Dân chủ và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay | Tiểu luận kết thúc môn Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Khái quát lịch sử về nền dân chủ. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt nam. Liên hệ thực thi dân chủ trên thế giới và Việt Nam hiện nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CN211)
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUÓC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA CHÍNH TRỊ HỌC -----a&b----- TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: DÂN CHỦ VÀ NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
Sinh viên thực hiện: LÊ THẾ PHONG
Lớp hành chính: QUẢN LÝ CÔNG
Mã sinh viên: 2054030042
Giảng viên hướng dẫn: KHUẤT THỊ THANH VÂN
Học phần: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Lớp tín chỉ: CN01001 _06 Hà Nội – 2021
TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài: Dân chủ và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. A: MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Khi xã hội loài người hình thành, con người với tư cách là thực thể xã hội, con
người biết làm chủ xã hội với những cấp độ: Làm chủ bản thân, làm chủ gia đình,
làm chủ cộng đồng và làm chủ xã hội. Làm chủ xã hội trở thành mục tiêu cao nhất
trong quá trình vận động và phát triển xã hội loài người. Trong lịch sử, chế độ
chính trị tốt đẹp nhất là chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN), đó là xã hội mà
đại đa số người dân được xác định là chủ thể xã hội, nhân dân làm chủ xã hội. Khi
nhân dân được làm chủ xã hội, được thụ hưởng những thành quả của mình tạo ra
thì trở thành động lực to lớn thúc đẩy xã hội phát triển. Ở Việt Nam, khi Cách
mạng Tháng Tám (1945) thành công, chế độ dân chủ đầu tiên trong lịch sử dân tộc
hình thành. Từ đó, chế độ dân chủ trở thành mục tiêu và là động lực phát triển đất nước.
Mục tiêu xây dựng một nền dân chủ được hình thành từ đầu thế kỷ 20 với phong
trào dân chủ tư sản do các nhà yêu nước tiền bối: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
khởi xướng. Do sự lựa chọn con đường, phương pháp cách mạng. sai lầm, phong
trào cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam thất bại. Vượt lên trên tư tưởng tiến bộ
của các nhà yêu nước tiền bối, Hồ Chí Minh đã tiếp tục thực hiện mục tiêu: Giải
phóng dân tộc, xây dựng nền dân chủ kiểu mới theo con đường cách mạng vô sản.
Từ khi thành lập Đảng đến Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn nhất tâm thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành quyền
dân chủ nhân dân. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, chính quyền cách mạng được
giành về tay nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: Nước ta là nước 2
dân chủ; bao nhiêu lợi ích đều vì dân; bao nhiêu quyền hạn đều của dân; công việc
đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân; sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc
là công việc của dân; chính quyền từ xã đến chính phủ Trung ương do dân cử ra;
đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên; nói tóm lại, quyền hành và lực
lượng đều ở nơi dân . Từ đó đến nay, tư tưởng dân chủ của Người đã được hiện
thực hóa. Nhân dân thực sự trở thành chủ thể đất nước, từ người nô lệ trở thành
người làm chủ đất nước. Mục tiêu xây dựng nền dân chủ ngày càng được mở rộng
và phát huy cao độ, nhân dân hồ hởi, phấn khởi bước vào các cuộc kháng chiến,
kiến quốc, chống thực dân, đế quốc, thống nhất đất nước, tiến hành đổi mới đất
nước với tư thế người làm chủ đất nước. Vì vậy, em chọn “ Dân chủ và nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận kết thúc môn Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu về bản chất của dân chủ và nên dân chủ xã hội chủ nghĩa để từ đó
đưa ra những giải pháp để phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích, làm rõ những khía cạnh để hiểu rõ những bản chất, đặc điểm, chức
năng nhiệm vụ của đề tài này trong nhận thức về dân chủ và xây dựng nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa trong thời kì đổi mới hiện nay.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Dân chủ và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
4.2. Khách thể nghiên cứu: Nhân dân và Nhà nước Việt Nam nói riêng.
4.3. Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Cơ sở lý luận: quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn dề 3
5.2. Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng
duy vật với các phương pháp như: thống nhất lôgic và lịch sử, phân tích, tổng hợp,
khái quát và hệ thống hoá.
