Đặc trưng tham nhũng - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
1. Khái niệm: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị; nói cách khác là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Trình bày khái niệm và các đặc trưng của tham nhũng
1. Khái niệm: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã
lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Người có chức vụ, quyền hạn
chỉ giới hạn ở những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị
thuộc hệ thống chính trị; nói cách khác là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị
có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước. Việc giới hạn như vậy
nhằm tập trung đấu tranh chống những hành vi tham nhũng ở khu vực xảy
ra phổ biến nhất, chống có trọng tâm, trọng điểm, thích hợp với việc áp
dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng như: kê khai tài sản, công
khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử lý trách
nhiệm của người đứng đầu.(tại Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005)
2. Đặc trưng của tham nhũng là:
- Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn:
Đặc điểm của tham nhũng là chủ thể thực hiện hành vi phải là người có
chức vụ, quyền hạn. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công
chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị
thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của
Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của
Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ
có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó (khoản 3, Điều 1,
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005).
Nhóm đối tượng này có đặc điểm, đặc thù so với các nhóm đối tượng khác
như: họ thường là những người có quá trình công tác và cống hiến nên có
nhiều kinh nghiệm; được đào tạo có hệ thống, là những chuyên gia trên
nhiều lĩnh vực khác nhau; là những người có quan hệ rộng và có uy tín xã
hội nhất định và thậm chí có thế mạnh về kinh tế. Những đặc điểm này
của chủ thể hành vi tham nhũng chính là yếu tố gây khó khăn cho việc
phát hiện, điều tra, xét xử hành vi tham nhũng.
- Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao:
“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” để vụ lợi là đặc trưng thứ hai của tham
nhũng. Khi thực hiện hành vi tham nhũng, kẻ tham nhũng phải sử dụng
“chức vụ, quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại lợi ích
cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác. Đây là yếu tố cơ bản
để xác định hành vi tham nhũng. Một người có chức vụ, quyền hạn
nhưng không lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó thì không thể có hành vi
tham nhũng. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi của người có chức vụ,
quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó đều được coi là hành vi
tham nhũng. Ở đây có sự giao thoa giữa hành vi này với các hành vi tội
phạm khác, do vậy cần lưu ý khi phân biệt hành vi tham nhũng với các
hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi:
Hành vi tham nhũng là hành vi cố ý. Mục đích của hành vi tham nhũng là
vụ lợi. Nếu chủ thể thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không là
hành vi tham nhũng. (Khái niệm vụ lợi) Vụ lợi ở đây được hiểu là lợi ích
vật chất hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đã đạt
được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng. Như vậy, khi xử
lý về hành vi tham nhũng, không bắt buộc chủ thể tham nhũng phải đạt được lợi ích.
Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định việc đánh giá tính chất và mức độ
nguy hiểm của hành vi tham nhũng chủ yếu dựa trên căn cứ xác định
những lợi ích vật chất mà kẻ tham nhũng đạt được để từ đó quyết định
mức độ xử lý. Lợi ích vật chất hiện nay trong cơ chế thị trường thể hiện ở
rất nhiều dạng khác nhau, nếu chỉ căn cứ vào những tài sản phát hiện hoặc
thu hồi được để đánh giá lợi ích mà kẻ tham nhũng đạt được thì sẽ là
không đầy đủ. Thêm nữa, các lợi ích vật chất và tinh thần đan xen rất khó
phân biệt; ví dụ như: việc dùng tài sản của Nhà nước để khuyếch trương
thanh thế, gây dựng uy tín hay các mối quan hệ để thu lợi bất chính. Trong
trường hợp này, mục đích của hành vi vừa là lợi ích vật chất, vừa là lợi ích tinh thần.
