Dẫn chứng về tình mẫu tử | Ngữ văn 9

Tình mẫu tử thiêng liêng của cậu bé Hồng và người mẹ bất hạnh của mình trong tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng. - Sự hi sinh và bao dung của người mẹ trong tác phẩm Mẹ tôi của Ét-môn-đô dờ A-mi-xi. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Văn mẫu 9 263 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 9 660 tài liệu

Thông tin:
8 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Dẫn chứng về tình mẫu tử | Ngữ văn 9

Tình mẫu tử thiêng liêng của cậu bé Hồng và người mẹ bất hạnh của mình trong tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng. - Sự hi sinh và bao dung của người mẹ trong tác phẩm Mẹ tôi của Ét-môn-đô dờ A-mi-xi. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

27 14 lượt tải Tải xuống
Tấm gương về tình mẫu tử trong văn học
- Tình mẫu tử thiêng liêng của cậu Hồng người mẹ bất hạnh của mình trong
tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
- Sự hi sinh bao dung của người mẹ trong tác phẩm Mẹ tôi của Ét-môn-đô dờ
A-mi-xi
- Tác phẩm Con của nhà thơ Chế Lan Viên câu: Con lớn vẫn con của mẹ
/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con => Sự yêu thương, lo lắng của người mẹ dành
cho con "luôn" "vẫn" không bao giờ thay đổi.
- Trong bài thơ “Khúc hát ru những em lớn trên lưng mẹ”, nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm đã viết: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,/Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
=> Tình mẫu tử thiêng liêng khi hai mẹ con lại thành nguồn sống, điểm tựa cho
nhau. Con dựa vào mẹ để lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nhờ con thêm
nghị lực, kiên cường sống.
- Câu chuyện cổ tích “Cây sữa” kể về người con không nghe lời đã bỏ nhà ra đi.
Người mẹ nhà luôn ngóng trong con trở về, thương con khôn nguôi khi chết
cũng hóa thành cây sữa để con về sẽ những nước sữa thơm ngon cho con
trai.
Dẫn chứng, dụ về tình mẫu tử hay nhất
2. Những tấm gương về tình mẫu tử Việt Nam
- Câu chuyện về chị Nguyễn Thị Yên (sinh năm 1981, thôn Đông Lao, Đông La,
huyện Hoài Đức, Nội) câu chuyện về một người mẹ chịu để con chào đời
hẳn sẽ khiến không ít chúng ta rơi nước mắt. Cuộc sống tưởng như đã quá trọn vẹn
với chị khi chị tìm được nửa kia của cuộc đời mình. Vậy nhưng cũng từ khi chị mang
bầu, bi kịch cuộc đời chị bắt đầu. Đôi mắt người phụ nữ ấy đã trở nên loà chỉ để
cho đứa con được chào đời. Khi con trong bụng được 5 tháng chị Yên chảy máu
cam nhiều biểu hiện nổi hạch lạ. Chị đi viện khám bị chẩn đoán bị ung thư
hốc mũi giai đoạn cuối. Các bác gia đình khuyên chị bỏ thai trong bụng để
chữa bệnh cứu đôi mắt. Những ngày tháng ấy với chị khó khăn hơn bao giờ hết.
Vừa chiến đấu với bệnh tật vừa mang bầu hạnh phúc đớn đau với chị như hòa
vào làm một. những chiều chị cứ lẩn thẩn lang thang khắp ngõ rồi chỉ biết gục
mặt cạnh tường vật khóc. Vậy nhưng chị khước từ. Chị giữ con quyết tâm
sinh Nguyễn Hoàng Cẩm tháng thứ 8. Khi con ra đời cũng chính lúc đôi
mắt người mẹ trẻ ấy mất đi đôi mắt sáng. Đối với người phụ nữ này, được sinh con
đã một điều hạnh phúc bờ chị không bao giờ hối tiếc về quyết định của
mình. Với chị, việc thể sinh con ra khỏe mạnh một điều hạnh phúc lớn lao
phải chết, chị cũng không bao giờ hối tiếc.
- Hay một câu chuyện cảm động khác về tình mẫu tử thiêng liêng, người mẹ tình
nguyện chết để giữ mạng sống cho con - chị Trần Thị Lan Anh Bạc Liêu mặc
sắp lìa xa cõi đời chứng suy tim nặng, nhưng người mẹ ấy vẫn cố gắng duy trì sự
sống mong manh từng ngày của đứa con trong bụng. Khi được nhìn thấy con chào
đời cũng lúc chị mỉm cười trút hơi thở cuối cùng. Năm 2013 chị Lan Anh mang
thai lần 3 nhưng không như hai lần trước chị thường những cơn ho dai dẳng
luôn cảm thấy khó thở, tức ngực. Nhiều lúc ho ra máu, thân hình gầy xọp đi. Sau khi
đi khám bác kết luận chị bị suy tim quá nặng, không thể cứu chữa, mạng sống chỉ
tính từng ngày. Lúc này thai nhi đã được 5 tháng, chị Lan Anh biết không sống được
bao lâu nữa nhưng chị cầu khẩn bác làm mọi cách để thể cho đứa chào
đời. Trụ được đến tháng thứ 6 thì thể chị hoàn toàn suy kiệt. Nhận thấy tình thế
quá khẩn cấp, các bác tuyến dưới đã chuyển bệnh nhân lên BV phụ sản Từ Dũ.
