Đảm bảo tuân thủ trình tự - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Tại điểm b khoản 2 Điều 20 BLLĐ 2019 có quy định: “Nếu hết thời hạn 30 ngàykể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mớithì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồnglao động không xác định thời hạn”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
e) Đảm bảo tuân thủ trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thành phần tham dự đến họp
Tại điểm b khoản 2 Điều 20 BLLĐ 2019 có quy định: “Nếu hết thời hạn 30 ngày
kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới
thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng
lao động không xác định thời hạn”. Theo đó Hợp đồng lao động số 180/2015/HD-DIG-
HR giữa Công ty với ông Đ có thời hạn 06 tháng; sau khi hết hạn hợp đồng, Công ty với
ông Đ không có thỏa thuận nào khác và ông Đ vẫn tiếp tục làm việc nên hợp đồng đã ký
trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Vì vậy quan điểm “hợp đồng đã ký
trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn là 24 tháng” của tòa là không phù hợp với BLLĐ 2019.
Từ ngày 27/7/2016 đến ngày 22/9/2016, ông Đ không đến Công ty làm việc nhưng
không thông báo hay xin phép Công ty là vi phạm quy định tại Điều 9 và khoản 3 Điều
17 Nội quy lao động số SIGBD-SOP-HR01 của Công ty. Phía nguyên đơn cho rằng:
Ngày 05/7/2016, ông Đ có đơn xin nghỉ phép với lý do (việc riêng) từ ngày 27/7/2016
đến ngày 30/9/2016 nhưng không được cấp trên ký duyệt. Phía Công ty không thừa nhận
và cho rằng: Từ ngày 05/7/2016 cho đến ngày xử lý kỷ luật lao động ông Đ, Công ty
không nhận được đơn xin nghỉ phép, không nhận được thông báo bằng mail, tin nhắn hay
cuộc gọi điện thoại nào của ông Đ, Công ty cũng không có nhân viên nào tên Ngô Quỳnh
L làm Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự như ông Đ trình bày. Ngoài bản phô tô “Đơn
xin nghỉ phép” đề ngày 05/7/2016 không được cấp trên ký duyệt thì ông Đ không xuất
trình được chứng cứ nào khác để chứng minh. Do đó, có căn cứ xác định ông Đ đã vi
phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nội quy lao động của Công ty. Theo khoản 4 Điều
125 BLLĐ 2019: “Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày
hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà
không có lý do chính đáng” ,1 vì vậy có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động sa thải đối với ông Đ.
Theo Điều 125 BLLĐ 2019, các lý do nghỉ là “bị rối loạn tiêu hóa, viêm họng hay
viêm phế quản, chăm con ốm...” là các lý do chính đáng. Nhưng ông Đ lại nghỉ việc
1 Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2019), BLLĐ Việt Nam năm 2019
không xin phép và không thông báo cho Công ty từ ngày 27/7/2016 đến ngày 29/9/2016;
đồng thời, sau khi Công ty gửi giấy mời họp xem xét xử lý kỷ luật lao động, ông Đ không
đến Công ty và cũng không gửi các “giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội”
trên cho Công ty là vi phạm quy định tại Điều 9 Nội quy lao động của Công ty và nghĩa
vụ của người lao động theo Hợp đồng lao động mà hai bên đã ký kết. Sau khi nhận được
Quyết định xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, ông Đ mới mang các “giấy
chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội” đến Công ty để chứng minh ông Đ nghỉ có
lý do chính đáng là không có căn cứ chấp nhận. Vì vậy, công ty sa thải đối với ông Đ là có căn cứ.
Theo điều 123 Bộ luật năm 2012, việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người
khác bào chữa, trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha,
mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật.
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phỉa được lập thành biên bản.2
Tại Điều 70, Nghị định 145 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn Bộ luật Lao động
năm 2019 nêu rõ trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động tại Khoản 6, Điều 122, Bộ luật
Lao động. Còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại Khoản 1, Khoản 2,
Điều 123 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:
“a) Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động,
người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử
lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ
2 Luật số 10/2012/QH13: Bộ Luật lao động
luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại Điểm b, Điểm c, Khoản
1, Điều 122, Bộ luật Lao động, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp.
b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải
tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c, khoản 1, Điều 122, Bộ luật Lao động phải xác
nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành
phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì
người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm
họp. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định
thời gian, địa điểm họp;
c) Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa
điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Trường hợp một trong các
thành phần phải tham dự họp quy định tại Điểm b, Điểm c, Khoản 1, Điều 122, Bộ luật
Lao động không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động
vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.”3.
Do đó, về trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với ông Đ, do Công ty
đã tiến hành thông báo 03 lần bằng văn bản cho ông Đ, nhưng ông Đ vẫn cố tình vắng
mặt nên Công ty vẫn tiến hành họp để xử lý kỷ luật lao động đối với ông Đ là phù hợp
với quy định của BLLĐ 2019. Sau khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động, người đại diện
theo pháp luật của Công ty ông P L Hoh cũng đã ký và gửi Quyết định số 01/QĐ/SIGV
ngày 22/9/2016 về việc xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải cho ông Vũ Trọng Đ theo đúng quy định.
3 Chính Phủ (2020), Nghị định 145/2020/NĐ-CP