Đối với khu vực tư, khi có vụ việc tham nhũng xảy ra, pháp luật đã có
những sự điều chỉnh nhất định. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, người có
chức vụ, quyền hạn trong các tổ chức, doanh nghiệp thuộc khu vực tư cấu
kết, móc nối với những người thoái hoá, biến chất trong khu vực công
hoặc lợi dụng ảnh hưởng của những người này để trục lợi. Trong trường
hợp đó, họ trở thành đồng phạm khi người có hành vi tham nhũng bị truy
cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phân tích các nguyên nhân và hậu quả của tham nhũng
a. Nguyên nhân tham nhũng:
Quản lý nhà nước yếu kém:
Theo Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), nguyên nhân cơ
bản của tham nhũng nằm ở vấn đề quản lý nhà nước. Một quốc gia quản lý
tốt phải có bộ máy nhà nước tốt. Chỉ khi nhà nước thực hiện tốt chức năng
quản lý xã hội của mình, các nguyên tắc nhà nước pháp quyền như dân
chủ, công bằng, công khai, minh bạch,.. được tôn trọng và đảm bảo thực
sự thì khi đó tham nhũng mới bị kiềm chế.
Ở Việt Nam: Sự quản lý đất nước là sự thống nhất và phối hợp giữa vai
trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm quản lý của Nhà nước và sự tham gia
có hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng. Các
yếu tố trong hệ thống chính trị phải thực hiện đúng vai trò của mình. Tuy nhiên:
Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nói chung, của bộ máy
nhà nước nói riêng còn nhiều khuyết điểm, chất lượng và hiệu quả
chưa cao: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước còn thiếu hụt, lỏng
lẻo; cơ chế quản lý thiếu công khai, minh bạch, tạo nhiều kẽ hở cho
những hành vi lạm quyền, tham nhũng. Chương trình tổng thể cải
cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2020 đã được thực hiện
để loại bỏ những thủ tục rườm rà, dễ bị lợi dụng để tham nhũng
nhưng thực tế kết quả chưa cao. Xét tổng quan, hệ thống chính trị
của nước ta hiện vẫn chưa thoát khỏi tình trạng “hành chính hóa”
hoạt động lãnh đạo của Đảng, “chính trị hóa” hoạt động quản lý của
Nhà nước, và “nhà nước hóa” hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp
của các tổ chức, đoàn thể xã hội.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan, tổ chức chưa
được xác định rõ ràng, cụ thể, còn trùng lặp hoặc bị phân tán: Sự lẫn
lộn giữa chức năng lãnh đạo chính trị của Đảng và chức năng quản
lý xã hội của nhà nước hiện chưa được khắc phục. Về nguyên tắc,
Đảng lãnh đạo thông qua chủ trương, đường lối, công tác cán bộ;
Nhà nước quản lý bằng chính sách, pháp luật; các tổ chức, đoàn thể
phải động viên nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội
bằng cách tuyên truyền, giáo dục. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn tồn
tại hiện tượng chồng chéo lẫn lộn về tổ chức và hoạt động của các
yếu tố trong hệ thống chính trị nước ta.
Khung pháp luật về phòng, chống tham nhũng còn chưa đầy đủ, chặt chẽ,
hoặc chưa được thi hành hiệu quả: Khung pháp luật đã tương đối toàn diện
nhưng còn chưa đủ mạnh, chặt chẽ, tồn tại nhiều bất cập:
Thứ nhất: Nhiều quy định còn chưa chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tiễn
phòng, chống tham nhũng và tương thích với các quy định của pháp luật quốc tế.
Thứ hai: Một số quy định về phòng, chống tham nhũng còn chồng chéo, mâu thuẫn.
Thứ ba: Thiếu các công cụ pháp lý cho phép điều tra và xử lý các hành vi
tham nhũng một cách hữu hiệu, chế tài áp dụng với chủ thể tham nhũng
chưa đủ sức răn đe. Cụ thể, pháp luật hiện hành chưa quy định các biện
pháp đặc biệt trong điều tra tham nhũng, ví dụ việc áp đặt chứng minh tính
hợp pháp của tài sản lên nghi can tham nhũng, hoặc áp đặt trách nhiệm
hình sự đối với pháp nhân.