6. Kết cấu tiểu luận:
Tiểu luận bao gồm mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và nội dung bao gồm 3 chương B. NỘI DUNG: Chương I
Khái quát về dân chủ.
1.1Khái quát lịch sử về nền dân chủ:
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy: khái niệm "dân chủ" được hình thành rất
sớm, vào năm 430 trước Công nguyên, có xuất xứ từ Hy Lạp thời cổ đại, với
sự khẳng định: Dân chủ là cai trị bởi dân. Nền dân chủ thực sự cấp quốc gia ra
đời năm 1906 tại Phần Lan, khi đó bãi bỏ mọi yêu cầu về chủng tộc, giới tính
và đi bầu cử…Dân chủ xã hội chủ nghĩa có từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga.
Ở Việt Nam thì sao, nhiều nghiên cứu nói rằng Việt Nam thời phong kiến có
dân chủ công xã. Thời Lý Công Uẩn tại Thăng Long đã có “lầu chuông”,
dành cho dân thường, nếu ai có oan trái thì đến đánh chuông kêu oan với
triều đình. Trong lịch sử nhà Trần chắc không ai quên được Hội nghị Diên
Hồng năm 1284 do Thượng Hoàng Trần Nhân Tông triệu tập để trưng cầu dân
ý, hỏi ý kiến các bô lão, trước sự xâm lược nước ta của quân Nguyên lần thứ
2. Nhiều nhà sử học nói rằng đây là hình thức dân chủ trực tiếp đầu tiên của 4
thời phong kiến ở nước ta. Khi Hưng Đạo Vương- Trần Quốc Tuấn trên
giường bệnh, vua đến thăm và hỏi kế sách giữ nước, Trần Hưng Đạo đã nói
với vua rằng: “Khoan sức dân là thượng sách để giữ nước”; với Nguyễn Trãi
từng nói: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”; với Nguyễn Trường Tộ- Nhà cải
cách xã hội thế kỷ 19 với câu nói nổi tiếng: “Nếu lợi cho dân thì không cứ
phải theo xưa, nếu thích hợp thì không cứ theo cũ, nếu học điều khôn thì
không cứ là của địch hay của ta”. Khi Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành
công Hồ Chủ Tịch đặc biệt nhấn mạnh: "Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu
lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, quyền hành và lực
lượng đều ở nơi dân". Người căn dặn cán bộ: “Việc gì lợi cho dân, thì phải
làm cho kỳ được. Việc gì hại cho dân thì phải hết sức tránh”. Theo Từ điển
Bách khoa Việt Nam, dân chủ là "hình thức tổ chức thiết chế chính trị xã hội
dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận
nguyên tắc bình đẳng và tự do.
1.2 Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ:
Trước hết, C. Mác đã chỉ ra bản chất của dân chủ với tính chất là một chế độ
nhà nước, trong đó nhân dân giữ vai trò trung tâm. Nhân dân là cơ sở quyết
định, là lý do tồn tại của chế độ nhà nước dân chủ. Chế độ dân chủ là chế độ
nhà nước của nhân dân. Đồng thời, C. Mác vạch trần, phê phán những chế độ
nhà nước phi dân chủ và mạo danh dân chủ mà ở đó, dân chủ chỉ như một thứ
màu mè che đậy bản chất bên trong là chuyên chế, không đại diện cho quyền
lực nào của nhân dân. Trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp
quyền của Hê-ghen” (năm 1843), C. Mác đã so sánh và chỉ ra sự khác biệt về
bản chất giữa chế độ dân chủ với chế độ quân chủ. Ông cho rằng, chế độ quân
chủ là một chế độ nhà nước không phản ánh các giá trị dân chủ, thậm chí còn
xuyên tạc các giá trị dân chủ, phản dân chủ. Đó cũng chính là sự phê phán
trực diện chế độ nhà nước phong kiến đương thời, khi mà tôn giáo được coi là 5
nền tảng tinh thần của chế độ chính trị. Đương nhiên, điều khẳng định ở đây
là, chế độ dân chủ không thể chấp nhận những nguyên tắc thống trị xã hội trên
cơ sở quyền lực của cá nhân nhà vua hay quyền lực đại diện cho một thiểu số
người giàu, cho dù được che chở bởi bất cứ thế lực hay sức mạnh thần quyền
nào, mà bất chấp tự do và quyền lực của nhân dân. Trong chế độ quân chủ thì
“nhân dân của chế độ nhà nước”, còn trong chế độ dân chủ thì “chế độ nhà
nước của nhân dân”. Đó là sự đối nghịch về bản chất. C. Mác nhấn mạnh, chế
độ dân chủ xuất phát từ con người và biến nhà nước thành con người được
khách thể hóa. Cũng giống như tôn giáo không tạo ra con người mà con người
tạo ra tôn giáo, ở đây cũng vậy, không phải chế độ nhà nước tạo ra nhân dân
mà nhân dân tạo ra chế độ nhà nước. Nói cách khác, chính con người, chính
nhân dân là chủ thể tạo ra chế độ nhà nước dân chủ theo ý chí, nguyện vọng
và quyền tự do của mình, và do đó, nhà nước dân chủ chỉ là biểu hiện ý chí
của nhân dân, thể hiện quyền tự do của đại đa số nhân dân.