Tại đây, mặc chị chỉ còn thở thoi thóp nhưng vẫn luôn lo lắng cho mạng sống của
con mình. Nhận thấy mạng sống chị Anh chỉ còn tính từng giờ, đội ngũ bác đã đi
tới quyết định sẽ thực hiện ca mổ để kịp cứu thai nhi mặc mới được 6 tháng.
3. dụ về tình mẫu tử trong cuộc sống
Dẫn chứng về tình mẫu tử 1: Câu chuyện con bồ nông
Con bồ nông mẹ bay về tổ sau một ngày đi kiếm ăn nhọc nhằn. Trời mưa gió. Hôm
nay, trong cái diều to của chẳng gì. không tìm được một chút thức ăn nào
để đem về cho những con bồ công con. đang bay ngược chiều gió thấy
kiệt sức. Bồ nông vẫn cố gắng tìm về tổ, về với các con.
Khi bồ nông mẹ về đến nhà, những con bồ nông con nháo nhắc vươn cổ lên, đưa
mỏ của mình lấy mồi từ trong diều của bồ nông mẹ. Bồ nông con được no bụng
nhưng chúng không biết rằng đây bữa ăn cuối cùng mẹ thể dành cho
chúng.
Sự hi sinh cao cả của mẹ bồ nông cho các con nhưng qua đó cũng thể hiện sự
tâm của trẻ non nớt. Chúng coi việc mẹ mang thức ăn về cho mình hiển nhiên
không màng đến dáng vẻ nhọc nhằn mệt mỏi của mẹ. cuối cùng, mẹ bồ nông
vĩnh viễn ra đi.
Dẫn chứng về tình mẫu tử 2: Tình thương của Mẹ
một người con gái khi không thể chịu đựng những lời trách mắng của mẹ, đã
giận dữ bỏ nhà ra đi. Một ngày kia khi không thể đi được nữa, trong lòng vẫn luôn
nhớ mẹ ân hận cùng, đã tìm về nhà, Hoảng hốt khi từ xa thấy nhà không
khóa cửa, đã khuya đèn vẫn sáng, sợ điều không lành liền vừa chạy về
nhà mình vừa khóc gọi mẹ... Khi thấy mẹ, òa khóc nức nở ôm chặt lấy mẹ.
Khi đã bớt xúc động, hỏi mẹ sao lại để cửa mở ra như thế làm lo lắng,
người mẹ đã trả lời "Từ khi con đi, ngày nào mẹ cũng mở của để đèn sáng mong
một ngày con trở về".
Qua câu chuyện này mới thấy tình thương lòng bao dung của mẹ bờ bến,
điều kiện...
4. Đoạn văn nghị luận về tình mẫu tử
Cuộc sống con người rất nhiều tình cảm thiêng liêng đáng quý, đáng trân trọng
nhưng lẽ tình cảm đẹp đẽ nhất không sánh bằng chính tình mẫu tử. Tình
mẫu tử tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng
mẹ dành cho con đồng thời tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng người
con dành cho mẹ mình. Từ tình yêu thương dành cho chúng ta, mẹ dành hết tâm
huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý
khác với một mong ước ta trở thành người ích cho hội một tấm lòng
lương thiện. Từ ý nghĩa cao đẹp đó, mỗi người con cần trách nhiệm yêu thương
mẹ, tích cực trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài, luôn khắc ghi công
lao to lớn của mẹ đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng.
Không thay thế được tình mẹ, không quý giá hơn tình mẹ, chính những nghĩa
cử cao đẹp đó tình mẹ đã đi vào thơ ca từ lâu đời nổi bật câu thơ: “Tình mẹ
bao la như biển Thái Bình dạt dào.”
5. Nghị luận về tình mẫu tử
Mẫu 1
“Nếu ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn trên mắt mẹ nghe không”. Mẹ,
chỉ một từ thôi nhưng sao quá đổi gần gũi thân thương. Niềm hạnh phúc lớn nhất
của một đứa trẻ đó được nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ, cảm nhận được sự
chở che tình yêu thương.Vì vậy nếu hãy một đứa con hiếu thảo để mẹ người
yêu thương ta nhất trên đời sẽ cảm thấy an ủi hạnh phúc. “Tình mẫu tử” đó chính
một thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời.
