-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đặc trưng văn hóa Tiểu vùng xứ Quảng - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Đặc trưng văn hóa Tiểu vùng xứ Quảng - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (VH)
Trường: Đại học Văn hóa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đặc trưng văn hóa Tiểu vùng xứ Quảng 1. Lịch sử hình thành
Xứ Quảng là vùng đất vốn thuộc vương quốc Chăm pa xưa. Sau nhiều biến cố lịch sử,
vùng đất này đã trở thành 1 bộ phận lãnh thổ Đại Việt. Buổi đầu thời Lê Sơ (thế kỉ XV)
trên bản đồ quốc gia, vùng đất Quảng Nam, Quãng Ngãi được ghi là Nam Giới, được xem
như 1 phên dậu của Đại Việt. Năm Hồng Đức thứ 2 (1471), giữa Đại Việt và Chămpa xảy
ra xung đột. Vua Lê Thánh Tông thân chinh và đánh thắng Chămpa, cắt đặt vùng đất từ
phía Nam đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông làm Thừa tuyên Quảng Nam, gồm có 3 phủ, 9
huyện. Cũng từ thời vua Lê Thánh Tông, tên gọi xứ Quảng bắt đầu xuất hiện trong dân
gian bên cạnh xứ Thanh, xứ Nghệ... 2. Vị trí địa lí
Xứ Quảng trải dài từ Bắc xuống Nam với chiều dài gần 300km, nơi rộng nhất khoảng
100km. Vùng đất này bao bọc bởi dãy núi Trường Sơn Phía Tây, biển cả ở phía đông,
phía bắc giáp với Thừa Thiên – Huế, phía Nam giáp với Bình Định. 3. Thiên nhiên, khí hậu
Địa hình xứ Quảng cũng mang nhiều đặc điểm riêng biệt so với các vùng khác. Nơi đây
có địa hình đồng bằng, đồi núi và biển đan cài vào nhau trong 1 không gian nhỏ hẹp.
Những dãy núi bò lan ra biển tạo nên những cánh đồng nhỏ hẹp. Đồng thời biển lấn sâu
vào đất liền, tạo thành những vũng vịnh
Yếu tố địa hình cùng với khí hậu đa dạng đã tạo ra ở vùng đất này nhiều hệ sinh thái
khác nhau, gồm hệ sinh thái núi, trung du, đồng bằng, đầm phá, ven biển, biển và đảo.
Đièu này đã có những ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động sản xuất và đời sống của con
người xứ Quảng. Hoạt động khai thác đồng bằng, thung lũng để canh tác lúa nước, canh
tác nươg rãy trồng lúa và các loại hoa mùa khá phong phú. Việc trồng rừng và khai thác
các sản phẩm từ rừng mang lại cho con người 1 nguồn lợi thiên nhiên đa dạng, rất có giá
trị. Đặc biệt, trong vùng có nhiều cửa sông và bãi cát ven biển, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc nuôi trồng các loại thủy hải sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn 4. Đặc trưng văn hóa
Một điểm dễ nhận thấy trong văn hóa đất Quảng là những thắng cảnh mà tự nhiên đã
ban tặng cho vùng như Hải Vân, Sơn Trà... Mỗi cảnh đẹp đều mang lại cho xứ Quảng 1
đặc điểm, 1 hương vị rất riêng, khiến bất kì ai khi tới thăm vùng đất này cũng đề không
khỏi cảm thấy thương yêu tha thiết
Không chỉ đa dạng ở yếu tố tộc người, từ xưa xứ Quảng đã là mảnh đất “địa linh nhân
kiệt”, sản sinh biết bao danh nhân cho đất nước. Theo thống kê, nơi đây có khoảng 100
nhà khoa bảng Nho học. Không chỉ là “đất học” nổi tiếng, vùng đất này còn dâng tặng
cho quê hương Việt Nam nhiều nhân vật kiệt xuất, có những đóng góp to lớn trên nhiều
lĩnh vực, trong nhiều thời kì quan trọng của lịch sử dân tộc
Nét đa dạng và đặc sắc của văn hóa xứ Quảng còn thể hiện đậm đà trong văn hóa ẩm
thực. Không cầu kì như các món ăn được chế biến theo cách thức của người Huế, các
món ăn xứ Quảng giản dị đời thường, được chế biến bằng những nguyên liệu sẵn có
nhưng lại rất riêng, không lẫn với bất cứ sane vật nào của nơi nào khác. Nói đến ẩm thực
Quảng là người ta nghĩ ngay đến 1 số món ăn đặc trưng như mì Quảng, bánh tráng đập
dập, bánh ít lá gai, bánh tranngs cuốn thịt heo...