1.3 Khái niệm chung:
Dân chủ có nghĩa là mọi quyền hạn đều thuộc về dân. Dân phải thực sự là chủ
thể của xã hội và hơn nữa, dân phải được làm chủ một cách toàn diện: Làm
chủ nhà nước, làm chủ xã hội và làm chủ chính bản thân mình, làm chủ và sở
hữu mọi năng lực sáng tạo của mình với tư cách chủ thể đích thực của xã hội.
Mặt khác, dân chủ phải bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã
hội, từ dân chủ trong kinh tế, dân chủ trong chính trị đến dân chủ trong xã hội
và dân chủ trong đời sống văn hoá – tinh thần, tư tưởng, trong đó hai lĩnh vực
quan trọng hàng đầu và nổi bật nhất là dân chủ trong kinh tế và dân chủ trong
chính trị. Dân chủ trong hai lĩnh vực này quy định và quyết định dân chủ
trong xã hội và dân chủ trong đời sống văn hoá – tinh thần , tư tưởng. Không
chỉ thế, dân chủ trong kinh tế và dân chủ trong chính trị còn thể hiện trực tiếp 6
quyền con người và quyền công dân của người dân, khi dân thực sự là chủ thể
xã hội và làm chủ xã hội một cách đích thực. Chương II
Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
2.1 Bản chất của dân chủ
Bản chất của dân chủ là một chế độ xã hội mà ở đó, dân chủ được hiểu là toàn bộ
quyền lực thuộc về nhân dân. Từ đó trở thành mục tiêu của sự phát triển xã hội,
được thực hiện trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Được thiết lập sau khi giai cấp công nhân giành được chính quyền về tay của mình
và nhân dân lao động thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân. 2.1.1Về chính trị
Dưới sự lãnh đạo duy nhất của đảng của giai cấp công nhân – đảng Mác-Lênin mà
trên các lĩnh vực xã hội đều thực hiện quyền lực của nhân dân, thể hiện qua các
quyền làm chủ, dân chủ, quyền con người, thoả mãn ngày càng cao hơn những nhu
cầu và lợi ích của nhân dân.
Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ: Bản chất chính trị là một trong các bản chất của dân
chủ của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo chính trị giai cấp công nhân
thông qua đảng của nó đối với toàn bộ xã hội, nhưng không phải chỉ để thực hiện
quyền lực, lợi ích riêng cho giai cấp công nhân. Mà chủ yếu là để thực hiện quyền
lực, lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó có cả giai cấp công nhân.
Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thì bao nhiêu
sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu quyền lực đều là của dân, bao nhiêu lợi ích đều
là vì dân. Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa do đó về
thực chất là của nhân dân, do dân và vì nhân dân. Cuộc cách mạng xã hội chủ 7
nghĩa, khác với những cuộc cách mạng trước đây là ở chỗ đây là cuộc cách mạng
của số đông, vì lợi ích của số đông nhân dân.