Mẹ ơi! Tiếng gọi thân thương bao đứa con muốn luôn cất lên từ khi biết nói
cho đến khi trưởng thành về già. Mẹ chính người yêu thương, sẵn sàng hi sinh
luôn bao dung chở che cho con của mình. Mẹ cũng chính người tâm tình như
những người bạn. đưa ra những lời khuyên, những bài học dìu dắt con trưởng
thành. Nhưng mấy ai hiểu hết được sự sâu sắc của tình mẹ- tình mẫu tử, nhưng
chắc chắn bạn cảm nhận được sự chân thành thương yêu đó. được xuất phát
từ lòng mẹ, mẹ thể không nói ra nhưng mẹ sẽ luôn làm những điều để bạn hiểu
“Mẹ yêu con” đến nhường nào. Bạn hãy dùng cả cuộc đời này để hiểu được lòng
mẹ bao la hơn cả biển rộng!
Bạn đã lớn hay con nhỏ thì mẹ vẫn mãi mãi song hành trên chặng đường đời của
bạn. Mẹ đã hi sinh sức khỏe, nhan sắc cả tuổi thanh xuân để mang bạn đưa
bạn vào đời. người đã từng nói tôi rằng “phải mang nặng chín tháng mười ngày,
phải đến khi bạn làm mẹ. Lúc đó mới hiểu được lòng của mẹ”. Điều này chắc chắn
đúng, cha mẹ cùng mang chúng ta đến với cuộc sống, nhưng ngay từ khi ta
vừa chỉ mới một dấu chấm thì chính mẹ đã bao bọc ta, mẹ chịu những cơn nghén
nặng, mẹ cố gắng ăn nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp vào thể chúng ta. Tất
cả những điều mẹ làm để chờ đợi giây phút chúng ta sinh ra đời. mẹ khóc
trong hạnh phúc khi lần đầu tiên được chạm vào đôi bàn tay nhỏ của ta lúc đó
cũng lúc mẹ hứa với lòng sẽ bên ta mãi mãi. vậy, chúng ta hãy yêu thương
hiếu thuận với mẹ, đừng để đến khi mẹ không còn trên đời mới hiểu ra. Lúc đó
bạn sẽ thấy cả thế giới như đang sụp đổ. chẳng thể thay thế mẹ trên đời.
Hãy trân trọng những giây phút bạn đang được cạnh mẹ, đó sẽ những giây phút
bình yên nhất trong đời.
rất nhiều câu chuyện nói về tình mẹ, cũng rất nhiều câu chuyện kể về những
đứa con bất hiếu phải hối hận khi không còn mẹ bên cạnh. Mẹ không chỉ người
thân, mẹ còn chính người bạn tri kỉ sánh bước cùng bạn trong suốt cả cuộc đời.
khi gặp khó khăn trở ngại khiến bạn lùi bước, khi bạn buồn cần sẻ chia thì người
bạn tìm đến sẵn sàng nghe mọi tâm sự của bạn chính mẹ. Mẹ luôn chờ đợi bạn
để dành thời gian cho bạn. Chỉ cần bạn bảo bạn cần, thì mẹ sẽ không ngại vất vả
đến bên. khi thấy con khóc, thì tự động nước mắt mẹ cũng chảy theo, bạn
đau một thì mẹ sẽ đau mười. Vậy bao giờ bạn hỏi, bạn đã dành thời gian để bên
mẹ chưa? Bạn bao giờ lắng nghe tâm sự của mẹ không?….Chắc chắn rằng,
những đứa con những người ích kỉ nhất trên đời, chúng ta chỉ được nhận từ
mẹ điều kiện cái chúng ta cho mẹ thì quá nhỏ đi. Nhưng mẹ chúng ta
người hào phóng nhất trên đời, bởi tình thương của mẹ bao la không bao giờ
mong nhận được sự báo đáp từ con. Niềm hạnh phúc lớn nhất của mẹ chính
được nhìn thấy con cười hạnh phúc. Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều. Mẹ đã dành
cả cuộc đời để chịu thay con sự vất vả đau đớn, mẹ thể hi sinh cả mạng sống
chỉ cần con mạnh khỏe, mẹ thể đi xin ăn từng bữa để con được no ấm. Con chỉ
mong con đừng lớn để thể nằm mãi trong vòng tay của mẹ, để trên khuôn mặt
mẹ không hằn những vết chân chim vất vả. xin sau này, mẹ hãy để con thay
mẹ trở thành chỗ dựa bờ vai đủ lớn để che chở, bên mẹ.