Thứ tư: Cơ chế khuyến khích người dân phát hiện và tố cáo, cung cấp
thông tin về hành vi tham nhũng và cơ chế pháp lý bảo vệ những người tố
cáo và nhân chứng ấy còn chưa cụ thể.
-> Những yếu tố này khiến hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng ở VN
còn thấp, đồng nghĩa với việc rất nhiều hành vi tham nhũng không bị xử
lý, do đó, làm giảm đáng kể tính răn đe của pháp luật với những kẻ tham nhũng.
Hệ thống cơ quan phòng, chống tham nhũng quốc gia tuy đã được xây
dựng nhưng hoạt động còn thiếu hiệu quả, ít nhiều mang tính hình thức:
Các cơ quan này còn thiếu tính độc lập và chưa có cơ chế phối hợp hữu
hiệu, khiến hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách về phòng,
chống tham nhũng ở nước ta còn hạn chế.
Phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức bị xuống cấp:
Việc nước ta chuyển sang quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường, bên cạnh
những mặt tích cực cũng gây ra một số hậu quả tiêu cực. Đặc trưng nền
kinh tế thị trường là tính cạnh tranh khốc liệt, phân hóa gay gắt, lối sống
hưởng thụ, sự ngự trị tuyệt đối của đồng tiền đã ảnh hưởng không nhỏ đến
một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức khiến họ nảy sinh tâm lý kiếm
tiền bằng mọi cách, kể cả tham nhũng. Không chỉ vậy, một số cán bộ,
công chức vẫn mang nặng tư tưởng của nền kinh tế tập trung bao cấp nên
mang tâm lý hách dịch, quan liêu, sách nhiễu,... gây khó khăn cho người dân.
Lương và chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn
thấp, không đủ trang trải cuộc sống của cá nhân và gia đình họ
Thể chế chính trị và truyền thống văn hóa hàm chứa những yếu tố ủng hộ
hay khoan dung với hành vi tham nhũng: Tập quán “miếng trầu là đầu câu
chuyện”, “đóng cửa bảo nhau”, “không vạch áo cho người xem lưng”,
“hoa thơm mọi người cùng hưởng” hay những đạo lý như “uống nước nhớ
nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vốn mang bản chất tốt đẹp và cần được
duy trì, phát huy; song trong nhiều hoàn cảnh, chúng đang bị lợi dụng như
chất xúc tác cho hành vi tham nhũng, hoặc như vật cản trong nỗ lực phòng chống nạn này.
Nhận thức của một số cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị về tính nghiêm trọng của tham nhũng
còn chưa đầy đủ: Điều này dẫn đến sự lãnh đạo không chặt chẽ, thiếu
kiểm tra, đôn đốc; thậm chí là nể nang, né tránh, dung túng cho tham
nhũng. Một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ viên chức suy thoái về
tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Trong khi đó, việc xử lý
cán bộ tham nhũng trong nhiều trường hợp còn chậm trễ, nương nhẹ, một
số vụ việc tham nhũng lớn nhưng chưa được xét xử kịp thời, công minh,
gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm giảm uy tín và xói mòn niềm tin của
quần chúng với quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng
chưa được coi trọng, còn hình thức, mang tính phong trào: Trên thực tế,
hoạt động này chưa tạo ra được sự chuyển biến tích cực, sâu rộng về nhận
thức, ý thức trách nhiệm với việc phòng, chống tham nhũng trong quần
chúng nhân dân và đội ngũ cán bộ, công chức; trong khi đây là một trong
những yêu cầu cốt yếu đảm bảo thành công trong cuộc chiến chống tham nhũng.
b. Hậu quả của tham nhũng:
Tham nhũng là một hiểm họa lớn trên toàn thế giới, không chỉ xảy ra ở
những quốc gia đang phát triển mà còn cả những quốc gia phát triển.