V.I. Lênin còn nhấn mạnh: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một chế độ mà nhân dân
ngày càng tham gia nhiều vào các công việc nhà nước. Với ý nghĩa đó, V.I. Lênin
đã diễn đạt khá khái quát về bản chất của dân chủ, mục tiêu của dân chủ xã hội chủ
nghĩa: đó là nền dân chủ “gấp triệu lần dân chủ tư sản”. Do đó, dân chủ xã hội chủ
nghĩa vừa có bản chất của giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc. 2.1.2Về kinh tế
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa vào chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất
chủ yếu của toàn xã hội nhằm đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng
sản xuất dựa trên cơ sở khoa học – công nghệ hiện đại với mục đích thoả mãn ngày
càng cao những nhu cầu vật chất, tinh thần của toàn thể nhân dân lao động
Bản chất kinh tế đó chỉ được bộc lộ đầy đủ thông qua một quá trình ổn định chính
trị và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của
đảng Mác-Lênin và quản lý, giúp đỡ, hướng dẫn của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Bản chất của dân chủ khi xuất phát từ bản chất kinh tế của nền dân chủ dù khác về
bản chất kinh tế của các chế độ tư hữu, áp bức, bất công, bóc lột nhưng cũng như
toàn bộ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nó không hình thành từ “hư vô” theo mong
muốn của bất cứ ai. Kinh tế xã hội chủ nghĩa là sự kế thừa, phát triển các thành tựu
nhân loại đã tạo ra trong lịch sử. Đồng thời lọc bỏ những nhân tố lạc hậu, kìm hãm,
tiêu cực của các chế độ kinh tế trước đó, nhất là bản chất tư hữu, áp bức bóc lột và
bất công đối với đa số nhân dân. 8
2.1.3Về tư tưởng – văn hoá
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được lấy hệ tư tưởng Mác-Lênin – hệ tư tưởng của
giai cấp công nhân làm nền tảng và chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội
khác trong xã hội mới (như văn học nghệ thuật, đạo đức, lối sống, văn hoá, giáo
dục, xã hội, tôn giáo) để thể hiện bản chất của dân chủ.
Đồng thời, dân chủ xã hội chủ nghĩa kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hoá
truyền thống các dân tộc; tiếp thu các giá trị tư tưởng – văn hoá, tiến bộ, văn minh
xã hội mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả những quốc gia, dân tộc.Do đó, đời sống tư
tưởng – văn hoá của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa rất phong phú và đa dạng, toàn
diện, ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu, trở thành mục tiêu và
động lực cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2.2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt nam:
Ngay từ khi Đảng ra đời (1930) để lãnh đạo cách mạng; trong cương lĩnh chính trị
đầu tiên đã nhất quán chủ trương, đường lối trong giai đoạn cách mạng giải phóng
dân tộc phải xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân mà mục tiêu cốt lõi
của nó là “Độc lập dân tộc, người cày có ruộng” và thực hiện quyền phổ thông đầu
phiếu trong lĩnh vực chính trị. Khi chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN dựa
trên cơ sở kế thừa nền dân chủ nhân dân đã có, phải tiến hành ngay việc xây dựng,
phát triển nền dân chủ XHCN mà mục tiêu xuyên suốt là:”Độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
So với các nước đi theo con đường dân chủ đầy sóng gió, sự phát triển dân chủ
XHCN ở nước ta rất ổn định, có hiệu quả. Nguyên nhân chính là do Đảng và Nhà 9
nước ta luôn tuân thủ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Điều đó được thể
hiện ở những mặt sau đây:
Một là, tư tưởng chiến lược chỉ đạo phát triển nền dân chủ XHCN là dựa trên lý
luận dân chủ của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với thực
tiễn cách mạng Việt Nam làm nguyên tắc cơ bản.
Hai là, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò độc tôn lãnh đạo công cuộc phát triển
nền dân chủ XHCN ở nước ta.
Ba là, cơ sở kinh tế cho việc xây dựng, phát triển nền dân chủ XHCN ở nước ta là
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển theo định hướng XHCN và từng
bước hoàn thiện tiến lên kinh tế thị trường XHCN, trong đó kinh tế nhà nước với
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu giữ vai trò chủ đạo.
Bốn là, phương thức thúc đẩy công cuộc phát triển dân chủ XHCN ở nước ta là lấy dân làm gốc.