Nỗi bất hạnh nhất cuộc đời, chính không mẹ, không còn mẹ trên đời. Sự thiếu
thốn tình cảm đó một mất mát lớn nhất, niềm bất hạnh nhất. vậy, hãy yêu
thương kính trọng mẹ của chính ta. đi đến đâu, mẹ cũng sẽ bên cạnh
quan tâm bạn. Hãy nói yêu mẹ khi bạn còn thể bạn nhé. Hãy yêu mẹ hơn chính
bản thân mình bạn nhé, nếu không mẹ trên đời, bạn sẽ không cả một cuộc
đời.
Mẫu 2
những lúc mỏi mệt trên đường đời, những phút yếu lòng tưởng chừng như
ngã gục, những khi lỡ lầm đường lạc lối thì không ai khác chính mẹ người đã
nâng đỡ, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi trên con đường lắm chông gai ấy. Tình mẫu
tử quả thiêng liêng bất diệt, tôi càng thấm thía hơn câu thơ của Chế Lan Viên:
“Con lớn vẫn con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”
Tình mẫu tử tình cảm ruột thịt thiêng liêng cao quý giữa người mẹ đứa con. Đó
sự hy sinh điều kiện của người mẹ hạnh phúc thành công của con cái
mình, sự tôn trọng, biết ơn khắc cốt ghi tâm tình mẹ bao la như biển Thái Bình
dạt dào, tận. Chúng ta với sự hữu hạn của tâm hồn trí không bao giờ thể
cân đong đo đếm được giá trị thiêng liêng vai trò to lớn của người mẹ trong hành
trình trưởng thành, trong hành trình sống làm người của mỗi người.
Tình mẫu tử suối nguồn yêu thương đại nhất nhân loại được ban tặng. Tình
mẫu tử giúp ta được sống đầy đủ phong phú hơn với những nguồn tình cảm vốn
xứng đáng được hưởng đặc quyền như nhau. Hãy thử nhìn những số phận bất
hạnh ngoài kia, những người mồ côi không nơi nương tựa đang khao khát tình mẹ,
khao khát được một lần áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, được mẹ gối đầu, được
vào vòng tay âu yếm của mẹ khó biết bao. Tình mẹ điểm tựa vững chắc
mạnh mẽ giúp ta vượt qua những chông gai của cuộc đời. Mỗi khi cuộc sống khó
khăn, mỗi khi thất bại tưởng chừng gục ngã, bên cạnh mẹ những lời động viên
của mẹ liều thuốc thần tiên tiếp thêm cho ta sức mạnh để soi đường chỉ lối, giúp
ta vượt lên phía trước. Tình mẹ bao la luôn dung chứa khoan dung, độ lượng,
nhân hậu điều kiện với những sai lầm tội lỗi ta gặp phải trong hành trình
trưởng thành làm người. Mẹ ánh sáng trên cao soi đời con những lúc tăm tối,
ánh mặt trời bừng sáng để sưởi ấm nạp đầy năng lượng cho những bước đi của
con. những điều thể mất đi, thể thay thế nhưng tình mẫu tử thì không
lấp được nếu mất đi.
Vậy nên, mới nói tình mẫu tử thiêng liêng cao cả như vậy. Lòng mẹ bao la bến
đỗ bình yên nhất trong cuộc đời mỗi người. Thế nên phật dạy: “Đi khắp thế gian
không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Đó sự hy sinh,
sự cắt máu nhỏ những giọt nước mắt chắt ra từ an ruột để nuôi ta khôn lớn. Ấy
vậy vẫn những người sẵn sàng vứt bỏ đi tình mẹ thiêng liêng ấy, khi chỉ
những giá trị vật chất nhất thời, những danh lợi tầm thường ti tiện. Rất phổ biến
trong hội hiện nay tình trạng con cái hỗn láo, đánh đập phụ bạc cha mẹ, bản
thân sống trong giàu có, sung túc nhưng lại bỏ mặc mẹ già neo đơn, độc không
nơi nương tựa. Hơn nữa việc sau khi thành đạt rồi họ lại cảm thấy coi thường
xấu hổ chỉ mẹ mình không sang trọng giàu như người khác, ảnh hưởng đến
thanh danh của họ nên cũng sẵn sàng gửi mẹ đến viện dưỡng lão hoặc phó mặc
như một kẻ tình, máu lạnh. Buồn biết bao khi những giọt mồ hôi, máu nước
mắt của những dấu chân mẹ in mọi nẻo đường, những giọt mồ hôi thấm từng hạt
gạo, bông lúa để tảo tần nuôi con ăn học, thành đạt nay lại bị đối xử như vậy.