Hậu quả của tham nhũng trải trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên không phải lúc
nào cũng hiển hiện và được phát hiện một cách dễ dàng. Không chỉ vậy,
hậu quả của tham nhũng còn có thể tồn tại dai dẳng sau khi hành vi được
thực hiện, gây ảnh hưởng đến thế hệ sau và sự phát triển bền vững của đất nước. Lĩnh Hậu quả vực
Về kinh 1. Tham nhũng cản trở sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Hành tế
vi này làm nền kinh tế mọt ruỗng, biến chất quan hệ sở hữu, rối loạn
chính sách phân phối, đi chệch hướng phát triển, không có khả năng
thực hiện mục tiêu ban đầu. Theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch
quốc tế, tham nhũng tỉ lệ nghịch với mức độ phát triển kinh tế,
những nước càng kém phát triển thì nạn tham nhũng càng mạnh.
2. Tham nhũng gây ra lãng phí, thất thoát lớn về mặt kinh tế. Bởi
một phần khá lớn tiền của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước
ngoài bị “rơi vào túi” của những kẻ quan liêu, tham nhũng mà
không được sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ở đây,
thiệt hại kinh tế của các doanh nghiệp cũng chính là thiệt hại kinh tế
của các nhà nước, bởi khi các doanh nghiệp cảm thấy “nản lòng”,
rút vốn đầu tư do những “chi phí bôi trơn” trên thì ngân sách nhà nước sẽ thất thu.
3. Tham nhũng tạo ra một rào cản, cản trở đầu tư nước ngoài. Do
nạn tham nhũng, đầu tư trực tiếp nước ngoài không được khích lệ,
và các doanh nghiệp không chỉ chịu thiệt hại trực tiếp từ “thuế
không chính thức”, mà thiệt hại gián tiếp còn xảy ra khi họ đối mặt
với sự nhũng nhiễu, gây khó khăn của các cơ quan, nhân viên công
quyền. Chính vì thế, tham nhũng làm vẩn đục cạnh tranh lành mạnh. Về
1. Tham nhũng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất chính
dẫn đến bất bình đẳng, chia rẽ và xung đột xã hội. Cụ thể, tham trị, xã
nhũng góp phần phân chia dân chúng trong xã hội nói chung, các hội
tầng lớp trong xã hội nói riêng thành 2 nhóm giàu (chủ yếu chỉ
hưởng thụ), nghèo (vật lộn làm việc để kiếm sống). Khoảng cách
giàu nghèo tăng nhanh, từ đó thổi bùng lên lòng đố kỵ, sự nghi ngại,
tính ghen ghét và thù địch. Hậu quả là phá vỡ tính đoàn kết trong
cộng đồng, khiến an ninh, trật tự xã hội bị đảo lộn. Ở một số quốc
gia nơi tham nhũng diễn ra một cách phổ biến, khủng hoảng chính
trị, thậm chí bạo động xã hội đã diễn ra, khiến hệ thống chính quyền
sụp đổ hoặc tổn hại nghiêm trọng.
2. Tham nhũng khiến đạo đức xã hội bị suy thoái. Không chỉ công
chức, viên chức nhà nước mà lối sống của người dân cũng trở nên
ích kỷ, thực dụng hơn; trong khi những giá trị đạo đức truyền thống
tốt đẹp ngày càng giảm sút trong bối cảnh tham nhũng. Về phương
diện xã hội học, tham nhũng góp phần nuôi dưỡng và thúc đẩy
những niềm tin, thái độ, hành vi tiêu cực của công chúng trong các
mối quan hệ xã hội, bao gồm: thiếu tôn trọng pháp chế, mất lòng tin
thậm chí là chống đối các cơ quan nhà nước, thờ ơ các vấn đề chung
của đất nước, hành động ích kỷ, cá nhân, bất chấp hậu quả gây ra
với cộng đồng và người khác.