Năm là, trọng điểm công cuộc phát triển dân chủ XHCN là thường xuyên củng cố,
phát triển dân chủ trong Đảng, coi dân chủ trong đảng là “hạt nhân” của dân chủ
XHCN và lấy dân chủ trong Đảng thúc đẩy dân chủ trong toàn xã hội. Từ đó, tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngày càng cao dân chủ XHCN ở nước ta, quán
triệt sâu sắc quan điểm dân biết, dân bàn, dân thực hiện, dân kiểm tra.
Dân chủ XHCN ở nước ta vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất
nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy đòi hỏi tất cả quyền lực nhà nước phải thuộc
về nhân dân. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ một trong 10
những nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo đổi mới là xây dựng nền dân chủ XHCN, phát
huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc VN xã hội chủ nghĩa. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước ở thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội do đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII thông qua năm 1991
đã ghi: Dân chủ XHCN là bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Hiến pháp
năm 1992 cũng khẳng định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và phải
được thể chế hóa quyền lực đó bằng pháp luật, được pháp luật bảo hộ. Dân chủ gắn
liền với kỷ luật, kỷ cương và công bằng xã hội đòi hỏi phải được thực hiện trong
thực tế cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trải qua 25 năm đổi
mới và 20 năm thực hiện cương lĩnh 1991 nền dân chủ XHCN ở Việt Nam đã có
những bước tiến quan trọng và được thế giới thừa nhận.
Để tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, mở rộng hội nhập quốc tế, phát triển bền vững, thực hiện thành
công mục tiêu “tối thượng” của cách mạng: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh” của Đảng đề ra, chúng ta phải coi trọng phát triển nền dân chủ
XHCN vì nó là mục tiêu cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đến lượt
nó, nền dân chủ XHCN được phát triển và hoàn thiện lại trở thành động lực mạnh
mẽ thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển. Chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ chỗ
chưa chín muồi đến chín muồi, từ chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ chỗ chưa
phát triển đến phát triển. Quá trình này cần có thời gian và môi trường ổn định, đặc
biệt là ổn định chính trị, xã hội. Muốn duy trì ổn định chính trị, xã hội để tiến lên
phải phát triển nền dân chủ XHCN và lấy đó làm động lực thúc đẩy sự phát triển
toàn diện xã hội từ thấp đến cao.
Bản chất chính trị của giai cấp công nhân đòi hỏi phải dùng phương pháp dân chủ
để quản lý nhà nước, cải tạo xã hội. Nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới trong 11
tiến trình lịch sử, dân chủ XHCN là thực hiện quyền nhân dân làm chủ đất nước,
làm chủ xã hội. Đây là bản chất tốt đẹp của nhà nước XHCN đã và đang tồn tại,
phát triển ở một số nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta
cần tự giác tuân thủ quy tắc dân chủ, xây dựng và kiện toàn thể chế dân làm chủ,
hình thành trật tự dân chủ ổn định, bền vững.
*chú thích XHCN: Xã hội chủ nghĩa Chương III.
Liên hệ thực thi dân chủ trên thế giới và Việt Nam hiện nay:
3.1 Dân chủ ở một số nước phát triển
Ở các nước phát triển khác (Anh, Úc, New Zealand, Áo, Thụy Điển, CHLB Đức,
Nhật Bản…) hiện đều đã áp dụng những hình thức dân chủ phổ biến mà IDEA đã
xác định là:trưng cầu ý dân,sáng kiến của công dân, sáng kiến chương trình nghị
sự, bãi miễn đại biểu dân cửmặc dù mức độ, cách thức và cả tên gọi của các hình
thức dân chủ nêu trên ít nhiều khác nhau ở các quốc gia.
- Trưng cầu ý dân: Pháp luật ở nhiều nước phát triển trao cho người dân quyền,
thông qua cuộc trưng cầu ý dân, trực tiếp quyết định các vấn đề chính trị, xã hội,
pháp lý quan trọng của đất nước hay của địa phương. Ở một số nước như New
Zealand, vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân là không bị hạn chế, kể cả trong lĩnh vực
ngân sách nhà nước. Thông thường, kết quả trưng cầu ý dân có hiệu lực ràng buộc
đối với các cơ quan nhà nước.