Hãy sống như một con người chân chính đó việc trân trọng tình mẹ thiêng liêng,
tôn thờ vai trò tấm lòng thiêng liêng của mẹ. Chính tình mẫu tử nguồn cội, gốc
rễ sâu xa nhất cho sự trưởng thành phát triển bền vững của tâm hồn ta.
| 1/8

Preview text:

Tấm gương về tình mẫu tử trong văn học
- Tình mẫu tử thiêng liêng của cậu bé Hồng và người mẹ bất hạnh của mình trong
tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
- Sự hi sinh và bao dung của người mẹ trong tác phẩm Mẹ tôi của Ét-môn-đô dờ A-mi-xi
- Tác phẩm Con cò của nhà thơ Chế Lan Viên có câu: Con dù lớn vẫn là con của mẹ
/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con => Sự yêu thương, lo lắng của người mẹ dành
cho con "luôn" "vẫn" không bao giờ thay đổi.
- Trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm đã viết: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,/Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
=> Tình mẫu tử thiêng liêng khi hai mẹ con lại thành nguồn sống, điểm tựa cho
nhau. Con dựa vào mẹ để lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nhờ có con mà thêm
nghị lực, kiên cường sống.
- Câu chuyện cổ tích “Cây vú sữa” kể về người con không nghe lời đã bỏ nhà ra đi.
Người mẹ ở nhà luôn ngóng trong con trở về, thương con khôn nguôi mà khi chết
cũng hóa thành cây vú sữa để con về sẽ có những nước sữa thơm ngon cho con trai.
Dẫn chứng, ví dụ về tình mẫu tử hay nhất
2. Những tấm gương về tình mẫu tử ở Việt Nam
- Câu chuyện về chị Nguyễn Thị Yên (sinh năm 1981, thôn Đông Lao, xã Đông La,
huyện Hoài Đức, Hà Nội) – câu chuyện về một người mẹ chịu mù để con chào đời
hẳn sẽ khiến không ít chúng ta rơi nước mắt. Cuộc sống tưởng như đã quá trọn vẹn
với chị khi chị tìm được nửa kia của cuộc đời mình. Vậy nhưng cũng từ khi chị mang
bầu, bi kịch cuộc đời chị bắt đầu. Đôi mắt người phụ nữ ấy đã trở nên mù loà chỉ để
cho đứa con được chào đời. Khi con trong bụng được 5 tháng chị Yên chảy máu
cam nhiều và có biểu hiện nổi hạch lạ. Chị đi viện khám và bị chẩn đoán bị ung thư
hốc mũi giai đoạn cuối. Các bác sĩ và gia đình khuyên chị bỏ thai trong bụng để
chữa bệnh và cứu đôi mắt. Những ngày tháng ấy với chị khó khăn hơn bao giờ hết.
Vừa chiến đấu với bệnh tật vừa mang bầu hạnh phúc và đớn đau với chị như hòa
vào làm một. Có những chiều chị cứ lẩn thẩn lang thang khắp ngõ rồi chỉ biết gục
mặt cạnh tường vật vã khóc. Vậy nhưng chị khước từ. Chị giữ con và quyết tâm
sinh bé Nguyễn Hoàng Cẩm Tú ở tháng thứ 8. Khi con ra đời cũng chính là lúc đôi
mắt người mẹ trẻ ấy mất đi đôi mắt sáng. Đối với người phụ nữ này, được sinh con
đã là một điều hạnh phúc vô bờ mà chị không bao giờ hối tiếc về quyết định của
mình. Với chị, việc có thể sinh con ra khỏe mạnh là một điều hạnh phúc lớn lao mà
dù có phải chết, chị cũng không bao giờ hối tiếc.
- Hay một câu chuyện cảm động khác về tình mẫu tử thiêng liêng, người mẹ tình
nguyện chết để giữ mạng sống cho con - chị Trần Thị Lan Anh ở Bạc Liêu mặc dù
sắp lìa xa cõi đời vì chứng suy tim nặng, nhưng người mẹ ấy vẫn cố gắng duy trì sự
sống mong manh từng ngày của đứa con trong bụng. Khi được nhìn thấy con chào
đời cũng là lúc chị mỉm cười trút hơi thở cuối cùng. Năm 2013 chị Lan Anh mang
thai lần 3 nhưng không như hai lần trước chị thường có những cơn ho dai dẳng và
luôn cảm thấy khó thở, tức ngực. Nhiều lúc ho ra máu, thân hình gầy xọp đi. Sau khi
đi khám bác sĩ kết luận chị bị suy tim quá nặng, không thể cứu chữa, mạng sống chỉ
tính từng ngày. Lúc này thai nhi đã được 5 tháng, chị Lan Anh biết không sống được
bao lâu nữa nhưng chị cầu khẩn bác sĩ làm mọi cách để có thể cho đứa bé chào
đời. Trụ được đến tháng thứ 6 thì cơ thể chị hoàn toàn suy kiệt. Nhận thấy tình thế
quá khẩn cấp, các bác sĩ tuyến dưới đã chuyển bệnh nhân lên BV phụ sản Từ Dũ.
