-
Thông tin
-
Quiz
Dẫn chứng về mẹ - Tài liệu tổng hợp
Tác phẩm Con cò của nhà thơ Chế Lan Viên có câu: Con dù lớn vẫn là con của mẹ / Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con => Sự yêu thương, lo lắng của người mẹ dành cho con "luôn" "vẫn" không bao giờ thay đổi. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Văn học 98 tài liệu
Tài liệu khác 1.8 K tài liệu
Dẫn chứng về mẹ - Tài liệu tổng hợp
Tác phẩm Con cò của nhà thơ Chế Lan Viên có câu: Con dù lớn vẫn là con của mẹ / Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con => Sự yêu thương, lo lắng của người mẹ dành cho con "luôn" "vẫn" không bao giờ thay đổi. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Văn học 98 tài liệu
Trường: Tài liệu khác 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
Dẫn chứng về mẹ Trong văn học:
- Tác phẩm Con cò của nhà thơ Chế Lan Viên có câu: Con dù lớn vẫn là con của mẹ / Đi hết
đời lòng mẹ vẫn theo con => Sự yêu thương, lo lắng của người mẹ dành cho con "luôn"
"vẫn" không bao giờ thay đổi.
-Trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã
viết: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,/Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” => Tình mẫu tử
thiêng liêng khi hai mẹ con lại thành nguồn sống, điểm tựa cho nhau. Con dựa vào mẹ để
lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nhờ có con mà thêm nghị lực, kiên cường sống.
- Câu chuyện cổ tích “Cây vú sữa” kể về người con không nghe lời đã bỏ nhà ra đi. Người
mẹ ở nhà luôn ngóng trong con trở về, thương con khôn nguôi mà khi chết cũng hóa thành
cây vú sữa để con về sẽ có những nước sữa thơm ngon cho con trai.
-Trong tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố, mẹ của ông Tư là người phụ nữ kiên cường,
trung hậu. Bà đã gánh vác gia đình trong những năm tháng khó khăn khi ông Tư đi lính xa nhà. Bà đã
nuôi dưỡng và giáo dục các con thành những người có ích cho xã hội. Bà cũng là người biết yêu
thương và bao dung khi chấp nhận sự phản bội của ông Tư và không trách móc hay oán hận ông Tư. Trong cuộc sống:
- Câu chuyện về chị Nguyễn Thị Yên (sinh năm 1981, thôn Đông Lao, xã Đông La,
huyện Hoài Đức, Hà Nội) – câu chuyện về một người mẹ chịu mù để con chào đời
hẳn sẽ khiến không ít chúng ta rơi nước mắt. Cuộc sống tưởng như đã quá trọn vẹn
với chị khi chị tìm được nửa kia của cuộc đời mình. Vậy nhưng cũng từ khi chị mang
bầu, bi kịch cuộc đời chị bắt đầu. Đôi mắt người phụ nữ ấy đã trở nên mù loà chỉ để
cho đứa con được chào đời. Khi con trong bụng được 5 tháng chị Yên chảy máu
cam nhiều và có biểu hiện nổi hạch lạ. Chị đi viện khám và bị chẩn đoán bị ung thư
hốc mũi giai đoạn cuối. Các bác sĩ và gia đình khuyên chị bỏ thai trong bụng để
chữa bệnh và cứu đôi mắt. Những ngày tháng ấy với chị khó khăn hơn bao giờ hết.
Vừa chiến đấu với bệnh tật vừa mang bầu hạnh phúc và đớn đau với chị như hòa
vào làm một. Có những chiều chị cứ lẩn thẩn lang thang khắp ngõ rồi chỉ biết gục
mặt cạnh tường vật vã khóc. Vậy nhưng chị khước từ. Chị giữ con và quyết tâm
sinh bé Nguyễn Hoàng Cẩm Tú ở tháng thứ 8. Khi con ra đời cũng chính là lúc đôi
mắt người mẹ trẻ ấy mất đi đôi mắt sáng. Đối với người phụ nữ này, được sinh con
đã là một điều hạnh phúc vô bờ mà chị không bao giờ hối tiếc về quyết định của mình.
-Những người mẹ VN anh hùng ngày ngày ngóng chờ tin con, luôn mong mỏi ngày con trở
về. Những người mẹ ấy đã hi sinh đứa con của mình cho Tổ quốc , nghĩ tớ cái lợi ích chung
mà quên đi lợi ích riêng của mình. Xa con, thậm chí là mất con nhưng họ vẫn cam chịu. Dẫu
cho có cách xa bao nhiêu thì mẹ vẫn luôn hướng về con, tình cảm mẹ dành cho con là bao la vô ngần.