Lễ hội được coi là 1 nét văn hóa rất đặc trưng của vùng đất này. ở đây cũng phổ biến
những lễ hội dân gian giống các vùng miền khác trên đất nước Việt Nam như lễ hội thờ
cùng các vị thành hoàng làng, thần linh giúp đỡ con người trong cuộc sống... bên cạnh đó,
còn có những lễ hội mang đậm tính chất riêng biệt, riêng chỉ có vùng đất gắn liền với
sông biển như: lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Quan Thế Âm, lễ khao nghề thế lính Hoàng Sa...
Âm nhạc xứ Quảng khá phong phú đã dạng với các làn điệu dân ca, hát hò khoan, bài
chòi, lý, vè độc đáo chân chất, đồng hành cùng các câu hát đồng dao, hát bả trạo, hát sắc
bùa, cùng các trò diễn dân gian như múa lân, các vũ đạo có đường nét kinh điển của nghệ
thuật tuồng truyền thống mà người xưa gọi là hát bội
Trong văn hóa xứ Quảng có sự kết tinh những kinh nghiệm, tri thức được người dân
tích lũy trong quá trình lao động và đấu tranh bền bỉ với thiên nhiên, với kẻ thù. Tri thức
và năng lực sáng tạo đó được biểu hiện qua hàng ngàn câu ca dao, tục ngữ, hàng trăm sản
phẩm độc đáo của làng nghề truyền thống như đồ mỹ nghệ Non Nước, guốc mộc Xuân
Dương, nước mắm Nam Ô, thuốc lá Cẩm Lệ...
ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO
+ Tín ngưỡng thờ cá Ông (cá voi) là 1 tín ngưỡng khá phổ biến của các cư dân sống ở
vùng ven biển duyên hải. Trong đó vùng hạ lưu sông Trà Bồng thuộc địa phận huyện Bình
Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là nơi có tục thờ cá Ông nổi tiếng. Thờ Cá Ông vốn là 1 tín ngưỡng
của cư dân Chăm cổ, được người Việt tiếp thu và đưa vào trong đó nhiều yếu tố văn hóa
của cư dân Đông Sơn, để trở thành 1 tín ngưỡng mang đậm dấu ấn truyền thống của cả
hai cộng đồng Chăm và Việt
+ Tín ngưỡng thờ tiền hiền: Việc thờ phụng các bậc tiền hiền có công với quê hương, đất
nước là 1 tín ngưỡng phổ biến của cộng đồng cư dân Quảng Nam – Đà Nẵng nói chung
và của cư dân ven biển nói riêng. Tiền hiền trong tâm thức của người dân xứ Quảng là
những người đã có công khai phá, lập nghiệp trêb vùng đất mới. Tiền hiền có thể là 1 cá
nhân thuộc về 1 họ tộc, hoặc cũng có thể là nhiều cá nhân thuộc về 1 họ tộc, hoặc có thể
là nhiều cá nhân thuộc về nhiều dòng họ khác nhau CÁC DI SẢN VĂN HÓA
1. Núi Hải Vân (Đà Nẵng)\
Núi Hải Vân là đường phân giới về địa lí và địa chất trong thiên nhiên của nước ta. Núi
Hải Vân là 1 kỳ quan của đất nước, là quan ải hùng vĩ bạc nhất trên con đường Nam tiến
của dân tộc, được đánh giá là vị trí chiến lược xung yếu trên tuyến đường Bắc Nam
Đèo Hải Vân không chỉ là 1 danh thắng hùng vĩ và bậc nhất nước ta mà còn là nơi chứng
kiến biết bao chiến tích oai hùng trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc, đặc
biệt là những chiến công trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1946-1975)
2. Núi Thiên Ấn (Quảng Ngãi)
Thiên Ấn còn có tên khác là núi Hó, từ xưa đã được cem là “đệ nhất phong cảnh” của tỉnh
Quảng Ngãi với mỹ danh “Thiên Ấn niêm hà”
3. Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam)
Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn, là một thành phố nhỏ của tỉnh Quảng Nam. Nét hấp
dẫn của khu phố Hội An chính là các kiến trúc nhà cổ. Kiẻu nhà phổ biến nhất ở Hội An
chính là những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với đặc trưng chiều ngang hẹp, chiều sâu
rất dài, được gọi là kiểu hình nhà ống
Một nét độc đáo của phố cổ Hội An chính là hình ảnh chiếc cầu cổ duy nhất còn lại ở nơi
đây. Chùa cầu còn có tên gọi khác là cầu Nhật Bản. Cầu bắc qua 1 lạch nước nhỏ chảy ra
sông Thu Bồn, nối liền đường Trần Phú với đường Nguyễn Thị Minh Khai. Cầu Nhật Bản
có kiến trúc khá độc đáo, kiểu thượng gia hạ kiều (Trên là nhà dưới là cầu), một loại hình
kiến trúc khá phổ biến ở những quốc gia châu Á nhiệt đới. Dù mang tên cầu Nhật Bản
nhưng sau nhiều lần trùng tu, thật khó có thể thấy 1 chút dấu tích kiến trúc Nhật Bản trên cây cầu này.