Tại đây, mặc dù chị chỉ còn thở thoi thóp nhưng vẫn luôn lo lắng cho mạng sống của
con mình. Nhận thấy mạng sống chị Anh chỉ còn tính từng giờ, đội ngũ bác sĩ đã đi
tới quyết định sẽ thực hiện ca mổ để kịp cứu thai nhi mặc dù bé mới được 6 tháng.
3. Ví dụ về tình mẫu tử trong cuộc sống
Dẫn chứng về tình mẫu tử 1: Câu chuyện con bồ nông
Con bồ nông mẹ bay về tổ sau một ngày đi kiếm ăn nhọc nhằn. Trời mưa gió. Hôm
nay, trong cái diều to của nó chẳng có gì. Nó không tìm được một chút thức ăn nào
để đem về cho những con bồ công con. Nó đang bay ngược chiều gió và nó thấy
kiệt sức. Bồ nông vẫn cố gắng tìm về tổ, về với các con.
Khi bồ nông mẹ về đến nhà, những con bồ nông con nháo nhắc vươn cổ lên, đưa
mỏ của mình lấy mồi từ trong diều của bồ nông mẹ. Bồ nông con được no bụng
nhưng chúng không biết rằng đây là bữa ăn cuối cùng mà mẹ nó có thể dành cho chúng.
Sự hi sinh cao cả của mẹ bồ nông cho các con nhưng qua đó cũng thể hiện sự vô
tâm của lũ trẻ non nớt. Chúng coi việc mẹ mang thức ăn về cho mình là hiển nhiên
và không màng đến dáng vẻ nhọc nhằn mệt mỏi của mẹ. Và cuối cùng, mẹ bồ nông vĩnh viễn ra đi.
Dẫn chứng về tình mẫu tử 2: Tình thương của Mẹ
Có một người con gái khi không thể chịu đựng những lời trách mắng của mẹ, đã
giận dữ bỏ nhà ra đi. Một ngày kia khi cô không thể đi được nữa, trong lòng vẫn luôn
nhớ mẹ và ân hận vô cùng, cô đã tìm về nhà, Hoảng hốt khi từ xa thấy nhà không
khóa cửa, đã khuya mà đèn vẫn sáng, cô sợ có điều gì không lành liền vừa chạy về
nhà mình vừa khóc gọi mẹ... Khi thấy mẹ, cô òa khóc nức nở và ôm chặt lấy mẹ.
Khi đã bớt xúc động, cô hỏi mẹ vì sao lại để cửa mở ra như thế làm cô lo lắng, và
người mẹ đã trả lời "Từ khi con đi, ngày nào mẹ cũng mở của và để đèn sáng mong một ngày con trở về".
Qua câu chuyện này mới thấy tình thương và lòng bao dung của mẹ là vô bờ bến, vô điều kiện...
4. Đoạn văn nghị luận về tình mẫu tử
Cuộc sống con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng đáng quý, đáng trân trọng
nhưng có lẽ tình cảm đẹp đẽ nhất không gì sánh bằng chính là tình mẫu tử. Tình
mẫu tử là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng
mà mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người
con dành cho mẹ mình. Từ tình yêu thương dành cho chúng ta, mẹ dành hết tâm
huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý
khác với một mong ước ta trở thành người có ích cho xã hội và có một tấm lòng
lương thiện. Từ ý nghĩa cao đẹp đó, mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương
mẹ, tích cực trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài, luôn khắc ghi công
lao to lớn của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng.
Không gì thay thế được tình mẹ, không gì quý giá hơn tình mẹ, chính những nghĩa
cử cao đẹp đó mà tình mẹ đã đi vào thơ ca từ lâu đời và nổi bật là câu thơ: “Tình mẹ
bao la như biển Thái Bình dạt dào.”
5. Nghị luận về tình mẫu tử Mẫu 1
“Nếu ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn trên mắt mẹ nghe không”. Mẹ,
chỉ một từ thôi nhưng sao quá đổi gần gũi và thân thương. Niềm hạnh phúc lớn nhất
của một đứa trẻ đó là được nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ, cảm nhận được sự
chở che và tình yêu thương.Vì vậy nếu hãy là một đứa con hiếu thảo để mẹ người
yêu thương ta nhất trên đời sẽ cảm thấy an ủi và hạnh phúc. “Tình mẫu tử” đó chính
là một thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời.