- Sáng kiến công dân: Pháp luật ở nhiều nước phát triển khác còn trao cho công
dân quyền đề nghị đưa một vấn đề quan trọng quốc gia ra quyết định thông qua
cuộc trưng cầu ý dân. Điều kiện để thực hiện sáng kiến công dân là người đề xuất
phải thu thập đủ một số lượng chữ ký ủng hộ theo luật định. Nội dung bỏ phiếu khá
đa dạng như: đề xuất ban hành mới hoặc sửa đổi văn bản pháp luật, hay vấn đề 12
quan trọng của quốc gia, cộng đồng. Thông thường kết quả của sáng quyền công
dân có hiệu lực bắt buộc đối với các cơ quan nhà nước.
- Sáng kiến chương trình nghị sự: Pháp luật của nhiều nước phát triển cũng trao
cho người dân quyền đề xuất đưa một vấn đề cụ thể vào chương trình làm việc của
cơ quan lập pháp. Tương tự như sáng kiến công dân, sáng kiến chương trình nghị
sự cần nhận được một số lượng tối thiểu chữ ký ủng hộ để có thể được chấp nhận bởi cơ quan lập pháp.
- Bãi nhiệm đại biểu dân cử:Pháp luật ởnhiều nước phát triển trao cho người dân
quyền bãi miễn đại biểu dân cử. Theo nghiên cứu của tổ chức IDEA, hiện nay, các
nước phát triển trên thế giới ghi nhận hai hình thức bãi miễn chính theo mức độ
tham gia của người dân trong quá trình này: (1) bãi miễn đầy đủ - là bãi miễn đòi
hỏi phải có sự tham gia của người dân cả ở giai đoạn đề xuất và cả giai đoạn bỏ
phiếu thông qua; (2) bãi miễn hỗn hợp - là bãi miễn đòi hỏi sự tham gia của người
dân ở giai đoạn đề xuất, hoặc giai đoạn bỏ phiếu thông qua. Cả hai hình thức này
đều có thể sử dụng ở cấp quốc gia, khu vực và địa phương, cũng có thể được sử
dụng cho cả các quan chức của cơ quan hành pháp hoặc các thành viên được bầu của cơ quan lập pháp.
3.2 Dân chủ ở một số nước Đông Nam Á
Dân chủ cũng được đề cập trong Hiến pháp của nhiều quốc gia thuộc Hiệp hội các
nước Đông Nam Á (ASEAN). Ví dụ, Hiến pháp Indonesia (1945), Malaysia
(1957), Brunei (1959); Hiến pháp Myanmar (2008), Hiến pháp Camphuchia năm
1993; Hiến pháp Lào năm 2015; Hiến pháp Singapore năm 1965; Hiến pháp Thái
Lan (2017). Trong số các bản Hiến pháp này, ngoại trừ Brunei, Hiến pháp của các
nước còn lạiđều thể hiện và bảo đảm cho người dân được hưởng quyền trưng cầu ý dân.
- Hiến pháp Campuchia và Thái Lan quy định các quyền công dân trong lĩnh vực
chính trị như quyền không phân biệt giới tính khi tham gia vào các hoạt động của 13
chính quyền; quyền đề xuất ý kiến để trưng cầu ý dân về hoạt động chính trị, văn
hoá, kinh tế, các vấn đề xã hội.
- Hiến pháp năm 2017 của Thái Lan nhấn mạnh đến vấn đề tham nhũng, cơ chế
kiểm soát tham nhũng, trong đó khẳng định vai trò của người dân tham gia chống tham nhũng.
- Hiến pháp Indonesia xác định nguyên tắc công dân có quyền bình đẳng trong việc tham gia chính quyền
3.3 Một số gợi mở cho Việt Nam
Qua nghiên cứu các hình thức dân chủ được vận dụng ở một số quốc gia trên thế
giới, có thể rút ra một số gợi mở cho Việt Nam như sau:
Thứ nhất,trên thế giới ngày nay, nền dân chủ hiện đại là nền dân chủ kết hợp giữa
dân chủ đại diện và dân chủ. Không một quốc gia nào có thể áp dụng thuần tuý các
hình thức dân chủ vì những trở ngại về tài chính và tổ chức trong một xã hội hiện
đại mà các vấn đề của đất nước và cộng đồng ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp hơn.
