiz nên cùng chung tay vận
động, lan tỏa cho nhau về ý thức phát ngôn và lối ứng xử văn minh trên mạng xã hội. Page | 13 KẾT LUẬN
Về bản chất thì điều gì cũng sẽ có hai mặt. Điều này có nghĩa là anti fan vừa tốt mà cũng vừa xấu.
Anti fan tốt khi từ các hành động của anti fan giúp nghệ sĩ trở nên nổi tiếng hơn
nữa. Tên tuổi của họ được chú ý đến thường xuyên hơn trong giới truyền thông,
nhiều người quan tâm đến nghệ sĩ hơn và các hoạt động, dự án của nghệ sĩ cũng
thu hút nhiều sự chú ý hơn. Do đó mà tên tuổi ngày một lên và mức cát-xê cũng
được đẩy lên rất nhiều.
Tất nhiên không phải anti fan nào cũng mang lại giá trị lớn như thế. Khi các
hành vi của anti fan trở nên cực đoan, quá khích thì bản thân người nghệ sĩ sẽ bị
ảnh hưởng và công kích rất nhiều. Nhìn vào sự khắc nghiệt của K-pop mà ta sẽ
cảm nhận thấy sức công phá mãnh liệt của anti fan đối với nghệ sĩ to lớn tới mức nào. Page | 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Hạn chế hành vi kém văn minh trên mạng”, nguồn: https://tuoitre.vn/han-
che-hanh-vi-kem-van-minh-tren-mang-2020022508580555.htm, ngày đăng
25/02/2020, ngày truy cập 05/12/2022.
2. “Vì sao các nhóm anti nghệ sĩ ngày một nhiều”, nguồn:
https://zingnews.vn/vi-sao-cac-nhom-anti-nghe-si-ngay-mot-nhieu-
post1152482.html, ngày đăng 13/11/2020, ngày truy cập 04/12/2022.
3. Về văn hoá tẩy chay của anti-fan, anh Chánh Văn – Hoàng Anh Tú: "Tấn
công bằng bàn phím là một con quái vật đói khát, và ai cũng có thể trở thành
nạn nhân dự bị của nó", nguồn: https://cafebiz.vn/ve-van-hoa-tay-chay-cua-
anti-fan-anh-chanh-van-hoang-anh-tu-tan-cong-bang-ban-phim-la-mot-con-
quai-vat-doi-khat-va-ai-cung-co-the-tro-thanh-nan-nhan-du-bi-cua-no-
20201109101936193.chn, ngày đăng 09/11/2020, ngày truy cập 06/12/2022.
4. “Đằng sau các trang “anti-fan” trên mạng là gì?”, nguồn:
https://www.htv.com.vn/dang-sau-cac-trang-anti-fan-tren-mang-la-gi, ngày
đăng 14/12/2020, ngày truy cập 06/12/2022 Page | 15