3. Ở góc độ khác, tham nhũng tàn phá hệ thống cơ sở hạ tầng về văn
hóa, xã hội của các quốc gia. Các cơ sở giáo dục và chăm sóc y tế
thường rơi vào khủng hoảng về tổ chức hoạt động và chất lượng
dịch vụ, bởi chúng rất nhạy cảm, dễ tổn thương trước vấn nạn này.
4. Tham nhũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trật tự, kỉ cương
trong các lĩnh vực không được thực hiện nghiêm chỉnh; trật tự, an
toàn xã hội chưa đảm bảo, tình trạng tội phạm gia tăng. Tham nhũng
là tội phạm gốc cho sự xuất hiện của các loại tội phạm khác, như tội
phạm rửa tiền. Hoạt động rửa tiền cho phép tội phạm xóa bỏ sự dính
líu của chúng tới các hoạt động tạo ra từ lợi nhuận từ phạm tội, trong đó có tham nhũng.
Về quản 1. Tham nhũng tàn phá nền pháp chế khiến người dân mất lòng tin, lý nhà
chỉ trích, chống đối cơ quan và công chức nhà nước. Từ đó việc xây nước
dựng, tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật của nhà nước trên
nhiều lĩnh vực gặp khó khăn vì thiếu sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
2. Tham nhũng dẫn đến sự xung đột ngay trong hệ thống cơ quan
nhà nước. Sự mờ ám, thiếu minh bạch và vụ lợi trong quá trình ra
quyết định là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bè phái, mâu thuẫn
gay gắt trong nội bộ cơ quan. Từ đó dẫn đến sự tê liệt, hoạt động
kém hiệu quả của cơ quan nhà nước, kéo theo hệ lụy tiêu cực về quản lý xã hội.
3. Tham nhũng làm xói mòn lòng tin của doanh nghiệp đầu tư trong
và ngoài nước với sự quản lý xã hội và điều hành kinh tế của chính
quyền. Điều này cản trở chính phủ xây dựng và thực thi các chương
trình kinh tế lớn, có tác động đến sự phát triển về mọi mặt của đất nước.
Bổ sung: Ví dụ về những vụ án tham nhũng tại Việt Nam
Đây là vụ án kinh tế lớn, được TAND tp Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm tháng
01/2018 với bị cáo Đinh La Thăng và 21 bị cáo đồng phạm. Quá trình điều tra
cho thấy, trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, bị
cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐ Thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam
(PVN), đã chỉ định Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) thực hiện gói
thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau
đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm
ứng hơn 6,6 triệu USD, trên 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh
và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích không đưa vào dự án
Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ
đồng. Với hành vi này, TAND Thành phố Hà Nội đã tuyên phạt Đinh La Thăng
13 năm tù. Các bị cáo đồng phạm khác trong vụ án bị tuyên phạt từ 03 năm đến
22 năm tù, buộc bồi thường số tiền Nhà nước bị thất thoát.
Ngoài ra, bị cáo Đinh La Thăng còn chỉ đạo cấp dưới góp vốn trái pháp luật vào
Ngân hàng thương mại cổ phần Đại dương (Oceanbank) gây thất thoát cho Nhà
nước 800 tỷ đồng. Tháng 3/2018, TAND thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa sơ
thẩm tuyên phạt Đinh La Thăng 18 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của
Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp hình phạt của
cả hai vụ án, bị cáo Đinh La Thăng phải chấp hành mức án là 30 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự, tòa tuyên buộc bị cáo Đinh La Thăng cùng 6 đồng phạm
liên đới bồi thường 800 tỉ cho cho PVN. Trong đó, bị cáo Đinh La Thăng, chịu
trách nhiệm bồi thường 600 tỉ đồng vì là người phải chịu trách nhiệm chính.
Tháng 6/2018, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm,
đã bác toàn bộ kháng cáo và y án sơ thẩm đối với Đinh La Thăng cùng 6 bị cáo đồng phạm khác.