Nhìn chung, hầu hết các vấn đề thông thường ở các quốc gia được người dân ủy
thác cho cơ quan đại diện (nghị viện) giải quyết, chỉ có những vấn đề quan trọng
quốc gia và những vấn đề ở cấp cơ sở mới được quyết định bằng các hình thức dân
chủ. Bên cạnh đó, bãi miễn đại biểu dân cử cũng được thực hiện một cách trực tiếp
bởi cử tri - cũng được xem là một hình thức dân chủ, dưới góc độ người dân trực
tiếp bỏ phiếu quyết định một vấn đề quan trọng quốc gia, trong trường hợp này là
bãi miễn đại biểu dân cử.
Thứ hai,về cơ bản, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua dân chủ đại
diện. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi vấn đề đều cần được quyết định bởi cơ quan
đại diện nhân dân. Có những vấn đề quan trọng quốc gia như Hiến pháp, những
vấn đề ở cơ sở trực tiếp tác động đến người dân, cần phải phản ánh được chính xác
và đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, chỉ có thể đạt được thông qua dân chủ. 14
Bởi lẽ,thông qua dân chủ, ý chí, nguyện vọng của nhân dân được phản ánh một
cách nguyên bản nhất trong các quyết định chính trị.
Thứ ba, trong các nền dân chủ ngày nay, việc lựa chọn sử dụng hình thức dân chủ
đại diện hay hình thức dân chủ khi quyết định chính sách cần phải tính đến việc
khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm của từng loại hình dân chủ
này. Việc thiết lập thêm các yếu tố của dân chủ giúp tăng cường quyền lực trực tiếp
của người dân để khắc phục những khiếm khuyết, hạn chế của dân chủ đại diện.
Trong nhiều trường hợp, các hình thức dân chủ có thể bổ sung cho dân chủ đại diện.
Thứ tư, hình thức dân chủ điển hình là “trưng cầu ý dân” được Hiến pháp, pháp
luật nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận và được sử dụng trên thực tế phổ biến
hơn so với các hình thức dân chủ khác.
Thứ năm, nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng hiệu quả hình thức “sáng quyền
nhân dân”. Ở đây,sáng quyền không bắt nguồn từ nghị viện haychính phủ mà từ
người dân. Như vậy, nó có thể được coi là yếu tố động lực hoặc là gia tốc của dân
chủ. Đây là những kinh nghiệm quý, là một gợi ý đáng quan tâm đối với Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta.
3.4Liên hệ bản thân:
Là 1 sinh viên Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền, cao hơn là 1 công dân Việt
Nam, để phát huy tính dân chủ và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong
thời kỳ hiện nay và về sau, em sẽ cố gắng rèn luyện tốt, học tập tốt đồng thời mong
muốn trở thành 1 người đảng viên ưu tú trong tương lai để có thể phát huy thật tốt
nền dân chủ và hơn thế nữa có thể đưa Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc
năm châu, làm cho nền dân chủ xã hội chủ nghĩa càng ngày càng đi lên. 15 C. KẾT LUẬN
Dân chủ chính trị thì dân chủ là một phạm trù riêng lĩnh vực chính trị. Còn chế độ
dân chủ là một hình thức nhà nước, một trong những hình thái của nhà nước. Dân
chủ là một giá trị xã hội mang tính toàn nhân loại.Dân chủ là một phạm trù lịch sử.
Theo C. Mác và Ph.Ăng-ghen, dân chủ là phương tiện tất yếu để con người đạt tới
tự do, giải phóng toàn diện những năng lực vốn có của mỗi cá nhân, tức quyền con
người được bảo đảm và thực hiện đầy đủ. Đặc
trưng cơ bản của dân chủ là tất cả
các công dân đều có quyền tham dự đời sống chính trị, quyền lực cao nhất của đất
nước thuộc về đại diện của nhân dân; mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản. C.Mác-Ph. Ăngghen, Toàn tập, T.4, Nxb. CTQG, H.1995, tr.614-628
2. V.I.Lênin, Toàn tập, T.33, Nxb. Tiến bộ M. 1981: phần Nhà nước và cách mạng, tr. 123-330
3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.5, Nxb CTQG, H.1995, tr. 698, 158, 84, 85
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), Nxb. CTQG, H.2011, tr.19-21 16
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, phần
IX (tr.131-136), Nxb. CTQG, H.2006
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG, H.2011, tr 70 17