Mẹ ơi! Tiếng gọi thân thương mà bao đứa con muốn và luôn cất lên từ khi biết nói
cho đến khi trưởng thành và về già. Mẹ chính là người yêu thương, sẵn sàng hi sinh
và luôn bao dung chở che cho con của mình. Mẹ cũng chính là người tâm tình như
những người bạn. đưa ra những lời khuyên, những bài học dìu dắt con trưởng
thành. Nhưng có mấy ai hiểu hết được sự sâu sắc của tình mẹ- tình mẫu tử, nhưng
chắc chắn bạn cảm nhận được sự chân thành và thương yêu đó. Nó được xuất phát
từ lòng mẹ, mẹ có thể không nói ra nhưng mẹ sẽ luôn làm những điều để bạn hiểu
“Mẹ yêu con” đến nhường nào. Bạn hãy dùng cả cuộc đời này để hiểu được lòng
mẹ bao la hơn cả biển rộng!
Bạn đã lớn hay con nhỏ thì mẹ vẫn mãi mãi song hành trên chặng đường đời của
bạn. Mẹ đã hi sinh sức khỏe, nhan sắc và cả tuổi thanh xuân để mang bạn và đưa
bạn vào đời. Có người đã từng nói tôi rằng “phải mang nặng chín tháng mười ngày,
phải đến khi bạn làm mẹ. Lúc đó mới hiểu được lòng của mẹ”. Điều này chắc chắn
đúng, vì cha và mẹ cùng mang chúng ta đến với cuộc sống, nhưng ngay từ khi ta
vừa chỉ mới là một dấu chấm thì chính mẹ đã bao bọc ta, mẹ chịu những cơn nghén
nặng, mẹ cố gắng ăn nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp vào cơ thể chúng ta. Tất
cả những điều mẹ làm là để chờ đợi giây phút chúng ta sinh ra đời. Và mẹ khóc
trong hạnh phúc khi lần đầu tiên được chạm vào đôi bàn tay bé nhỏ của ta và lúc đó
cũng là lúc mẹ hứa với lòng sẽ ở bên ta mãi mãi. Vì vậy, chúng ta hãy yêu thương
và hiếu thuận với mẹ, đừng để đến khi mẹ không còn ở trên đời mới hiểu ra. Lúc đó
bạn sẽ thấy cả thế giới như đang sụp đổ. Vì chẳng có gì có thể thay thế mẹ trên đời.
Hãy trân trọng những giây phút bạn đang được ở cạnh mẹ, đó sẽ là những giây phút
bình yên nhất ở trong đời.
Có rất nhiều câu chuyện nói về tình mẹ, cũng có rất nhiều câu chuyện kể về những
đứa con bất hiếu và phải hối hận khi không còn mẹ bên cạnh. Mẹ không chỉ là người
thân, mẹ còn chính là người bạn tri kỉ sánh bước cùng bạn trong suốt cả cuộc đời.
Và khi gặp khó khăn trở ngại khiến bạn lùi bước, khi bạn buồn cần sẻ chia thì người
bạn tìm đến sẵn sàng nghe mọi tâm sự của bạn chính là mẹ. Mẹ luôn chờ đợi bạn
để dành thời gian cho bạn. Chỉ cần bạn bảo bạn cần, thì mẹ sẽ không ngại vất vả
mà đến bên. Và khi thấy con khóc, thì tự động nước mắt mẹ cũng chảy theo, bạn
đau một thì mẹ sẽ đau mười. Vậy có bao giờ bạn hỏi, bạn đã dành thời gian để bên
mẹ chưa? Bạn có bao giờ lắng nghe tâm sự của mẹ không?….Chắc chắn rằng,
những đứa con là những người ích kỉ nhất trên đời, vì chúng ta chỉ được nhận từ
mẹ vô điều kiện mà cái chúng ta cho mẹ thì quá nhỏ bé đi. Nhưng mẹ chúng ta là
người hào phóng nhất trên đời, bởi tình thương của mẹ bao la và không bao giờ
mong nhận được sự báo đáp từ con. Niềm hạnh phúc lớn nhất của mẹ chính là
được nhìn thấy con cười và hạnh phúc. Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều. Mẹ đã dành
cả cuộc đời để chịu thay con sự vất vả và đau đớn, mẹ có thể hi sinh cả mạng sống
chỉ cần con mạnh khỏe, mẹ có thể đi xin ăn từng bữa để con được no ấm. Con chỉ
mong con đừng lớn để có thể nằm mãi trong vòng tay của mẹ, để trên khuôn mặt
mẹ không hằn những vết chân chim vì vất vả. Và xin sau này, mẹ hãy để con thay
mẹ trở thành chỗ dựa và bờ vai đủ lớn để che chở, ở bên mẹ.