Về hình thức, các hội quán ở Hội An là 1 tổng thể bao gồm cổng lớn phía trước, tiếp đến
là 1 khoảng sân rộng có trang trí cây cảnh, non bộ và hai nhà phụ thờ Tả Thần và Hữu
Thần, sau đó là phương đình, nơi tiến hành các nghi lễ và kết thúc bởi nhà thờ - kiến trúc
lớn nhất của tổng thể
Bên cạnh các giá trị của 1 đô thị cổ, Hội An còn hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên thơ
mộng với các món ăn và sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng. Đặc biệt vào ngày 14 âm
lịch hàng tháng, Hội An tổ chức lễ thả hoa đăng. Cả khu phố sáng rực lên với những đèn
tròn, lục lăng theo phong cách cổ xưa treo dưới mái hiên và hai bên cửa ra vào. Tất cả tạo
nên 1 thế giới lung linh huyền ảo, vừa lãng mạn vừa bình yên
Với tất cả những giá trị đó, năm 1999 Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
4. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành
phố Đà Nẵng khoảng 69km. Thánh địa là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chămpa trong 1
thung lũng đường kính khoảng 2km, bao quanh bởi đồi núi. Ngoài chức năng hành lễ,
giúp các vương triều tiếp cận với thánh thần, thánh địa Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa
tín ngưỡng của triều đại Chămpa, cũng là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền
lực. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là 1 trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo
ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này ở Việt Nam
Nhiều tháp ở thánh địa Mỹ Sơn có kiến trúc rất đẹp với hình tượng các vị thân được
trang trí nhiều loại hoa văn. Phần lớn những kiến trúc này hiện nay đã bị suy tàn, nhưng
đây đó vẫn còn sót lại những mảnh điêu khắc mang dấu ấn hoàng kim của các triều đại Chămpa huyền thoại
Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ Ấn Độ giáo, song biểu tượng của Phật giáo cũng được
tìm thấy trong các đền tháo ở Mỹ Sơn. Sở dĩ có điều này là vì đạo Phật Đại Thừa
(Mahyana) đã trở thành tín ngưỡng chính của người Chăm vào thế kỉ X
Sự tồn tại và hiện diện của khu Thánh địa Mỹ Sơn không chỉ là thông điệp về sự bất
tử, về cái vô tận của vũ trụ, về quyền uy của những vị thần mà còn thể hiện được sức sáng
tạo phi thường, độc đáo của con người. Đứng trên núi Đại Sơn nhìn xuống khu thung lũng
thần thánh này sẽ thấy Mỹ Sơn như một ngọn lửa thiêng khổng lồ. Ngọn lửa ấy cháy sáng
suốt gần 1000 năm và sẽ còn tiếp tục tỏa sáng mãi mãi.
Như 1 hình thức ghi nhận những đóng góp của cư dân Chămpa vào kho tàng văn hóa của
nhân loại, ngày 01/12/1999, Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản Văn hóa Thế giới 5. Các dấu tích
Các di chỉ khảo cổ được tìm thấy ở Gò Trá (tỉnh Quảng Ngãi), ở Bầu Dũ (Quảng Nam)
cho thấy, ngay từ thời Đồ đá cũ (cách khoảng 300.000 năm), xứ Quảng đã có con người sinh sống.
Tiếp đó, việc phát hiện những hiện vật trong các di chỉ của văn hóa Sa Huỳnh, các dấu
tích của con người nơi đây mới thực sự trở nên phổ biến. Di vật đặc trưng của Văn hóa Sa
Huỳnh là các mộ chum (tức là chôn cất người chết trong những cái chum bằng đất nung)
Văn hóa Sa Huỳnh phân bố dọc theo dải ven biển miền Trung Việt Nam, có sự tiếp thu
khá sâu sắc nền văn hóa Ấn Độ thông qua con đường buôn bán và truyền bá Ấn Độ giáo.
Nhóm cư dân của văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung Trung Bộ đã “bản địa hóa” nền văn
hóa Ấn Độ, xây dựng nền văn minh Chămpa nổi tiếng của cộng đồng người Chăm
Vào thế kỉ thứ II, người Chăm ở vùng Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ đã hình thành
nên các vương quốc với các tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành
(tức Chămpa)... trong đó, một tiểu vương quốc hùng mạnh nhất với tên gọi là Lâm Ấp đã
ngự trị trên chính vùng đất xứ Quảng hiện nay. Vương quốc của người Chăm với kinh đô
Trà Kiệu (Quảng Nam) đã đạt tới sự phát triển cường thịnh với hệ thống đền tháp, bia kí
độc đáo. Cũng trong thời kì này, biên giới của Lâm Ấp được kéo dài từ đèo Hải Vân đến
Nha Trang. Sự tồn tại vương quốc của người Chăm trên vùng đất xứ Quảng hiện nau kéo
dài trong suốt gần 10 thế kỉ.
Sách : “Tiểu vùng văn hóa xứ Quảng” – tác giả Hà Nguyễn