Nỗi bất hạnh nhất cuộc đời, chính là không có mẹ, không còn mẹ trên đời. Sự thiếu
thốn tình cảm đó là một mất mát lớn nhất, và là niềm bất hạnh nhất. Vì vậy, hãy yêu
thương và kính trọng mẹ của chính ta. Dù đi đến đâu, mẹ cũng sẽ ở bên cạnh và
quan tâm bạn. Hãy nói yêu mẹ khi bạn còn có thể bạn nhé. Hãy yêu mẹ hơn chính
bản thân mình bạn nhé, vì nếu không có mẹ trên đời, bạn sẽ không có cả một cuộc đời. Mẫu 2
Có những lúc mỏi mệt trên đường đời, có những phút yếu lòng tưởng chừng như
ngã gục, có những khi lỡ lầm đường lạc lối thì không ai khác chính mẹ là người đã
nâng đỡ, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi trên con đường lắm chông gai ấy. Tình mẫu
tử quả là thiêng liêng và bất diệt, tôi càng thấm thía hơn câu thơ của Chế Lan Viên:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”
Tình mẫu tử là tình cảm ruột thịt thiêng liêng cao quý giữa người mẹ và đứa con. Đó
là sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ vì hạnh phúc và thành công của con cái
mình, là sự tôn trọng, biết ơn và khắc cốt ghi tâm tình mẹ bao la như biển Thái Bình
dạt dào, vô tận. Chúng ta với sự hữu hạn của tâm hồn và lý trí không bao giờ có thể
cân đong đo đếm được giá trị thiêng liêng và vai trò to lớn của người mẹ trong hành
trình trưởng thành, trong hành trình sống làm người của mỗi người.
Tình mẫu tử là suối nguồn yêu thương vĩ đại nhất mà nhân loại được ban tặng. Tình
mẫu tử giúp ta được sống đầy đủ và phong phú hơn với những nguồn tình cảm vốn
xứng đáng được hưởng đặc quyền như nhau. Hãy thử nhìn những số phận bất
hạnh ngoài kia, những người mồ côi không nơi nương tựa đang khao khát tình mẹ,
khao khát được một lần áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, được mẹ gối đầu, được
sà vào vòng tay âu yếm của mẹ mà khó biết bao. Tình mẹ là điểm tựa vững chắc và
mạnh mẽ giúp ta vượt qua những chông gai của cuộc đời. Mỗi khi cuộc sống khó
khăn, mỗi khi thất bại tưởng chừng gục ngã, bên cạnh mẹ và những lời động viên
của mẹ là liều thuốc thần tiên tiếp thêm cho ta sức mạnh để soi đường chỉ lối, giúp
ta vượt lên phía trước. Tình mẹ bao la luôn dung chứa và khoan dung, độ lượng,
nhân hậu vô điều kiện với những sai lầm và tội lỗi ta gặp phải trong hành trình
trưởng thành làm người. Mẹ là ánh sáng trên cao soi đời con những lúc tăm tối, là
ánh mặt trời bừng sáng để sưởi ấm và nạp đầy năng lượng cho những bước đi của
con. Có những điều có thể mất đi, có thể thay thế nhưng tình mẫu tử thì không gì bù
lấp được nếu mất đi.
Vậy nên, mới nói tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả như vậy. Lòng mẹ bao la là bến
đỗ bình yên nhất trong cuộc đời mỗi người. Thế nên phật dạy: “Đi khắp thế gian
không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Đó là sự hy sinh,
sự cắt máu và nhỏ những giọt nước mắt chắt ra từ an ruột để nuôi ta khôn lớn. Ấy
vậy mà vẫn có những người sẵn sàng vứt bỏ đi tình mẹ thiêng liêng ấy, có khi chỉ vì
những giá trị vật chất nhất thời, những danh lợi tầm thường và ti tiện. Rất phổ biến
trong xã hội hiện nay là tình trạng con cái hỗn láo, đánh đập và phụ bạc cha mẹ, bản
thân sống trong giàu có, sung túc nhưng lại bỏ mặc mẹ già neo đơn, cô độc không
nơi nương tựa. Hơn nữa là việc sau khi thành đạt rồi họ lại cảm thấy coi thường và
xấu hổ chỉ vì mẹ mình không sang trọng và giàu có như người khác, ảnh hưởng đến
thanh danh của họ nên cũng sẵn sàng gửi mẹ đến viện dưỡng lão hoặc phó mặc
như một kẻ vô tình, máu lạnh. Buồn biết bao khi những giọt mồ hôi, máu và nước
mắt của những dấu chân mẹ in mọi nẻo đường, những giọt mồ hôi thấm từng hạt
gạo, bông lúa để tảo tần nuôi con ăn học, thành đạt mà nay lại bị đối xử như vậy.
Hãy sống như một con người chân chính đó là việc trân trọng tình mẹ thiêng liêng,
tôn thờ vai trò và tấm lòng thiêng liêng của mẹ. Chính tình mẫu tử là nguồn cội, gốc
rễ sâu xa nhất cho sự trưởng thành và phát triển bền vững của tâm hồn ta.